Tư vấn sức khỏe

Lưu ý cần biết khi dùng Calci

Calci là thành phần chính của bộ xương. Xương chắc khỏe khi cơ thể được cung cấp đủ calci. Calci bổ sung cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau: qua thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, cá, sữa…hoặc qua uống bổ sung Calci trực tiếp từ viên, dung dịch calci. Việc uống canxi cũng phải biết cách, nếu không uống vào cơ thể lại đào thải ra hết. Vì thế khi bổ sung Calci cho cơ thể, người sử dụng cần lưu ý những điểm sau: — Đừng dùng thuốc canxi lúc bụng đói, nhất là trước khi đi ngủ vì lượng chất chua được bài tiết suốt đêm trong dạ dày sẽ cản trở tiến độ hấp thu chất vôi. Ngược lại, nên dùng thuốc canxi giữa bữa ăn với khẩu phần càng nhiều rau cải càng tốt để mượn chất xơ trong thức ăn làm xe tải cho chất vôi xuống đến ruột non. Nên uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1h vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. – Nên dùng thuốc canxi có thêm vitamin D vì sinh tố này thúc đẩy tiến trình hấp thu chất canxi qua màng ruột. – Không nên dùng thuốc canxi chung với sữa vì sữa làm giảm khả năng hấp thu canxi, cạnh tranh với canxi trong quá trình hấp thu. – Không cần dùng thuốc canxi với liều caovì cơ thể chỉ cần một lượng vừa đủ canxi. Lượng canxi thừa sẽ tích lũy lại trong cơ thể gây ra bệnh sỏi thận, giòn xương… – Giảm tối đa thực phẩm có nhiều phốtpho (P), như nước ngọt có ga, lạp xưởng, thịt xông khói…, trong lúc dùng thuốc canxi vì khoáng tố này, cũng như thuốc lá, rượu bia, thuốc corticoid, là khắc tinh của canxi. -Khi uống Calci nên uống nhiều nước và tăng cường vận động để tăng cường hấp thu calci vào cơ thể. Muốn canxi được giữ lại trong xương cần vận động. Uống thuốc canxi mà không thể dục thể thao thà đừng uống tốt hơn. – Uống Calci có thể gây nóng cho cơ thể, do vậy người sử dụng nên ăn nhiều thực phẩm có tính mát: như ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Cũng đừng quên là thuốc canxi có thể làm mất tác dụng của một số thuốc tim mạch và kháng sinh. Do đó, không nên dùng chung hay tốt nhất là dùng thuốc canxi cách các thuốc khác khoảng 2 tiếng đồng hồ. Một số dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu calci: – Cơ thể mệt mỏi, buồn bã chân tay. Lúc này calci không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Cơ thể phái lấy Calci từ xương phục vụ cho quá trình hình thành, cấu tạo tế bào. – Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, khi cơ thể thiếu Calci tóc sẽ bị rụng hình vành khăn. – Người hay bị chuột rút (vọp bẻ) Những trường hợp này nên bổ sung calci ngay cho cơ thể. Thiếu calci sẽ dẫn đến loãng xương, nhất là nữ giới sau tuổi 30, vấn đề này cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Cảnh giác với viêm tiết niệu ở nam giới

Thời gian gần đây, Tòa soạn Báo KH&ĐS nhận được thư của một số độc giả là nam giới băn khoăn về việc: Nam giới liệu có mắc viêm đường tiết niệu hay chỉ gặp ở nữ? Bệnh hay nhầm lẫn với những bệnh nào? Điều trị ra sao?…Những chia sẻ của chuyên gia dưới đây sẽ giúp các bạn sáng tỏ những điều trên. Viêm đường tiết niệu- bệnh không chỉ gặp ở nữ giới Viêm đường tiết niệu là bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không kể là nữ hay nam giới. Ở nam giới, do chung một phần đường tiết niệu với sinh dục nên những bệnh đường sinh dục dễ gây triệu chứng tiểu buốt, rắt. Đặc biệt những  người có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng mắc bệnh như lậu, giang mai, kèm theo cả viêm đường tiết niệu rất cao. Việc hay dùng các chất kích thích cũng dễ làm sức đề kháng của niêm mạc đường niệu kém khiến nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường thấy tiểu đau, rắt, tiểu đục, thậm chí có máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm đến tính mạng. Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ giới Viêm đường tiết niệu dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác Ở nam giới, khi bị Viêm niệu đạo (đoạn cuối đường tiết niệu) thường thấy ngứa, kèm theo đái buốt, cảm giác bỏng rát khi tiểu khiến người bệnh nghĩ ngay tới vấn đề của sinh dục chứ không nghĩ đó là  viêm đường tiết niệu. Chính vì điều này dẫn tới tâm lý giấu bệnh, tự chữa khiến bệnh không đỡ và để lại nhiều biến chứng đáng tiếc. Nam giới sau 40 tuổi  rất dễ bị u xơ, phì đại tiền liệt tuyến. Tuyến tiền liệt phình to gây hẹp một vị trí trên đường niệu, khiến nước tiểu đi qua vị trí này không được thông suốt người bệnh thấy bí, rắt khi tiểu. Khi bị nước tiểu ứ đọng cũng tạo điều kiện thuận lợi gây viêm đường tiết niệu, điều trị lúc này phải điều trị cả viêm đường tiết niệu mới giúp hết tiểu buốt, rát. Khi bị các triệu chứng trên, cần xin ý kiến của thầy thuốc để điều trị đúng, tránh biến chứng có thể xảy ra. Điều trị không khó! Viêm đường tiết niệu hoàn toàn được chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Trong điều trị, vừa phải điều trị nguyên nhân (tiêu diệt tác nhân gây viêm), mặt khác vừa phải rửa trôi, đào thải vi khuẩn bám trên ổ viêm ra ngoài để tránh vi khuẩn xâm nhập sâu hơn. Trong các dược liệu thì Kim ngân hoa được coi là kháng sinh tự nhiên có hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn cực mạnh, đặc biệt với E.coli là vi khuẩn gây 70-75% các trường hợp bị viêm đường tiết niệu mà vẫn an toàn, không có tác dụng phụ như Kháng sinh tây y. Kim tiền thảo giúp rửa trôi những vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu. Đặc biệt, ImmuneGama – hoạt chất của công nghệ sinh học Hoa kỳ giúp làm tăng cường khả năng đề kháng của niêm mạc đường niệu nên giúp hạn chế khả năng bị tái bệnh. Trích nguồn : Nieubao.vn

Vì sao TPCN được ưa chuộng hiện nay?

Thực phẩm chức năng là những sản phẩm không chỉ bổ sung những vi chất dinh dưỡng cơ bản mà còn có khả năng phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe nhà các chất chống oxy hóa: beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E… chất xơ và một số thành phần khác. Vì sao chúng ta nên sử dụng TPCN? Một cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật là niềm ước ao của con người ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, sức khỏe con người tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh. Trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tầm vóc, thể lực con người do các yếu tố như: dinh dưỡng, di truyền, thể dục thể thao, môi trường… Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò cao nhất chiếm 31%. Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng đầy đủ các vitamin và khoáng chất hàng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng đê có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh dưỡng hàng ngày? Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng, Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, ta vẫn không có đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.thực phẩm chức năng là gì? Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất như đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng đang đựợc chạy theo năng suất nên phát triển mất tự nhiên, mất cân đối. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nữa là thực phẩm chứa nhiều độc tố, đó là những chất độc trong rau, quả do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. . Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ, tia cực tím, chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy, nguồn nước ô nhiễm… những tác động có hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài những nguyên nhân này, sức khỏe của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi stress. Hằng ngày chúng ta phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh. Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh ? Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: thực phẩm chức năng chính là thức ăn của con người thế kỷ 21. Chức năng cơ bản của thực phẩm chức năng Chức năng thải độc : Đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày, chủ yếu là theo đường bài tiết, có thể qua da. Chức năng dinh dưỡng : Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào. Chức năng bảo vệ : Giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Xem thêm: Sử dụng TPCN như thế nào cho hợp lý?

Sử dụng TPCN khi nào thì hợp lý?

Hiện nay việc sử dụng các loại Thực phẩm chức năng (TPCN) là khá phổ biến. Các sản phẩm TPCN xuất hiện ngày càng nhiều và có những công dụng nhất định đối với sức khỏe con người. Vậy TPCN là gì? Khi nào chúng ta nên sử dụng TPCN? Cần hiểu rõ TPCN không phải là thuốc TPCN khác với thuốc là nhà sản xuất công bố trên nhãn là thực phẩm, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, đảm bảo các quy định về thực phẩm. Còn thuốc thì nhà sản xuất công bố trên nhãn mác là thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng và chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm dùng để chữa bệnh và phòng bệnh, được chỉ định để tái lập, điều hành hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Còn TPCN thì có thể sử dụng thường xuyên, lây dài nhằm nuôi dưỡng, bổ sung hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn không có độc hại, không có tác dụng phụ. Người tiêu dùng có thể sử dụng TPCN theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, kê đơn của thầy thuốc. Đồng thời cần nhớ rằng thực phẩm chức năng cũng khác thực phẩm thông thường. Mỗi sản phẩm được sản xuất với một mục đích nào đó và được phân loại quốc tế để tránh nhầm lẫn giữa dược phẩm, thực phẩm chế biến và thực phẩm chức năng. Khác với thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng với liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligam, gram như thuốc và có đối tượng chỉ định rõ rệt như: người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó… TPCN – Công cụ dự phòng sức khỏe TPCN là các vi chất dinh dưỡng bao gồm: các nguyên tố vi lượng, vitamin, acid amin, acid béo và các hoạt chất sinh học. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thị lực … cũng từ đó mà ra. Các bệnh mãn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần thực hiện bổ sung  thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống ô xy hóa (TPCN). Khi các vi chất dinh dưỡng ở dưới mức nhu cầu  sinh lý, có thể gây nên các rối loạn về cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức và cơ thể sống. TPCN không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác. Nhờ tham gia vào cấu tạo, thành phần các tế bào, tổ chức  của cơ thể; tham gia xúc tác các phản ứng enzym; tổng hợp hormone và bảo vệ cơ thể nên vi chất dinh dưỡng (TPCN) có tác dụng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, tác dụng tạo sức khỏe sung mãn; tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật; hỗ trợ điều trị bệnh tật và làm đẹp cho con người. Bởi vậy, TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỷ 21. Khi nào dùng TPCN? Đa phần các chất dinh dưỡng ở TPCN đều hiển diện trong thức ăn hàng ngày. Do vậy, một chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ và đa dạng sẽ khiến cơ thể có được những chất cần thiết. Trước khi quyết định mua một sản phẩm TPCN về dùng, hãy hiểu thực chất của sản phẩm này, cần được các chuyên gia tư vấn và cung cấp thông tin về loại sản phẩm định sử dụng, tự đánh giá đúng tình hình bệnh tật và sức khỏe của chính mình để chọn đúng sản phẩm cần thiết cho bản thân. Khi chọn mua một sản phẩm, chúng ta cần phải chắc chắn rằng, sản phẩm này đã được cơ quan chức năng khẳng định có chất lượng và đảm bảo an toàn, vệ sinh. Nơi cung cấp là cơ sở được phép kinh doanh và công khai để tránh đi mua theo kiểu rỉ tai nhau. Nếu đang dùng thuốc trị bệnh, muốn dùng thêm thực phẩm chức năng, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị để có hướng dẫn sử dụng phù hợp, tránh ttrường hợp tương tác thuốc xảy ra. Ngoài ra, khi dùng thuốc chứa các chất như canxi, sắt, kẽm, magiê… bạn nên tránh dùng cùng lúc với thực phẩm chức năng có chứa các chất này, vì chúng sẽ cạnh tranh và hạn chế hấp thu cả thuốc lẫn thực phẩm chức năng. Trong một số trường hợp, những thành phần dinh dưỡng mà thực phẩm chức năng mang đến cho cơ thể vượt quá những nhu cầu cần thiết hàng ngày của cơ thể. Một thành phần, vitamin D chẳng hạn, vừa có mặt trong sản phẩm này vừa có mặt trong sản phẩm kia, khi dùng nhiều sản phẩm cùng lúc sẽ dẫn đến quá liều vitamin D, gây sỏi thận. Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của các thực phẩm chức năng, sản phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Nhưng người tiêu dùng cần hiểu đúng và dùng đúng các loại thực phẩm này để chúng phát huy được hiệu quả tối đa mà lại đảm bảo được sức khỏe của mình hàng ngày, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Lohha Theo Viện TPCN

Giải đáp thắc mắc về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý thường gặp, là một bệnh lý mãn tính, trầm trọng và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm tháng. Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc về bệnh hen suyễn (căn bệnh chiếm khoảng 4-5% dân số). 1. Hen là gì ? Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì: Co thắt của các cơ ở thành phế quản. Sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản. Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản. Ngoài ra các yếu tố sau cũng làm khởi phát các cơn hen như: bụi nhà, mạt, phấn hoa, khói thuốc lá, các chất gây kích thích… 2. Cái gì gây ra hen ? – Người sinh ra đã có cơ địa dễ bị hen. Thường trong gia đình những người này có người thân cũng bị hen, chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng…. Ở người này, hen gây ra do dị ứng với bọ mạt, với bụi nhà, hen xảy ra quanh năm. Ở một số người khác lại dị ứng với phấn hoa, hen chỉ xảy ra theo mùa. Hen cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với một vài loại hóa chất (thí dụ SO2 , NH3 hoặc một số chất khác trong môi trường sản xuất (bột mì, sợi bông…). – Nhiễm virút, nhất là virut hộp bào hô hấp (ispiratory Syncitral virus) cũng thường là nguyên nhân gây ra hen ở trẻ em, nhất là ở các cháu trong độ tuổi còn bú mẹ. Khi người mẹ đang mang thai lại hút thuốc lá, đứa trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ bị hen. 3. Hen có hay gặp không ? Trên thế giới hiện có khoảng ngót hai trăm triệu người hen (chính xác 160 triệu người). Theo các thống kê có khoảng 4-5% người lớn và 20-30% trẻ em bị hen trong một giai đoạn nào của cuộc đời. Tại nhiều nước số người bị hen đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua do: Môi trường sống bị ô nhiễm. Đời sống bị căng thẳng Ngày càng có nhiều các tiếp xúc với các vật dụng, kể cả các thuốc men là các hóa chất. Mặc dầu hen hay gặp như vậy, không phải ai cũng bị hen cũng nặng. Ở trẻ em, khoảng 75% chỉ thỉnh thoảng bị cơn hen nhẹ. Khoảng 5% bị hen nặng và kéo dài. 4. Những triệu chứng của hen là gì ? Thở rít, khò khè, ho, thở ngắn hơi, khó thở, nặng ngực. Những triệu chứng trên thay đổi tùy người và cũng tùy từng thời điểm. Nếu không được điều trị (hay điều trị không đúng cách) các triệu chứng trên có thể xuất hiện nhiều lần hay thỉnh thoảng khi tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen. Ho là một triệu chứng quan trọng của hen. Ở trẻ em và người lớn, ho có thể là triệu chứng duy nhất của hen. Điển hình ho thường nặng lên về đêm, sau khi vận động thể lực hoặc một trận cười, trong lúc cảm lạnh, trong mùa đông tháng giá. 5. Hen có di truyền không ? – Có, ở một vài cá nhân, có tiền sử hen, chàm, viêm mũi dị ứng… trong gia đình. 6. Thức ăn gây dị ứng có gây ra hen ? – Có gây hen song tương đối ít gặp. Đặc biệt dị ứng với trứng (lòng trắng) hạt dẻ, đậu phọng… có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. 7. Làm gì để cải thiện hen? – Tránh các yếu tố gây khởi phát hen là quan trọng và có thể – Ở một số bệnh nhân làm giảm các triệu chứng và nhu cầu sử dụng kiểm soát môi trường trong gia đình bạn và nhất là tránh thuốc lá. 8. Hen có phải do nhiều khuẩn không ? – Nhiễm siêu vi thường gây ra cơn hen hay đợt kịch phát. Không phải bao giờ ta cũng tránh và phòng được nhiễm siêu vi. 9. Bơi lội có lợi cho người hen ? – Bơi lội là một hình thức tập luyện tốt. 10. Có thể phải ngừng tập luyện vì lên cơn hen ? – Có một số người lên cơn khó thở khi tập luyện. Một trong những mục tiêu của điều trị hen là cho phép một cuộc sống bình thường với hạn chế tối thiểu. Hen do hoạt động thể lực có thể dự phòng hoặc giảm thiểu: nên dùng sallretamol hoặc cromoglyrat Na vài phút trước khi vận động. 11. Bạn sẽ làm gì khi lên cơn hen ? – Đây là nỗi lo âu của người hen. Sự lo lắng sẽ giảm với một kế hoạch hành động cho người hen mà thầy thuốc của bạn xây dựng riêng cho bạn. Bạn sẽ biết triệu chứng gì xảy ra thì dùng thuốc gì, bạn sẽ biết khi nào cần đến sự giúp đỡ của y tế. 12. Thuốc trị hen có lành không? An toàn không ? – Thuốc trị hen do thầy thuốc chuyên khoa của bạn chỉ định thường an toàn hơn nhiều lần nếu không điều trị hay điều trị bất cập. – Một số thuốc dự phòng như corticosteroid nếu dùng liều cao và kéo dài có thể có tác dụng phụ, nhưng nhìn chung, nguy cơ thấp và không bằng nếu điều trị không đủ liều. Khi hen đã ổn định, thầy thuốc của bạn sẽ giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn duy trì sự kiểm soát các triệu chứng và chức năng phổi bình thường. 13. Hen có phải là bệnh cả đời người ? Đây là câu hỏi hay được đặt ra với bản thân người bệnh hay bố mẹ của trẻ hen. Không, hen không phải là bệnh cả đời người: – Có những đợt thoái triển hoàn toàn, người bệnh không có triệu chứng gì và cũng không phải dùng thuốc gì. Tần số thoái triển hoàn toàn – theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới – là 28-32%. – Nhiều liệu pháp hữu hiệu để điều trị hen mãn tính (liệu pháp kháng viêm liên tục, liệu pháp cắt cơn) cho phép trong đa số trường hợp một sự kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của người hen. Người hen có thể có giấc ngủ ngon không phải thức giấc về đêm. Người hen có thể có cuộc sống bình thường ngay cả khi vận động và duy trì chức năng thông khí bình thường. Điều trị đúng, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Lohha (Sưu tầm)

Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường: biến chứng không thể xem thường

Hỏi: Tôi bị tiểu đường gần 6 năm nay. Cách đây 1 tháng ngón chân cái bên trái của tôi sưng to tấy đỏ, có mảng thâm đen. Đó có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không? Cách điều trị ra sao, có nguy hiểm đến tính mạng không? (N.D.Phương – Lào Cai) Ảnh minh họa Trả lời: Chào bạn! Biến chứng ở chân do bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là loại biến chứng thường gặp. Đây là biến chứng nguy hiểm, có nhiều người phải mổ để tháo bỏ ngón chân thậm chí phải cắt cụt chân hay đe dọa đến tính mạng. Như bạn đã biết, bệnh tiểu đường làm người bệnh không chỉ đối mặt với những nguy cơ cấp tính mà còn được xem là kẻ giết người thầm lặng bởi nhiều biến chứng. Trong số những biến chứng này, loét và nhiễm trùng bàn chân là biến chứng gây phiền nhiễu vì lâu lành, lại dễ tái phát khiến người bệnh giảm chất lượng sống rất nhiều, đôi khi bị trầm cảm. Rất nhiều người không biết đang có một loét cấp tính ở bàn chân do không thấy đau. Loét khởi đầu chỉ là một vết nứt ở da hay trầy rách da nhỏ, hoặc bóng nước nhưng không lành, cứ tiếp tục lan rộng và ăn sâu. Do cơ thể giảm đề kháng với nhiễm trùng, loét sạch lúc đầu sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng dẫn đến hủy hoại mô. Vì thế, nếu bạn là người bệnh tiểu đường, hãy lưu ý bàn chân mình và tập thói quen tự khám bàn chân hằng ngày, vì điều này giúp phát hiện sớm các tổn thương cấp nêu trên. Đừng chờ đến khi loét bị đau mới đi bác sỹ, vì người tiểu đường ít còn cảm giác đau do những sợi thần kinh cảm giác đã bị hư hại. Đừng xem vết thương tiết nhiều dịch mới đáng để đến bác sỹ vì khi đó loét đã ăn vào xương, tức đã muộn rồi. Lúc này, bạn không nên đi lại trên bàn chân loét, bàn chân được nghỉ ngơi giúp vết loét không nặng thêm. Băng vết loét lại để giữ sạch loét và phải theo dõi hằng ngày. Vết thương sau 48 giờ không giảm cần tích cực điều trị, đôi khi phải nhập viện. Nếu bạn đến trễ, nhiễm trùng không còn đơn giản như lúc đầu, hủy hoại mô nhiều có thể phải tháo ngón hoặc đoạn chi, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều quan trọng nhất để đối phó với biến chứng bàn chân là phát hiện sớm và dự phòng. Bệnh nhân phải tuân thủ những điều sau đây: 1. Khám bàn chân mỗi ngày , xem kỹ khắp bàn chân từ gót đến giữa các kẽ ngón tìm dấu hiệu bất thường như vết trầy rách da, chỗ đỏ da, chỗ sưng, phồng rộp, loét… 2. Tránh dùng nước hơi nóng để rửa (vì giảm cảm giác dễ chịu) dẫn đến phỏng bàn chân. Lau khô bàn chân sau khi rửa. 3. Giữ ẩm để tránh khô, chai da bàn chân vì nhiễm trùng có thể đến từ những vết nứt do khô da. Thoa kem giữ ẩm bàn chân hằng ngày (không thoa kem giữa các kẽ ngón). 4. Cắt móng thận trọng . Cẩn thận tránh cắt phạm vào thịt, nhất là ở khóe móng, tránh cắt móng quá ngắn, quá sát. 5. Tránh mang giày chật . Chọn giày dép vừa vặn, mềm êm, có miếng lót trong giày, nhất là với người bị biến chứng thần kinh cảm giác và vận động. Giày phải luôn đủ rộng để chứa hết tất cả các ngón, kể cả những lồi xương hay biến dạng bất thường. Thông tin thêm Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu quý có tác dụng điều hoà đường huyết, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể với Alpha lipoic acid – một chất chống oxy hoá mạnh, làm giảm và ngăn ngừa tổn thương do biến chứng của tiểu đường. Hộ Tạng Đường phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều hoà đường huyết, hỗ trợ điều hoà huyết áp và giảm cholesterol máu ở bệnh nhân tiểu đường. >> Xem chi tiết Theo TS.BS Lê Tuyết Hoa – Tuổi Trẻ (Lohha tổng hợp)

Bài viết nổi bật

Loading...