Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường: biến chứng không thể xem thường
Hỏi: Tôi bị tiểu đường gần 6 năm nay. Cách đây 1 tháng ngón chân cái bên trái của tôi sưng to tấy đỏ, có mảng thâm đen. Đó có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không? Cách điều trị ra sao, có nguy hiểm đến tính mạng không? (N.D.Phương – Lào Cai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn!
Biến chứng ở chân do bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là loại biến chứng thường gặp. Đây là biến chứng nguy hiểm, có nhiều người phải mổ để tháo bỏ ngón chân thậm chí phải cắt cụt chân hay đe dọa đến tính mạng.
Như bạn đã biết, bệnh tiểu đường làm người bệnh không chỉ đối mặt với những nguy cơ cấp tính mà còn được xem là kẻ giết người thầm lặng bởi nhiều biến chứng. Trong số những biến chứng này, loét và nhiễm trùng bàn chân là biến chứng gây phiền nhiễu vì lâu lành, lại dễ tái phát khiến người bệnh giảm chất lượng sống rất nhiều, đôi khi bị trầm cảm.
Rất nhiều người không biết đang có một loét cấp tính ở bàn chân do không thấy đau. Loét khởi đầu chỉ là một vết nứt ở da hay trầy rách da nhỏ, hoặc bóng nước nhưng không lành, cứ tiếp tục lan rộng và ăn sâu. Do cơ thể giảm đề kháng với nhiễm trùng, loét sạch lúc đầu sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng dẫn đến hủy hoại mô.
Vì thế, nếu bạn là người bệnh tiểu đường, hãy lưu ý bàn chân mình và tập thói quen tự khám bàn chân hằng ngày, vì điều này giúp phát hiện sớm các tổn thương cấp nêu trên. Đừng chờ đến khi loét bị đau mới đi bác sỹ, vì người tiểu đường ít còn cảm giác đau do những sợi thần kinh cảm giác đã bị hư hại. Đừng xem vết thương tiết nhiều dịch mới đáng để đến bác sỹ vì khi đó loét đã ăn vào xương, tức đã muộn rồi.
Lúc này, bạn không nên đi lại trên bàn chân loét, bàn chân được nghỉ ngơi giúp vết loét không nặng thêm. Băng vết loét lại để giữ sạch loét và phải theo dõi hằng ngày.
Vết thương sau 48 giờ không giảm cần tích cực điều trị, đôi khi phải nhập viện. Nếu bạn đến trễ, nhiễm trùng không còn đơn giản như lúc đầu, hủy hoại mô nhiều có thể phải tháo ngón hoặc đoạn chi, thậm chí đe dọa tính mạng.
Điều quan trọng nhất để đối phó với biến chứng bàn chân là phát hiện sớm và dự phòng. Bệnh nhân phải tuân thủ những điều sau đây:
1. Khám bàn chân mỗi ngày , xem kỹ khắp bàn chân từ gót đến giữa các kẽ ngón tìm dấu hiệu bất thường như vết trầy rách da, chỗ đỏ da, chỗ sưng, phồng rộp, loét…
2. Tránh dùng nước hơi nóng để rửa (vì giảm cảm giác dễ chịu) dẫn đến phỏng bàn chân. Lau khô bàn chân sau khi rửa.
3. Giữ ẩm để tránh khô, chai da bàn chân vì nhiễm trùng có thể đến từ những vết nứt do khô da. Thoa kem giữ ẩm bàn chân hằng ngày (không thoa kem giữa các kẽ ngón).
4. Cắt móng thận trọng . Cẩn thận tránh cắt phạm vào thịt, nhất là ở khóe móng, tránh cắt móng quá ngắn, quá sát.
5. Tránh mang giày chật . Chọn giày dép vừa vặn, mềm êm, có miếng lót trong giày, nhất là với người bị biến chứng thần kinh cảm giác và vận động. Giày phải luôn đủ rộng để chứa hết tất cả các ngón, kể cả những lồi xương hay biến dạng bất thường.
Thông tin thêm
Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu quý có tác dụng điều hoà đường huyết, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể với Alpha lipoic acid – một chất chống oxy hoá mạnh, làm giảm và ngăn ngừa tổn thương do biến chứng của tiểu đường. Hộ Tạng Đường phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều hoà đường huyết, hỗ trợ điều hoà huyết áp và giảm cholesterol máu ở bệnh nhân tiểu đường. >> Xem chi tiết
Theo TS.BS Lê Tuyết Hoa – Tuổi Trẻ
(Lohha tổng hợp)