Tư vấn sức khỏe

Vệ sinh ngực trong thời gian cho con bú

Em sinh con được 9 tháng .Vì nhiều sữa quá nên em thường phải mặc áo ngực và lót khăn bên trong . Một thời gian sau em rất ngứa ở đầu và xung quanh quầng vú . Có hiện tượng tróc da xung quanh quầng vú và bị ửng đỏ và có nhiều mụn li ti cực nhỏ nếu không để ý sẽ không nhìn rõ. Càng ngày nó càng lan ra và ngứa vào buổi đêm, em gãi xước cả da, thấy có lấm tấm nước, em nghĩ nước này đã làm bệnh lây ra xa hơn . Em đã bôi thuốc mỡ và kê nẹt pha (em quên mất tên TA) và thuốc mỡ chống hăm cho trẻ của nước ngoài (có vần C ở đầu 7000đ 1 tuýp nhỏ). Nhưng cũng không khỏi . Kính mong bác sĩ giúp em, em bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào ạ . Em chân thành cảm ơn bác sĩ (Thu Hiền – Hải Phòng) Trả lời: Sau khi sinh con, bạn chăm sóc ngực, thậm chí ngay trước khi sinh và bắt đầu nuôi bé. Nhiều chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng xà bông để rửa núm và quầng vú trong những tháng cuối thai kỳ, vì xà bông có thể làm cho núm vú bị kích thích và khô. Khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ thì sự khó chịu sẽ gia tăng nhiều. Nếu bạn gặp vấn đề về da khô, hãy thử dụng loại kem hoặc sữa dưỡng da dịu nhẹ, nhưng đừng nên thoa vào núm hoặc quầng vú (thay vào đó, hãy sử dụng kem có chứa lanolin). Chăm sóc núm vú đúng cách: Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm và lau cho thật khô. Bạn cũng không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú. Sau khi cho con bú, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu bạn thấy vùng này da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao xung quanh vùng quầng vú và núm vú. Bạn hãy để cho núm vú của mình được tiếp xúc nhiều với không khí. Việc dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp sẽ gây thoát khí kém. Tốt nhất là bạn hãy chọn cho mình một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một cái áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa. Cho con bú đúng cách sẽ không gây đau đớn, nếu bạn thấy đau thì nên hỏi tư vấn các chuyên gia. Trước và sau khi cho bé bú, bạn có thể dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú. Các vấn đề khi cho con bú Đau rát ở núm vú Triệu chứng: Sau khoảng 6 – 7 lần cho bú, các đầu vú có hiện tượng bị đau khi bé mút vào núm vú. Cảm giác đau có thể tăng dần trong 3 – 4 ngày tiếp theo. Nguyên nhân: Đầu vú là nơi rất nhạy cảm với một mạng lưới thần kinh cảm giác rất phong phú. Khi bé mút đầu vú đã tạo ra áp lực kéo lớn trong một thời gian dài tác động lên hai đầu vú, gây hiện tượng đau rát. Khắc phục: Bạn không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng bình thường. Với những biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng hai đầu vú, bạn sẽ thấy quen dần. Bạn cũng không nên vì sợ đau mà không tiếp tục cho bé bú mẹ. Bầu vú rỉ sữa Triệu chứng: Ngực bạn bị rỉ sữa giữa các cữ bú. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong những tuần đầu tiên khi bạn bắt đầu cho bé bú. Khắc phục: Cách khắc phục hiện tượng này rất đơn giản. Bạn hãy đặt những tấm vải lót (thường là vải xô) phía trong áo lót để thấm hút lượng sữa bị rỉ ra. Tuy nhiên việc thay đổi liên tục những tấm vải lót này là rất cần thiết vì sữa ẩm ướt gần bên da có thể làm bạn bị hăm. Nếu bạn bị rỉ sữa quá nhiều, bạn có thể cân nhắc đến việc dùng một cái chụp vú bằng nhựa. Cách phòng ngừa: Không có cách nào để phòng ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên bạn có thể mừng vì việc rỉ sữa chứng tỏ bạn có lượng sữa rất dồi dào và bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ bị tắc sữa. Núm vú đau và nứt nẻ (nứt cổ gà) Triệu chứng: Bạn sẽ thấy đau đầu vú mỗi khi cho bé bú (thậm chí có thể là đau nhói khi bé mút vào). Vùng da quanh bầu ngực có thể sẽ bị tấy đỏ. Nguyên nhân: Đầu vú bị đau thường là do cách bạn cho bé bú chưa đúng. Khắc phục: Luôn giữ cho núm vú khô sau mỗi lần cho bé bú. Bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để hong khô. Mỗi ngày, bạn có thể dành vài giờ để núm vú được tiếp xúc với không khí. Bạn có thể đặt một cái chụp vú lên đầu vú bên trong áo lót để giữ không khí lưu thông. Bạn cần phải lưu ý đến các hướng dẫn cách cho bé bú đúng và thay đổi những thói quen sai lầm. Cần để áp lực bú tác động đều lên mọi vùng của quầng vú. Khi bị đau, bạn cần nặn sữa bên bầu vú đau đúng một ngày. Bạn có thể lấy vài giọt sữa mẹ thoa lên chỗ nứt cho mau lành. Khi bạn cảm nhận được lượng sữa đã cạn thì hãy dừng ngay việc cho bé bú (dù chỉ thêm 1, 2 phút). Thông thường thì nứt núm vú sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp, núm vú bị nhiễm nấm, miệng bé có tưa dày màu vàng. Lúc đó bạn và bé có thể đến bác sỹ để điều trị (điều trị cho cả mẹ và con). Cách phòng ngừa: Học cách cho bé bú đúng tư thế là một biện pháp tốt để phòng ngừa nứt cổ gà. Bạn cũng cần lưu ý việc giữ khô đầu vú giữa các cữ bú. Bạn cũng có thể sử dụng kem chiết xuất từ hoa cúc hay một loại thuốc xịt sát trùng để làm dịu những cơn đau ban đầu. Ống dẫn sữa bị tắc Triệu chứng: Trong lúc mát xa ngực mỗi ngày, nếu bạn thấy có một khối u cứng trên ngực, kèm theo hiện tượng đau và đỏ thì rất có thể một trong những ống dẫn sữa của bạn đã bị tắc. Khắc phục: Chườm vú bằng nước nóng và xoa tròn từ chỗ tắc đi dần về phía núm vú. Sau đó bạn có thể tiếp tục cho bé bú. Nếu vú bị căng tức nhiều thì có thể vắt bớt một ít sữa cho đỡ đau và giúp bé ngậm vú được. Có thể cho bé bú ở những tư thế khác nhau trong các bữa bú (bú nằm, tư thế dưới cánh tay…), và cho bé bú thêm cả ở bên vú không bị đau. Khi ống dẫn sữa đã thông, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhói nữa. Tuy nhiên nếu ống vẫn chưa thông, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra bạn có thể chườm một viên đá lạnh vào ngực trước khi cho bé bú. Đá lạnh với vai trò là chất gây tê sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau khi cho bé bú. Cách phòng ngừa: Áo lót chặt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc ống dẫn sữa. Ngoài ra, bạn nên cần lưu không nên đè mạnh lên mô vú khi bạn cho bé bú hay nặn sữa. Viêm vú Triệu chứng: Trong trường hợp một trong những ống dẫn sữa của bạn bị tắc, và gây nhiễm trùng. Bạn có thể thấy xuất hiện những triệu chứng giống như cảm cúm. Viêm vú nếu không được chữa trị còn có thể gây ra áp xe vú – một căn bệnh đòi hỏi phải tiểu phẫu. Khắc phục: Bạn cần uống kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, bạn hoàn toàn có thể cho bé bú bình thường. Cách phòng ngừa: Bạn cần đi bác sĩ ngay khi phát hiện ra khối u trong ngực gây đau nhức. Trường hợp của bạn, có thể bị dị ứng do áo ngực chật và ẩm ướt, bạn nên mặc áo rộng bằng chất vải mềm và thoáng, đồng thời bạn cần lưu ý vấn đề vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho bé bú. Bạn nên mặc áo phông mềm mại và đặt một tấm khăn mỏng dưới ngực trong khi bạn ngủ để giữ cho cơ thể được khô ráo cả đêm. Khăn sẽ giúp hút lượng sữa tự động chảy ra trong khi bạn ngủ. Bạn tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại kem hay thuốc mỡ nào ngoài mỡ cừu tinh khiết để bôi lên đầu vú trừ khi bạn đã lau kỹ chúng trước khi cho bé bú. Nếu bạn bị đau, nứt nẻ hay chảy máu đầu vú, hoặc bạn thấy xuất hiện một số nốt trắng ở đầu vú, hoặc trên miệng bé, hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Chúc bạn và bé sức khoẻ! Bs.Thuocbietduoc (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Táo bón khi mang thai

Tôi đang mang thai tháng thứ 7, những tháng đầu tôi có bị hiện tượng táo bón, khi đi đại tiện có ra máu . Sau đó một thời gian tôi có thấy hiện tượng này ngừng . Nhưg cho đến nay, hiện tượng này lại tiếp tục, mỗi lẫn đi đại tiện tôi đều bị ra máu tươi, và rát vùng đó . (Trước đến nay tôi chỉ đại tiện 1-2 lân/tuần nhưng không có hiện tượng ra máu hay đau). Xin hỏi bác sĩ xem tôi có bệnh gì không (liệu có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ không)? Và nếu có phải chữa như thế nào ? (B.A – Quận 1 – TP.HCM) Trả lời: Theo thống kê, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng táo bón, kể cả nhũng phụ nữ chưa hề bị táo bón từ trước đó. Điều này tuy không nguy hại đến thai nhi nhưng luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu. Nguyên nhân: Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi hay do sự chèn ép của thai nhi. Thậm chí thói quen ăn uống cũng có thể bị thay đổi, khiến các bà bầu phải chịu đựng cảm giác khó chịu khi mắc chứng táo bón. Hormon: Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột. Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Chế độ ăn uống: Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì. Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ. Sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón. Khắc phục: Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: Tăng chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước. Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể khắc phục tình hình.  Luyện tập đều đặn. Mặc dù khi mang thai bạn thường có cảm giác mệt mỏi và không thoải mái, nhưng vẫn nên thực hiện các bài tập. Luyện tập sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón. Các bài luyện tập an toàn là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20-30 phút. Luyện tập đều đặn không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói riêng mà còn đem lại ích lợi cho sức khỏe nói chung. (Theo TTO) Theo chúng tôi bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý để khắc phục bệnh táo bón khi mang thai. Chúc bạn sức khỏe. (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Hỏi về hiện tượng tim đập nhanh

Gần đây, mỗi khi hoạt động mạnh như chạy cầu thang cháu thường nghe thấy tim đập thành tiếng nghe rất rõ, tim đập mạnh và nhanh. Bác sĩ có thể cho cháu biết đó là dấu hiệu của bệnh gì được không ạ?Rất cảm ơn bác. (Nguyen Thu Trang) Chu kỳ hoạt động của tim có tính chất tự động, được bảo đảm bởi một hệ thống đặc biệt bao gồm các nút xoang, nút tawara và các bó thần kinh dẫn truyền như bó His, mạng lưới Purkinge, từ đó xung động lan truyền và kích thích tim co bóp. Khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh (còn gọi là nhịp xoang nhanh), thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mạn tímh. Trong sinh hoạt hàng ngày thường gặp nhịp tim nhanh sau khi hút thuốc lá nhiều, rượu,cà phê hoặc bị hốt hoảng, giật mình làm nhịp tim nhanh, cũng có người chỉ than phiền ở mức độ hồi hộp. Nếu nhịp tim nhanh do sinh lý như có một sự việc đột ngột, bất ngờ, giật mìnhhay hoảng hốt, hồi hộp gây phản xạ làm nhịp tim nhanh thì không cần phải điều trị, chỉ là tăng nhịp tim sinh lý bình thường, khi ấy hãy hít thở chậm và sâu vài phút nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Những trường hợp do hút thuốc lá nhiều, uống cà phê, rượu… thì nên ngưng dùng những chất kích thích thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên để xác định bạn có phải rối loạn nhịp tim hay không và xác định nguyên nhân, cần phải làm điện tâm đồ, trong một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể tiến hành các phương pháp phức tạp hơn như theo dõi trên máy Monitoring hay phương pháp Holter. Vì vậy bạn cần được khám bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Theo vnMedia

Bài viết nổi bật

Loading...