Tư vấn sức khỏe

Lupus ban đỏ hệ thống có chữa được không?

Hỏi: Bác tôi mắc phải căn bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đã 3 tuần nay mà bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Vậy cho tôi hỏi bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể chữa khỏi được không? Có nguy hiểm đến tính mạng không? (Linh Chi – Bắc Ninh) Trả lời: Lupus theo tiếng Latin có nghĩa là chó sói, xuất phát từ việc người bệnh thường có ban đỏ đặc trưng ở mặt giống như hình vết cắn của chó sói. Bệnh không khỏi được hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu được điều trị đúng. Vì đây là bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các cơ quan trong cơ thể nên nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Theo nghiên cứu của khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chiếm khoảng 1/3 số trường hợp điều trị nội trú với 400-500 người mỗi năm. Bệnh được Hebra mô tả lần đầu vào năm 1845. Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp nặng, nó có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Bình thường, hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virus…) nhưng trong lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ-quen. Nó quay ra chống lại chính mình bằng cách sinh ra các kháng thể chống lại tế bào của hầu hết các cơ quan. Trong tên của bệnh, lupus có nghĩa là chó sói, vì người bệnh thường có ban đỏ ở mặt giống hình vết cắn của chó sói. Từ “ban đỏ” để chỉ một dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân. Từ “hệ thống” được sử dụng do bệnh gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng người ta cho rằng bệnh xuất hiện do sự phối hợp của nhiều yếu tố, gồm di truyền (anh chị em ruột bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần người thường), môi trường (nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời) và nội tiết (bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và nặng lên khi mang thai). Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng hết sức đa dạng và thường nặng lên vào các tháng mùa đông. Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiệu không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Khoảng 3/4 số bệnh nhân nổi các ban đỏ bất thường trên da, hay gặp nhất là ban cánh bướm ở mặt – dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi). Trong giai đoạn toàn phát của bệnh, có thể xuất hiện các tổn thương nội tạng và thần kinh, mạch máu như tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm cầu thận, co giật, rối loạn tâm thần, thiếu máu, xuất huyết. Các triệu chứng này thường diễn biến thành từng đợt xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, có thể phải mất vài năm kể từ lúc có triệu chứng đầu tiên, bệnh mới được chẩn đoán chính xác. Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Trong giai đoạn nặng của bệnh đang cấp, người bệnh cần được nghỉ ngơi, nhưng vẫn cần một chế độ vận động hợp lý để tránh teo cơ và cứng khớp. Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen, nimesulide có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp. Thuốc dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng nên phải dùng khi no. Các loại corticosteroid chống viêm mạnh hơn nhóm thuốc trên nhưng cũng nhiều tác dụng phụ hơn, chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp là viêm loét dạ dày tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận. Do vậy, nên uống thuốc một lần sau bữa ăn sáng. Các thuốc chống sốt rét như hydroxychlloroquine, chloroquine có hiệu quả khá tốt với tổn thương ở da và khớp. Thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin (Imuran), cyclopphosphamide (Endoxan), cycloporin (Sandimum) có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần. Cho đến nay, chưa có một loại thuốc Đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này, vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Người bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống LBĐHT cần có một cuộc sống lành mạnh, năng vận động, tránh bị sang chấn tâm lý. Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời thường khởi phát hoặc làm nặng các đợt cấp của bệnh, cần tránh tối đa. Việc ngừng thuốc đột ngột, đặc biệt là corticosteroid, cũng là một nguyên nhân dẫn đến đợt cấp của bệnh. Nguồn: Tổng hợp

Phòng ngừa đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa tại Việt Nam (70%). Nguyên nhân thường gặp là do lão hóa nhưng chế độ dinh dưỡng cũng có liên quan mật thiết tới sự phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Vậy có những phương pháp nào để phòng ngừa bệnh? Hiểu được bệnh đục thủy tinh thể Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tộ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là nơi cảm nhận ánh sáng và gửi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét. Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Việc điều trị bằng phẫu thuật sửa chữa cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được. Nguyên nhân đục thủy tinh thể thường gặp nhất là do lão hóa, thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp…), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy…). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục. Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do – một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật đục thủy tinh thể rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đến lúc phải phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, phẫu thuật thủy tinh thể an toàn và rất hiệu quả. Phòng ngừa đục thủy tinh thể Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể – Không hút thuốc lá; nếu đang hút thì nên ngưng hút thuốc. – Chế độ ăn uống nên ăn nhiều đậu lăng (lentils), hành, tỏi, rau bina (spinach), bắp cải, giá, đậu và hạt tươi. – Bên cạnh đó hạn chế ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, gà công nghiệp… vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt. – Xét nghiệm xem có bị ngộ độc chì hay thủy ngân không? Phát hiện và điều trị suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol và triglycerid máu. – Tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng một lần. – Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Khi đi ra ngoài nắng nên đội mũ hoặc đeo kính để bảo vệ mắt. – Nếu làm việc trong phòng có máy lạnh, phải giành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, mỗi giờ nên nhắm mắt khoảng 2 phút, ra ngoài hít thở khí trời. Trong văn phòng nên có cây xanh để không khí được lọc trong lành. Phòng ngừa đục thể tinh thể với Minh Nhãn Khang Chi tiết sản phẩm Minh Nhãn Khang Minh Nhãn Khang là sản phẩm có công thức phối hợp toàn diện các thành phần chống thoái hóa, chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng cho mắt. Trong đó: α-Lipoic acid, Quercetin là chất chống o xy hóa mạnh, giúp phục hồi các chất chống o xy hóa khác có ở thủy tinh thể; Lutein và Zeaxanthin là nguồn dinh dưỡng cho mắt, đồng thời là chất chống o xy hóa chuyên biệt chống lại các gốc tự do gây tổn thương điểm vàng; Hoàng đằng rất có ích để ngăn chứng đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường. Vitamin B2 là tiền chất để tạo ra glutathion(GSH). GSH làm ngừng tiến triển bệnh đục thủy tinh thể; Kẽm là thành phần của nhiều loại enzym, cấu thành các màng sinh học của tế bào. Giác mạc mắt là nơi có nồng độ kẽm cao nhất trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây ra phù giác mạc, dẫn tới mờ và đục giác mạc. Đức Nam (tổng hợp)

Mắc u xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

U xơ tử cung là căn bệnh lành tính nhưng nếu mắc phải trong quá trình mang thai thì phụ nữ bị u xơ tử cung sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sản phụ và thai nhi cả trong quá trình phát triển và ra đời. Đây là dạng u lành tính phát triển từ các xơ cơ của tử cung. U xơ tử cung của phụ nữ thường là lành tính : ở Châu Âu khoảng 20% phụ nữ bị u xơ tử cung ở độ tuổi 30 và 40% ở độ tuổi 50. Tỉ lệ này tăng ở những  phụ nữ người da đen. Có yếu tố di truyền trong gia đình. U xơ tử cung không bao giờ có ở trẻ chưa dậy thì và u xơ sẽ ổn định sau khi mãn kinh. U xơ phát triển do nhiều yếu tố và đặc biệt ảnh hưởng do oestrogene và nội tiết tố tăng trưởng. Đây là dạng u rắn, chắc và đa dạng về kích thước (có thể chỉ vài mm hoặc vài cm), có khối u nặng vài gram và cũng có khối u lên tới 1000grs. Tử cung có thể chỉ có 1 u xơ, nhưng nhìn chung đến 90% trường hợp có đa u xơ với các kích thước lớn bé khác nhau. Những nguy hiểm khi mắc u xơ tử cung trong thời kỳ mang thai: Ảnh hưởng đến em bé: Trong thai kỳ, do nồng độ estrogen của người mẹ được sản xuất ra nhiều nên các khối u xơ tử cung thường phát triển to ra nhanh chóng. Nếu u nằm ở vị trí thấp hay ở cổ tử cung thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình đi ra. Trong thời kỳ mang thai, u xơ tử cung sẽ mềm đi nhiều, có thể bị ép dẹp lại, và đây là yếu tố thuận lợi cho cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu nằm ở vị trí thấp, nó có thể cản trở việc đứa trẻ ra chào đời. Trong thai kỳ, u xơ tử cung dưới phúc mạc có cuống có thể bị đẩy lên cao trên ổ bụng hoặc chui vào túi cùng Douglas và dễ bị xoắn, bị kẹt trong túi cùng. U xơ tử cung có thể gây các biến chứng trong thai kỳ như đau bụng âm ỉ hoặc đau nhẹ, có xuất huyết nhẹ. Các u nằm trong cơ tử cung dễ bị hoại tử do tắc nghẽn một mạch máu nuôi khối u, hoặc do u xơ bị chèn ép không to ra được. Biến chứng này ít có biểu hiện nên người bệnh khó biết; đôi khi có đau bụng, sốt nhẹ. Chỉ điều trị bằng thuốc thường là các triệu chứng sẽ hết. Nguy hiểm cho thai phụ nếu có u xơ tử cung Các biến chứng ít gặp: xuất huyết trong khối u hoặc xuất huyết vào trong ổ bụng; xoắn u xơ có cuống hoặc xoắn cả tử cung có mang khối u xơ; có dấu hiệu bất thường ở đường tiểu thường là do bàng quang bị kéo lên cao; nhiễm khuẩn hoại tử do vi khuẩn yếm khí trong thời kỳ hậu sản (hiếm xảy ra nhưng thường rất nặng). U xơ cổ tử cung có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng thụ tinh. Nó cũng có thể chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, nó có thể làm sẩy thai liên tiếp do lớp nội mạc không phát triển đầy đủ, và do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triển to ra được. Sẩy thai trên tử cung có u xơ thường gây xuất huyết nhiều vì dễ sót rau và tử cung co hồi kém. U xơ tử cung cũng có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai bất thường, rau bám ở vị trí bất thường (rau tiền đạo, rau cài răng lược). Nó cũng làm kéo dài cơn chuyển dạ. Những khối u to, nằm ở vị trí tiền đạo có thể làm cho sản phụ không sinh được, phải mổ. Khi sổ rau, sản phụ có u xơ tử cung dễ băng huyết do sót rau hoặc do tử cung co hồi kém. Trong thời kỳ hậu sản, thường là u xơ sẽ nhỏ lại, không gây biến chứng gì. Tuy nhiên, cũng có khi nó gây biến chứng nhiễm khuẩn, nhất là đối với các u xơ dưới niêm mạc. Những u xơ có cuống dễ gây biến chứng xoắn do ổ bụng rỗng đột ngột. Vì vậy, những thai phụ có u xơ tử cung cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sẩy thai, sinh non bằng cách nghỉ ngơi nhiều, dùng thuốc chống co bóp tử cung. Nếu sẩy, nên nạo kiểm tra buồng tử cung để tránh sót rau. >> Xem thêm: Nguyên nhân gây u xơ tử cung Thủy Trần (tổng hợp)

Chữa bệnh tự kỷ cho trẻ

Hỏi: Tôi có con đã đi khám ở Bv Nhi TƯ Hà Nội, Bs chẩn đoán cháu mắc chứng tự kỉ điển hình.Năm nay cháu đã 32 tháng tuổi. Nay tôi muốn hỏi phương pháp điều trị cho con. Xin cảm ơn! (Nguyễn Duy)? Trả lời: Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển thâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển, trong đó nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Tự kỷ được chia làm 2 loại: tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh), tự kỷ không điển hình (mắc sau 3 tuổi). Ðể phát hiện sớm tự kỷ ở trẻ cần dựa vào các triệu chứng sau: 1. Các triệu chứng không đặc hiệu (trước 12 tháng tuổi): Trẻ khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi hoặc khó chịu không lý do. Trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi được cha mẹ chăm sóc. Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc không tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. 2. Các triệu chứng đặc hiệu (sau 12 tháng tuổi): Không phản xạ với âm thanh. Ít hoặc không cười trong giao tiếp không lời (không hoặc ít bặp bẹ). Khó tham gia vào các trò chơi. Các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động giảm. Hành vi quan sát bằng mắt kém (quay đi, tránh không nhìn chằm chằm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc chán không nhìn…). Giọng nói và âm thanh lặp đi lặp lại đơn điệu. Bị cuốn hút mạnh mẽ với một vật nhất định. Phương pháp điều trị: Chữa bệnh tự kỷ là tìm cách phục hồi chức năng bằng huấn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng huấn luyện về hành vi (chẳng hạn hội nhập về âm nhạc), huấn luyện điều hòa các giác quan (hướng dẫn nhìn, quan sát)… tốt nhất là thông qua các trò chơi. Không có thuốc điều trị tự kỷ nhưng có thể dùng một số thuốc để giảm những biểu hiện đặc trưng như hung hãn, co giật, tăng động, hành vi bị ám ảnh, lo lắng… Tóm lại, để phục hồi chức năng một cách hiệu quả cho trẻ bị tự kỷ, các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm những bất thường để đưa trẻ đi khám, chữa trị ngay. Việc chữa trị cần phối hợp giữa bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý, nhà tâm thần học, chuyên gia ngôn ngữ, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, giáo viên đặc biệt và cha mẹ trẻ. Chúc bé khoẻ mạnh! Bs.Thuocbietduoc (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

Xin chào Bác sĩ, con tôi được 2 tháng cân nặng 5,5kg có coi la bi còi không? Tôi it sữa, có cách nào nhiều sữa mong Bác sĩ chỉ giúp. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Huyền – Hà Nội) Trả lời: Mời bạn tham khảo Bảng Bạn theo dõi chiều cao – cân nặng của bé (theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO) để biết được thể trạng của con mình: 1. Trẻ trai:   Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân 0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg – 46,1 cm 4,4 kg 1 tháng 4,5 kg – 54,7 cm 3,4 kg – 50,8 cm 5,8 kg 3 tháng 6,4 kg – 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg 6 tháng 7,9 kg – 67,6 cm 6,4 kg – 63,3 cm 9,8 kg 12 tháng 9,6 kg – 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg 18 tháng 10,9 kg – 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg 2 tuổi 12,2 kg – 87,8 cm 9,7 kg – 81,7 cm 15,3 kg 3 tuổi 14,3 kg – 96,1 cm 11,3 kg – 88,7 cm 18,3 kg 4 tuổi 16,3 kg – 103,3 cm 12,7 kg – 94,9 cm 21,2 kg 5 tuổi 18,3 kg – 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg 2. Trẻ gái: Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân 0 3,2 kg – 49,1 cm 2,4 kg – 45,4 cm 4,2 kg 1 tháng 4,2 kg – 53,7 cm 3, 2 kg – 49,8 cm 5,5 kg 3 tháng 5,8 kg – 57,1 cm 4, 5 kg – 55,6 cm 7,5 kg 6 tháng 7,3 kg – 65,7 cm 5,7 kg – 61,2 cm 9,3 kg 12 tháng 8,9 kg – 74 cm 7 kg – 68,9 cm 11,5 kg 18 tháng 10,2 kg – 80,7 cm 8,1 kg – 74,9 cm 13,2 kg 2 tuổi 11,5 kg – 86,4 cm 9 kg – 80 cm 14,8 kg 3 tuổi 13,9 kg – 95,1 cm 10,8 kg – 87,4 cm 18,1 kg 4 tuổi 16,1 kg – 102,7 cm 12,3 kg – 94,1 cm 21,5 kg 5 tuổi 18,2 kg – 109,4 cm 13,7 kg – 99,9 cm 24,9 kg   Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé sơ sinh gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất. Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, ngày nay, các nhà dưỡng nhi đều khuyên các bà mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con. Nuôi con bằng sữa mẹ với những tình cảm âu yếm sẽ giúp bé phát triển tâm lý thuận lợi cùng với sự phát triển thể chất. Tránh được các trường hợp dị ứng do bú sữa lạ. Tránh được tình trạng thụ thai ngoài ý muốn trong 6 tháng sau khi sinh con. Vì thế các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh. Ăn uống để có nhiều sữa Từ thực vật: vitamin A có nhiều trong cần ta, hành lá, rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, rau càng cua, đậu xanh, cải bắp, cải trắng, rau trái có màu đỏ hay vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài… Từ động vật: vitamin A có nhiều trong gan súc vật, gan gà, vịt, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng… Các thực phẩm chứa vitamin A cao là gấc, cà rốt, gan heo, trứng vịt lộn. Vitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều Giò hầm đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan 250g + một đôi chân giò heo, thêm gia vị. Ngoài ra, có thể hầm giò heo với đu đủ non. Mướp non được xem là thực phẩm có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có thêm sữa. Tuy nhiên, mướp có tính thanh nhiệt nên sản phụ khi dùng mướp nên dùng thêm gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông khí huyết và trị tắt tia sữa. Rau đay: Góp phần làm lợi sữa. Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Mè đen cũng có tác dụng lợi sữa. Uống nhiều nước: Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C. Thận trọng với thuốc Khi đang trong giai đoạn cho con bú, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng vì thuốc trị bệnh cho mẹ sẽ tác động tới bé. Do đó: Không cần thiết thì không nên dùng thuốc, dù là thuốc đã quen dùng hoặc dùng lại theo toa thuốc cũ trước khi mang thai. Trường hợp bệnh đòi hỏi phải dùng thuốc thì nên tới bác sĩ khám và cần nói rõ đang cho con bú, con bao nhiêu tháng tuổi để bác sĩ có sự cân nhắc lựa chọn loại thuốc thích hợp cho mẹ mà không gây hại cho con. Liều được dùng bao giờ cũng là liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế gây hại cho bé. Chúc bạn và bé sức khỏe! Bs.Thuocbietduoc

Hỏi về hiện tượng đau nhói ở bụng dưới khi mang thai?

Hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi hiện đang có bầu được 15 tuần nhưng mấy hôm nay có hiện tượng thỉnh thoản bị đau nhói ở bẹn (2 hố chậu bên trái và phải). Xin bác sỹ cho biết tôi bị bệnh gì, đi khám thai nhi vẫn bình thường. Tôi xin cảm ơn ! (L.T.H – Bắc Ninh) Trả lời: Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường? Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức. Khi nào nên gặp bác sĩ? Nên đi khám ngay nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón. Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn? Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu. Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới. Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại. Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước. Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối. Nếu tình trạng đau kéo dài, bạn nên đi khám và mô tả rõ với bác sĩ các triệu chứng của cơn đau để được chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nếu thấy cần thiết. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh! BS. Thuocbietduoc

Bài viết nổi bật

Loading...