Cẩm nang

Sôi bụng tiêu chảy nên ăn gì cho mau khỏi và nhanh lại sức?

Khi mắc phải các vấn đề về tiêu hoá nói chung và sôi bụng tiêu chảy nói riêng, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp lý. Bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Nhiều người băn khoăn, khi bị sôi bụng tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi và mau lại sức? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc một số thực phẩm giúp nhanh cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy và phục hồi sức khỏe.   Mục lụcNguyên tắc ăn uống cho người bị sôi bụng, tiêu chảySôi bụng, tiêu chảy nên ăn gì?Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thểThực phẩm giàu tinh bộtThực phẩm giàu đạmThực phẩm giàu chất xơThực phẩm mềm dễ tiêu hóaThực phẩm giàu vitamin và khoáng chấtThực phẩm giàu lợi khuẩnSôi bụng, tiêu chảy kiêng ăn gì?Thực phẩm từ bơ, sữaĐồ ăn nhiều đườngĐồ ăn chứa nhiều chất béoĐồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóngThực phẩm tái, sốngThực phẩm sinh hơiTránh đồ uống chứa chất kích thíchLưu ý ăn uống cho người bị sôi bụng tiêu chảy Nguyên tắc ăn uống cho người bị sôi bụng, tiêu chảy Khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn thường phải đối mặt với tình trạng cơ thể mất nước, mất điện giải, người mệt mỏi, chóng mặt do đi ngoài liên tục. Chính vì vậy, chế độ ăn uống lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng, khôi phục sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện bệnh. Vì vậy, khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn cần cần lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau: Lựa chọn các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy và tránh xa những thực phẩm khiến triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng. Bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống giúp bù nước và dinh dưỡng đã mất khi tiêu chảy. Chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hoá và có lợi cho đường ruột. Chia nhỏ các bữa ăn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Tránh xa những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, gây đầy hơi, khó tiêu, khó hấp thụ. Sôi bụng, tiêu chảy nên ăn gì? Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến triệu chứng của hệ tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng sôi bụng, tiêu chảy, người bệnh nên ăn uống theo một số gợi ý dưới đây: Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Sôi bụng, tiêu chảy kéo dài dễ khiến cơ thể mất nước, suy kiệt thậm chí là sốc dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh việc uống đầy đủ nước lọc, điện giải, bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước dưới đây: Nước gạo rang. Nước ép táo, tổi, nước dừa, dưa hấu…. Một số loại trà giúp cải thiện tình trạng sôi bụng, tiêu chảy và giúp bổ sung nước như: trà hoa cúc, trà vỏ cam quýt (trần bì). Bổ sung sữa chua uống giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thực phẩm giàu tinh bột Nhóm thực phẩm giàu tinh bột giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, giảm tình trạng sôi bụng tiêu chảy. Bởi nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ cao, dễ tiêu hoá. Một số thực phẩm giàu tinh bột bạn nên bổ sung khi bị sôi bụng tiêu chảy như: khoai lang, khoai tây, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc…. Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến thành dạng cháo, súp, nấu canh vừa bổ sung nước, bổ sung tinh bột và giúp dễ tiêu hoá. Thực phẩm giàu đạm Sôi bụng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt… giúp phục hồi sức khoẻ sau những lần đi ngoài. Một số thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như: thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành… giúp bổ sung protein, sắt, kẽm và vitamin. Trong đó, thịt gà là lựa chọn tuyệt vời mà bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý chế các loại thực phẩm dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên, rán nhiều dầu mỡ nhé bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa nhé. Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ hòa tan có tác dụng tăng khối tích cho phân, giúp phân đặc nhưng mềm. Nhờ đó, giúp giảm bớt số lần đi ngoài, làm dịu niêm mạc ruột đang chịu tác động vì tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và giúp dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, khi chế biến các món ăn từ rau xanh, bạn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, tránh chiên xào, nhiều dầu mỡ nhé. Một số loại rau xanh, trái cây tươi tốt giúp cải thiện triệu chứng sôi bụng tiêu chảy và giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh hơn mà bạn có thể sử dụng như: chuối, ổi, táo, việt quất, rau mồng tơi, rau khoai lang, cần tây… Thực phẩm mềm dễ tiêu hóa Sôi bụng, tiêu chảy là triệu chứng gây nhiều khó chịu và mệt mỏi. Thay vì ăn những thực phẩm khô, cứng khó hấp thu chất dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hoá trầm trọng hơn thì bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ tiêu như: luộc, hầm, súp, cháo… Những thực phẩm này giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng mất nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là người đang bị sôi bụng tiêu chảy. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khoẻ nói chung mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hoá, giúp làm dịu dạ dày, hỗ trợ và cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất mà bạn có thể bổ sung trong thực đơn hằng ngày như: khoai lang, cà chua, dâu tây, rau chân vịt, măng tây… Thực phẩm giàu lợi khuẩn Khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn không nên bỏ qua thực phẩm giàu lợi khuẩn trong chế độ ăn uống hằng ngày. Sữa chua là thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột,  tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và làm lành các tổn thương ở niêm mạc ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn không nên sử dụng quá nhiều sữa chua. Theo khuyến cáo, người lớn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua (tương đương 250 – 500 gram) và trẻ em có thể dùng 1/2 – 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Tránh ăn sữa chua khi bụng đói và nên ăn sau bữa chính khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại men tiêu hóa giúp tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt các hại khuẩn trong đường tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo bác sĩ các loại men tiêu hoá có thể sử dụng nhé. Sôi bụng, tiêu chảy kiêng ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm được khuyên dùng khi bị sôi bụng tiêu chảy, người bệnh cũng nên hết sức lưu ý đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gây trầm trọng thêm tình trạng sôi bụng đi ngoài. Sau đây là một số thực phẩm, thức uống cần lưu ý: Thực phẩm từ bơ, sữa Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, bạn nên tránh các loại thực phẩm bơ, sữa, kem, phô mai, bơ…  Theo các chuyên gia sức khoẻ, trong sữa có thành phần lactose khó tiêu hóa. Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, bạn không thể hấp thu được lactose (loại đường có trong các sản phẩm làm từ bơ sữa gây khó tiêu) khiến triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy thêm trầm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn sữa chua giàu probiotic nếu cơ thể không có bất kỳ phản ứng gì. Xem tham khảo: Đau bụng đi ngoài có uống sữa được không? Đồ ăn nhiều đường Thực phẩm nhiều đường khiến hàm lượng insulin trong máu tăng cao, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, nó sẽ lấy nước từ tế bào vào ruột khiến phản xạ co bóp ở ruột mạnh hơn, từ đó làm tình trạng sôi bụng, tiêu chảy thêm trầm trọng. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường khiến các hại khuẩn phát triển mạnh trong đường ruột làm cho quá trình điều trị sôi bụng tiêu chảy gặp khó khăn hơn. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ làm tăng cơn co thắt ruột, gây tình trạng khó tiêu, tăng gánh nặng lên hệ tiêu hoá khiến triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị sôi bụng tiêu chảy, bạn nên loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nhanh trong thực đơn hàng ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều cần béo bạn cần tránh như: Đồ ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rán Các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Đồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng Các loại thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc ruột khiến đường ruột của bạn phải hoạt động co bóp mạnh hơn khiến triệu chứng sôi bụng tiêu chảy càng thêm trầm trọng. Chính vì vậy, khi bị sôi bụng tiêu chảy bạn tuyệt đối tránh xa một số thực phẩm muối chua, lên men như: dưa, cà, măng, kim chi… và các loại gia vị: muối ớt, sa tế, mù tạ, hạt tiêu… Thực phẩm tái, sống Các loại thực phẩm tái sống như gỏi, tiết canh, rau sống, các loại rau thơm, rau thủy sinh gây kích thích tiêu hoá và có thể khiến bạn dễ nhiễm khuẩn, kí sinh trùng làm gia tăng triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy thậm chí còn khiến bạn ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm sinh hơi Người bị sôi bụng, tiêu chảy được khuyến cáo không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như rau cải, súp lơ, bắp cải, hành tây, đào, mận, hoa quả sấy khô… bởi chúng sẽ làm cho tình trạng sôi bụng, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi càng thêm khó chịu. Tránh đồ uống chứa chất kích thích Những người có hệ tiêu hoá bình thường, khoẻ mạnh, các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê không phải là thức uống lành mạnh. Đặc biệt, nếu bị sôi bụng, tiêu chảy lại càng không nên sử dụng. Các loại đồ uống chứa cồn gây kích thích hệ bài tiết sẽ khiến bạn dễ mất nước. Ngoài ra, các loại đồ uống như cà phê chứa thành phần caffeine gây kích thích hệ thần kinh đại tràng làm tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn và phân trong ống tiêu hóa nhanh bất thường khiến tình trạng sôi bụng, tiêu chảy càng trở lên trầm trọng.. Xem thêm: Đẩy lùi sôi bụng tiêu chảy như thế nào? Lưu ý ăn uống cho người bị sôi bụng tiêu chảy Bên cạnh các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị sôi bụng, tiêu chảy thì bạn cũng cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây: Chỉ ăn những thực phẩm đã được chế biến kĩ, đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên có thói quen ăn uống đúng giờ. Tránh ăn những thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản, đặc biệt là các loại thực phẩm hết hạn, ôi thiu và có dấu hiệu nấm mốc. Tránh ăn những loại thực phẩm tái, sống như tiết canh, lòng lợn, rau sống, gỏi và nội tạng động vât. Hạn chế ăn các thực phẩm ven đường, không đảm bảo vệ sinh. Có thói quen rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc nơi công cộng. Khi bị sôi bụng, tiêu chảy nên uống đầy đủ nước và nghỉ ngơi tránh mất nước, mất sức Có thói quen thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. Xem thêm: 11 Cách chữa sôi bụng đi ngoài hiệu quả Sôi bụng, đi ngoài ở mức độ nhẹ không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng này không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa. Nhất là khi có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy kéo dài. Hy vọng qua thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn có thêm phương pháp cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi đã áp dụng những cách trên mà triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện các biểu hiện khác lạ, bạn hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

20+ loại thực phẩm giúp tóc chắc khỏe

Bên cạnh những phương pháp chăm sóc tóc từ bên ngoài như sử dụng kem xả, kem ủ, hấp dầu,… Có một bí quyết chăm sóc quan trọng giúp cho tóc khỏe mạnh từ bên trong, đó chính là một chế độ ăn uống với những dinh dưỡng có lợi và cần thiết cho mái tóc. Do đó, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp tóc chắc khỏe bạn hãy bổ sung thêm vào thực đơn của mình mỗi ngày nhé! Mục lụcTổng hợp những thực phẩm giúp tóc chắc khỏeCác loại thịt đỏGan động vậtThịt gia cầmTrứngHàuCá hồiTômCác loại rau giúp tóc chắc khỏeRau BinaKhoai langỚt ngọtCà rốtCải thìaCải xoăn, cải xoongThực phẩm khô giúp tóc chắc khỏeHạt hướng dươngCác loại hạtYến mạchQuếCác loại trái cây giúp tóc chắc khỏeỔiBơBưởiChuốiQuả mọngMột số loại thực phẩm khácNha đam Sữa và các chế phẩm từ sữa Tổng hợp những thực phẩm giúp tóc chắc khỏe Muốn sở hữu mái tóc chắc khỏe, bạn hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây để bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết giúp tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe và giảm rụng tóc. Các loại thịt đỏ Thịt đỏ có thể nói là một loại thức ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày đối với nhiều người. Loại thịt này giàu chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ tốt cho sự phát triển của mái tóc. Bên cạnh đó, Protein chứa trong thịt đỏ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ở nang tóc, cho bạn mái tóc chắc khỏe. Hơn thế nữa, thịt đỏ còn chứa nhiều Sắt – khoáng chất giúp các tế bào hồng cầu cung cấp oxy đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là nang tóc. Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu,… Gan động vật Các chuyên gia cho rằng nếu cơ thể thiếu Sắt sẽ gây rụng tóc, do đó bạn nên bổ sung đủ sắt để hạn chế tóc gãy rụng. Thành phần của gan chứa hàm lượng Sắt lớn nên gan sẽ là lựa chọn hiệu quả cho những ai đang bị rụng tóc do thiếu Sắt. Thịt gia cầm Thịt gia cầm chứa nhiều đạm – dưỡng chất có khả năng kích thích sự hình thành và phát triển cho các nang tóc mới, hạn chế tình trạng rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe từ bên trong. Vì thế, bổ sung thịt gia cầm cũng là cách giúp bạn bổ sung thêm Đạm vào cơ thể một cách tự nhiên. Thịt gia cầm bao gồm: thịt gà, thịt ngan, thịt vịt, thịt ngỗng,… Trứng Thành phần của trứng gà có chứa hàm lượng Biotin dồi dào giúp tóc mọc nhanh dài, chắc khỏe và dày hơn nếu bạn bổ sung đủ lượng Biotin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, Biotin còn đóng vai trò ổn định đường huyết, tóc sẽ dễ gãy rụng, móng giòn yếu nếu cơ thể của bạn thiếu hụt dưỡng chất này. Hàu Hàu giàu Kẽm, Canxi, và Magie cùng chất béo, đây là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với mái tóc. Trong đó, kẽm là thành phần quan trọng cấu tạo nên sợi tóc và có tác dụng kích thích hormone giúp mái tóc chắc khỏe, óng mượt, hạn chế gãy rụng. Cá hồi Cá hồi rất giàu omega 3, chất này có tác dụng hỗ trợ sức khỏe da đầu của bạn, ngăn ngừa rụng tóc, thúc đẩy nang tóc phát triển. Do đó, muốn sở hữu mái tóc chắc khỏe thì cá hồi là món ăn bạn không nên bỏ qua. Tôm Chắc hẳn bạn đã biết tôm chứa hàm lượng lớn Canxi. Tôm là một loại động vật có vỏ nên rất giàu dưỡng chất tốt cho sự phát triển của mái tóc, muốn tóc chắc khỏe hãy bổ sung thêm tôm vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé. Bởi trong tôm còn rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe nói chung và cho mái tóc nói riêng như: Omega 3, Vitamin D, kẽm, Sắt, Protein, Vitamin B,… Các loại rau giúp tóc chắc khỏe Rau Bina Rau Bina có chứa nhiều Sắt cùng chất bã nhờn chúng hoạt động như một dưỡng chất điều hòa tự nhiên cho mái tóc. Phần lá xanh của rau Bina cung cấp cho tóc những dưỡng chất quan trọng như: Sắt, Canxi, magie, Omega 3,… giúp tóc giảm gãy rụng và óng mượt tự nhiên. Khoai lang   Khoai lang rất giàu Beta-Caroten có khả năng bảo vệ tóc, cải thiện tóc khô xơ, chẻ ngọn, kích thích nang tóc phát triển, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hơn nữa, với những bạn đang muốn duy trì vóc dáng cân đối, khoai lang cũng là lựa chọn không tồi. Ớt ngọt Ớt ngọt rất giàu Vitamin E – một dưỡng chất quan trọng cho mái tóc giúp tăng tốc sự phát triển của tóc, đồng thời bảo vệ mái tóc bạn luôn chắc khỏe, bóng mượt. Cà rốt Cà rốt giàu Vitamin A rất tốt cho mắt và mái tóc của bạn, bổ sung đủ Vitamin A giúp tóc giảm gãy rụng hiệu quả, cho bạn mái tóc dày, chắc khỏe như mong đợi. Hãy bổ sung cà rốt thường xuyên bạn nhé. Cải thìa Nguyên nhân lớn gây rụng tóc là do cơ thể thiếu ferritin. Trong khi đó, rau cải thìa lại rất giàu dưỡng chất này. Vì thế, thường xuyên ăn cải thìa giúp bạn bổ sung đủ lượng ferritin cần thiết trong máu giúp mái tóc bạn ngày càng chắc khỏe hơn, cải thiện rõ rệt tình trạng rụng tóc. Cải xoăn, cải xoong Hai loại rau cải này có hàm lượng sắt lớn giúp bổ máu, tăng cường sự hoạt động mạnh mẽ ở nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Hơn thế nữa loại rau này còn giúp cung cấp chất nhờn cho tóc, chúng hoạt động như một loại dầu xả tự nhiên giúp tóc mềm mượt và bóng đẹp, loại bỏ bụi bẩn, nuôi dưỡng mái tóc. Thực phẩm khô giúp tóc chắc khỏe Hạt hướng dương Hạt hướng dương chứa hàm lượng Vitamin E dồi dào giúp tăng tuần hoàn máu trên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là vùng dưới da đầu. Bổ sung Vitamin E qua hạt hướng dương giúp nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhằm cung cấp đủ dưỡng chất, cho bạn mái tóc chắc khỏe từ bên trong. Các loại hạt Lạc và hạt điều: Cung cấp Selen – khoáng chất quan trọng giúp da đầu khỏe mạnh. Hạt lanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành: Cung cấp khoáng chất, Vitamin E và Kẽm có tác dụng nuôi dưỡng mái tóc từ bên trong, bảo vệ tóc tránh khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, khói và bụi bẩn. Hạt óc chó, hạnh nhân: Cung cấp omega 3 và alpha-linolenic axit có khả năng bổ sung Kẽm cho cơ thể, giúp mái tóc chắc khỏe toàn diện từ bên trong, đồng thời ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Yến mạch Yến mạch rất giàu Kẽm, Sắt, Vitamin B,… có khả năng kích thích sự phát triển toàn diện của mái tóc giúp tóc mọc nhanh dài và giảm gãy rụng một cách tự nhiên. Cho bạn mái tóc dày đẹp. Quế Quế mang tính nóng ấm có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da đầu, cho bạn nang tóc chắc khỏe vì được bơm đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, sử dụng quế thường xuyên giúp bạn có mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh hơn. Bạn có thể ăn trực tiếp, chế biến cùng thức ăn hoặc uống trà quế đều mang lại hiệu quả tương đương. Các loại trái cây giúp tóc chắc khỏe Ổi Ổi rất giàu Vitamin C mang lại hiệu quả tốt cho những người sở hữu mái tóc mỏng. Dưỡng chất này giúp ngăn ngừa rụng tóc, cho bạn mái tóc dày và chắc khỏe hơn. Hàm lượng Vitamin C chứa trong một quả ổi cao gấp 4 đến 5 lần so với một quả cam. Do đó, hãy bổ sung ổi mỗi ngày để có mái tóc dày đẹp hơn bạn nhé. Bơ Thành phần của trái bơ cũng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có khả năng kích thích sản sinh Elastin và collagen giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe. Có thể ăn bơ mỗi ngày hoặc dùng bơ ủ tóc mỗi tuần từ 2-3 lần để sở hữu mái tóc dày và suôn mềm hơn. Bưởi Việc sử dụng vỏ bưởi gội đầu, tinh dầu bưởi xịt dưỡng tóc không còn xa lại với chị em. Thế nhưng có lẽ ít ai biết ăn bưởi mỗi ngày cũng giúp cơ thể cung cấp thêm Vitamin C cho mái tóc của bạn ngày một chắc khỏe, nhanh dài. Hơn thế nữa, bưởi còn chứa Vitamin B12 giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và hình thành sợi tóc. Chuối Chuối mang trong mình hàm lượng Vitamin B6 cao có tác dụng giúp tóc bạn chắc khỏe, suôn mềm. Bên cạnh đó, sử dụng chuối thường xuyên còn giúp kích thích sự phát triển của tế bào máu, từ đó khiến tóc mọc nhanh hơn, giảm gãy rụng. Quả mọng Các loại quả mọng rất giàu Vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh. collagen có khả năng ngăn ngừa tóc gãy rụng, làm tóc chắc khỏe, thúc đẩy quá trình phát triển của mái tóc. Các loại quả này bao gồm: mâm xôi, dâu tây, việt quất, nho,… Một số loại thực phẩm khác Nha đam  Nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất không thể thiếu cho mái tóc như: chất chống oxy hóa, Vitamin A, C, E, B12, Axit folic,… có công dụng cân bằng độ pH trên da đầu, kháng khuẩn, làm sạch da đầu, đánh bay gàu giúp nang tóc khỏe mạnh và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Sữa và các chế phẩm từ sữa Sữa tươi, sữa chua, kem sữa tươi hoặc phomai chứa nhiều Canxi, Vitamin D, Kẽm, Protein, Magie,… giúp nuôi dưỡng mái tóc từ sâu bên trong, làm tóc bạn chắc khỏe, cải thiện tình trạng tóc gãy rụng nhiều, khô xơ và giòn yếu. Xem thêm: Thực phẩm giúp tóc mọc nhanh dài và dày Trên đây là các loại thực phẩm giúp tóc chắc khỏe lohha.com.vn đã tổng hợp lại. Mong rằng thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn áp dụng hiệu quả để sớm có mái tóc đẹp như mong đợi.

Hói đỉnh đầu có chữa được không?

Hói đỉnh đầu khiến bạn cảm thấy tự ti về mái tóc của mình. Vậy hói đỉnh đầu có chữa được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị hói đỉnh đầu nhé. Mục lụcHói đỉnh đầu là gì?Nguyên nhân dẫn đến hói đỉnh đầuMất cân bằng nội tiết tốThiếu hụt vitamin và khoáng chấtYếu tố di truyềnSử dụng nhiều hóa chất lên tócStressMột số bệnh lýHói đỉnh đầu có chữa được không?Các biện pháp cải thiện tình trạng hói đỉnh đầuChế độ ăn uống lành mạnhSử dụng dầu gội phù hợpChải đầu đúng cáchTránh stressKhông hút thuốc Hói đỉnh đầu là gì? Hói đỉnh đầu là vùng tóc phía trên đỉnh đầu bị rụng nhiều và lộ ra những mảng nhỏ da đầu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến vùng hói lan rộng ra và tạo thành mảng da đầu nhẵn bóng ở phần đỉnh đầu. Tình trạng hói đỉnh đầu có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng xuất hiện ở nam giới sớm hơn ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến hói đỉnh đầu Không phải tự nhiên phần tóc ở đỉnh đầu lại bị rụng nhiều và gặp khó khăn trong việc mọc lại. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau gây ra. Mất cân bằng nội tiết tố Theo nghiên cứu, các chuyên ra đã cho rằng sự gia tăng nồng độ hormone DHT (Dihydrotestosterone) là “thủ phạm trực tiếp” gây ra tình trạng hói đầu. Bình thường cơ thể chúng ta sản sinh rất ít hormone DHT. Tuy nhiên, khi nồng độ testosterone hoặc estrogen bị giảm sút, cơ thể sẽ tăng sản xuất DHT. Khi nồng độ hormone này tăng cao kích thích tuyến bã nhờn ở chân tóc tiết ra nhiều dầu hơn gây bít tắc nang tóc, khiến chúng bị yếu và dễ gãy rụng hơn. Hơn thế nữa, DHT còn gắn với các thụ thể ở nang tóc khiến nang tóc bị thu nhỏ, ngăn chặn sự phát triển của tóc, tóc mọc ra bị yếu và dễ gãy rụng. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất Vitamin và khoáng chất là những chất thiếu yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Dù chỉ cần hàm lượng rất nhỏ, nhưng nếu bổ sung thiếu những dưỡng chất này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong đó có cả tóc. Nếu cơ thể thiếu những dưỡng chất như: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B7, vitamin B5, vitamin E, kẽm, selen,… có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đỉnh đầu. Yếu tố di truyền Yếu tố gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Những người có ông, bà, bố, mẹ bị bệnh rụng tóc hói đầu sẽ có nguy cơ gặp phải triệu chứng này cao hơn so với bình thường. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người có bố bị hói đầu thì có nguy cơ bị là 50%, khi có cả bố và ông đều bị thì nguy cơ hói lên tới 100%. Đối với những người có tiền sử gia đình bị hói nên chú ý chăm sóc tóc nhiều hơn để quá trình rụng tóc, hói đầu diễn ra chậm hơn. Sử dụng nhiều hóa chất lên tóc Việc sử dụng quá nhiều hóa chất làm tóc liên tục trong một khoảng thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu. Bởi những hóa chất này có thể phá vỡ cấu trúc của tóc, tóc khô xơ, yếu và dễ gãy rụng. Stress Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều hormone cortisol để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi cortisol tăng cao hơn so với bình thường sẽ ức chế quá trình sản xuất hormone sinh sản là testosterone hoặc estrogen. Chính vì lý do này mà bạn thường xuyên bị rụng tóc, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng hói đỉnh đầu. Một số bệnh lý Đối với một số bệnh nhân đang gặp phải tình trạng nấm, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp, viêm nhiễm da đầu, buồng trứng đa nang. Hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thần kinh, suy nhược cơ thể có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đỉnh đầu. Hói đỉnh đầu có chữa được không? Nếu trường hợp hói đỉnh đầu do căng thẳng trong cuộc sống hoặc do dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm rụng tóc, bạn có thể giữ tâm lý thoải mái hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc có thể giảm bớt tình trạng hói đầu. Với trường hợp hói đỉnh đầu do thiếu dưỡng chất có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học có thể chấm dứt được tình trạng này. Một số trường hợp rụng tóc do rối loạn hormone trong cơ thể cần phải điều trị bằng thuốc hoặc một số phương pháp chuyên sâu để giúp giảm tình trạng tóc rụng và nhanh mọc lại. Hói do di truyền không thể tự khỏi, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị cải thiện triệu chứng nhằm làm chậm quá trình rụng.  Tuy nhiên hiệu quả ít hay nhiều phụ thuốc phần lớn vào yếu tố nội tiết của bản thân người bệnh. Trước tiên, cần có giải pháp ngăn chặn kịp thời các yếu tố làm ức chế sự tồn tại các nang tóc, từ đó mặc dù rụng tóc nhưng khả năng tóc mọc lại vẫn còn hi vọng. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc kích thích mọc tóc như Finasteride, Minoxidil. Tuy nhiên, thuốc sẽ hết hiệu quả sau khi ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, hói dầu ở một vùng diện tích lớn có thể điều trị thẩm mỹ bằng biện pháp cấy tóc. Nhiều người cũng sử dụng tóc giả để cải thiện vẻ bề ngoài của mình. Ngoài ra, liệu pháp laser liều thấp cũng đã được FDA cấp phép nhưng về hiệu quả lâu dài còn cần nghiên cứu thêm. Các biện pháp cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, để cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên như: Chế độ ăn uống lành mạnh Để hạn chế tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc lại, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự của tóc sẽ được bổ sung vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình. Thực phẩm giàu kẽm Khi bổ sung kẽm vào cơ thể sẽ cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể. Đồng thời giúp tái tạo tế bào khiến cho các nang tóc gắn kết chặt chẽ lại với nhau hơn. Số số loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể lựa chọn như: thịt bò, tôm, sò, các loại hạt,… Thực phẩm giàu protein Thành phần chủ yếu đề hình thành lên tóc là protein. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị yếu, khô xơ và dễ gãy rụng. Để sợi tóc mọc ra được khỏe mạnh và không bị rụng đi bạn cần bổ sung đầy đủ protein bằng các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… Thực phẩm giàu sắt Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu – giúp mang oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đủ máu, oxy và các dưỡng chất sẽ được phân tán đền các bộ phận, trong đó có cả tóc. Nếu cơ thể thiếu sắt nghĩa là tóc sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất để phát triển. Do đó, cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào trong chế độ ăn của mình. Sau đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt: trứng, thịt bò, chà là, nho khô, rau cải xoăn, ngũ cốc,… Sử dụng dầu gội phù hợp Đối với những người bị hói đỉnh đầu cần chú ý lựa chọn loại dầu gội phù hợp. Khi bạn sử dụng một loại dầu gội mà gặp phải tình trạng rụng tóc nặng hơn hoặc xuất hiện một số triệu chứng dị ứng phải dừng lại ngày. Bên cạnh đó, bạn nên đổi một loại dầu thích hợp với cơ địa của mình hơn, hoặc có thể lựa chọn một số loại dầu gội ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc lại như: Biotin & Collagen, Kaminomoto, Alpecin, Bigoo Natural Oringin,  Moroccanoil Moisture Repair Shampoo, Hairburst For Longer Stronger Hair,… Chải đầu đúng cách Để hạn chế tình trạng rụng tóc bạn không nên chải tóc lúc ướt. Bởi đây là lúc tóc yếu nhất, khi bạn chải tóc sẽ khiến protein trong tóc mất đi, tóc yếu đi. Bên cạnh đấy, khi chúng ta gội đầu chân tóc cũng giãn nở ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu chải quá mạnh vào lúc này sẽ khiến tóc rụng nhiều. Chính vì thế, bạn hãy chờ cho tóc khô khoảng 80% mới bắt đầu chải nhé. Khi chải tóc bạn nên lựa chọn lược có chất liệu từ gỗ hoặc sừng, không nên chọn những loại lược làm bằng kim loại vì chúng dễ làm tổn thương cho tóc và da đầu. Mỗi ngày bạn nên chải tối thiểu là 2 lần, mỗi lần không nên kéo dài quá 1 – 2 phút. Khi chải tóc tuyệt đối không được giằng, giật, kéo tóc vì có tác động mạnh sợi tóc rất dễ bị rụng. Tránh stress Stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Để cải thiện bạn cần loại bỏ phiền muộn, luôn tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc và giữ một tình thần tốt để mái tóc nhanh mọc lại và khỏe đẹp hơn. Không hút thuốc Hút thuốc lá có thể làm hỏng các nang tóc, làm trầm trọng hơn tình trạng hói đỉnh đầu. Bên cạnh đó, các hóa chất trong thuốc lá tác động tiêu cực đến hệ thống tuần hoàn khiến lượng máu đến da đầu bị suy giảm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc do nang tóc không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Chính vì thế việc hạn chế hoặc bỏ thuốc lá sẽ có tác động tích cực cho việc điều trị rụng tóc, hói đỉnh đầu.  

19 Loại thực phẩm dễ tìm giúp bổ sung nội tiết tố

Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất estron, estradiol và estriol (kí hiệu là E1, E2, E3), được tiết ra từ buồng trứng. Đây cũng là yếu tố quyết định vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ.

Tổng hợp câu hỏi về Khương Thảo Đan (Phần 1)

Khương Thảo Đan – Một trong những sản phẩm đang được quảng bá rộng rãi hiện nay. Đây là loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ trị các bệnh như viêm khớp đau vai gáy, viêm dây thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa khớp…Với số bệnh nhân sử dụng Khương Thảo Đan không ngừng tăng lên từng ngày cho thấy sản phẩm này nhận được sự tin tưởng của nhiều người dùng. Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi liên quan đến sản phẩm Khương Thảo Đan mà nhiều người đang thắc mắc, cần giải đáp. Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không? Với trường hợp đau dạ dày, men gan cao bác hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan. Thoái hóa là căn bệnh cần được sử dụng các biện pháp hỗ trợ, duy trì lâu dài, trong khi đó, một số loại thuốc tây lại ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và gan. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, Khương Thảo Đan khắc phục được nhược điểm này, mang lại hiệu quả tốt cho các xương khớp mà vẫn an toàn cho người sử dụng. Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Dùng bao lâu thì có tác dụng? Sản phẩm Khương Thảo Đan ra đời với hoạt chất KGA1 (được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) với hiệu quả giúp giảm đau, giảm viêm mà người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt sau 20 – 30 ngày sử dụng. Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa Collagen type 2 và bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh giúp tăng cường chất và lượng dịch khớp, đồng thời giúp hồi phục  phần sụn khớp bị phá hủy, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Tùy thuộc vào loại bệnh lý và tình trạng bệnh xương khớp nặng hay nhẹ và khả năng hấp thu của người sử dụng mà hiệu quả điều trị sẽ đến nhanh hay chậm hơn. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị thì bạn nên sử dụng một đợt liệu trình khoảng từ 3-6 tháng. Giá bán của Khương Thảo Đan 170.000 VND/ lọ, một lọ có 30 viên (Thông thường sẽ dùng hết 4 hộp/ tháng. Tuy nhiên khi mới sử dụng mà bạn đang ở giai đoạn đau cấp thì có thể uống 6 viên/ ngày thay vì liều thường dùng là 4 viên/ ngày để đạt hiệu quả giúp giảm đau nhanh hơn) Khương Thảo Đan có gì đặc biệt?  Khương Thảo Đan với hoạt chất KGA1 là thành tựu khoa học nghiêm túc của PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Không giống như các sản phẩm Đông y thông thường chỉ được bào chế theo kinh nghiệm truyền lại hay bài thuốc lâu đời, Khương Thảo Đan được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam với đầy đủ báo cáo chứng minh. PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự đã dành nhiều năm phân tích, nghiên cứu và thử nghiệm mới chiết tách thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam có tác dụng giúp giảm đau – chống viêm xương khớp mạnh mẽ. Khương Thảo Đan ra đời có chứa hoạt chất KGA1 có tác dụng giúp Giảm đau – Chống viêm mạnh mẽ, đồng thời ứng dụng thành tựu quý báu của Y học thế giới Collagen Type II giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới với hiệu quả gấp đôi Glucosamine + Chondrotin. Có thể nói, nhờ đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, Khương Thảo Đan sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp Việt Nam. Mua Khương Thảo Đan ở đâu? Khương Thảo Đan có bán tại:  Hệ thống thực phẩm chức năng LOHHA Cơ sở 1: 79 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội.                      ĐT: 024.6273.2030 Để đặt hàng và giao hàng tận nơi, bạn có thể đặt hàng Tại Đây hoặc gọi hotline: 0936185995 (nếu là cuộc gọi nhỡ LOHHA sẽ gọi lại cho bạn)                  

Các biện pháp tăng cường sức đề kháng để phòng dịch Covid - 19

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡngSức đề kháng là gì?Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm. Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào. Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,…Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.Bông cải xanhBông cải xanh chứa nhiều khoáng chấtGừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo. Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.Hạnh nhân cung cấp lương lớn vitamin E cho cơ thểNghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,… Hải sảnĐộng vật có vỏ chứa lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe Một số biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề khángUống nhiều nước.Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.Ăn chín uống sôi.Tập thể dục đều đặn.Sử dụng I3 – Immune Thái Minh để tăng cường sức đề kháng Gọi hotline: 0936 18 5995 để được tư vấn

Bài viết nổi bật

Loading...