Tràng Phục Linh

Những lưu ý trong ăn uống với bệnh viêm đại tràng mạn

Người bị bệnh viêm đại tràng mãn cần đặc biệt lưu ý trong việc ăn uống. Dưới đây là những lưu ý trong việc ăn uống với bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính 1. Đặc điểm của bệnh viêm đại tràng mạn tính Viêm đại tràng mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng vi sinh vật và ký sinh vật đóng vai trò đáng kể. Triệu chứng có khi chỉ nhẹ, thoáng qua, nhưng có khi nặng. Biểu hiện nhẹ của bệnh là những cơn đau bụng vùng hố chậu (hố chậu trái hoặc hố chậu phải, có khi đau cả hai), đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn. Thường có đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài khi lỏng khi sền sệt, có khi lại táo bón phân từng cục như phân dê, đi ngoài phải rặn nhiều dễ gây nên bệnh trĩ. 2. Những lưu ý trong ăn uống với người viêm đại tràng mạn Thức ăn đối với người bị viêm đại tràng mạn tính rất nhạy cảm. Hầu hết người bị viêm đại tràng khi ăn “thức ăn lạ” là bị đau bụng, đi lỏng ngay sau khi ăn không bao lâu. Vì thế, khi bị viêm đại tràng mạn tính bệnh nhân cần xác định nguyên nhân của viêm đại tràng mạn tính thì việc điều trị mới đưa lại kết quả tốt. Việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không phải là thuốc điều trị, nhưng nó có vai trò thúc đẩy quá trình lành bệnh và giảm các triệu chứng. Những khi bệnh nhân bị rối loạn kích thích gây đi lỏng, phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì không nên ăn rau, hoặc các loại có chất xơ; không ăn ớt, hạt tiêu, chất gia vị; không ăn các thức ăn chua; khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ; không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; không ăn các loại quả đóng hộp; không uống cà phê, kẹo sô-cô-la sẽ gây kích thích đại tràng. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá. Ngược lại thì những khi bị táo bón thì bệnh nhân nên ăn những thức ăn có nhiều rau xanh như canh lá mồng tơi, rau lang, củ khoai lang. Ăn cơm nhai kỹ, vẫn phải tránh ăn chua, cay, các loại gia vị; không uống rượu, bia. Cũng rất nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính cần tránh dùng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm steroid vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng trong lúc niêm mạc đang bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, ăn uống hợp lý thì tập thể dục đều đặn như tập dưỡng sinh, xoa bụng, đi bộ… cũng đóng góp đáng kể vào việc chữa trị bệnh VĐTMT có hiệu quả.  

Nhân sâm là độc dược bệnh viêm đại tràng

Theo đông y, nhân sâm là vị thuốc quý có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, tăng trí… Nhưng không phải trường hợp nào chúng cũng là thuốc bổ. Đặc biệt với bệnh nhân viêm đại tràng, nhân sâm là vị thuốc kiêng dùng.  Nhân sâm là vị thuốc quý  (Ảnh minh họa) Nhâm sâm là vị  thuốc dùng trong các trường hợp chân khí kém, gây ra trạng thái mệt mỏi của cơ thể hoặc những trường hợp kém ăn, da xanh xao, trí nhớ suy giảm ở người mới ốm dậy. Không nên dùng sâm cho trẻ em vì sâm có tác dụng “kích dục” sớm. Dùng đối với trẻ phát triển kém, cơ thể yếu ớt, còi cọc, xanh gầy. Liều dùng: Trẻ em: (2 – 4g/ngày) và thời gian ngắn (7 – 10 ngày). Người lớn: dùng 4 – 10g/ngày, dưới dạng hãm với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 2 – 3 tuần lễ. Hoặc dưới dạng ngâm rượu, có thể ngâm sâm tươi (toàn rễ). Tuy vậy nhân sâm không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, bụng thường xuyên bị căng tức, đầy trướng, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy…không được dùng.Nếu dùng có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.Vì nhân sâm có tính bổ khí, tăng huyết áp làm cho khí càng lên khiến cơn đau đại tràng không giảm bớt được. Lưu ý: Dùng nhân sâm nên theo hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc.  

Triệu chứng của viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa. Ở những nước đang hoặc kém phát triển bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn do điều kiện vệ sinh, môi trường sống không được đảm bảo. Tùy theo tình trạng bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Bệnh tái phát nhiều lần chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhận biết bệnh. Đau bụng và chuột rút Viêm loét đại tràng làm ảnh hưởng tới các lớp lót bên trong của trực tràng và đại tràng, thường để lại các vết loét. Chúng gây xước đường tiêu hóa dẫn đến chuột rút bụng nghiêm trọng, gây ra cảm giác đau đớn và buồn nôn. Khó chịu ở bụng Người bệnh cảm thấy khó chịu, bụng như có khối đá đè lên, nặng bụng. Cảm giác đau bớt khi trung tiên và đại tiện. Đau sẽ tăng lên nếu bị táo bón. Phân có máu Nếu bị viêm loét đại tràng, người bệnh gặp phải trường hợp đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy. Cảm giác muốn đi tiêu Rối loạn đại tiện dễ xảy ra, bụng có cảm giác sôi sùng sục, muốn đi tiêu ngay lập tức. Đi lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy máu, mót rặn, sau đi ngoài đau hậu môn. Gián đoạn giấc ngủ Ngủ không ngon giấc, cảm giác như có lửa đốt trong đại tràng. Hàng đêm tỉnh giác do phải đi tiêu nhiều lần. Giảm cân Bệnh gây loét ruột làm giảm khả năng hấp tjhụ chất dinh dưỡng và calo cho cơ thể. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, khó có thể giữ được trọng lượng khỏe mạnh. Mất nước Người bệnh trải qua tình trạng mất nước, các bộ phận trong cơ thể bị cản trở thực hiện các chức năng vốn có của nó. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng nóng, khó chịu trong đại tràng, tránh mất nước.. Tần suất của các triệu chứng Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân mà triệu chứng, biểu hiện và tần suất của viêm loét đại tràng không giống nhau. Cần theo dõi tần suất và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng để có cách điều trị tốt nhất.  

Thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng. Bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống nên việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên tránh. Đậu Là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, nên có thể gây đầy hơi. Vì vậy đậu không phải là món ăn lý tưởng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Bông cải xanh Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải, bắp cải và cần tây không dễ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra các hiện tượng đầy hơi, chuột rút cho người bệnh. Để hấp thụ tốt những loại thực phẩm này bạn nên nấu chín và cắt thành miếng nhỏ. Bắp, nấm Bệnh nhân viêm đại tràng có thể bị kích thích đường tiêu  hóa và gây tiêu chảy nếu ăn bắp và nấm. Củ hành Nằm trong danh sách những thực phẩm khó tiêu. Tuy nhiên, nếu băm nhỏ khi chế biến và nấu chín thì sẽ không có vấn đề gì. Thịt nhiều mỡ Thịt chứa nhiều mỡ là món “kỵ” với bệnh viêm loét đại tràng. Thay thế bằng thịt nạc, và nhớ nhai kỹ nếu không bệnh có triệu chứng nặng hơn. Thịt được chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. Nhưng cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn. Chocolate Hai thành phần chủ chốt chocolate là đường và caffeine. Chúng  có thể gây vọp bẻ và đi tiêu thường xuyên ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh nặng hơn. Nếu thích chocolate, chỉ nên dùng miếng nhỏ là đủ. Thực phẩm dạng kem Các loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo, như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. Dùng bơ đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự. Cà phê và trà Có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Tương tự là những loại thức uống khác chứa caffeine như nước ngọt có ga và nước tăng lực. Rượu bia Các loại rượu, bia khác nhau sẽ tác động đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Nói chung, mọi thức uống có cồn đều kích thích ruột và gây tiêu chảy. Bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không nên dùng khi đang đói. Soda Soda và nước giải khát có ga chứa nhiều caffeine, đường hóa học gây ra tình trạng đầy hơi, sôi ruột mà còn có thể gây chuột rút và sình bụng. Nên  hạn chế mức uống và đừng dùng ống hút vì nó sẽ tạo ra nhiều bọt khí trong đường ruột khi sử dụng soda.  Theo: Lohha    

Nhận biết viêm loét đại tràng chảy máu và chẩn đoán

Viêm loét đại tràng chảy máu gây ra hiện tượng viêm, loét và làm rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh thường xuất hiện ở các nước phát triển, với tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ như nhau. Tình trạng ngày một nguy hiểm nếu bệnh tiến triển lâu dài, vì vậy nên chẩn đoán sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Thế nào là viêm loét đại tràng chảy máu? Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, nơi hình thành và chứa phân trước khi được đẩy ra ngoài. Các thành phần của đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột non tiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn. Viêm loét đại tràng chảy máu là hiện tượng viêm loét, chảy máu và rối loạn chức năng của đại tràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh Triệu chứng của viêm loét đại tràng chảy máu  thường gặp nhất là hiện tượng đau bụng, tiêu chảy phân có máu, sốt và sụt cân. Mỗi giai đoạn của bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thông thường người ta chia làm 3 thể: thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng. Dưới đây là những biểu hiện về tiêu hóa của người bệnh: Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng Đại tiện thường bị tiêu chảy lẫn táo bón Thói quen đại tiện bị thay đổi Có cảm giác muốn đi ngoài cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt Sụt cân Xuất huyết tiêu hóa dưới: Đại tiện phân đen hoặc phân máu. Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện khác như: Biểu hiện về khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp Màu da: hồng ban nút Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật, Thận: Viêm đài bể thận, sỏi thận Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (Crohn) Nếu bệnh nhân có một số biểu hiện như trên kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, thiếu máu, tim nhanh, môi lưỡi khô… cần đi khám bác sỹ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên quá nặng. Khi đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Chuẩn đoán viêm loét đại tràng chảy máu Bác sỹ thường dùng một số phương pháp để chuẩn đoán viêm loét đại tràng chảy máu: Xét nghiệm phân: Tìm thấy máu và bạch cầu Xét nghiệm máu: Có biểu hiện bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu  nhỏ thì bị viêm loét đại tràng, thiếu máu hồng cầu to bị bệnh Crohn Sinh hóa: Albumin giảm do mất qua đường tiêu hóa khi viêm loét, giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( giảm K, Mg) . Chụp X-quang khung đại tràng, nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là biện pháp hữu hiệu giúp chuẩn đoán đúng bệnh viêm loét đại tràng chảy máu.    

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính

Viêm loét đại tràng mạn tính là dạng mạn tính của viêm loét đại tràng. Bệnh hay tái phát, gây tổn thương đặc trưng là viêm niêm mạc ở đại tràng và trực tràng. Chế độ ăn cho người bệnh rất quan trọng, vì dinh dưỡng hợp lý làm giảm những cơn đau và giúp bệnh mau khỏi. Chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm loét đại tràng mạn tính thường gây ra một số triệu chứng sau đây: Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy. Bụng dưới có cảm giác đau thắt, rối loạn đại tiện, mót rặn, sau đau hậu môn. Cơ thể thiếu máu, giảm albumin, sút cân do không hấp thụ dinh dưỡng Đa số trường hợp là đại tràng sigma và trực tràng nhưng tổn thương có thể cao hơn. 2. Tác dụng của chế độ ăn đối với viêm loét đại tràng Chống tiêu chảy bằng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ví dụ như gạo lứt, bột cám, bột ngô, rau nhừ… Chống mất nước nhờ uống dung dịch Oresol (ORS), một gói pha 2 lít nước. Hoặc cho uống nước gạo rang. 3. Nguyên tắc ăn uống Những thức ăn cứng nên bỏ khỏi thực đơn của bạn. Rau sống, ngô luộc, múi trái cây ảnh hưởng đến vết loét Không nên dùng những thức ăn sinh hơi như trứng, sữa, nước uống có ga… Thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua đậu tương. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein và năng lượng bằng cách dùng bột dinh dưỡng có các loại tảo; truyền tĩnh mạch đạm như Moriamion, Alvesin, Albumin, dung dịch glucose 30% (cứ 3g glucose thì cho thêm 1 đơn vị insulin). Nếu mất nước phải truyền tĩnh mạch dung dịch Ringerlatat. Tối thiểu cũng phải đảm bảo được mỗi ngày30Kcal, 0,8g protein/kg thể trọng và đủ vitamin, khoáng, vi khoáng, nếu không cơ thể sẽ suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe bị suy yếu. Chế biến thức ăn cho người bệnh cần lưu ý theo các nguyên tắc trên nhưng cần theo dõi thực tế sự thích nghi của từng người để lựa chọn thực phẩm phù hợp  

Bài viết nổi bật

Loading...