Phòng và trị bệnh

Sôi bụng đầy hơi khó tiêu là bệnh gì? Biện pháp xử lý hiệu quả!

Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là biểu hiện dễ gặp của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bênh lý nguy hiểm. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy, mời đọc giả theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này nhé   Mục lụcNguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêuĂn uống không hợp lýTác dụng phụ của thuốcRối loạn tiêu hoáHội chứng ruột kích thíchTáo bónViêm loét dạ dày – tá tràngHẹp hang vị dạ dàyTrào ngược dạ dày thực quản Ung thư dạ dày Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ?Phương pháp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêuDùng thuốcÁp dụng mẹo tại nhà tại nhàThay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là những triệu chứng thông thường xảy ra do sự sinh hơi trong ống tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. Từ đó chúng gây ảnh hưởng đến dịch tiết tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của đường ruột. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: chế độ ăn uống và một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể như sau: Ăn uống không hợp lý Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khói tiêu. Khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, những thực phẩm sinh hơi như ngũ cốc, hành, các loại đồ uống có ga, có cồn sẽ làm cho khí tích tụ trong dạ dày, đường ruột nhiều hơn gây sôi bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, một số trường hợp không dung nạp được lactose thường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây sôi bụng, đầy bụng. Tác dụng phụ của thuốc Trong một số trường hợp, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu có thể do tác dụng phụ khi bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ho cơ chế thần kinh hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Những loại thuốc này có thể gây rối loạn nhu động ruột, một số người còn kèm tiêu chảy hoặc táo bón. Rối loạn tiêu hoá Rối loạn đường tiêu hóa là tình trạng rối loạn co thắt của các bộ phận trong hệ tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện kèm một số biểu hiện khác đi kèm. Ngoài sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu thì rối loạn tiêu hóa còn gây ra: Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng lên khi bạn ăn thực phẩm có tính kích thích như chua, cay, nóng. Buồn nôn, nôn. Tiêu chảy hoặc táo bón bất thường. Mệt mỏi, chán ăn. Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp. Ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống phù hợp là bệnh cải thiện. Tuy nhiên, nếu rối loạn tiêu hóa mức độ nặng với biểu hiện: đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước, sút cân… bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây bất cứ tổn thương nào tại ruột. Một số yêu tố nguy làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm trùng nặng, thường xuyên căng thẳng, hệ vi sinh đường ruột thay đổi… Một số triệu chứng của bệnh: Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đau quặn bụng. Tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Phân có nhầy, mủ. Với những trường hợp hội chứng ruột kích thích mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiểm soát căng thẳng thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, các trường hợp nặng hơn, bạn cần đi khám để được điều trị bằng thuốc. Táo bón Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa. Đây là tình trạng đi đại tiện khó khăn, phân cứng, đi không hết phân, hậu môn đau rát, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón là do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, cay, nóng, uống nhiều bia rượu… Triệu chứng nhận biết táo bón ở mỗi đối tượng là khác nhau. Tuy nhiên, bệnh có một số đặc điểm chung: Đại tiện khó, đi đại tiện phải rặn nhiều. Phân cứng lỏn nhỏn, có thể lẫn máu. Đau bụng. Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra biến chứng: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, sình đại tràng. Vì vậy, bạn nên chú ý thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tình trạng táo bón. Viêm loét dạ dày – tá tràng Viêm loét dạ dày – tá tràng tình trạng xuất hiện các vết tổn thương, viêm loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng khiến lớp niêm mạc bị bào mòn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn). Chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn, nôn. Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị. Tiêu chảy, táo bón. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không tuân thủ điều trị và thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Do vậy, khi thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Hẹp hang vị dạ dày Hang vị dạ dày có chức năng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thụ với cơ thể. Hẹp hang vị dạ dày là tình trạng diện tích hang vị hẹp hơn so với bình thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình tiêu hoá. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng điển hình của hẹp hang vị ở giai đoạn đầu. Khi bệnh ở giai đoạn sau còn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng. Tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh hẹp hang vị nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể gây ra biến chứng như: hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày… gây nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng. Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày – thực quản (GRED) là tình trạng các chất trong lòng dạ dày bao gồm thức ăn, dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản, vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây ra các triệu chứng khó chịu như: Đau tức thượng vị. Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Miệng đắng, khé cổ. Đau họng, viêm họng. Bệnh trào ngược dạ dày diễn biến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng như: viêm thực quản, chít hẹp, thậm chí là ung thư. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên có hướng điều trị từ sớm để tránh biến chứng khó lường có thể xảy ra. Ung thư dạ dày Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Một số nguyên nhân gây ung thư dạ dày như: nhiễm vi khuẩn Hp, polyp dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, chế độ ăn uống, di truyền… Các triệu chứng của ung thư dạ dày tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng mức độ nặng: Buồn nôn, nôn. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đau bụng âm ỉ, đau nhiều khi đói và đau dữ dội sau khi ăn. Đi ngoài phân lẫn máu tươi hoặc đi ngoài phân đen Sụt cân nhanh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch khám sức khoẻ định kì nhằm tầm soát bệnh, phát hiện sớm, khi bệnh ở giai đoạn đầu việc điều trị khả quan hơn. Bên cạnh các nguyên nhân trên, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu có thể bắt nguồn từ: căng thẳng, stress dài ngày, mặc quần áo bó sát, dùng thắt lưng quá  chặt cũng khiến bụng bạn bị dồn ép, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ? Thông thường sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là phản ứng bình thường của cơ thể và không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên,  trong một số trường hợp chúng đi kèm với một số triệu chứng dưới đây thì nó có thể cảnh báo bệnh bệnh lý nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức: Sốt. Đau bụng quằn quại, dữ dội Tiêu chảy hoặc táo bón ra máu Ợ hơi, ợ chua. Buồn nôn, nôn mửa. Sụt cân. Phương pháp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu Có nhiều phương pháp giúp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ bạn có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể chọn lựa: Dùng thuốc Căn cứ vào nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau đây: Thuốc chống co thắt ruột: Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol… giúp giảm sôi bụng do nhu động ruột co bóp mạnh, giảm đau bụng, đi ngoài. Thuốc giảm đầy hơi: Beano®, Gas-X®, Simethicone, Carbophos®… giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, giảm sôi bụng sau khi ăn quá nhiều các thực phẩm gây tích tụ khí trong đường  tiêu hóa. Thuốc giảm nhu động ruột: Loperamide, Diphenoxylate… giúp giảm nhu động ruột, giảm sôi bụng, đau bụng. Thuốc giúp tiêu hóa tốt: men tiêu hóa. Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, hó tiêu. Tuy nhiên, chúng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi đã qua thăm khám và tư vấn kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Áp dụng mẹo tại nhà tại nhà Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm đơn giản, có sẵn tại nhà cũng có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu rất hiệu quả. Dùng gừng: Trong củ gừng có các chất chống oxy hóa kháng viêm, giảm đau và chống viêm loét nên giúp bạn cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể rửa sạch củ gừng, đập dập hãm với 1 cốc nước nóng trong vài phút và nhâm nhi uống dần. Dùng tỏi: Trong tỏi có chất kháng sinh mạnh như allicin, glucogen, fitonxit, vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa. Các chất này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn chặn triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi ,khó tiêu,… Để dùng tỏi, bạn chỉ cần bọc tỏi trong giấy bạc, nướng cho thơm lên rồi bọc tỏi trong lớp vải gạc, xoa vùng bụng 10 – 15 phút  sẽ giúp giảm sôi bụng, giải phóng lượng khí tồn đọng. Dùng vỏ cam quýt: Vỏ cam quýt phơi khô hay còn được gọi là trần bì. Chúng có tính ấm, vị đắng nên được dùng để trị chứng nôn mửa, đầy bụng, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Cách đơn giản nhất để sử dụng trần bì là hãm 1 nhúm vỏ cam quýt với nước sôi khoảng 15 phút rồi uống khi còn ấm. Chườm nóng Chườm nóng giúp tăng thân nhiệt, các cơ và dây chằng giãn nở, từ đó giảm kích thích thần kinh, cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thực hiện phương pháp chườm ấm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm, đổ nước nóng vào rồi lăn túi qua lại quanh vùng bụng 10 – 15 phút. Hoặc bạn dùng muối rang, gạo rang nóng bọc qua lớp vải rồi chườm lên bụng. Massage bụng: Massage bụng có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa như: giảm áp lực bên trong bụng, giúp hoạt động co bóp của nhu động ruột diễn ra trơn tru, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hạn chế tình trạng sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ cùng dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng dầu nóng xoa bóp cùng. Xem tham khảo: 9 Cách trị đầy hơi, chướng bụng khó tiêu Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, giảm sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin khoáng chất, chất xơ sẽ giúp đường ruột làm việc hiệu quả giảm thiểu tình trạng sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Thường xuyên uống nước, nên uống 2 đến 3 lít/ ngày để cơ thể nhanh chóng bài tiết chất thải một cách dễ dàng. Khi ăn nên nhai kĩ, tập trung ăn uống để giảm lượng khí vào hệ tiêu hóa. Các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp luộc, ninh nhừ, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá.Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, chua cay. Tuyệt đối tránh xa bia rượu, đồ uống có gas, thuốc lá, cà phê… Tránh ăn rau sống, thực phẩm tái, gỏi vì chúng chứa nhiều vi sinh vật gây hại có thể khiến sôi bụng, đau bụng, đi ngoài. Tránh sử dụng các loại nước có ga, gây kích thích như nước ngọt có ga, cà phê, bia, rượu,… Ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn quá no, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng dễ gặp. Nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra.

Top 11 cách chữa sôi bụng đau bụng đi ngoài hiệu quả

Sôi bụng, đau bụng, đi ngoài là triệu chứng thường gặp, gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ bật mí những cách đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.   Mục lục1. Dùng thuốc2. Uống nước gạo rang3. Uống trà gừng – mật ong4. Sử dụng lá ổi5. Dùng lá mơ lông6. Dùng quả hồng xiêm xanh7. Dùng rau sam8. Dùng quả sung9. Dùng hạt vừng đen10. Chườm nóng11. Massage bụng Có nhiều phương pháp giúp cải thiện sôi bụng, đau bụng, đi ngoài. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ mà bạn có thể chọn lựa những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài bạn có thể tham khảo: 1. Dùng thuốc Khi bị sôi bụng, đau bụng, đi ngoài, biện pháp nhanh nhất để kiểm soát tình trạng này là sử dụng thuốc tây y. Bạn có thể tham khảo một số nhóm thuốc cầm tiêu chảy, chống co thắt và giảm nhu động ruột dưới đây: Nhóm thuốc giảm nhu động ruột: Actapulgite, Loperamid, Smecta,.. giúp làm nhu động ruột hoạt động chậm hơn, hạn chế tình trạng thức ăn di chuyển quá nhanh trong đường ruột gây ra triệu chứng tiêu chảy. Nhóm thuốc giảm tiết dịch ruột: Racecadotril giúp ức chế enzym phân giải enkephalin – chất chống xuất tiết tự nhiên làm giảm mất nước và điện giải. Nhờ đó giúp giảm tiết dịch, chất điện giải vào phân, giảm thể tích phân, giảm đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nhóm thuốc chống co thắt ruột: Mebeverin, Buscopan, Spasmaverin… có tác dụng thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng, từ đó giảm đau bụng. Nhóm thuốc giảm sôi bụng, đầy hơi: Beano®, Carbophos®, Simethicone, Gas-X® có tác dụng điều hòa tiêu hóa, kiểm soát áp suất khí trong dạ dày, giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng này mà bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, vi khuẩn, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống kí sinh trùng… Xem đầy đủ: Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Sử dụng thuốc tây chữa sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy thường xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng cầm đảm bảo đúng liều lượng, thời gian để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. 2. Uống nước gạo rang   Gạo có vị ngọt, tính bình không chỉ là lương thực thiết yếu hàng ngày mà nó còn có tác dụng bù nước, bổ sung các khoáng chất, thanh nhiệt, giảm đau nhức, đào thải các chất độc hại trong đường ruột. Đặc biệt với những trường hợp đang bị đi ngoài, ngoài bổ sung các loại nước trái cây hay oresol thì nước gạo rang là một lựa chọn thích hợp. Để uống nước gạo rang, bạn có thể chế biến như sau: Sử dụng 1 nắm gạo đem rang vàng, cho vào nồi đun cùng 1 lít nước. Đun sủi thì vặn lửa nhỏ liu riu đến khi còn 500ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia làm 2 phần, uống sau bữa ăn. 3. Uống trà gừng – mật ong Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm dạ dày, giảm co thắt dạ dày, đường ruột, giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Theo y học hiện đại, củ gừng có các chất chống oxy hóa, Gingerols và Shogaols giúp kháng viêm, giảm đau và chống viêm loét. Các enzyme trong gừng giúp cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và giảm tiêu chảy rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sử dụng mật ong và gừng có tác dụng giảm buồn nôn, sôi bụng, đau bụng, kích thích tiêu hóa, giúp bạn phục hồi sau đi ngoài nhanh hơn. Bạn có thể dùng trà gừng và mật ong theo cách sau: Rửa sạch 1 củ gừng, đem đập dập hãm cùng 1 cốc nước nóng khoảng 3 phút. Cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống khi còn ấm. Ngày uống 2 lần. Ngoài trà gừng, bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo dược khác như: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà trần bì… cũng cải thiện sôi bụng, đau bụng, đi ngoài rất tốt. Xem thêm: Cách dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài 4. Sử dụng lá ổi   Theo nghiên cứu, trong lá ổi có các tinh dầu dễ bay hơi và hàm lượng tannin khá cao giúp săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, lá ổi  giúp giảm sôi bụng, đau bụng và đi ngoài hiệu quả. Để sử dụng cách này, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: Chuẩn bị 50g lá ổi cả non và già đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng. Vò nát lá ổi và cho vào nồi đun cùng 2 bát con nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước chia làm 3 phần uống. Uống trước các bữa ăn 15 phút. 5. Dùng lá mơ lông Theo Đông y, lá mơ lông có vị ngọt đắng, tính bình giúp kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hoá. Theo y học hiện đại, lá mơ lông có hoạt chất Sulfur dimethyl disulphit được cho là có tác dụng tương tự như kháng sinh giúp kháng viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt của một số vi khuẩn. Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa các chất như: protein, caroten, vitamin C, tinh dầu giúp giảm sôi bụng, đầy bụng, đau bung đi ngoài và chống co thắt hồi tràng hiệu quả. Để dùng lá mơ lông, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: Chuẩn bị 50g lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối, vớt ráo nước và thái nhỏ. Trộn lá mơ cùng 2 lòng đỏ trứng gà. Lấy lá chuối rửa sạch và lót xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, đun lửa nhỏ liu riu. Khi chín một mặt thì lật mặt tiếp theo xuống dưới cho chín. Ăn món này liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm dần. Chú ý: Món trứng lá mơ lông không chiên với dầu ăn để tăng tính hiệu quả giảm sôi bụng, đi ngoài. 6. Dùng quả hồng xiêm xanh   Quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính ôn và có chứa hoạt chất tannin nên có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tình trạng sôi bụng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bạn có thể sử dụng hồng xiêm theo hướng dẫn sau: Chuẩn bị 15 – 20g quả hồng xiêm xanh đem rửa sạch, thái thành lát mỏng, ngâm với nước muối. Cho hồng xiêm vào nồi đun cùng 200ml nước. Đun đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp, để nguội chắt lấy nước chia làm 2 phần uống. Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả. 7. Dùng rau sam Rau sam có vị chua, tính hàn và chứa các kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây đi ngoài nhiều lần trong ngày như: trực khuẩn lỵ, amip, các loại giun kí sinh… Vì vậy, loại rau này giúp giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Để dùng rau sam, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn: Chuẩn bị 200g rau sam đem rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt để ráo nước. Cho rau sam vào nồi đun cùng 3 bát con nước. Đun sủi rồi vặn nhỏ lửa liu riu đến khi còn 1 bát nước thì chắt lấy nước, chia làm nhiều phần uống trong ngày. Uống 3 – 5 ngày liên tục sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra: Nếu bạn đi ngoài ra máu thì cho thêm 20g nhọ nồi cùng 20g rau má đun lấy nước uống như cách trên. 8. Dùng quả sung   Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong quả sung có chứa các acid shikimic, acid malic, acid oxalic, acid quinic, acid citric và các khoáng chất như canxi, photpho, kali và các vitamin B, C… Những thành phần hoạt chất này có tác dụng điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước vào tế bào, giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Bạn có thể dùng quả sung chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài theo cách sau: Chọn những quả sung bánh tẻ còn xanh đem rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Đem phơi sung thật khô và tán thành bột mịn cho vào lọ bảo quản và dùng dần. Mỗi lần dùng lấy 8 – 10g bột sung pha với nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 3 lần. 9. Dùng hạt vừng đen Trong vừng đen có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng axit béo chưa bão hòa cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong vừng đen còn chứa dầu giúp bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm các triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Bên cạnh đó, vừng đen còn có tác dụng làm sạch sâu trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa. Cách dùng vừng đen như sau: Chuẩn bị 40g vừng đen đem rang chín thơm. Trộn 1 muỗng canh vừng đen với 1/3 muỗng canh mật ong (khoảng 5ml mật ong). Uống hỗn hợp với nước, ngày uống 2 lần. 10. Chườm nóng   Chườm nóng là biện pháp giúp tăng tuần hoàn máu làm giãn mạch, lưu thông mạch máu và giảm kích thích thần kinh, nhờ đó tình trạng chướng bụng, sôi bụng được cải thiện. Ngoài ra, chườm nóng còn giúp giảm co cứng các hệ cơ, tăng sức đàn hồi, giảm đau các mô mềm, các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón cũng được cải thiện nhanh chóng. Có nhiều cách chườm nóng mà bạn có thể thực hiện như: Chườm nóng bằng chai hoặc túi chườm: Cho nước nóng 50 – 60 độ vào túi chườm, vặn nút chặt lại rồi đặt lên vùng bụng khoảng vài phút sẽ thấy giảm sôi bụng, đau bụng hiệu quả. Chườm bằng khăn: Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt sơ qua và đặt vào vị trí sôi bụng, đau bụng. Khi nào khăn hết nóng, bạn tiếp tục nhúng khăn vào nước nóng và chườm. Chườm bằng muối rang: Lấy 1 bát con muối đem rang trên bếp cho nóng rồi bọc vào khăn mềm, đặt lên vùng bụng đang bị đau cho đến khi cơn đau giảm. Thực hiện phương pháp chườm khoảng 5 – 7 phút đến khi cảm giác sôi bụng, đau bụng được cải thiện. 11. Massage bụng Massage bụng là một trong những biện pháp giúp làm giảm sôi bụng, đau bụng hiệu quả bởi masage bụng giúp tăng tuần hoàn máu, làm giảm các cơn co thắt, cải thiện tình trạng đầy hơi, sôi bụng, giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó, massage bụng còn giúp giải phóng một lượng lớn endorphin, từ đó làm giảm cơn đau do đầy hơi, sôi bụng gây ra. Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm bụng theo hướng dẫn dưới đây: Nằm hoặc ngồi thoải mái. Xoa 2 lòng bàn tay cho ấm lên và áp vào bụng xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới quanh khu vực bụng sôi và đau đều đặn. Thực hiện xoa bóp liên tục trong khoảng 10 – 15 phút cho vùng bụng ấm lên. Có thể massage bụng nhiều lần trong ngày. Lưu ý: Để massage bụng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể massage bụng với một số loại tinh dầu: đinh hương, quế, khuynh diệp… Ngoài ra, tránh massage bụng khi mới ăn no. Trên đây là danh sách top 11 cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp, sôi bụng, đau bụng, đi ngoài kèm theo một số triệu chứng lạ và có chiều hướng tiến triện nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Các biện pháp tăng cường sức đề kháng để phòng dịch Covid - 19

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡngSức đề kháng là gì?Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm. Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào. Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,…Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.Bông cải xanhBông cải xanh chứa nhiều khoáng chấtGừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo. Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.Hạnh nhân cung cấp lương lớn vitamin E cho cơ thểNghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,… Hải sảnĐộng vật có vỏ chứa lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe Một số biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề khángUống nhiều nước.Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.Ăn chín uống sôi.Tập thể dục đều đặn.Sử dụng I3 – Immune Thái Minh để tăng cường sức đề kháng Gọi hotline: 0936 18 5995 để được tư vấn

Các phương pháp điều trị trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh trĩ có 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ mắc trĩ và tránh làm nặng thêm bệnh trĩ.   Bệnh trĩ không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Có 4 phương pháp điều trị bệnh trĩ: Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống/bôi, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Tùy thuộc vào loại bệnh, các cấp độ của bệnh, các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Cách chữa bệnh trĩ không dùng thuốc Bệnh trĩ liên quan nhiều tới lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, yếu tố nghề nghiệp. Những người thường xuyên phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, những người làm việc nặng, khiến áp lực lên ổ bụng tăng, thường dễ mắc trĩ. Trong quá trình điều trị người bệnh cần kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, vận động khoa học. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học Chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, làm việc tập trung mà còn giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: Thể dục, thể thao hàng ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hạn chế tối đa việc ngồi làm việc vài giờ đồng hồ liên tục đối với môi trường làm việc có đặc thù đứng, ngồi nhiều như: các nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân nhà máy… Có thể tự thay đổi sinh hoạt bằng việc nên đi lại lấy nước, lấy vật dụng cá nhân… 1 – 2 lần/giờ làm việc giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch và máu được lưu thông tốt hơn. Tránh để đầu óc căng thẳng, suy nghĩ, stress kéo dài – là yếu tố bên ngoài gây ra bệnh trĩ. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý Chế độ ăn uống hợp lý tốt cho sức khỏe người bệnh trĩ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh: Bổ sung, tăng cường chất xơ: các loại rau xanh, củ, quả, các loại hoa là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung cho cơ thể, và còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – nguyên nhân hàng đầu giúp bệnh trĩ phát triển và hình thành. Bổ sung nước hàng ngày với lượng tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày. Có thể uống kèm các loại nước ép hoa quả, nước ép rau củ hoặc trái cây. Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa các vị ngọt nhân tạo như: khoai tây chiên, thịt nướng, thịt áp chảo, bánh ngọt, bánh kem, bánh gato…. Không dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa các chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá… Thiết lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Việc nhịn đại tiện, 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần khiến phân bị dồn nén, cứng, ứ đọng trong trực tràng gây ra bệnh táo bón. Khi đi đại tiện người bệnh sẽ phải dùng lực mạnh để rặn khiến áp lực tác động vào trực tràng và hậu môn nhiều hơn. Hậu quả làm cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn đối với người đang mắc bệnh trĩ và tỉ lệ bệnh trĩ tái phát cao hơn đối với người đã điều trị khỏi bệnh. Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày (tốt nhất là vào buổi sáng), làm hệ tiêu hóa và ruột già nhu động tự phản xạ đẩy phân ra ngoài hàng ngày, giúp phòng và điều trị bệnh táo bón cũng như bệnh trĩ. Không nên đi đại tiện quá lâu: Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên người bệnh trĩ chỉ nên đi đại tiện tối đa 20 phút. Việc đi đại tiện lâu khiến vùng trực tràng và ổ bụng bị dồn nén, chịu áp lực mạnh dễ làm cho các tĩnh mạch giãn nở và gây ra bệnh trĩ. Để cải thiện việc đi đại tiện lâu, người bệnh nên “tập trung” đi đại tiện, không nên mang các thiết bị vào cùng nhà vệ sinh như: điện thoại, ipad… làm phân tán, kéo dài thời gian. Ngoài ra, người bệnh trĩ cần phải rất chú trọng khi vệ sinh hậu môn, không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất khi nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô, dù có ngứa cũng không được mạnh tay chà sát mà cần nhẹ nhàng.   Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất. Vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng hơn và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Các biện pháp điều trị dùng thuốc chủ yếu áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hoặc là cải thiện bệnh, ngăn bệnh nặng thêm. Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có thể chia thành thuốc dùng tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân. Các thuốc dùng tại chỗ: các thuốc dùng bôi, xịt hoặc đặt hậu môn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu: Thuốc tê, thuốc giảm đau: làm giảm các triệu chứng đau, bỏng rát, ngứa ngáy quanh hậu môn. Thuốc co mạch: làm giảm chảy máu do trĩ, đồng thời cũng có tác dụng giảm viêm và ngứa tức thời. Thuốc chống viêm tại chỗ: các chế phẩm bôi corticoid dùng tại chỗ làm giảm viêm, phù nề cho tổn thương trĩ. Thuốc kháng sinh tại chỗ: các thuốc kháng sinh dạng kem, gel bôi tại chỗ khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc dùng toàn thân: chủ yếu là các thuốc có chứa các chất làm bền thành mạch để hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Ngoài ra có các thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng sử dụng khi cần: Thuốc làm bền thành mạch: có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, bền thành mạch và đối kháng với một số chất trung gian hóa học tham gia phản ứng viêm. Các hoạt chất flavonoids trong thực vật thường có tác dụng này, điển hình là rutin, quercetin,… Các thuốc giảm đau, chống viêm: sử dụng khi có các biến chứng gây đau, phù nề, lở loét. Thuốc nhuận tràng: sử dụng khi có táo bón, vì táo bón làm nặng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên k nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng các cơ hậu môn. Can thiệp ngoại khoa chữa bệnh trĩ nặng Các trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường cần chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh, có thể lựa chọn các biện pháp can thiệp khác nhau: 1. Phương pháp cắt trĩ PPH Có thể nói đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay có thể áp dụng cho các loại bệnh trĩ. Các thao tác thực hiện được tiến hành tự động bằng máy khâu nối tự động HYG-34 giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ. Đây là phương pháp có khả năng phục hồi tổn thương nhanh, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, ít gây đau đớn, ít làm tổn hại đến cơ vòng hậu môn và có tính thẩm mỹ cao. Cách thực hiện: Máy khâu nối tự động HYG-34 cắt tận gốc mạch của các búi trĩ  tại phần niêm mạc phía trên đường lược, đồng thời tiến hành khâu tạo hình hậu môn ở phía bên ngoài. Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nào tái phát bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật có chi phí thực hiện khá cao. 2. Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo Được đưa vào ứng dụng trong Y khoa từ năm 1993, phương pháp Longo cắt trĩ nhanh chóng trở thành phương pháp cắt trĩ được ưa chuộng với ưu điểm ít gây đau đớn, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, thời gian phẫu thuật nhanh và có tính thẩm mỹ cao. Cách thực hiện: Máy khâu sẽ tạo những đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm với mục đích làm giảm lượng máu chảy vào búi trĩ. Từ đó cắt bỏ và làm thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tối đa việc mất máu khi đi đại tiện. 3. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT Cùng với phương pháp Longo, PPH, phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT (high–frequency capacitance pile treating) nằm trong top những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường. Cách thực hiện: Áp dụng nguyên tắc “nhiệt nội sinh” – sử dụng sóng điện từ tần cao ở 70 – 80 độ C làm đông các mạch máu, hình thành các mô sẹo tại tĩnh mạch khiến các búi trĩ bị thắt nút và không có máu duy trì. Sau đó tiến hành cắt búi trĩ tận gốc. 4. Phương pháp cắt trĩ bằng tia Laser Kỹ thuật cắt trĩ bằng Laser sử dụng gồm nhiều loại như laser CO2, laser ND. Đây là một thủ thuật ngoại trú. Cách thực hiện: Bệnh nhân được tiêm thuốc tê vào phần tĩnh mạch để tránh cảm giác đau đớn. Đối với các búi trĩ nội lớn, bác sĩ sẽ dùng tia laser ở chế độ lớn để cắt, còn các búi trĩ nhỏ sẽ được xử lí bằng chế độ tia laser bốc hơi. Sau khi hoàn thành, ở các vết cắt sẽ chỉ để lại vết sẹo nhỏ, không đau và nhanh lành. Đối với trĩ ngoại: do trĩ ngoại nằm dưới lớp da vùng hậu môn nên sẽ thực hiện cắt bỏ bằng chùm tia cắt laser. 5. Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD Phương pháp này có thể thực hiện cho người bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ vòng. Đây là phương pháp thực hiện nhanh, không gây nhiều đau đớn và việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Cách thực hiện: Bác sĩ tiêm thuốc tê và tiến hành khâu niêm mạc trĩ bằng nhiều mũi khâu vắt, sau đó cố định mũi khâu ở đầu cao trên ống hậu môn. Cách làm này khiến lượng máu lưu thông vào búi trĩ giảm dần, làm búi trĩ không được nuôi dưỡng, teo nhỏ và sẽ rụng. 6. Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan Với ưu điểm lớn giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, tuy nhiên phương pháp Milligan Morgan có điểm trừ khi tỉ lệ tái phát bệnh lại khoảng 5 – 7%, gây đau lâu và có thể gây tổn thương niêm mạc, dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc sau hậu phẫu không cẩn thận. Cách thực hiện: Phẫu thuật mổ được tiến hành và các búi trĩ được cắt bỏ từ từ. Những mảnh niêm mạc da nằm giữa các búi trĩ được giữ lại và khâu nối với nhau làm giảm tổn thương trên bề mặt ống hậu môn và nâng cao tính thẩm mỹ. 7. Dùng phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ Đây là phương pháp truyền thống, hiện nay không còn được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật cắt trĩ. Điểm trừ của phương pháp này là gây cảm giác đau đớn trong phẫu thuật và cả sau hậu phẫu, tỉ lệ tái phát bệnh cao chiếm khoảng 10%, có thể gây ra các biến chứng sau phẫu thuật như: đại tiện mất tự chủ, rò hậu môn và hẹp lỗ hậu môn. Cách thực hiện: Bác sĩ tiến hành khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Sau đó, kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với vùng da hậu môn. 3. 5 Cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian 1. Trị bệnh trĩ bằng cúc tần Cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, trong đông y có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc. Theo tây y, cúc tần còn có khả năng làm săn se, hạ sốt. Cúc tần được sử dụng trong điều trị trĩ trong dân gian ở Thái Lan từ lâu đời. Thành phần hóa học chính trong cúc tần có acid chlorogenic, sesquiterpenoids, monoterpen, triterpenoid, favonoids. Cúc tần được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, chống loét, kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau. Trong đó, mạnh nhất là tác dụng chống viêm cấp tính ở búi trĩ. 2. Trị bệnh trĩ bằng ngải cứu Ngải cứu đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý như giảm đau, kháng khuẩn,… và đặc biệt là tác dụng trên mạch máu của ngải cứu. Nhóm tác giả Việt Nam hợp tác với nước ngoài đã nghiên cứu về tác dụng của ngải cứu trên mạch máu. Theo đó, ngải cứu vừa có tác dụng gây co mạch, vừa có tác dụng gây giãn mạch ở các điều kiện khác nhau. Trong điều kiện mạch máu đang chịu kích thích co mạch, ngải cứu có tác dụng làm giãn mạch và ngược lại, khi mạch máu đang trong điều kiện thư giãn, ngải cứu lại kích thích gây co mạch. Thành phần hóa học chính trong cây là tinh dầu với hàm lượng 0,20- 0,34%. Đối với bệnh trĩ, các búi trĩ đang ở điều kiện giãn quá mức, ngải cứu có thể phát huy tác dụng gây co mạch, giúp cải thiện nhanh triệu chứng chảy máu ở các búi trĩ. 3. Trị bệnh trĩ bằng lá lốt Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn, đồng thời có tác dụng chống viêm búi trĩ. Thành phần hóa học chính trong lá lốt là tinh dầu và alkaloid. Tác dụng kháng khuẩn tốt của lá lốt có thể giúp hạn chế thương tổn gây ra do bội nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, piperine trong lá lốt còn có tác dụng hiệp đồng với nghệ, làm tăng các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. 4. Trị bệnh trĩ bằng lá sung Thành phần hóa học chính của sung có các flavonoids, triterpenoids, alkaloids, tanin, kaemferol, rutin, … Nhựa mủ sung được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để điều trị bệnh trĩ. Một số tác dụng dược lý của cây sung đã được y học hiện đại chứng minh như chống viêm, kháng khuẩn, phục hổi tổn thương. Sử dụng lá Sung có tác dụng làm săn se, giúp búi Trĩ co lên nhanh. 5. Trị bệnh trĩ bằng nghệ Thành phần thể hiện tác dụng chính của nghệ là curcumin, một hỗn hợp 3 chất màu có trong thân rễ của cây. Nghệ đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý, trong đó nổi bật nhất là tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương ở các búi trĩ. Trĩ là một trong những bệnh phổ biến nhất vùng hậu môn trực tràng. Phát sớm, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát trĩ. 6. Vượt qua bệnh trĩ bằng Cotripro Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu chữa bệnh trĩ dân gian kể trên đã được bào chế thành kem bôi Cotripro tiện dụng, được rất nhiều người bệnh ưa chuộng và tin dùng. Công thức của kem bôi là sự kết hợp 5 vị thuốc dùng ngoài, trong đó có 2 vị lá Sung và Cúc tần đã được sử dụng điều trị trĩ theo kinh nghiệm dân gian lâu đời. Từng vị thuốc đều có các tác dụng tốt cho bệnh trĩ như chống viêm, giảm đau, co mạch, ức chế thấm mạch…   Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.Hầu hết các dược liệu đều có tác dụng kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ. Ai nên sử dụng Cotripro? Người mắc Trĩ nội, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp… Nứt kẽ hậu môn Người hay bị đau rát hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh Cotripro dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Ưu điểm của Gel bôi Cotripro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng nhanh và co lên hiệu quả. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Cách sử dụng Gel bôi Cotripro   Cotripro cam kết sẽ hoàn lại tiền sau 2 tháng sử dụng nếu không thấy hiệu quả. Theo đó, sau 2 tháng dùng Cotripro với liệu trình từ 4 – 6 tuýp, Quý khách không thấy CO BÚI TRĨ so với trước khi sử dụng sẽ được hoàn lại toàn bộ số tiền đã dùng sản phẩm.  

Sai lầm khi phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn, búi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn. Tuy nhiên, việc phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại thường không đơn giản đến thế. Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn trĩ ngoại, nếu trĩ nội đã phát triển ở giai đoạn sa ra ngoài thì thường bị nhầm lẫn với trĩ ngoại. Việc phát hiện sớm, phát hiện đúng giúp quá trình điều trị  đơn giản và hiệu quả.   Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ nội hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Ban đầu, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, được bao bọc bởi niêm mạc. Khi búi trĩ to dần ra, sa xuống ra ngoài hậu môn, do đó người bệnh thường nhầm lẫn giữa trĩ nội sa và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội phổ biến hơn nhiều so với bệnh trĩ ngoại. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều bị trĩ nội, nhưng bệnh chỉ gây vấn đề cho đến khi các tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng lên và chùng dãn quá mức. Một trong nhiều cách để phát hiện ra trĩ nội là nội soi hậu môn – trực tràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội là chảy máu hậu môn. Khi các búi trĩ sưng phồng và chùng dãn quá mức, bạn có thể bắt gặp các triệu chứng bệnh trĩ điển hình. Bạn có thể không nhận thấy bất kì cơn đau nào cho đến khi búi trĩ nội phát triển mạnh và trầm trọng hơn, vì có rất ít dây thần kinh được tìm thấy ở khu vực trực tràng của bạn. Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng, mô trĩ nội có thể được thấy từ bên ngoài hậu môn dưới dạng trĩ sa. Bác sĩ là người có thể xác định chính xác bạn đang bị trĩ ngoại hay trĩ nội bị sa. Nếu bạn nhận thấy một lượng máu nhỏ sau khi đi vệ sinh, hoặc cảm nhận có các mô dư thừa xung quanh hậu môn, bạn cần đến bác sĩ để tìm ra vấn đề tiềm ẩn và tìm cách điều trị thích hợp. Bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Theo thời gian, các búi trĩ phình to dần, người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các búi trĩ ngoại này thường có sắc tố giống như phần còn lại của da, hoặc đôi khi có màu đậm hơn màu da xung quanh như màu tím hoặc màu tím nhạt. Búi trĩ ngoại phồng căng có bề mặt khô. Bệnh trĩ ngoại dễ gây đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn. Ở giai đoạn đầu, cảm giác này thường thấy sau một đợt ăn nhậu hoặc ăn cay nóng nhiều, sau đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ tự khỏi Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và gây đau hơn rất nhiều so với đau do trĩ đơn thuần. Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại thì bạn cần được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nội soi hậu môn trực tràng. Dấu hiệu dễ nhầm lẫn giữa trĩ ngoại và trĩ nội Về cơ chế hình thành thì trĩ nội, trĩ ngoại giống nhau; nhưng vị trí hình thành thì khác nhau. Tuy nhiên, trĩ ngoại sẽ không có hiện tượng thò ra thụt vào, hay không co lên sau khi đi đại tiện như trĩ nội được, vì bản thân nó lúc nào cũng nằm ở ngay rìa hậu môn rồi. Chỉ có là, khi đi đại tiện, vì tăng áp lực lên ống hậu môn nên búi trĩ ngoại sẽ phồng to hơn lúc bình thường một chút, sau đó sẽ trở lại như lúc đầu. Trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể phồng lên không thường xuyên, ví dụ như ăn cay nóng, hoặc có vấn đề gì khác thì búi trĩ phồng lên, đau rát hậu môn, xong sau đó điều chỉnh nó tự khỏi, rồi thời gian sau lại tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Giải pháp mới cho bệnh trĩ Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời thường dẫn tới những biến chứng như tắc mạch máu, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn, gây nhiều đau đớn cho người bệnh, quá trình điều trị phức tạp hơn.   (Các biến trứng của bệnh trĩ) Ở giai đoạn đầu, khi hình thái trĩ còn nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi giúp làm săn se, co búi trĩ, giảm các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn. Đối với trĩ ngoại, người bệnh bôi trực tiếp lên búi trĩ ở vùng da ngoài hậu môn. Đối búi trĩ nội, khi búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn,người bệnh cần chú bôi sâu vào bên trong để thuốc tác động trực tiếp lên búi trĩ. Trước khi bôi cần vệ sinh sạch sẽ vùng da hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối, sử dụng bao tay cao su đã khử trùng hoặc dụng cụ chuyên dụng Đối với trĩ ở giai đoạn nặng, tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể cần tới can thiệp ngoại khoa. Sau khi phẫu thuật, để tránh bị tái phát, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn nhiều hoa quả, chất xơ, uống nhiều nước để không bị táo bón, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Những người thường xuyên phải ngồi thường xuyên ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, những người phải làm việc nặng khiến áp lực nên ổ bụng tăng là những người dễ mắc bệnh trĩ. Song song với việc sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống, người bệnh nên tìm tới các bài tập giúp làm co búi trĩ và thay đổi tư thế sau mỗi 40 -45 phát làm việc. Phụ nữ đang có thai và sau sinh cũng thường phải đối mặt với bệnh trĩ. Ở giai đoạn này, để tránh ảnh hưởng tới em bé, người bệnh có thể tìm tới các biện pháp điều trị bằng thảo dược hoặc y học cổ truyền. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở hậu môn và co trĩ hiệu quả    

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là bệnh sinh ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn ít xơ, nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ Do bệnh thường tiến triển âm thầm, không thể hiện triệu chứng gì trong giai đoạn đầu nên người bệnh thường không biết hoặc chủ quan không đi khám. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh càng nặng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các dấu hiệu sau để thăm khám và can thiệp điều trị, thay đổi lối sống để ngăn không cho bệnh nặng thêm:   Chảy máu ở bệnh trĩ là máu đỏ tươi, rất dễ thấy sau khi đi vệ sinh Chảy máu khi đi đại tiện: Tĩnh mạch trĩ giãn ra, thò vào lòng ống hậu môn. Khi có khối phân đi qua gây chà xát dễ khiến chảy máu. Đây là biểu hiện rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu do bệnh nhân không để ý hoặc chủ quan. Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện bất thường, có thể gặp trong một số bệnh khác nhau như trĩ, bệnh lỵ amip, lỵ trực trùng,… với biểu hiện ra máu khác nhau. Đối với bệnh trĩ, máu chảy là máu đỏ tươi, không lẫn với phân, không có nhầy, người bệnh có thể phát hiện bằng cách nhìn vào giấy vệ sinh hoặc thấy máu dính vào phân. Ngứa, đau rát hậu môn: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát hậu môn do nhiễm khuẩn gây viêm ở búi trĩ. Đây có thể là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh khi ở giai đoạn đầu. Sa búi trĩ nội: Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm ở trong ống hậu môn, trên đường lược (đường ngăn cách búi trĩ nội và búi trĩ ngoại). Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ hình thành bệnh trĩ nội. Lúc đầu búi trĩ nội chỉ thò vào lòng ống hậu môn, về sau, khi bệnh nhân rặn đại tiện, búi trĩ này có thể thò ra ngoài lỗ hậu môn và tự thụt vào sau khi đi đại tiện xong. Ở các giai đoạn nặng hơn, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài ở các mức độ nặng hơn. Triệu chứng bệnh trĩ nặng Búi trĩ nội nếu sa ra ngoài hậu môn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, lở loét Ở giai đoạn nặng, người bệnh cảm thấy khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, một số dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn nặng bệnh nhân hay gặp phải sau: Chảy máu nặng – thiếu máu: Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhỏ giọt hay thành tia, ra máu cục khi đi đại tiện. Thậm chí, người bệnh bị chảy máu cả khi ngồi, đi lại nhiều. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu ở các mức độ khác nhau trong bệnh trĩ. Sa búi trĩ mức độ nặng: Ban đầu, búi trĩ nội thi thoảng bị sa xuống khi rặn đại tiện. Khi búi trĩ to dần, các cơ nâng đỡ và dây chằng Park chùng nhẽo, búi trĩ sa thường xuyên hơn. Búi trĩ sa khi đi đại tiện có thể không tự co lên mà cần phải lấy tay đẩy mới được. Nặng hơn, búi trĩ có thể sa một cách thường xuyên, cả khi ngồi, hoặc sa ra ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa. Trĩ sa ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt bình thường của người bệnh. Ngoài ra, búi trĩ sa ra ngoài dễ gây nhiễm khuẩn thậm chí là lở loét và hoại tử. Đau: Người mắc bệnh Trĩ phần lớn đều thấy đau dữ dội ở vùng hậu môn. Đau xuất hiện do biến chứng tắc mạch, thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Tắc mạch là hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, thường không dám ngồi thẳng mà chỉ ngồi bằng 1 bên mông. Trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để can thiệp. Ngay sau khi chích để lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, đau còn có thể gặp trong sa nghẹt búi trĩ, hoặc áp xe do nhiễm khuẩn búi trĩ nội. Đối với người mắc bệnh Trĩ, phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp giảm thiểu biến chứng, tăng cơ hội điều trị triệt để. Sử dụng những chế phẩm dạng bôi là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, nhờ đó nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu và an toàn.      

Bài viết nổi bật

Loading...