Cẩm nang

9 Nguyên Nhân Gây Rụng Tóc

Rụng tóc là hiện tượng phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải, khổng chỉ riêng phụ nữ mà nam giới cũng gặp rất nhiều. Tuy rụng tóc không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến yếu tố tâm lí và cảm xúc của mỗi người. Các nguyên nhân gây rụng tóc có thể đến từ bên trong cơ thể hoặc do tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

8 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.

Công bố khoa học về tác dụng của KGA1 - Chiết xuất từ Địa Liền

Địa liền là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ thời cổ xưa có tác dụng trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí, chủ trị phong tê thấp, tê bì, đau nhức xương khớp. Đã có không ít công trình nghiên cứu về thành phần hoạt chất của Địa liền. Trong đó, hoạt chất được xem là có tác dụng chính là KGA1. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp: giảm đau, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm….Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục. Do đó, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã tìm ra quy trình chiết tách thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị  bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả. – Theo công trình nghiên cứu được công bố của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp. Tác dụng này đã được chứng minh bằng phương pháp gây co thắt bằng acid acetic trên chuột. Kết quả kiểm tra khả năng giúp giảm đau nhờ giảm co thắt trên chuột. Lô thí nghiệm Nồng độ Số lần co thắt % ức chế 1 KGA1 (50mg/kgP) 23 75.79 2 KGA1 (20mg/kgP) 49 48.42 3 Efferalgan (50mg/kgP) 30 68.42 4 ĐC âm (nước cất, 0,1ml/10KgP) 95 – Kết quả trên cho thấy chuột uống KGA1 liều 50mg/kgP và liều 20mg/kgP có khả năng ức chế cơn co thắt bụng từ đó làm chuột giảm đau. Ở liều 50mg/kgP, KGA1 có khả năng ức chế co thắt tốt hơn so với Eferagan với % ức chế của KGA1 là 75,79% còn Eferagan (50mg/kgP) là 68,42%. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với P<0.1.   Theo PGS.TS. Lê Minh Hà hoạt chất KGA1 trong địa liền có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi. -Tác dụng chống viêm của hoạt chất KGA1  Đặc tính chống viêm của KGA1 được các nhà khoa học chứng minh bằng mô hình gây viêm trên chuột sử dụng carrageenan.   Hiệu quả ức chế viêm của SF-1 đã được tìm thấy là cao hơn chất đối chứng indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong bệnh lí xương khớp hiện nay) gây ra (45,9%) . Kết quả nghiên cứu cho thấy KGA1 được tiêu hóa và hấp thụ ngay sau 4 – 5 giờ sử dụng đã xuất hiện tại đầy đủ các khớp, xương trên toàn cơ thể thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, chống viêm sưng phù nề mà hầu như không để lại bất kì một tác dụng phụ nào như các thuốc tây giảm đau mà ta thường thấy. KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong kháng viêm, tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất KGA1 từ Địa liền của PGS.TS Lê Minh Hà có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lí xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.   Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây địa liền, kết hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay. Theo: Khuongthaodan.com    

Các phương pháp điều trị trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh trĩ có 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ mắc trĩ và tránh làm nặng thêm bệnh trĩ.   Bệnh trĩ không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Có 4 phương pháp điều trị bệnh trĩ: Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống/bôi, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Tùy thuộc vào loại bệnh, các cấp độ của bệnh, các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân. Cách chữa bệnh trĩ không dùng thuốc Bệnh trĩ liên quan nhiều tới lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, yếu tố nghề nghiệp. Những người thường xuyên phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, những người làm việc nặng, khiến áp lực lên ổ bụng tăng, thường dễ mắc trĩ. Trong quá trình điều trị người bệnh cần kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, vận động khoa học. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học Chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, làm việc tập trung mà còn giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: Thể dục, thể thao hàng ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hạn chế tối đa việc ngồi làm việc vài giờ đồng hồ liên tục đối với môi trường làm việc có đặc thù đứng, ngồi nhiều như: các nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân nhà máy… Có thể tự thay đổi sinh hoạt bằng việc nên đi lại lấy nước, lấy vật dụng cá nhân… 1 – 2 lần/giờ làm việc giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch và máu được lưu thông tốt hơn. Tránh để đầu óc căng thẳng, suy nghĩ, stress kéo dài – là yếu tố bên ngoài gây ra bệnh trĩ. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý Chế độ ăn uống hợp lý tốt cho sức khỏe người bệnh trĩ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh: Bổ sung, tăng cường chất xơ: các loại rau xanh, củ, quả, các loại hoa là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung cho cơ thể, và còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – nguyên nhân hàng đầu giúp bệnh trĩ phát triển và hình thành. Bổ sung nước hàng ngày với lượng tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày. Có thể uống kèm các loại nước ép hoa quả, nước ép rau củ hoặc trái cây. Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa các vị ngọt nhân tạo như: khoai tây chiên, thịt nướng, thịt áp chảo, bánh ngọt, bánh kem, bánh gato…. Không dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa các chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá… Thiết lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Việc nhịn đại tiện, 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần khiến phân bị dồn nén, cứng, ứ đọng trong trực tràng gây ra bệnh táo bón. Khi đi đại tiện người bệnh sẽ phải dùng lực mạnh để rặn khiến áp lực tác động vào trực tràng và hậu môn nhiều hơn. Hậu quả làm cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn đối với người đang mắc bệnh trĩ và tỉ lệ bệnh trĩ tái phát cao hơn đối với người đã điều trị khỏi bệnh. Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày (tốt nhất là vào buổi sáng), làm hệ tiêu hóa và ruột già nhu động tự phản xạ đẩy phân ra ngoài hàng ngày, giúp phòng và điều trị bệnh táo bón cũng như bệnh trĩ. Không nên đi đại tiện quá lâu: Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên người bệnh trĩ chỉ nên đi đại tiện tối đa 20 phút. Việc đi đại tiện lâu khiến vùng trực tràng và ổ bụng bị dồn nén, chịu áp lực mạnh dễ làm cho các tĩnh mạch giãn nở và gây ra bệnh trĩ. Để cải thiện việc đi đại tiện lâu, người bệnh nên “tập trung” đi đại tiện, không nên mang các thiết bị vào cùng nhà vệ sinh như: điện thoại, ipad… làm phân tán, kéo dài thời gian. Ngoài ra, người bệnh trĩ cần phải rất chú trọng khi vệ sinh hậu môn, không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất khi nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô, dù có ngứa cũng không được mạnh tay chà sát mà cần nhẹ nhàng.   Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất. Vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng hơn và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Các biện pháp điều trị dùng thuốc chủ yếu áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hoặc là cải thiện bệnh, ngăn bệnh nặng thêm. Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có thể chia thành thuốc dùng tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân. Các thuốc dùng tại chỗ: các thuốc dùng bôi, xịt hoặc đặt hậu môn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu: Thuốc tê, thuốc giảm đau: làm giảm các triệu chứng đau, bỏng rát, ngứa ngáy quanh hậu môn. Thuốc co mạch: làm giảm chảy máu do trĩ, đồng thời cũng có tác dụng giảm viêm và ngứa tức thời. Thuốc chống viêm tại chỗ: các chế phẩm bôi corticoid dùng tại chỗ làm giảm viêm, phù nề cho tổn thương trĩ. Thuốc kháng sinh tại chỗ: các thuốc kháng sinh dạng kem, gel bôi tại chỗ khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc dùng toàn thân: chủ yếu là các thuốc có chứa các chất làm bền thành mạch để hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Ngoài ra có các thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng sử dụng khi cần: Thuốc làm bền thành mạch: có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, bền thành mạch và đối kháng với một số chất trung gian hóa học tham gia phản ứng viêm. Các hoạt chất flavonoids trong thực vật thường có tác dụng này, điển hình là rutin, quercetin,… Các thuốc giảm đau, chống viêm: sử dụng khi có các biến chứng gây đau, phù nề, lở loét. Thuốc nhuận tràng: sử dụng khi có táo bón, vì táo bón làm nặng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên k nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng các cơ hậu môn. Can thiệp ngoại khoa chữa bệnh trĩ nặng Các trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường cần chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh, có thể lựa chọn các biện pháp can thiệp khác nhau: 1. Phương pháp cắt trĩ PPH Có thể nói đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay có thể áp dụng cho các loại bệnh trĩ. Các thao tác thực hiện được tiến hành tự động bằng máy khâu nối tự động HYG-34 giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ. Đây là phương pháp có khả năng phục hồi tổn thương nhanh, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, ít gây đau đớn, ít làm tổn hại đến cơ vòng hậu môn và có tính thẩm mỹ cao. Cách thực hiện: Máy khâu nối tự động HYG-34 cắt tận gốc mạch của các búi trĩ  tại phần niêm mạc phía trên đường lược, đồng thời tiến hành khâu tạo hình hậu môn ở phía bên ngoài. Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nào tái phát bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật có chi phí thực hiện khá cao. 2. Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo Được đưa vào ứng dụng trong Y khoa từ năm 1993, phương pháp Longo cắt trĩ nhanh chóng trở thành phương pháp cắt trĩ được ưa chuộng với ưu điểm ít gây đau đớn, tỉ lệ tái phát bệnh thấp, thời gian phẫu thuật nhanh và có tính thẩm mỹ cao. Cách thực hiện: Máy khâu sẽ tạo những đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm với mục đích làm giảm lượng máu chảy vào búi trĩ. Từ đó cắt bỏ và làm thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tối đa việc mất máu khi đi đại tiện. 3. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT Cùng với phương pháp Longo, PPH, phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT (high–frequency capacitance pile treating) nằm trong top những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường. Cách thực hiện: Áp dụng nguyên tắc “nhiệt nội sinh” – sử dụng sóng điện từ tần cao ở 70 – 80 độ C làm đông các mạch máu, hình thành các mô sẹo tại tĩnh mạch khiến các búi trĩ bị thắt nút và không có máu duy trì. Sau đó tiến hành cắt búi trĩ tận gốc. 4. Phương pháp cắt trĩ bằng tia Laser Kỹ thuật cắt trĩ bằng Laser sử dụng gồm nhiều loại như laser CO2, laser ND. Đây là một thủ thuật ngoại trú. Cách thực hiện: Bệnh nhân được tiêm thuốc tê vào phần tĩnh mạch để tránh cảm giác đau đớn. Đối với các búi trĩ nội lớn, bác sĩ sẽ dùng tia laser ở chế độ lớn để cắt, còn các búi trĩ nhỏ sẽ được xử lí bằng chế độ tia laser bốc hơi. Sau khi hoàn thành, ở các vết cắt sẽ chỉ để lại vết sẹo nhỏ, không đau và nhanh lành. Đối với trĩ ngoại: do trĩ ngoại nằm dưới lớp da vùng hậu môn nên sẽ thực hiện cắt bỏ bằng chùm tia cắt laser. 5. Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD Phương pháp này có thể thực hiện cho người bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ vòng. Đây là phương pháp thực hiện nhanh, không gây nhiều đau đớn và việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Cách thực hiện: Bác sĩ tiêm thuốc tê và tiến hành khâu niêm mạc trĩ bằng nhiều mũi khâu vắt, sau đó cố định mũi khâu ở đầu cao trên ống hậu môn. Cách làm này khiến lượng máu lưu thông vào búi trĩ giảm dần, làm búi trĩ không được nuôi dưỡng, teo nhỏ và sẽ rụng. 6. Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan Với ưu điểm lớn giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, tuy nhiên phương pháp Milligan Morgan có điểm trừ khi tỉ lệ tái phát bệnh lại khoảng 5 – 7%, gây đau lâu và có thể gây tổn thương niêm mạc, dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc sau hậu phẫu không cẩn thận. Cách thực hiện: Phẫu thuật mổ được tiến hành và các búi trĩ được cắt bỏ từ từ. Những mảnh niêm mạc da nằm giữa các búi trĩ được giữ lại và khâu nối với nhau làm giảm tổn thương trên bề mặt ống hậu môn và nâng cao tính thẩm mỹ. 7. Dùng phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ Đây là phương pháp truyền thống, hiện nay không còn được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật cắt trĩ. Điểm trừ của phương pháp này là gây cảm giác đau đớn trong phẫu thuật và cả sau hậu phẫu, tỉ lệ tái phát bệnh cao chiếm khoảng 10%, có thể gây ra các biến chứng sau phẫu thuật như: đại tiện mất tự chủ, rò hậu môn và hẹp lỗ hậu môn. Cách thực hiện: Bác sĩ tiến hành khoanh cắt niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Sau đó, kéo niêm mạc từ trên xuống và tiến hành khâu liền với vùng da hậu môn. 3. 5 Cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian 1. Trị bệnh trĩ bằng cúc tần Cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, trong đông y có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc. Theo tây y, cúc tần còn có khả năng làm săn se, hạ sốt. Cúc tần được sử dụng trong điều trị trĩ trong dân gian ở Thái Lan từ lâu đời. Thành phần hóa học chính trong cúc tần có acid chlorogenic, sesquiterpenoids, monoterpen, triterpenoid, favonoids. Cúc tần được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, chống loét, kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau. Trong đó, mạnh nhất là tác dụng chống viêm cấp tính ở búi trĩ. 2. Trị bệnh trĩ bằng ngải cứu Ngải cứu đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý như giảm đau, kháng khuẩn,… và đặc biệt là tác dụng trên mạch máu của ngải cứu. Nhóm tác giả Việt Nam hợp tác với nước ngoài đã nghiên cứu về tác dụng của ngải cứu trên mạch máu. Theo đó, ngải cứu vừa có tác dụng gây co mạch, vừa có tác dụng gây giãn mạch ở các điều kiện khác nhau. Trong điều kiện mạch máu đang chịu kích thích co mạch, ngải cứu có tác dụng làm giãn mạch và ngược lại, khi mạch máu đang trong điều kiện thư giãn, ngải cứu lại kích thích gây co mạch. Thành phần hóa học chính trong cây là tinh dầu với hàm lượng 0,20- 0,34%. Đối với bệnh trĩ, các búi trĩ đang ở điều kiện giãn quá mức, ngải cứu có thể phát huy tác dụng gây co mạch, giúp cải thiện nhanh triệu chứng chảy máu ở các búi trĩ. 3. Trị bệnh trĩ bằng lá lốt Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn, đồng thời có tác dụng chống viêm búi trĩ. Thành phần hóa học chính trong lá lốt là tinh dầu và alkaloid. Tác dụng kháng khuẩn tốt của lá lốt có thể giúp hạn chế thương tổn gây ra do bội nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, piperine trong lá lốt còn có tác dụng hiệp đồng với nghệ, làm tăng các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. 4. Trị bệnh trĩ bằng lá sung Thành phần hóa học chính của sung có các flavonoids, triterpenoids, alkaloids, tanin, kaemferol, rutin, … Nhựa mủ sung được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để điều trị bệnh trĩ. Một số tác dụng dược lý của cây sung đã được y học hiện đại chứng minh như chống viêm, kháng khuẩn, phục hổi tổn thương. Sử dụng lá Sung có tác dụng làm săn se, giúp búi Trĩ co lên nhanh. 5. Trị bệnh trĩ bằng nghệ Thành phần thể hiện tác dụng chính của nghệ là curcumin, một hỗn hợp 3 chất màu có trong thân rễ của cây. Nghệ đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý, trong đó nổi bật nhất là tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương ở các búi trĩ. Trĩ là một trong những bệnh phổ biến nhất vùng hậu môn trực tràng. Phát sớm, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát trĩ. 6. Vượt qua bệnh trĩ bằng Cotripro Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu chữa bệnh trĩ dân gian kể trên đã được bào chế thành kem bôi Cotripro tiện dụng, được rất nhiều người bệnh ưa chuộng và tin dùng. Công thức của kem bôi là sự kết hợp 5 vị thuốc dùng ngoài, trong đó có 2 vị lá Sung và Cúc tần đã được sử dụng điều trị trĩ theo kinh nghiệm dân gian lâu đời. Từng vị thuốc đều có các tác dụng tốt cho bệnh trĩ như chống viêm, giảm đau, co mạch, ức chế thấm mạch…   Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.Hầu hết các dược liệu đều có tác dụng kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ. Ai nên sử dụng Cotripro? Người mắc Trĩ nội, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp… Nứt kẽ hậu môn Người hay bị đau rát hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh Cotripro dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Ưu điểm của Gel bôi Cotripro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng nhanh và co lên hiệu quả. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Cách sử dụng Gel bôi Cotripro   Cotripro cam kết sẽ hoàn lại tiền sau 2 tháng sử dụng nếu không thấy hiệu quả. Theo đó, sau 2 tháng dùng Cotripro với liệu trình từ 4 – 6 tuýp, Quý khách không thấy CO BÚI TRĨ so với trước khi sử dụng sẽ được hoàn lại toàn bộ số tiền đã dùng sản phẩm.  

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là bệnh sinh ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn ít xơ, nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ Do bệnh thường tiến triển âm thầm, không thể hiện triệu chứng gì trong giai đoạn đầu nên người bệnh thường không biết hoặc chủ quan không đi khám. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh càng nặng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các dấu hiệu sau để thăm khám và can thiệp điều trị, thay đổi lối sống để ngăn không cho bệnh nặng thêm:   Chảy máu ở bệnh trĩ là máu đỏ tươi, rất dễ thấy sau khi đi vệ sinh Chảy máu khi đi đại tiện: Tĩnh mạch trĩ giãn ra, thò vào lòng ống hậu môn. Khi có khối phân đi qua gây chà xát dễ khiến chảy máu. Đây là biểu hiện rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu do bệnh nhân không để ý hoặc chủ quan. Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện bất thường, có thể gặp trong một số bệnh khác nhau như trĩ, bệnh lỵ amip, lỵ trực trùng,… với biểu hiện ra máu khác nhau. Đối với bệnh trĩ, máu chảy là máu đỏ tươi, không lẫn với phân, không có nhầy, người bệnh có thể phát hiện bằng cách nhìn vào giấy vệ sinh hoặc thấy máu dính vào phân. Ngứa, đau rát hậu môn: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát hậu môn do nhiễm khuẩn gây viêm ở búi trĩ. Đây có thể là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh khi ở giai đoạn đầu. Sa búi trĩ nội: Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm ở trong ống hậu môn, trên đường lược (đường ngăn cách búi trĩ nội và búi trĩ ngoại). Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ hình thành bệnh trĩ nội. Lúc đầu búi trĩ nội chỉ thò vào lòng ống hậu môn, về sau, khi bệnh nhân rặn đại tiện, búi trĩ này có thể thò ra ngoài lỗ hậu môn và tự thụt vào sau khi đi đại tiện xong. Ở các giai đoạn nặng hơn, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài ở các mức độ nặng hơn. Triệu chứng bệnh trĩ nặng Búi trĩ nội nếu sa ra ngoài hậu môn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, lở loét Ở giai đoạn nặng, người bệnh cảm thấy khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, một số dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn nặng bệnh nhân hay gặp phải sau: Chảy máu nặng – thiếu máu: Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhỏ giọt hay thành tia, ra máu cục khi đi đại tiện. Thậm chí, người bệnh bị chảy máu cả khi ngồi, đi lại nhiều. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu ở các mức độ khác nhau trong bệnh trĩ. Sa búi trĩ mức độ nặng: Ban đầu, búi trĩ nội thi thoảng bị sa xuống khi rặn đại tiện. Khi búi trĩ to dần, các cơ nâng đỡ và dây chằng Park chùng nhẽo, búi trĩ sa thường xuyên hơn. Búi trĩ sa khi đi đại tiện có thể không tự co lên mà cần phải lấy tay đẩy mới được. Nặng hơn, búi trĩ có thể sa một cách thường xuyên, cả khi ngồi, hoặc sa ra ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa. Trĩ sa ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt bình thường của người bệnh. Ngoài ra, búi trĩ sa ra ngoài dễ gây nhiễm khuẩn thậm chí là lở loét và hoại tử. Đau: Người mắc bệnh Trĩ phần lớn đều thấy đau dữ dội ở vùng hậu môn. Đau xuất hiện do biến chứng tắc mạch, thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Tắc mạch là hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, thường không dám ngồi thẳng mà chỉ ngồi bằng 1 bên mông. Trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để can thiệp. Ngay sau khi chích để lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, đau còn có thể gặp trong sa nghẹt búi trĩ, hoặc áp xe do nhiễm khuẩn búi trĩ nội. Đối với người mắc bệnh Trĩ, phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp giảm thiểu biến chứng, tăng cơ hội điều trị triệt để. Sử dụng những chế phẩm dạng bôi là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, nhờ đó nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu và an toàn.      

Đau vai gáy - bệnh lí xương khớp không thể xem thường

Nếu như đau vai gáy do các nguyên nhân cơ học như nằm ngủ sai tư thế, vận động mạnh…và do nhiễm lạnh có thể phòng tránh và chữa trị bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì đau vai gáy do các bệnh lý về xương khớp, cần phải điều trị bệnh lý cơ xương khớp kết hợp với điều trị triệu chứng đau mỏi vai gáy thì mới khỏi dứt điểm được bệnh.

Bài viết nổi bật

Loading...