Cẩm nang

10 Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ.Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ Trong nhiều trường hợp, trẻ có tính cách bẩm sinh ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải đưa trẻ đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại các cơ sở chuyên khoa, những nhận xét của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng với các test đánh giá sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bệnh tự kỷ vẫn có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng giúp cho các bậc phụ huynh có thể dự đoán phần nào con em mình có bị mắc bệnh hay không trước khi đưa trẻ đi khám bệnh. Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ: 1. Ít tiếp xúc với xã hội Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng. 2. Hành vi chống đối Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,… 3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,… 4. Hành vi lặp đi lặp lại Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng. 5. Gắn bó bất thường Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi. 6. Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp. 7. Thích chơi một mình Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì. 8. Hành vi kỳ lạ Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,… 9. Rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền. 10. Khiếm khuyết về trí tuệ Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau. THÔNG TIN THÊM: Dinh dưỡng giúp bổ não, thư giãn tế bào thần kinh, tăng cường tư duy  Vương não khang hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Nguồn: Internet    

10 Cách làm trắng da đơn giản tại nhà

Đối với phụ nữ, làn da là một trong những tiêu chí làm đẹp được hướng tới và chú trọng rất nhiều, do vậy mà phái đẹp thường phải bỏ ra rất nhiều công sức trong việc chăm dưỡng cũng như bảo vệ làn da của mình. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những cách làm trắng da bằng các nguyên liệu đơn giản mà lại hiệu quả và an toàn bạn nên tham khảo để có lựa chọn phù hợp với mình nhất nhé!

Chọn mua thực phẩm chức năng như thế nào cho đúng?

Thực phẩm chức năng (TPCN)hay còn gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có thể hỗ trợ và tăng cường sức khỏe, tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng, uy tín là điều cần tìm hiểu trước khi quyết định. Bài viết hướng dẫn chọn mua thực phẩm chức năng chất lượng, phù hợp với nhu cầu của bạn.

Mẹ bầu chia sẻ bí quyết "đoạn tuyệt" với Trĩ

Trĩ là vấn đề nan giải với hầu hết các bà mẹ mang thai. Em cũng vậy, em đã từng rất khó chịu và lo lắng vì bệnh trĩ khi mang thai. Vì thế em quyết định chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình cho các mẹ nào đang kiếm tìm cách “đoạn tuyệt” với bệnh trĩ này.

Chẩn đoán nhược cơ như thế nào?

Nhược cơ là một trong những bệnh lý thần kinh – cơ tự miễn thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề là giảm số lượng các thụ thể acetylcholine tại bản vận động cơ do sự tấn công của các kháng thể tự miễn vào các thụ thể này. Bệnh nhược cơ nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ rất cao. 1. Bệnh Nhược cơ là gì: Bệnh nhược cơ còn có tên khoa học khác là Myasthenia gravis, là một loại bệnh lý tự miễn dịch dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh và làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ, với đặc tính là mỏi và yếu cơ vân, biểu hiện này tăng khi người bệnh gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Khi mắc bệnh nhược cơ, người bệnh có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại kháng thể kháng Achr, từ đó làm giảm số lượng chất này, đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Achr tại màng hậu synap khiến cho cơ thể bị giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap thần kinh cơ và dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh nhược cơ trong dân cư là 0,5-5/100.000. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng dễ mắc nhất ở đối tượng phụ nữ dưới 40 tuổi. Tùy vào tình trạng và mức độ mà bệnh nhược cơ được phân loại như sau: Nhóm I: Nhược cơ khu trú ở mắt; Nhóm IIA: Nhược cơ toàn thân nhẹ và chưa có rối loạn hô hấp, nuốt; Nhóm IIB: Nhược cơ toàn thân trung bình, bắt đầu có rối loạn nuốt và nói nhưng chưa có rối loạn hô hấp; Nhóm III: Nhược cơ toàn thân nặng, cấp tính, xuất hiện rối loạn nói, nuốt và hô hấp; Nhóm IV: Nhược cơ nặng như trong nhóm III và kéo dài trong suốt nhiều năm. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ Chẩn đoán nhược cơBị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được là dấu hiệu của bênh nhược cơMột số dấu hiệu nhận biết giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh nhược cơ bao gồm: Cảm giác yếu mỏi các cơ và cảm giác có sự thay đổi trong ngày, khi nghỉ ngơi và khi vận động; Bị sụp mí mắt hoặc có thể kết hợp với nhìn đôi, lác. Bị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được; Bị nhược cơ vùng hầu của thanh quản, người bệnh bỗng nhiên nói ngọng, khó nói, khó nuốt; Bị nhược cơ hô hấp, cảm thấy khó thở, nếu nặng sẽ là suy thở và đe dọa tính mạng. 3. Đối tượng có nguy cơ mắc phải nhược cơ Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh nhược cơ hay yếu cơ, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh lý này bao gồm: Bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp; Yếu tố di truyền, có bố hoặc mẹ bị nhược cơ; Bệnh nhân có u tuyến ức; Mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Chẩn đoán nhược cơ Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ mắc nhược cơ cao hơn bình thường 4. Chẩn đoán nhược cơ: Để chẩn đoán nhược cơ chính xác, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm trên cơ thể người bệnh. Cùng với việc đánh giá thần kinh và thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh như: Tình trạng yếu cơ có nặng lên khi hoạt động nặng hoặc về buổi chiều không?Người bệnh có gặp tình trạng mắt mở lớn lúc mới thức dậy sau đó sụp mí dần, kèm theo lé mắt không?Có bị nuốt khó, uống sặc, nói khó?Nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì có quấy khóc, bú kém vài giờ đầu sau sinh không?Gia đình có ai bị bệnh nhược cơ không?Sau khi hỏi tiền sử bệnh ở bệnh nhân thì bác sĩ tiến hành chẩn đoán nhược cơ bằng cách thăm khám lâm sàng: Tìm dấu hiệu sụp mí một hoặc hai bên, liệt vận nhãn;Yếu cơ chân tay;Khám phản xạ gân cơ;Tìm dấu hiệu dọa suy hô hấp ở người bệnh.Ngoài ra, một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nhược cơ cần thực hiện bao gồm: Thử nghiệm Prostigmin: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kháng men Cholinesterase để cho các phân tử Achr chậm bị phá huỷ và nhờ đó mà các cơ hoạt động được. Thử nghiệm sẽ có kết quả dương tính khi các triệu chứng nhược cơ giảm đi rõ rệt;Ghi điện cơ;Chụp X-quang thường và có bơm khí trung thất;Chụp CT và MRI;Soi trung thất và sinh thiết để xác định bản chất của tổn thương tuyến ức;Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: Là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán nhược cơ cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh. Một khi đã mắc phải bệnh nhược cơ, người bệnh có thể phải sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không nên quá phụ thuộc và ỷ lại vào phương án điều trị của bác sĩ mà cần phải có chế độ lao động, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám theo lịch và khi nhận thấy bất thường xảy ra.  

Mẹo giúp chị em thoát khỏi nỗi lo "ngực xệ" sau sinh

Một bộ ngực săn chắc và đầy đặn luôn là mơ ước của hầu hết phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ đã làm mẹ. Mách bạn một số tuyệt chiêu tự nhiên giúp khắc phục vòng một sau sinh. 1. Chế độ ăn uống  Một số thực phẩm có thể giúp bạn tăng kích cỡ ngực tự nhiên, như hạt vừng, hạt nho, thức ăn chứa đường hoặc chế phẩm từ sữa ít béo. Các lựa chọn khác như cà rốt, rau xanh, súp gà chứa nhiều estrogen cũng giúp tăng kích cỡ ngực hiệu quả.   2. Bổ sung thảo dược Chọn các loại thảo dược chứa hàm lượng cao chiết xuất từ hạt cà ri, rễ bồ công anh, hạt cây thì là để nấu nước uống hoặc làm gia vị cho món ăn. Vừa mát vừa giúp ngực săn chắc, cũng đáng để thử nhỉ! 3. Tập thể dục Tập luyện thường xuyên luôn luôn là biện pháp để cải thiện vòng một của bạn. Các mẹ nên dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để tập một số các động tác giúp săn chắc vùng ngực như hít sâu, chống đẩy. Một trong những bài tập đơn giản nhất là trước tiên bạn cần đừng thẳng lưng, mở rộng hai chân rồi đưa tay về phía trước ngang vai rồi từ từ đưa tay sang hai bên, giữ trong 5 giây và sau đó làm lại. 4. Cho con bú đúng tư thế Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt đầu ti hay chảy máu đầu ti. Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé. Đối với mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý giữ bình hút và phễu hút đừng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực. 5. Sử dụng Đào Hồng Đơn Với nguồn thảo dược Kwao Krua Trắng chuẩn hóa kết hợp các thảo dược quý và collagen, Đào Hồng Đơn giúp hỗ trợ tăng kích thước và làm săn chắc vòng ngực một cách tự nhiên, làm đẹp da, giảm thâm nám, tăng cường sinh lý nữ. Sử dụng Đào Hồng Đơn 6 – 8 tháng giúp chị em có vòng một đầy đặn, săn chắc, tự nhiên. Sản phẩm phù hợp với chị em mới sinh, vòng 1 sập xệ trong quá trình cho con bú. Chi tiết về sản phẩm Đào Hồng Đơn

Bài viết nổi bật

Loading...