Đi ngoài ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Đây có thể là biểu hiện nhất thời của một số bệnh đường tiêu hóa nhưng cũng có thể dấu hiệu của các bệnh mạn tính nguy hiểm đang âm thầm phá hoại cơ thể bạn từng ngày. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân của đi ngoài ra máu là gì nhé. Bệnh trĩ Bệnh trĩ hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Các đám rối này nằm ở quanh ống hậu môn – trực tràng (trĩ nội) hoặc ngay dưới da hậu môn (trĩ ngoại. Búi trĩ nằm trên đường di chuyển của phân từ trong lòng đại trực tràng- qua ống hậu môn đi ra ngoài, do đó, sự di chuyển của khối phân rất dễ gây chà xát lên các búi trĩ vốn đã bị giãn quá mức, làm máu thoát mạch. Từ đó dẫn đến biểu hiện chảy máu khi đi đại tiện. Chảy máu là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp sớm nhất trong bệnh trĩ. Máu chảy trong bệnh trĩ là máu đỏ tươi, có thể gặp ở các mức độ khác nhau như máu dính trên giấy vệ sinh, máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia hoặc thậm chí là đại tiện ra máu cục. Bệnh lỵ Bệnh lỵ cũng là nguyên nhân khá thường gặp dẫn đến đi ngoài ra máu. Hai nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lỵ là do amip Entamoeba histolytica (lỵ amip) và trực khuẩn enterobacteria shigella (hay lỵ trực trùng). Đối với bệnh lỵ, máu thường có kèm theo nhầy, tính chất khác nhau đôi chút tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng sốt, đau bụng, mót rặn nhiều… Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn không phải nguyên nhân phổ biến nhưng có thể gây chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh đặc trưng bởi vết loét nông giống vết rách dọc nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Triệu chứng điển hình của bệnh là rất đau khi đi đại tiện, đặc biệt là khi có táo bón làm khối phân rắn. triệu chứng này có thể khiến người bệnh sợ đi đại tiện. Ngoài ra, bệnh có thể gây chảy máu tại vị trí tổn thương khi đi đại tiện do rặn đại tiện và sự chà xát vào thương tổn nứt kẽ. Viêm đại trực tràng Viêm loét đại trực tràng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng điển hình thường gặp là các cơn đau quặn bụng, mót rặn nhiều. Bệnh nhân có thể kèm theo sốt. Đi đại tiện có thể ra máu với tính chất khác nhau từ máu đỏ tươi đến đỏ thẫm tùy thuộc vào vị trí ổ loét. Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp trong nhiều trường hợp. Nếu xuất huyết nặng bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi, có biểu hiện choáng ngất do mất máu. Tuy nhiên, nếu xuất huyết tiêu hóa diễn ra âm thầm, bệnh nhân có thể chỉ gặp triệu chứng đi ngoài phân đen, do máu đổ vào lòng ống tiêu hóa ở đoạn trên (như dạ dày, tá tràng, …) và bị oxy hóa ở trong lòng ống tiêu hóa nên xuất hiện trong phân có màu đen. Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính ở đoạn cuối của ống tiêu hóa (ruột kết và trực tràng). Đây cũng là một trong các nguyên nhân có thể gặp của đi ngoài ra máu. Đi ngoài ra máu trong bệnh ung thư đại trực tràng thường đi kèm với các biểu hiện như gầy sút, chán ăn, mệt mỏi… Khi có các biểu hiện này, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Như vậy, chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện có thể gặp của rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, tính chất máu chảy và các triệu chứng đi kèm khác nhau trong các nguyên nhân trên. Người bệnh cần lưu ý rằng là biểu hiện bất thường và không nên chủ quan. Mặc dù bệnh ở vị trí khá tế nhị, nhưng cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh tiến triển nặng dần theo thời gian gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và khó khăn cho việc điều trị. Nguồn: Cotripro.vn
Cẩm nang
Khác nhau giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường được gọi chung với khái niệm viêm mũi xoang dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thường là các vật chất trong môi trường sống, vi khuẩn, dịch rỉ viêm trong mũi hoặc sự thay đổi khí hậu. Nguyên nhân gây bệnh là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố lạ (được gọi là dị nguyên, như phấn hoa, bụi nhà, lông động xúc vật, thay đổi thời tiết…) cơ thể sẽ hình thành phản ứng miễn dịch sinh ra các kháng thể để chống lại dị nguyên đó. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho lượng kháng thể được tạo ra quá mức cần thiết. Khi này cơ thể gặp phải các yếu tố lạ trên thì lập tức sinh ra các phản ứng dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… Khi tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nặng dần làm cho hốc mũi xoang bội nhiễm vi khuẩn (do các hốc xoang mũi thông nhau), gây cản trở đường thở, các lỗ thông xoang nhanh chóng bị bít tắc và dẫn tới viêm xoang. Các bất thường trong cấu trúc vùng xoang như lệch vẹo vách ngăn, phù nề cuốn mũi, mỏm ác…sẽ là yếu tố thuận lợi làm có quá trình bít tắc lỗ thông xoang diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn. Như vậy viêm mũi dị ứng kéo dài không được giải quyết triệt để sẽ phát triển thành viêm xoang mũi dị ứng, hay gọi đơn giản là viêm xoang Khi có tổn thương tại các hốc xoang, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tùy theo vị trí xoang bị tổn thương như đau nhức vùng trán, vùng đỉnh đầu, sau gáy, vùng mắt, gò má, dịch chảy xuống họng, khiến người bệnh hay có thói quen khạc nhổ… Về điều trị thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: không tiếp xúc với dị nguyên, điều chỉnh phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể thông qua phương pháp giải mẫn cảm – chống dị ứng và kết hợp điều trị triệu chứng. Các hốc xoang thường nằm sâu hơn và dẫn lưu kém hơn nên so với viêm mũi dị ứng thì viêm mũi xoang dị ứng khó điều trị hơn, người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian dài gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh. Chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY Liên hệ hotline: 093 618 5995, để được tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang và sản phẩm Xoang bách phục.
Sụp mí mắt có thể là biểu hiện của bệnh nhược cơ
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nhưng một đôi mắt đẹp chưa chắc đã là một đôi mắt khỏe mạnh. Sụp mí mắt chính là một trong những nguyên nhân khiến cho đôi mắt của bạn không khỏe. Vậy nguyên nhân của sụp mí mắt là gì? Có phải do bệnh lý hay không? Biểu hiện của sụp mí mắt Sụp mí mắt dễ nhận thấy nhất với các biểu hiện bao gồm: mắt (một bên hoặc cả hai) không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi. Dưới đây là những dấu hiệu có thể biết được rằng mắt đã bị sụp mí mắt trên: Bạn mở mắt khó khăn, nhiều lúc phải ngẩng đầu hay nhăn trán mới có thể nhìn được. Mí mắt trên sa trễ xuống, khiến mắt có nhiều nếp gấp mí trên. Mi trên sa trễ qua cả bờ mi và che một phần lòng đen, che trục nhìn của mắt. Các dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn bị sụp mi nặng gồm: Lông mi hướng xuống dưới Mất nếp gấp mi trên Cơ trán bị co rút Để nhìn, bạn phải ngửa hẳn cổ ra sau Thị lực bị giảm đi đáng kể, tầm nhìn bị hạn chế Thử nghiệm lật mi, nếu mi trên luôn ở tư thế đã bị lật chứng tỏ cơ nâng mi yếu hay không còn hoạt động. Nguyên nhân sụp mí mắt Nguyên nhân sụp mí mắt được chia làm hai nhóm chính là sụp mí mắt bẩm sinh và sụp mí mắt mắc phải. Sụp mí mắt bẩm sinh: Nguyên nhân này chiếm 55-75%. Trẻ bị sụp mí mắt bẩm sinh có thể là do trong quá trình mang thai, bào thai bị tổn thương một phần dây thần kinh chi phối cơ nâng mi hoặc liệt dây thần kinh chi phối các vấn đề về mắt và thị lực, sụp mí mắt bẩm sinh không chỉ gây các ảnh hưởng đến mắt mà còn gây ra các tật khúc xạ về mắt. Sụp mí mắt mắc phải: Chiếm 25% các ca sụp mí mắt và được chia làm 5 nhóm với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau: Sụp mí mắt do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn. Với các mức độ như: Liệt dây thần kinh số III, kèm theo liệt vận nhãn, mất cảm giác; Hội chứng khe dơi, nhãn cầu bên tổn thương bất động nhìn thẳng, mi mắt bị sụp, đồng tử giãn, mất cảm giác, tê bì. Nguyên nhân do liệt các dây thần kinh số III, IV, V, VI cùng bên. Hội chứng đỉnh hố mắt: gồm hội chứng khe dơi kèm theo các tổn thương thị thần kinh Hội chứng xoang hang: sụp mí, nhãn cầu đứng yên, đồng tử giãn, mất cảm giác mạc, tê bì vùng thuộc dây thần kinh số V, mắt bị lồi, không đẩy thụt nhãn cầu vào được, nghe ở vùng mắt và thái dương có tiếng thổi. Hội chứng cuống não: Liệt dây thần kinh III cùng bên gây nên hội chứng Weber , liệt nửa người đối diện; liệt dây thần kinh số III gây nên hội chứng Benedick, run chân tay bên đối diện Sụp mí mắt do thần kinh – cơ: Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh nhược cơ. Bệnh thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 60 tuổi. Bệnh tăng lên khi mệt mỏi, buổi chiều sụp nhiều hơn buổi sáng, ngoài ra người bệnh còn gặp các vấn đề khác về thị lực như song thị Sụp mí mắt do cân cơ: Tình trạng này thường chỉ gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ giảm đi do tuổi già, mí mắt bị sụp khi nhìn xuống, nếp gấp da mi cao hơn bình thường, mi mỏng, sụp mí mắt nặng hoặc nhẹ. Sụp mí mắt do chấn thương: Bạn có thể sẽ bị sụp mi vĩnh viễn nếu gặp các chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên vào cân cơ. Hoặc bạn gặp các biến chứng sau phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật thần kinh. Sụp mí mắt do tác nhân cơ giới: Nguyên nhân là do u, sa da mi, bệnh lý sẹo như xơ hóa cơ, mắt hột, bỏng. Ảnh hưởng của sụp mí mắt tới sức khỏe Cơ thể chúng ta là một thể thống nhất vô cùng kì diệu, mỗi cơ quan có một chức năng chuyện biệt riêng, không có cơ quan nào là thừa. Và mi mắt là một bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ thị giác của chúng ta cũng như góp phần tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt. Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, tình trạng này gây ảnh hưởng không chỉ thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả chức năng thị giác của chúng ta. Vì khi mí mắt sẽ che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi làm hạn chế tầm nhìn, lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nhược thị, cong vẹo cổ do bạn phải ngửa cổ ra sau mới có thể nhìn rõ. Mắt và mí mắt có liên kết chặt chẽ với nhau, nếu mí mắt bị tổn thương, gây áp lực lên nhãn cầu cũng có thể gây ra các vấn đề về thị giác. Việc điều trị sụp mí mắt cũng cần phải dựa vào từng nguyên nhân cụ thể và cá nhân hóa trên từng bệnh nhân chứ không phải người bệnh nào cũng giống nhau. Tóm lại, sụp mí mắt có thể do một số nguyên nhân bệnh lý như tổn thương thần kinh, liệt cơ, nhược cơ…Sụp mí mắt do nhược cơ là biểu hiện ban đầu của bệnh nhược cơ. Một căn bệnh tự miễn mà đến nay y học vẫn chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
Quan niệm sai lầm về bộ não
Quan niệm não to có khiến bạn thông minh hơn? Người mù nghe thính hơn người thường? Hay nghe nhạc Mozart khiến trẻ thông minh hơn liệu có đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Sai lầm: Não to khiến bạn thông minh hơn Kích cỡ bộ não không phản ánh trí thông minh của bạn. Xét cho cùng, não Einstein không hề to hơn não của một người bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trí thông minh của chúng ta phụ thuộc vào thời điểm các khớp thần kinh được hình thành. Các khớp thần kinh này phát triển và co lại trong suốt thời thơ ấu và dậy thì, và mô hình của quá trình này sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh. Sai lầm khi nghĩ não to thông minh hơn Sai lầm: Người mù nghe rõ hơn Trong các cuộc kiểm tra, người mù không phát hiện những âm thanh yếu tốt hơn người khác. Nhưng người mù có trí nhớ tốt hơn. Do họ không thể dựa vào hình ảnh để nhận biết các vật, họ phải ghi nhớ liên tục, nên mài giũa thêm khả năng ghi nhớ không gian. Họ cũng thực hiện tốt hơn các bài tập ngôn ngữ, bao gồm hiểu được nghĩa của câu, chỉ ra nguồn gốc của âm thanh – một cách giúp họ xác định vị trí của vật thể. Sai lầm: Nghe nhạc Mozart khiến trẻ thông minh hơn Không có bằng chứng khoa học nào cho điều này. Sai lầm bắt đầu từ năm 1993, khi tạp chí khoa học Nature đăng tin rằng nghe 10 phút một bản sonata của Mozart sẽ thúc đẩy khả năng thực hiện bài kiểm tra tư duy của các sinh viên đại học. Ý tưởng được nhắc lại vài năm sau đó bởi một thống đốc bang của Mỹ. Ông đã cho các thành viên nghị viện nghe bản Ode To Joy của Beethoven và yêu cầu 100.000 USD để gửi các đĩa nhạc cổ điển cho các bà mẹ mới sinh con trong bang. Hiệu ứng Mozart bắt nguồn từ đó – bất chấp thực tế rằng chưa ai kiểm chứng điều đó trên trẻ em. Nhưng ý tưởng nhạc cổ điển khiến trẻ thông minh hơn đã được nhắc đi nhắc lại trên các tạp chí, sách vở, tài liệu và các câu chuyện về hiệu ứng nhạc Mozart đối với sinh viên được thay thế bằng trẻ sơ sinh. Nhưng cho dù nhạc cổ điển không cải thiện trí não tốt cho trẻ thì nó cũng khuyến khích chúng chơi nhạc. Những trẻ em học một loại nhạc cụ sẽ có khả năng tư duy không gian tốt hơn.