Cẩm nang

Viêm họng và các thông tin cần biết

Viêm họng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm họng? Viêm họng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc hầu họng dưới tác động của các tác nhân gây viêm. Viêm họng có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính, các trường hợp viêm họng cấp tính có thể khỏi sau 5-7 ngày, trong khi viêm họng mạn diễn ra dai dẳng, thường gây tái phát liên tục các đợt cấp. Viêm họng cấp thường do nhiễm virus, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Ngoài ra, viêm họng cấp có thể gây ra bởi vi khuẩn, vi nấm, các tác nhân vật lý, hóa học trong môi trường. Các chủng vi khuẩn thường gặp là các chủng bình thường sống cộng sinh tại đây như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, … khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát gây bệnh. Viêm họng do vi khuẩn có thể xảy ra sau khi bị viêm họng do virus. Viêm họng mạn là tình trạng viêm liên tục niêm mạc họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm xoang, trào ngược dạ dày-thực quản, ngạt tắc mũi… khiến dịch viêm chảy xuống họng hoặc các tác nhân trong môi trường tác động làm niêm mạc họng bị viêm liên tục. Các dấu hiệu của viêm họng Viêm họng cấp: Triệu chứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy. Triệu chứng tại chỗ: khô, rát, đau họng, có thể bị khàn tiếng. Soi thấy niêm mạc họng đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi soi họng có thể thấy có bựa trắng. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định. Các dấu hiệu của viêm họng 1 Họng đau rát, khó chịu, khô Viêm họng mạn Viêm họng mạn có 3 thể với các triệu chứng khác nhau, diễn ra lần lượt nếu không được điều trị đúng cách. Viêm họng xuất tiết: cổ họng tiết nhiều đờm nhầy, đặc khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu và thường xuyên phải khạc đờm. Các nang lympho ở họng phát triển mạnh. Viêm họng quá phát (hay còn gọi là viêm họng hạt): các nang lympho lúc này đã bị quá sản, tạo thành các hạt ở thành sau họng. Niêm mạc họng dày lên, eo họng hẹp lại, dễ bị kích thích. Bệnh nhân rất dễ bị buồn nôn và nôn. Viêm họng teo: quá trình viêm xảy ra dai dẳng ở họng khiến mô lympho và tuyến tiết nhầy bị xơ hóa và teo dần, niêm mạc họng mỏng đi, eo họng rộng ra. Lúc này, do hoạt động của tuyến tiết nhẩy giảm, bệnh nhân thường xuyên bị khô họng và ho nhiều. Các dấu hiệu của viêm họng 2 Cổ họng khó chịu, bệnh nhân hay bị ho do kích ứng và phải khạc đờm Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm họng mạn thường bị tái phát liên tục các đợt viêm họng cấp do sức đề kháng của họng bị giảm sút, cơ chế bảo vệ không được đảm bảo. Điều trị viêm họng Viêm họng cấp Khoảng 80% các trường hợp viêm họng cấp gây ra bởi virus, do đó không cần sử dụng kháng sinh (kháng sinh không có tác dụng đối với tác nhân gây bệnh là virus, chỉ sử dụng khi tác nhân là vi khuẩn). Các biện pháp điều trị chủ yếu là xử lý triệu chứng và nâng đỡ cơ thể: Điều trị triệu chứng: Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, trên 38,5º C. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, chú ý giữa 2 lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4h, ngày không dùng quá 4 lần. Sốt khiến cơ thể mất nước nhiều, bệnh nhân cần chú ý bổ sung đủ nước để cân bằng với lượng nước bị mất. Giảm ho, long đờm: có thể sử dụng các thuốc tây y theo chỉ định, hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc Đông dược, siro ho thảo dược có thể cho tác dụng rất tốt, lại ít tác dụng không mong muốn. Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm hiện tượng khó chịu, khô rát họng. Dùng thuốc chống viêm để giảm hiện tượng sưng đau họng. Nâng đỡ cơ thể: Giữ ấm, nghỉ ngơi để cơ thể tự hồi phục. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Bổ sung vitamin, khoáng chất qua thực phẩm để tăng sức đề kháng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Viêm họng mạn: Điều trị nguyên nhân: nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị loại bỏ, bệnh có thể khỏi được. Điều trị triệu chứng: chống viêm, long đờm, giảm ho. Dự phòng: nâng cao sức đề kháng, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, môi trường ô nhiễm để hạn chế mắc các đợt viêm họng cấp. Trong một số trường hợp, nếu viêm họng không được nhận biết và xử lý đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giảm nguy cơ mắc các đợt viêm họng, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất độc hại trong môi trường.    

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng – vùng nhạy cảm của cơ thể. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chủ yếu do thói quen hàng ngày của người bệnh như: đứng hoặc ngồi quá lâu, cơ thể thiếu chất xơ gây ra chứng táo bón kinh niên, người bệnh lao động quá sức trong thời gian dài… Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho con người do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Nhưng càng về sau, khi bệnh phát triển hơn, các dấu hiệu rõ ràng và thay đổi với tốc độ nhanh thì người bệnh mới bắt đầu tìm hiểu và chữa bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng hơn nên việc điều trị bệnh là rất khó khăn, tốn kém. Những trường hợp bệnh quá nặng có thể phải chịu biến chứng bệnh trĩ và sống chung với căn bệnh này suốt đời. Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Chỉ là ở giai đọan đầu, bệnh chưa phát triển mạnh mẽ nên không gây lo lắng cho người bệnh. Một thời gian phát triển và biến chứng của bệnh trĩ có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Vì vậy khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu. Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn. Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.   Nứt hậu môn là biến chứng nhẹ nhất của bệnh trĩ Nứt hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ. Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên bắt đầu từ việc tập các thói quen tốt hàng ngày, lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả, ăn hoa quả hoặc uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe như: cam, bưởi, dưa hấu… Đồng thời hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lối sống sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu đặc biệt là ngồi xổm. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Cần cải thiện thực phẩm ăn uống nếu cơ thể có hiện tượng táo bón kinh niên; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập các bài thể dục nhẹ nhàng… Kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện, chữa trị bệnh trĩ kịp thời từ giai đoạn khởi đầu. Bệnh trĩ không gây biến quá nguy hiểm như những chứng bệnh khác, tuy nhiên bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn – trực tràng làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mĩ, mất tự tin người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh và không được chủ quan khi phát hiện bệnh trĩ. Theo Cotripro.vn

Hoạt chất KAG-1 giúp đẩy lùi bệnh xương khớp

Như các bạn đã biết, bệnh xương khớp là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Từ xa xưa đã có nhiều phương thuốc nhằm khắc chế căn bệnh này, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Với mong muốn đưa công nghệ đến với cuộc sống, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KAG-1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Thành công của đề tài đã mang lại tin vui cho những người không may mắc phải căn bệnh này. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với PGS.TS Lê Minh Hà – chủ nhiệm đề tài “Chiết xuất KAG-1 từ cây Địa liền”, của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, thuộc Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.   – Xin chào TS. Lê Minh Hà, thưa Tiến sĩ, trước tiên Tiến sĩ có thể chia sẻ lý do vì sao Tiến sĩ tiến hành nghiên cứu này được không ạ? TS Lê Minh Hà: “Lý do chúng tôi nghiên cứu cây Địa liền và tìm cách chiết tách hoạt chất KAG-1 là bởi: Địa liền từ rất lâu đã được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Người dân thường dùng Địa liền ngâm với rượu để xoa bóp những chỗ xương khớp bị đau, nhức mỏi và có sự cải thiện đáng kể.  Đây là một trong những vị thuốc rất quý trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cổ xưa. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung đi sâu tìm kiếm, phát hiện các thành phần có hoạt tính tốt của cây Địa liền để nâng cao hiệu quả sử dụng và tác dụng chữa bệnh của thảo dược Địa liền. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện trong cây địa liền có hoạt chất KAG-1 có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt đối với bệnh xương khớp. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KAG-1 với thuốc giảm đau Efferagant và thuốc chống viêm Indomethacin, 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lí xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KAG-1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn”.   KG-1 được chiết tách từ củ Địa liền – Theo như chuyên mục được biết thì từ việc nghiên cứu tìm ra quy trình chiết tách KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm đến việc triển khai áp dụng quy trình vào sản xuất thực tiễn trải qua rất nhiều khó khăn. TS. Lê Minh Hà có thể chia sẻ rõ hơn cho quý thính giả được biết không? TS Lê Minh Hà: “Vì KAG-1 là chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Cái khó nhất trong quy trình chiết xuất KAG-1 là kiểm soát được nhiệt độ ở tất cả các công đoạn quy trình công nghệ: từ quá trình chiết xuất, cô đặc cho đến quá trình tinh chế sản phẩm. Để vừa đảm bảo được hiệu suất chiết xuất, vừa bảo toàn được hoạt tính của KAG-1. Việc chiết xuất KAG-1 ở quy mô công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Để chiết xuất được hoạt chất KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm thì không quá khó khăn, nhưng khi áp dụng ở qui mô sản xuất công nghiệp thì gặp rất nhiều vấn đề. Tôi cùng các cộng sự đã mất nhiều năm liền nghiên cứu để tìm ra được điều kiện tối ưu có thể đáp ứng được ở quy mô sản xuất công nghiệp. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là tìm ra được loại dung môi chiết xuất an toàn, phù hợp và kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình tinh chế hoạt chất”. – Vâng, quả là một nghiên cứu phức tạp đúng không ạ. TS có thể cho biết thêm về tiêu chí lựa chọn hàm lượng KAG-1 khi đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp không ạ? TS Lê Minh Hà: “Dù là hoạt chất nào đi nữa, một khi đã đưa vào sản xuất thì ngoài tiêu chí hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vậy nên trong suốt quá trình nghiên cứu tìm ra hàm lượng KAG-1 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả, chúng tôi luôn làm thêm đánh giá về tính an toàn của hoạt chất này. Hiện nay, nhiều loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs mà nhiều bệnh nhân đang sử dụng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày, thường phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày khác. Bản thân những người có tiền sử viêm loét dạ dày cũng phải hạn chế hơn khi sử dụng các loại thuốc tây này. Rất may mắn là hàm lượng KAG-1 mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả mà chúng tôi ghi nhận được cũng nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu từ các nhà khoa học khác trên thế giới. Vậy nên KAG-1 có thể đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp với liều lượng phù hợp, người bệnh có thể an tâm sử dụng.” Vâng, theo như chia sẻ của TS. Lê Minh Hà thì đây quả là tin vui cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp đúng không ạ. Tin vui nữa là hiện nay KAG-1 đã được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giao công nghệ và ứng dụng đưa vào sản xuất thành sản phẩm có tên gọi Khương Thảo Đan. Để hiểu rõ hơn về KAG-1 và Khương Thảo Đan, quý vị có thể gọi tới hotline 0936185995. Nguồn: Khuongthaodan.vn

Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?   Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp khó khăn, thậm chí đau đơn trong các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng người bị thoát vị không nên vận động nhiều mà chỉ nên nghỉ ngơi. Đây là một quan niệm khá sai lầm bởi khi không duy trì được chế độ vận động, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu linh hoạt, dẫn đến nhiều tình trạng xấu khác. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng thoát vị. Có khá nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đi bộ là một sự lựa chọn khá thích hợp bởi đây là một phương thức vận động đơn giản và dễ thực hiện. Đi bộ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, nó có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến mô cột sống, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Người bị bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?   Bên cạnh phương pháp đi bộ, chạy bộ cũng là một bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Có khá nhiều người cho rằng chạy bộ sẽ gây ra áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế chạy bộ tác động không đáng kể đến cột sống, mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp. Chạy bộ với một cường độ hợp lý và có đai lưng hỗ trợ sẽ nâng cao sự linh hoạt xương khớp và giảm các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn các đường chạy bằng phẳng hoặc chạy bằng máy nhằm hạn chế các lực tác động lên xương sống. Cách đi bộ hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm Đi bộ theo một chu trình hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây: Đi bộ thư giãn, hai tay và hai vai thả lỏng khi di chuyển Giữ cơ thể thẳng khi đi bộ, không ngửa về sau hay chúi về trước quá nhiều Khi đi vung 2 tay thoải mái và đều đặn với một biên độ vừa phải Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng mới là là mũi chân Đi bộ kết hợp hít thở sâu và đều đặn Lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ   Nếu không đi bộ đúng cách và có cường độ đi hợp lý, phương thức đi bộ có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau để đi bộ hiệu quả nhất. Tham khảo bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức đi bộ tốt nhất, tránh tình trạng bệnh nặng hơn khi đi bộ sai cách. Lựa chọn giày và trang phục thoải mái khi đi bộ. Các đôi giày phải đảm bộ sự vừa vặn và thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt nên chọn các loại giày thiết kế riêng cho đi bộ. Quần áo thoải mái, vừa vặn, không quá rộng hay quá chật. Bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nó sẽ giúp cơ thể làm quen hơn với chế độ luyện tập. Khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi và thực hiện động tác điều hòa sau khi thực hiện xong chu trình đi bộ. Thời gian đi bộ lý tưởng là 10 – 20 phút và địa điểm phù hợp là các con đường bằng phẳng, không quá dốc hay nhiều vật cản. Khi đi bộ người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn và cố gắng giữ tư thế tiêu chuẩn, chú ý không dồn quá nhiều sức khi đi bộ. Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi một ít phút trước khi tiếp tục. Mức độ đi bộ tối đa cho người bệnh là từ 1.5km – 2km, tránh việc hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến cột sống. Đi bộ là một trong những bài tập vận động hữu hiệu nhất dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Phương thức luyện tập này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Bạn nên kết hợp các bài tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.  

Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể kém, với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Bậc phụ huynh đều rất lo lắng và thương yêu trẻ nhưng lại chưa biết rõ làm thể nào để có thể giúp trẻ tránh xa được các tác nhân gây dị ứng. Với bài viết này, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thêm hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ, bao gồm: Sức đề kháng kém, không có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây hại. Cơ địa dị ứng. Bụi ve: gần 85% người bị dị ứng với bụi ve. Lông chó, mèo hay các loài động vật khác. Phấn hoa từ cây cỏ. Nấm mốc: ở những nơi ẩm ướt. Vẹo, lệch vách ngăn. Khối u, polyp nhỏ trong mũi. Viêm VA. Trẻ rất dễ bị dị ứng do dị có dị vật trong mũi, bởi trẻ tinh nghịch, ham chơi, lại thích nô đùa với các loài vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể khiến cho tình trạng viêm mũi ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ như thế nào? Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hết sức đơn giản bằng cách chú trọng vào hai điểm lớn, đó là: chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh. Chế độ dinh dưỡng Trẻ vị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể yếu, vì vậy phụ huynh nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, trong trường hợp cần thiết có thể uống bổ sung vitamin C. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A,C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3 như: các loại thịt, cá,…có sẵn trong tự nhiên, bổ sung cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày, mà không cần uống viên uống bổ sung. Cho trẻ uống nhiều nướ để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước rau luộc, nước trái cây. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng. Giữ gìn vệ sinh Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lức vừa từ ngoài đường về nhà. Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giúp đường mũi của trẻ sạch sẽ, khỏi bị viêm nhiễm. Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi. Khi bé lau chùi nước mũi nhiều sẽ khiến cho vùng da dưới mũi bị khô, rát, làm tăng khả năng viêm. Không khí khô khiến cho mũi trẻ bị viêm. Vì thế, phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho môi trường trong lành và thoáng mát. Phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa, và cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé. Giặt giũ chăn, ga, đệm, gối định kì giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và đánh răng thường xuyên. Cho bé tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc và bụi.   Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn giữa viêm mũi với cảm cúm thông thường. Để tránh nguy cơ trẻ bị viêm phế quản hay viêm phổi về sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám Nguồn: Benhxoang.vn

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa, tìm được nguyên nhân nào gây bệnh cho mình chính là bước đầu trong việc điều trị bệnh hiệu quả 1.Thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm. Đây là trường hợp bao xơ của đĩa đệm thắt lưng (nằm ở giữa hai đốt sống lưng) bị rách, khiến cho nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Lớp nhân nhầy này một khi đã thoát ra sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh nằm quanh cột sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau đớn dữ dội, cơn đau có thể lan sang phần mông và hai chân. Các vị trí đĩa đệm thường bị thoát vị là l4, l5 và s1. 2. Bệnh cột sống bẩm sinh Một số người từ khi mới sinh ra đã bị một số chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống hay hẹp cột sống bẩm sinh… Những dị tật này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hẹp không gian của cột sống, vô tình gây sức ép lên dây thần kinh tọa nói riêng. Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng bởi bệnh cột sống bẩm sinh cũng gây đau đớn như khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng, lồi. 3. Viêm nhiễm chấn thương cột sống Một số trường hợp có xương sống bình thường nhưng chẳng may gặp phải một số tai nạn như va đập, té ngã mạnh vào phần cột sống. Những tác động mạnh này có thể khiến cho cột sống bị viêm nhiễm, khiến xương bị rạn nứt, gãy vỡ, phần bao xơ của đĩa đệm cũng vỡ theo… gây tác động lên dây thần kinh tọa. Đây là dạng đau thần kinh tọa cần phải được chữa trị đồng thời với các thương tổn của cột sống. 4. U tủy U màng não tủy: u màng não tủy thường xuất hiện ở những người từ 40 tới 70 tuổi, chiếm 25% trong số các chứng u ống sống. Các khối u màng não tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo cột sống. Tuy khá hiếm nhưng khối u dạng này vẫn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc hai chân. U dây thần kinh tủy: U dây thần kinh tủy cũng là một dạng khối u ở ống sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối u dạng này có thể gây áp lực lên cho các dây thần kinh được bắt nguồn từ tủy sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Viêm màng nhện tủy khu: Viêm màng nhện có thể được gây ra bởi quá trình phẫu thuật tủy sống hoặc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm màng não. Đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng thắt lưng. Viêm màng nhện gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khá hiếm và thường bị chẩn đoán sai. 5. Các nguyên nhân hiếm gặp khác Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh lý mãn tính, có thể xem đây như một dạng lão hóa của cơ thể. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch bị hư hại, dẫn tới máu bị chảy lệnh hướng thông thường. Lúc này, thay vị được bơm lên tim từ phía chân thì máu lại chạy ngược lại, làm cho thành tĩnh mạch bị giãn ra. Tĩnh mạch bị giãn làm cho đây thần kinh s1 và l5 trở nên to hơn bình thường, gây đau đớn khắp vùng dưới thắt lưng. Phì đại tuyến chằng vàng: Dây chằng vàng có một vị trí khá quan trọng trong hệ xương khớp. Thực chất thì đây là một tập hợp các sợi đàn hồi màu vàng rất đặc trưng. Dây chằng vàng có tác dụng duy trì đường cong sinh lý vùng cột sống, giúp cột sống duỗi thẳng được sau khi gập người. Bên cạnh đó thì dây chằng vàng còn làm giảm áp lực của các bộ phận lên các đĩa đệm. Một khi dây chằng vàng bị phì đại thì chẳng những chúng không làm giảm mà còn khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, làm màng nhầy bên trong bị tràn ra và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh tọa. Với các nguyên nhân đau thần kinh tọa từ phổ biến tới hiếm gặp vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được phần nào về chứng bệnh phiền toái này. Nguồn: khuonwgthaodan.com

Bài viết nổi bật

Loading...