8 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.

tải xuống

Những bệnh trẻ em thường bị mắc phải vào mùa nắng nóng

1.  Tiêu chảy

Mùa hè chính là thời điểm bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Vào thời tiết này, trẻ hay khát nước nên dễ uống phải những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.

tải xuống (1)

2. Ngộ độc thức ăn

Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.

 

3. Viêm não Nhật Bản

Tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu để bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên bệnh lý này hiện nay đã có vacxin viêm não Nhật Bản, phần nào làm giảm bớt nguy cơ cho trẻ em.

4. Viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra. Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại nhất, trong số các trẻ nhập viện có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.

5. Bệnh tay chân miệng (TCM)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ liên quan nhiều đến vệ sinh và môi trường xung quanh

tải xuống (2)

  • Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ…Nếu trẻ gặp những biểu hiện này phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.

6. Sốt xuất huyết (SXH)

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

7.Bệnh đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính.

tải xuống (3)
– Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ… Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kèm theo sốt là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục.
– Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…

8.Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
– Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.

 Các bệnh khác

Giữa thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.

 Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

Tạo thói quen rửa tay cho trẻ để phòng bệnh

  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

  • Ăn uống hợp vệ sinh

Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn

Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng…

  • Tăng cường lượng dịch uống

Mùa hè trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin. Ngoài ra còn có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống cũng là những loại nước uống nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ. Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, các loại nước, nước quả, sữa,…bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.

  • Tiêm ngừa đầy đủ

Những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

Hi vọng các chia sẽ trên hữu ích cho các mẹ để chăm sóc các con tốt hơn

Nguồn: internet

 

 
Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...