Tư vấn sức khỏe

Đau vai gáy - bệnh lí xương khớp không thể xem thường

Nếu như đau vai gáy do các nguyên nhân cơ học như nằm ngủ sai tư thế, vận động mạnh…và do nhiễm lạnh có thể phòng tránh và chữa trị bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì đau vai gáy do các bệnh lý về xương khớp, cần phải điều trị bệnh lý cơ xương khớp kết hợp với điều trị triệu chứng đau mỏi vai gáy thì mới khỏi dứt điểm được bệnh.

Viêm họng và các thông tin cần biết

Viêm họng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm họng? Viêm họng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc hầu họng dưới tác động của các tác nhân gây viêm. Viêm họng có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính, các trường hợp viêm họng cấp tính có thể khỏi sau 5-7 ngày, trong khi viêm họng mạn diễn ra dai dẳng, thường gây tái phát liên tục các đợt cấp. Viêm họng cấp thường do nhiễm virus, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Ngoài ra, viêm họng cấp có thể gây ra bởi vi khuẩn, vi nấm, các tác nhân vật lý, hóa học trong môi trường. Các chủng vi khuẩn thường gặp là các chủng bình thường sống cộng sinh tại đây như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, … khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát gây bệnh. Viêm họng do vi khuẩn có thể xảy ra sau khi bị viêm họng do virus. Viêm họng mạn là tình trạng viêm liên tục niêm mạc họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm xoang, trào ngược dạ dày-thực quản, ngạt tắc mũi… khiến dịch viêm chảy xuống họng hoặc các tác nhân trong môi trường tác động làm niêm mạc họng bị viêm liên tục. Các dấu hiệu của viêm họng Viêm họng cấp: Triệu chứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy. Triệu chứng tại chỗ: khô, rát, đau họng, có thể bị khàn tiếng. Soi thấy niêm mạc họng đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi soi họng có thể thấy có bựa trắng. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định. Các dấu hiệu của viêm họng 1 Họng đau rát, khó chịu, khô Viêm họng mạn Viêm họng mạn có 3 thể với các triệu chứng khác nhau, diễn ra lần lượt nếu không được điều trị đúng cách. Viêm họng xuất tiết: cổ họng tiết nhiều đờm nhầy, đặc khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu và thường xuyên phải khạc đờm. Các nang lympho ở họng phát triển mạnh. Viêm họng quá phát (hay còn gọi là viêm họng hạt): các nang lympho lúc này đã bị quá sản, tạo thành các hạt ở thành sau họng. Niêm mạc họng dày lên, eo họng hẹp lại, dễ bị kích thích. Bệnh nhân rất dễ bị buồn nôn và nôn. Viêm họng teo: quá trình viêm xảy ra dai dẳng ở họng khiến mô lympho và tuyến tiết nhầy bị xơ hóa và teo dần, niêm mạc họng mỏng đi, eo họng rộng ra. Lúc này, do hoạt động của tuyến tiết nhẩy giảm, bệnh nhân thường xuyên bị khô họng và ho nhiều. Các dấu hiệu của viêm họng 2 Cổ họng khó chịu, bệnh nhân hay bị ho do kích ứng và phải khạc đờm Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm họng mạn thường bị tái phát liên tục các đợt viêm họng cấp do sức đề kháng của họng bị giảm sút, cơ chế bảo vệ không được đảm bảo. Điều trị viêm họng Viêm họng cấp Khoảng 80% các trường hợp viêm họng cấp gây ra bởi virus, do đó không cần sử dụng kháng sinh (kháng sinh không có tác dụng đối với tác nhân gây bệnh là virus, chỉ sử dụng khi tác nhân là vi khuẩn). Các biện pháp điều trị chủ yếu là xử lý triệu chứng và nâng đỡ cơ thể: Điều trị triệu chứng: Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, trên 38,5º C. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, chú ý giữa 2 lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4h, ngày không dùng quá 4 lần. Sốt khiến cơ thể mất nước nhiều, bệnh nhân cần chú ý bổ sung đủ nước để cân bằng với lượng nước bị mất. Giảm ho, long đờm: có thể sử dụng các thuốc tây y theo chỉ định, hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc Đông dược, siro ho thảo dược có thể cho tác dụng rất tốt, lại ít tác dụng không mong muốn. Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm hiện tượng khó chịu, khô rát họng. Dùng thuốc chống viêm để giảm hiện tượng sưng đau họng. Nâng đỡ cơ thể: Giữ ấm, nghỉ ngơi để cơ thể tự hồi phục. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Bổ sung vitamin, khoáng chất qua thực phẩm để tăng sức đề kháng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Viêm họng mạn: Điều trị nguyên nhân: nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị loại bỏ, bệnh có thể khỏi được. Điều trị triệu chứng: chống viêm, long đờm, giảm ho. Dự phòng: nâng cao sức đề kháng, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, môi trường ô nhiễm để hạn chế mắc các đợt viêm họng cấp. Trong một số trường hợp, nếu viêm họng không được nhận biết và xử lý đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giảm nguy cơ mắc các đợt viêm họng, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất độc hại trong môi trường.    

Có thể chữa được bệnh vô sinh không?

Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi, lấy chồng được hơn 1 năm. Vợ chồng tôi vẫn sinh hoạt bình thường mà không dùng biện pháp tránh thai nào cả nhưng đến nay vẫn chưa có con. Liệu vợ chồng tôi có bị vô sinh? Nếu mắc bệnh thì có chữa khỏi không? (Thu Huyền – Quảng Nam) Trả lời Chào bạn! Tình trạng sau 1-1,5 năm hai vợ chồng bạn sinh hoạt bình thường mà không dùng các biện pháp tránh thai nào (thuốc tránh thai, bao cao su, màng chắn…) mà không có thai được gọi là vô sinh 1. Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới có thể là do tổn thương ở vòi trứng, không rụng trứng (hay trứng không rụng thường xuyên), lạc nội mạc tử cung, các bệnh nhiễm trùng Popyp, dị dạng tử cung… Ở nam giới, phổ biến nhất là bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, bất lực, xuất tinh sớm, teo ống dẫn trứng… Tuy nhiên, vợ chồng bạn cũng không nên lo lắng quá, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh tưởng đã tắt hy vọng. Có thể thực hiện phương pháp thăm dò phóng noãn.Thời điểm phóng noãn thường xảy ra vào ngày 14 tháng trước ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo. Người phụ nữ có thể tự đoán ngày phóng noãn của mình bằng cách theo dõi vào khoảng giữa kỳ kinh của chu kỳ 28-30 ngày. Khi phóng noãn, người phụ nữ sẽ cảm thấy ẩm ướt hơn những ngày khác. Cũng có thể theo dõi bằng cặp nhiệt độ vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, khi thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên 0,5°C thì hiện tượng phóng noãn đã xảy ra. Để chắc chắn hơn, có thể tiến hành siêu âm đo nang noãn và dự định ngày phóng noãn. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho sử dụng thuốc kích thích phóng noãn. Khi xác định được ngày phóng noãn, việc thụ thai tự nhiên hoặc nhân tạo có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Các phương pháp khác là lọc rửa tinh trùng, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, bơm tinh trùng vào noãn, sinh thiết tinh hoàn để lấy tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm… Sự hỗ trợ của những phương pháp này đã làm tăng tỷ lệ chữa vô sinh, giúp cho nhiều cặp vợ chồng có được những đứa con mà họ từng mong muốn và cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Theo: phukhoa.info Thông tin thêm cho bạn Chi tiết Linh tự đan Linh Tự Đan là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự phối hợp ở hai góc độ y học Đông Y và Tây Y. Linh Tự Đan có thành phần L-carnitine và L- Arginine có vai trò tốt trong việc tăng lượng máu về cơ quan sinh dục đồng thời tăng cường năng lượng tế bào làm tế bào khỏe hơn và đặc biệt tác động vào tế bào của cơ quan sinh sản là trứng và tinh trùng do vậy sẽ rất hiệu quả cho việc tăng chất lượng, số lượng của trứng và tinh trùng. Ngoài ra các thành phần khác trong sản phẩm Linh Tự Đan có tác dụng chống viêm và tăng sức đề kháng nên sẽ tạo được môi trường sạch sẽ và thuận lợi cho phôi làm tổ và phát triển giúp tăng khả năng thụ thai. Linh Tự Đan được sản xuất bởi công ty Hồng Bàng là công ty Cung cấp “Thực phẩm chức năng cao cấp thương hiệu Việt” có chất lượng cao,  là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ GMP trong ngành TPCN. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ngay trong nước và được đánh giá chất lượng cao bởi các chuyên gia và những khẳng định trong khoa học đang là sự lựa chọn thông minh của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.

Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể kém, với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Bậc phụ huynh đều rất lo lắng và thương yêu trẻ nhưng lại chưa biết rõ làm thể nào để có thể giúp trẻ tránh xa được các tác nhân gây dị ứng. Với bài viết này, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thêm hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ, bao gồm: Sức đề kháng kém, không có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây hại. Cơ địa dị ứng. Bụi ve: gần 85% người bị dị ứng với bụi ve. Lông chó, mèo hay các loài động vật khác. Phấn hoa từ cây cỏ. Nấm mốc: ở những nơi ẩm ướt. Vẹo, lệch vách ngăn. Khối u, polyp nhỏ trong mũi. Viêm VA. Trẻ rất dễ bị dị ứng do dị có dị vật trong mũi, bởi trẻ tinh nghịch, ham chơi, lại thích nô đùa với các loài vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể khiến cho tình trạng viêm mũi ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ như thế nào? Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hết sức đơn giản bằng cách chú trọng vào hai điểm lớn, đó là: chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh. Chế độ dinh dưỡng Trẻ vị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể yếu, vì vậy phụ huynh nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, trong trường hợp cần thiết có thể uống bổ sung vitamin C. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A,C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3 như: các loại thịt, cá,…có sẵn trong tự nhiên, bổ sung cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày, mà không cần uống viên uống bổ sung. Cho trẻ uống nhiều nướ để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước rau luộc, nước trái cây. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng. Giữ gìn vệ sinh Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lức vừa từ ngoài đường về nhà. Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giúp đường mũi của trẻ sạch sẽ, khỏi bị viêm nhiễm. Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi. Khi bé lau chùi nước mũi nhiều sẽ khiến cho vùng da dưới mũi bị khô, rát, làm tăng khả năng viêm. Không khí khô khiến cho mũi trẻ bị viêm. Vì thế, phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho môi trường trong lành và thoáng mát. Phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa, và cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé. Giặt giũ chăn, ga, đệm, gối định kì giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và đánh răng thường xuyên. Cho bé tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc và bụi.   Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn giữa viêm mũi với cảm cúm thông thường. Để tránh nguy cơ trẻ bị viêm phế quản hay viêm phổi về sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám Nguồn: Benhxoang.vn

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa, tìm được nguyên nhân nào gây bệnh cho mình chính là bước đầu trong việc điều trị bệnh hiệu quả 1.Thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm. Đây là trường hợp bao xơ của đĩa đệm thắt lưng (nằm ở giữa hai đốt sống lưng) bị rách, khiến cho nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Lớp nhân nhầy này một khi đã thoát ra sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh nằm quanh cột sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau đớn dữ dội, cơn đau có thể lan sang phần mông và hai chân. Các vị trí đĩa đệm thường bị thoát vị là l4, l5 và s1. 2. Bệnh cột sống bẩm sinh Một số người từ khi mới sinh ra đã bị một số chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống hay hẹp cột sống bẩm sinh… Những dị tật này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hẹp không gian của cột sống, vô tình gây sức ép lên dây thần kinh tọa nói riêng. Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng bởi bệnh cột sống bẩm sinh cũng gây đau đớn như khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng, lồi. 3. Viêm nhiễm chấn thương cột sống Một số trường hợp có xương sống bình thường nhưng chẳng may gặp phải một số tai nạn như va đập, té ngã mạnh vào phần cột sống. Những tác động mạnh này có thể khiến cho cột sống bị viêm nhiễm, khiến xương bị rạn nứt, gãy vỡ, phần bao xơ của đĩa đệm cũng vỡ theo… gây tác động lên dây thần kinh tọa. Đây là dạng đau thần kinh tọa cần phải được chữa trị đồng thời với các thương tổn của cột sống. 4. U tủy U màng não tủy: u màng não tủy thường xuất hiện ở những người từ 40 tới 70 tuổi, chiếm 25% trong số các chứng u ống sống. Các khối u màng não tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo cột sống. Tuy khá hiếm nhưng khối u dạng này vẫn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc hai chân. U dây thần kinh tủy: U dây thần kinh tủy cũng là một dạng khối u ở ống sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối u dạng này có thể gây áp lực lên cho các dây thần kinh được bắt nguồn từ tủy sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Viêm màng nhện tủy khu: Viêm màng nhện có thể được gây ra bởi quá trình phẫu thuật tủy sống hoặc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm màng não. Đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng thắt lưng. Viêm màng nhện gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khá hiếm và thường bị chẩn đoán sai. 5. Các nguyên nhân hiếm gặp khác Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh lý mãn tính, có thể xem đây như một dạng lão hóa của cơ thể. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch bị hư hại, dẫn tới máu bị chảy lệnh hướng thông thường. Lúc này, thay vị được bơm lên tim từ phía chân thì máu lại chạy ngược lại, làm cho thành tĩnh mạch bị giãn ra. Tĩnh mạch bị giãn làm cho đây thần kinh s1 và l5 trở nên to hơn bình thường, gây đau đớn khắp vùng dưới thắt lưng. Phì đại tuyến chằng vàng: Dây chằng vàng có một vị trí khá quan trọng trong hệ xương khớp. Thực chất thì đây là một tập hợp các sợi đàn hồi màu vàng rất đặc trưng. Dây chằng vàng có tác dụng duy trì đường cong sinh lý vùng cột sống, giúp cột sống duỗi thẳng được sau khi gập người. Bên cạnh đó thì dây chằng vàng còn làm giảm áp lực của các bộ phận lên các đĩa đệm. Một khi dây chằng vàng bị phì đại thì chẳng những chúng không làm giảm mà còn khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, làm màng nhầy bên trong bị tràn ra và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh tọa. Với các nguyên nhân đau thần kinh tọa từ phổ biến tới hiếm gặp vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được phần nào về chứng bệnh phiền toái này. Nguồn: khuonwgthaodan.com

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Đây có thể là biểu hiện nhất thời của một số bệnh đường tiêu hóa nhưng cũng có thể dấu hiệu của các bệnh mạn tính nguy hiểm đang âm thầm phá hoại cơ thể bạn từng ngày. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân của đi ngoài ra máu là gì nhé. Bệnh trĩ Bệnh trĩ hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Các đám rối này nằm ở quanh ống hậu môn – trực tràng (trĩ nội) hoặc ngay dưới da hậu môn (trĩ ngoại. Búi trĩ nằm trên đường di chuyển của phân từ trong lòng đại trực tràng- qua ống hậu môn đi ra ngoài, do đó, sự di chuyển của khối phân rất dễ gây chà xát lên các búi trĩ vốn đã bị giãn quá mức, làm máu thoát mạch. Từ đó dẫn đến biểu hiện chảy máu khi đi đại tiện. Chảy máu là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp sớm nhất trong bệnh trĩ. Máu chảy trong bệnh trĩ là máu đỏ tươi, có thể gặp ở các mức độ khác nhau như máu dính trên giấy vệ sinh, máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia hoặc thậm chí là đại tiện ra máu cục. Bệnh lỵ Bệnh lỵ cũng là nguyên nhân khá thường gặp dẫn đến đi ngoài ra máu. Hai nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lỵ là do amip Entamoeba histolytica (lỵ amip) và trực khuẩn enterobacteria shigella (hay lỵ trực trùng). Đối với bệnh lỵ, máu thường có kèm theo nhầy, tính chất khác nhau đôi chút tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng sốt, đau bụng, mót rặn nhiều… Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn không phải nguyên nhân phổ biến nhưng có thể gây chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh đặc trưng bởi vết loét nông giống vết rách dọc nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Triệu chứng điển hình của bệnh là rất đau khi đi đại tiện, đặc biệt là khi có táo bón làm khối phân rắn. triệu chứng này có thể khiến người bệnh sợ đi đại tiện. Ngoài ra, bệnh có thể gây chảy máu tại vị trí tổn thương khi đi đại tiện do rặn đại tiện và sự chà xát vào thương tổn nứt kẽ. Viêm đại trực tràng Viêm loét đại trực tràng gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng điển hình thường gặp là các cơn đau quặn bụng, mót rặn nhiều. Bệnh nhân có thể kèm theo sốt. Đi đại tiện có thể ra máu với tính chất khác nhau từ máu đỏ tươi đến đỏ thẫm tùy thuộc vào vị trí ổ loét. Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp trong nhiều trường hợp. Nếu xuất huyết nặng bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi, có biểu hiện choáng ngất do mất máu. Tuy nhiên, nếu xuất huyết tiêu hóa diễn ra âm thầm, bệnh nhân có thể chỉ gặp triệu chứng đi ngoài phân đen, do máu đổ vào lòng ống tiêu hóa ở đoạn trên (như dạ dày, tá tràng, …) và bị oxy hóa ở trong lòng ống tiêu hóa nên xuất hiện trong phân có màu đen.   Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính ở đoạn cuối của ống tiêu hóa (ruột kết và trực tràng). Đây cũng là một trong các nguyên nhân có thể gặp của đi ngoài ra máu. Đi ngoài ra máu trong bệnh ung thư đại trực tràng thường đi kèm với các biểu hiện như gầy sút, chán ăn, mệt mỏi… Khi có các biểu hiện này, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Như vậy, chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện có thể gặp của rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, tính chất máu chảy và các triệu chứng đi kèm khác nhau trong các nguyên nhân trên. Người bệnh cần lưu ý rằng là biểu hiện bất thường và không nên chủ quan. Mặc dù bệnh ở vị trí khá tế nhị, nhưng cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh tiến triển nặng dần theo thời gian gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và khó khăn cho việc điều trị. Nguồn: Cotripro.vn     

Bài viết nổi bật

Loading...