Phòng và trị bệnh

Cẩn thận mùa đông bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc nhiều biến chứng

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến. Đặc biệt khi thời tiết lạnh giá của mùa đông làm cho người bệnh dễ gặp phải rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sưng khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp… Theo BS. Lâm Đình Phúc, nguyên trưởng khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Phó chủ tịch Hội người đái tháo đường Hà Nội cho biết, vào mùa đông những bệnh thường hay gặp nhất như: viêm phế quản, viêm phổi, bệnh về khớp, sưng khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả người bình thường. Riêng đối với những người đái tháo đường, những bệnh đó càng có nguy cơ tăng lên rất nhiều. Như chúng ta đã biết người đái tháo đường vốn đã tiềm ẩn những nguy cơ mắc rất nhiều biến chứng về thần kinh, tim mạch nên mùa đông càng là điều kiện thuận lợi để cho các biến chứng xuất hienj nhanh hơn, nặng nề hơn, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần phải hiểu những biến chứng dễ gặp để có biện pháp tốt nhất để phòng tránh và chăm sóc cho người bệnh. Kiểm soát đường huyết Vào mùa đông người mắc đái tháo đường thường dễ bị tăng đường huyết do ngại vận động, ăn uống lại nhiều hơn… Nếu không kiểm soát đường huyết được thì người mắc đái tháo đường dễ gặp phải các biến chứng. Có những nghiên cứu đã chỉ ra, vào mùa đông những người bị đái tháo đường thường có chỉ số đường huyết, chỉ số Hbmc cao hơn mùa ấm áp. Để kiểm soát đường huyết, người bệnh cần chấp hành tốt và quan tâm đến đời sống của mình. Nếu ăn ngon miệng, muốn ăn nhiều hơn vào mùa đông thì người bệnh đái tháo đường cần tập luyện nhiều hơn để tiêu hao bớt năng lượng đi. Nên ngâm chân, sưởi ấm đúng cách Việc ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ tốt cho sức khoẻ, nhưng với người đáo tháo đường cần phải lưu ý ngâm chân đúng cách. Ở người đái tháo đường sẵn có nguy cơ biến chứng thần kinh ngoại vi khiến chân họ có cảm giác đi không chính xác và cảm giác về nóng lạnh kém đi nên rất dễ ngâm chân vào nước nóng quá gây loét da. Vì vậy, trước khi ngâm chân vào nước nóng nên nhờ người khác thử độ nóng của nước rồi mới ngâm. Thời gian ngâm chân của người đáo đường cũng nên ít hơn bình thường, chỉ có thể ngâm 5 – 10 phút. Và sau khi ngâm chân nên lau thật khô, đặc biệt là các kẽ chân. Vì nếu để ẩm thì da chân sẽ mềm, dễ bị loét và ẩm ướt càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn, ký sinh trùng khu trú, làm vết loét chân càng lớn hơn. Người bệnh đái tháo đường bản thân da rất khô do sự nuôi dưỡng kém đi, thậm chí có người còn bị nứt nẻ ở các kẽ chân và gót chân. Khi đó nếu sưởi chân từ lò sưởi quá nóng làm nguy cơ nứt nẻ càng cao. Vì vậy trước khi sưởi cần nhờ người nhà thử độ nóng của lò sưởi. Cần kiểm tra chân hàng ngày Bệnh nhân đái tháo đường nên có thói quen kiểm tra chân hàng ngày. Sử dụng một tấm kính hay cần người khác giúp để nhận biết nhìn rõ mặt lòng bàn chân. Tự khám hàng ngày theo tuần tự từ mu bàn chân đến lòng bàn chân, đến ngón chân, bên hông. Kiểm tra giữa các ngón: giữ chân sạch và khô, thường xuyên rửa chân bằng nước ấm, xà phòng nhẹ, sau đó đến lau khô. Bệnh nhân tránh ngâm chân quá lâu, tránh sử dụng hoá chất và phẫu thuật tại da. Cắt hay dũa các móng chân theo hình dạng ngón chân, tránh làm làm tổn thương chân. Nên mang tất (vớ), tránh những loại có đường may nối dày, nên đi tất bằng chất liệu cotton hay len. Nên đi giầy vừa chân và nên chọn giầy vào cuối ngày. Kiểm soát huyết áp Người đái tháo đường thường đi kèm bệnh cao huyết áp (70 – 80% người đái tháo đường cũng bị cao huyết áp), tăng mỡ máu làm cho mạch máu bị co hẹp lại, đồng thời bị sơ cứng. Mùa đông lạnh càng làm cho mạch máu bị co mạnh hơn nên lượng máu cung cấp kém đi, tổn thương bàn chân và bệnh tim mạch. Nguy cơ co mạch và tăng huyêt áp kêt hợp khiến người bị đái tháo đường dễ đột quỵ  hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Vì vậy, cần đo huyết áp liên tục ngày hai lần trước khi đi ngủ và buổi sáng, thậm chí đo cả ngày để tránh để huyết áp tăng cao. Đặc biệt các cơn cao huyết áp đột biến không kiểm soát được thì nguy cơ tai biến khó lường. Khi thấy mặt bừng bừng đỏ, người hơi chếnh choáng đó là dấu hiệu của tăng huyết áp. Lúc đó có thể uống thuốc ngay. Người đái tháo đường cao tuổi cũng dễ gặp nguy cơ biến chứng tim mạch, động mạch vành. Một số dấu hiệu báo trước như thấy nhói bên ngực trái. Dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên thì cần kiểm soát và sử dụng thuốc tim mạch. Lan Anh Theo: vnmedia

Phòng ngừa loét bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng loét bàn chân gây ra thường khá phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường). Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế thậm chí dễ tử vong do nhiễm trùng. Do đó người mắc tiểu đường nên áp dụng những biện pháp để phòng ngừa biến chứng này. Khoa nội tiết BVĐK Đồng Nai đã làm khảo sát trên gần 1 ngàn bệnh nhân đái tháo đường có thời gian mắc bệnh từ 7-10 năm, đang điều trị tại bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy có từ 4-10% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân và 15% bệnh nhân đái tháo đường bị loét chân ít nhất 1 lần. Nguy cơ bị đoạn chi ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị đái tháo đường. Cũng qua nghiên cứu cho thấy, biến chứng loét chân được cải thiện rõ rệt ở những người bệnh có ý thức bảo vệ và phòng chống chấn thương bàn chân qua việc sờ, xoa bàn chân (62,7% số người thực hiện), không đi chân đất (56,9%), kiểm tra nước nóng trước khi dùng (32%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao mới cần can thiệp phòng ngừa, mà ngay cả những bệnh nhân được điều trị và chăm sóc tốt, khống chế đường huyết tốt vẫn xuất hiện loét. Vì thế, chương trình can thiệp của bệnh viện chủ yếu là in tờ rơi, thiệp nhắc nhở và huấn luyện điều dưỡng của chương trình can thiệp với nội dung lồng ghép khống chế đường huyết và phòng chống loét chân đái tháo đường thực hiện công tác tham vấn, quản lý và theo dõi bệnh nhân; tư vấn cho bệnh nhân về cách tự chăm sóc bàn chân đúng cách, phát hiện bàn chân có nguy cơ loét cao để can thiệp dự phòng và dự phòng loét bằng các loại giày dép thích hợp cho bệnh nhân. Phòng ngừa loét chân cho người tiểu đường Người mắc bệnh tiểu đường không nên đi chân trần kể cả khi đi trong nhà Cần giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ và có độ ẩm thích hợp Nên kiểm tra chân hàng ngày, nếu không tự kiểm tra được thì nhờ người khác kiểm tra giúp và nên gặp bác sỹ ngay khi phát hiện bàn chân có vấn đề Nên đi giày dép hợp lý và đúng cách, tránh đi giày dép quá cứng hay chật Nên đến cơ sở y tế để gọt cục chai chân, không nên tự ý cắt gọt cục chai chân. Không được sử dụng nước quá nóng để chườm hoặc ngâm chân, phải kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc bằng tay trước khi dùng nước để chăm sóc chân. Thông tin thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của tiểu đường >> Xem chi tiết Vũ Bảo (tổng hợp) Theo BS Ngô Thanh Nguyên – Đồng nai online

Ngăn ngừa hiệu quả biến chứng bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường thường để lại rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như: độtquỵ, suy thận, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, hoại tử chi… Vậy làm cách nào để có thể ngăn ngừa hiệu quả? 1. Nguyên nhân gây biến chứng của bệnh tiểu đường Nguyên nhân chính gây nên các biến chứng của bệnh tiểu đường đó là do đường huyết tăng cao kéo dài, thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, tổn thương tế bào của các cơ quan và ức chế hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể. Từ đó gây nên những tổn hại nguy hiểm đến sự tuần hoàn của hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể, làm hại các dây thần kinh và tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống khoa học giúp khống chế bệnh tiểu đường. 2. Ngăn ngừa biến chứng hiệu quả Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường thì việc giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định đóng vai trò quan trọng. Chỉ số đường huyết các gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Vùng đường huyết an toàn đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là 5,0 – 6,2 mmol/l trước khi ăn, 6 – 9 mmol/l sau bữa ăn 2 giờ và 6,0 – 8,3 mmol/l trước lúc đi ngủ. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường phải giữ mức đường huyết không vượt quá 19mmol/l, nếu vượt qua con số trên, các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Kiểm soát chỉ số HbA1c Biến chứng tiểu đường vẫn có thể xuất hiện dù hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Bởi đường huyết chỉ cho biết lượng đường máu ngay tại thời điểm đo mà không phải là kết quả toàn diện một quá trình diễn biến lâu dài của đường huyết. Do đó, người bệnh cần theo dõi HbA1c – chỉ số giúp kiểm soát đường huyết trong vòng ba tháng gần nhất để ngăn chặn những biến chứng tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6.5%. Khi HbA1c giảm, nguy cơ các biến chứng cũng giảm tương ứng. Nếu chỉ số HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân tiểu đường đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Theo hai nghiên cứu quy mô lớn là UKPDS và DCCT cho thấy, nếu giảm HbA1c Chú ý chế độ dinh dưỡng Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt giúp khống chế bệnh cũng như nhiều biến chứng nghiêm trọng từ tiểu đường. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, calorie, bổ sung rau xanh, trái cây và thịt nạc trắng. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bởi chất xơ có khả năng hạ thấp hàm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Thông tin thêm Sản phẩm Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu quý có tác dụng điều hoà đường huyết, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể với Alpha lipoic acid – một chất chống oxy hoá mạnh, làm giảm và ngăn ngừa tổn thương do biến chứng của tiểu đường. Hộ Tạng Đường phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều hoà đường huyết, hỗ trợ điều hoà huyết áp và giảm cholesterol máu ở bệnh nhân tiểu đường. >> Xem chi tiết Theo: Dantri.vn

Giải pháp bảo vệ gan trong dịp tết khi phải uống nhiều bia rượu

Trong dịp tết sum họp gia đình, bạn bè sẽ khó tránh khỏi việc uống nhiều bia rượu. Và ai cũng biết uống nhiều bia rượu là không tốt cho sức khỏe đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng gan. Vậy phải làm gì để bảo vệ gan trước thứ đồ uống “không thể thiếu” này? Rượu bia là kẻ thù số 1 của gan Các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh được những ảnh hưởng của rượu bia đến cơ thể con người, đặc biệt là tác hại tới gan, thận, dạ dày, não bộ… Đảm nhiệm chức năng thanh lọc độc tố cho cơ thể, gan trực tiếp chịu trách nhiệm hóa giải các độc tố do rượu bia sinh ra. Vì vậy, đây cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chúng ta lạm dụng rượu bia. Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan như suy giảm chức năng gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… Đừng “thi gan” với bia rượu Chất cồn trong bia rượu được hấp thu vào máu và chuyển đến gan xử lý. Tuy nhiên, khả năng làm việc của gan là có giới hạn, mỗi giờ chỉ hóa giải được một lượng cồn nhất định. Nếu uống quá nhiều, lượng độc tố từ bia rượu không kịp giải độc sẽ làm tổn thương gan. Một khi đã xuất hiện các dấu hiệu tổn thương gan, suy giảm chức năng gan như tăng men gan, thường xuyên nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hay ăn uống, tiêu hóa kém, mệt mỏi kéo dài, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu cũng như tất cả các đồ uống có chứa cồn khác. Uống nhiều bia rượu trong thời gian dài làm đẩy nhanh tiến trình xơ hóa trong gan và nghiêm trọng hơn là tiến triển thành xơ gan. Khi bệnh đã đến giai đoạn xơ gan, ngay cả khi kiêng hoàn toàn rượu bia, chức năng gan cũng khó có thể hồi phục lại. Bảo vệ gan cho người uống nhiều rượu bia Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình chuyển hóa các chất, thanh lọc các độc tố có hại cho sức khỏe của chúng ta. Thật may mắn cho con người, lá gan có sức chịu đựng và khả năng hồi phục đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, chúng ta cần tạo điều kiện cho gan có thời gian và sức lực để làm được điều đó. Cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan, phục hồi và tăng cường chức năng gan. Một giải pháp an toàn và không kém phần hiệu quả giúp thúc đẩy tiến trình loại bỏ độc tố trong gan, bảo vệ lá gan của quý ông trước tác hại của rượu bia chính là các thảo dược thiên nhiên tốt cho gan như khúng khiếng, dứa dại, táo nhân, sơn trà, kỷ tử, quế… Ngày nay đã có các dạng viên uống thảo dược tiện lợi giúp bổ gan, bảo vệ tế bào gan, hạ men gan, phục hồi và tăng cường chức năng gan cho những người thường xuyên uống nhiều rượu bia. Lohha.com.vn

Chị em nên làm gì để phòng tránh bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa khá phổ biến ở chị em nhưng rất nhiều chị em lại rất ngần ngại khi nhắc đến vấn đề này. Các bệnh phụ khoa có thể gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, viêm phần phụ, bệnh lây qua đường tình dục… nếu không phát hiện điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến ung thư. Các bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở chị em là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Canada thì 3 bệnh ung thư này chiếm 10% ước tính các trường hợp mới mắc bệnh ung thư ở phụ nữ trong năm 2005 và 37% số trường hợp mắc bệnh ung thư này đã tử vong. Do đó, điều quan trọng nhất chị em có thể làm để bảo vệ sức khỏe là phải biết quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vậy có những cách nào giúp chị em tránh mắc bệnh phụ khoa? 1. Khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap thường xuyên: Chị em nên tiến hành khám phụ khoa theo định kỳ 6 tháng 1 lần để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân. Xét nghiệm Pap (Xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Đây là xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục, không giới hạn về tuổi. PAP nên được tiến hành mỗi năm /lần và bắt đầu từ khi có quan hệ tình dục đầu tiên. Nếu kết quả sau 3 lần liên tiếp là bình thường, PAP có thể được làm mỗi 1-3 năm/lần. Nếu kết quả có viêm nhiễm hoặc tổn thương nghi ngờ, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên xét nghiệm PAP 6 tháng/lần. 2. Quan hệ tình dục an toàn: Thực hành tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay, theo nhiều thống kê thì có tới hơn 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được xác định. Khi nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh tình dục, người phụ nữ sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và các vấn đề rắc rối khác trong sức khỏe sinh sản. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng lây nhiễm nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ tình dục là: lậu, giang mai, HPV, AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch), chlamydia… Chị em nhiễm các bệnh này có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung, có thể gây ra vùng chậu bệnh viêm, thai ngoài tử cung và vô sinh… 3. Có chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý nhằm duy trì được trọng lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Trọng lượng cơ thể đóng vai trò quyết định khá lớn trong sức khỏe phụ khoa của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt cũng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể bạn. Những phụ nữ quá gầy hoặc quá thừa cân có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như chậm kinh, chu kì kinh nguyệt “biến mất”, rong kinh, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít… Tất cả các vấn đề đó được gọi chung là rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều tiết hormone, từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác. 4. Chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý Một điều quan trọng chị em cần nhớ là tuyệt đối không làm việc và thức quá khuya. Thức khuya không những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh như cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa mà chị em dễ gặp do thức khuya bao gồm: viêm nhiễm “vùng kín”, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều, u tuyến vú… Thức khuya khiến cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và miễn dịch. Đó chính là lý do tại sao các vi khuẩn có hại xâm nhập và sinh sôi phát triển trong cơ thể. Ở “vùng kín” cũng vậy, vi khuẩn có hại phát triển mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và làm mất sự cân bằng trong môi trường âm đạo, dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 5. Tập thể dục thường xuyên: Các hình thức thể dục không những làm cho chị em khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Thể dục tác động đến hệ thần kinh trung ương, các động tác thể dục tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường và bệnh lý trong sản phụ khoa. Các động tác thể dục nên được kết hợp với thở sâu để tăng cường hoạt động tuần hoàn ở vùng khung chậu. Ngoài ra, nên tập những động tác cơ bản về hông và mông, nhất là những bài tập thể dục nhịp điệu, tập yoga để giảm đau vùng xương chậu và tăng cường sức khỏe của cơ quan sinh sản. 6. Chăm sóc cho âm hộ và âm đạo hàng ngày: Cách tốt nhất để chăm sóc âm đạo và âm hộ hàng ngày là vệ sinh với nước sạch, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi có quan hệ tình dục. Nhiều chị em có thói quen dùng dung dịch vệ sinh để vệ sinh “vùng kín”, điều này sẽ không có hại nếu chị em biết sử dụng đúng. Tức là không nên lạm dụng loại dung dịch này, nên tránh dùng xà phòng có tính sát khuẩn cao và không thụt rửa sâu trong âm đạo. Môi trường âm đạo có cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hại, nếu lạm dụng dung dịch hoặc xà phòng này có thể “tiêu diệt” vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gia tăng và dễ mắc các bệnh phụ khoa. Thu Hương (tổng hợp)

Cẩn thận một số bệnh chị em mắc phải có thể gây vô sinh

Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới song có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ những căn bệnh mà chị em mắc phải nhưng lại không được chữa trị dứt điểm làm ảnh hưởng đến hệ sinh sản và dẫn đến hiện tượng vô sinh. Một số bệnh nguy hiểm đó là: Các bệnh phụ khoa: Hiện tượng ra dịch đục có lẫn máu từ âm đạo có thể là triệu chứng của một bệnh lý phụ khoa, có thể liên quan hoặc không liên quan đến khả năng thụ thai. Do đó, bạn cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế có khoa sản để được chẩn đoán và điều trị. Viêm tiểu khung Cho dù được điều trị, viêm tiểu khung cũng gây vô sinh vĩnh viễn cho 12% bệnh nhân. Tỷ lệ này là 25% ở những người bị tái nhiễm lần hai và hơn 50% ở người tái nhiễm lần 3. Nếu có thai, nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ rất lớn vì trứng khó di chuyển qua vòi trứng có sẹo để về tử cung để làm tổ. Dấu hiệu của viêm tiểu khung là đau ở vùng bụng dưới, ra khí hư như mủ và sốt (có khi chỉ gai rét). Nếu có những triệu chứng này, chị em cần đi gặp thầy thuốc, nhất là nếu nó xảy ra trong tuần lễ đầu tiên sau khi sạch kinh. Nếu đúng là viêm tiểu khung, thầy thuốc khám sẽ phát hiện thấy bệnh nhân đau khi di động tử cung, có khối nề cạnh tử cung, ấn đau. Bệnh tử cung nhi hóa Kinh nguyệt không đều đặn và dần tắt hẳn có thể là dấu hiệu của bệnh về tử cung nhi hóa. Trong trường hợp này, người phụ nữ có thể uống thuốc nội tiết tố để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giữ cho tử cung bình thường. Còn khi đã lập gia đình thì phải đến ngay cơ sở điều trị hiếm muộn để được khám, chẩn đoán và điều trị. Thiếu nội tiết tố nữ Nếu đến tuổi trưởng thành mà ngực lép như đàn ông, núm vú cũng nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của buồng trứng không hoạt động. Để xác định chính xác, cần đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm nội tiết: FSH, Estradiol và được khám phụ khoa đề chẩn đoán. Rối loạn rụng trứng Nguyên nhân khiến cho trứng không rụng xuất phát từ buồng trứng. Tuy nhiên, các bác sỹ sẽ giúp bạn bằng cách kiểm tra, phân tích lịch sử kinh nguyệt của bạn. Kinh nguyệt không đều hoặc không có đủ kinh nguyệt đều được coi là đầu mối dẫn tới vô sinh trong trường hợp này. Mặc dù trên thực tế, có nhiều người phụ nữ vẫn mắc phải chứng rối loạn rụng trứng cho dù họ có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Bên cạnh đó, các bác sỹ chuyên khoa sẽ lấy mẫu máu tại thời điểm chu kỳ kinh nhất định của bạn để xét nghiệm , hoặc siêu âm ổ bụng để theo dõi sự rụng trứng. Điều trị kết hợp thuốc kích thích khả năng rụng trứng của buồng trứng như Clomid và Follistim. Tắc vòi trứng Đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Do vậy, phụ nữ cần thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu lỡ có thai thì nên đến hút và nạo thai ở các cơ sở y tế chuyên khoa bảo đảm an toàn. Phương pháp nội soi ổ bụng để gỡ dính tắc vòi trứng , mở thông vòi hoặc nối lại vòi…sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị tổn thương ít và nhẹ. 70% các trường hợp còn lại chỉ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Theo: phukhoa.info

Bài viết nổi bật

Loading...