Phòng và trị bệnh

Cách phòng ngừa, hạn chế cơn hen đối với bệnh nhân hen phế quản

Hen phế quản là bệnh tắc nghẽn đường thở mãn tính, đặc trưng bởi tần xuất các cơn hen, đợt hen cấp. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng, hạn chế tần suất xảy ra các cơn hen. Tần xuất cơn hen phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa dị ứng, dị nguyên gây dị ứng và các yếu tố nguy cơ khác. Vì vậy việc tránh tiếp xúc với dị nguyên, tăng cường thể trạng là những việc thường xuyên và đặc biệt cần thiết với bệnh nhân hen phế quản. Đường dẫn khí của người bình thường và bệnh nhân  bị hen phế quản. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen 1. Những yếu tố thuộc về người bệnh Yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng. Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non. 2. Những yếu tố môi trường Dị nguyên trong nhà: bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột…), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất, thực phẩm dị ứng như tôm, cua, cá… Dị nguyên bên ngoài: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương, khói… Các yếu tố nghề nghiệp khi làm việc: than, bụi bông, hóa chất… Ô nhiễm môi trường: khói thuốc lá, các loại khí thải … 3. Những yếu tố nguy cơ Dị nguyên Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh. Vận động quá sức, gắng sức. Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá). Cảm xúc mạnh v.v… Có rất nhiều nguyên nhân khiến triệu chứng hen suyễn càng trầm trọng hơn. Cách phòng và hạn chế các cơn hen, các đợt hen cấp 1. Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng, kích ứng cơn hen đã đề cập ở trên như: phấn hoa, thức ăn, bụi nhà… làm sạch bầu không khí trong nhà. 2. Hạn chế các yếu tố nguy cơ do vận động, thời tiết: Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động nặng Ăn uống hợp lý, khoa học để nâng cao thể trạng, luôn luôn sống lạc quan, vui vẻ Ngừng ngay hút thuốc lá. Thay đổi môi trường sống nếu có điều kiện: sống ở những vùng có thời tiết ôn hòa, ít thay đổi, ít lạnh như thành phố Hồ Chí Minh… 3. Theo dõi tình trạng hô hấp thường xuyên từ đó phát hiện sớm những thay đổi, những dấu hiệu báo động cơn hen để có sự can thiệp kịp thời, xử lý để tránh nguy hại đến tính mạng. 4. Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hỗ trợ để giảm sự nhạy cảm của cơ thể với các dị nguyên, giảm tình trạng viêm ở các phế nang, tăng cường chuyển hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể từ đó hạn chế tần xuất xảy ra các cơn hen như: Bảo Khí Khang, Pulmasol… Cách xử trí trong đợt hen cấp. Đối với mỗi bệnh nhân đã có tiền sử bị hen phế quản, dị ứng hay đang điều trị hen phế quản luôn phải mang bên mình thuốc giãn phế quản như Salbutamol hay Terbutalin dạng xông hít, phải biết cách sử dụng đúng do bác sỹ chỉ dẫn. Trong trường hợp xảy ra cơn hen cấp với triệu chứng như đột ngột tức ngực, khó thở, ho, khò khè bệnh nhân cần dùng thuốc ngay theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi ra chỗ thoáng mát, không khí trong lành, nghỉ ngơi. Nếu như trường hợp cảm thấy bất thường nên đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời. Cách xử lý nhanh khi người bị hen lên cơn là sử dụng thuốc giãn phế quản.

5 bài tập thể dục cho người bị bệnh khớp

Những người bị khớp thường nhận được lời khuyên phải vận động nhiều để tăng độ đàn hồi cho khớp. Tuy nhiên nếu vận động quá mức sẽ khiến tốc độ bào mòn ở các mô sụn xảy ra nhanh hơn. Khiến khớp càng bị đau và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. 1. Đi bộ: Lời khuyên dành cho người thoái hóa khớp là dành từ 15 phút đến 20 phút mỗi ngày để đi bộ. Số bước hợp lý từ 500 bước đến 1000 bước/ ngày. Người bị thoái hóa khớp không nên đi bộ với tốc độ nhanh để tránh gây ra những tổn thương không đáng có cho khớp. Khi đi bộ có thể sử dụng máy đếm bước đi bộ để có thời gian và đo mức độ vận động hợp lý. Đi bộ là dạng vận động nhẹ nhàng vừa tránh trường hợp bị cứng khớp buổi sáng, tạo sự linh hoạt cho khớp. 2. Xoay các khớp nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng Khi ngủ dậy nên vận động xoay nhẹ nhàng các khớp: khớp cổ tay, khớp cổ, khớp gối, vùng eo – hông, khớp vai. Tập các động tác này thường xuyên sẽ giảm tình trạng thoái hóa khớp và cứng khớp. 3. Đi bơi Bơi sẽ giúp cơ thể thư giãn thoải mái, các vận động của hoạt động bơi nhẹ nhàng cũng sẽ tốt cho người bị thoái hóa khớp. Một tuần đi bơi từ 2-3 lần sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt. Đồng thời lực tác động của nước là một biện pháp trị liệu tốt cho các khớp. 4. Đạp xe Đạp xe cũng là phương thức vận động tốt cho khớp. Mỗi ngày đạp xe  từ 5 km đến 10km sẽ giúp các khớp toàn cơ thể được vận động nhẹ nhàng. Chú ý chọn loại xe đạp vừa với khổ người, tạo được tư thế ngồi, vận động thoái mái nhất khi đạp xe. Đối với người bị khớp không nên đạp xe quá nhanh để tránh tạo ra vận động quá mức cho khớp. 5. Tập Yoga Tập Yoga cũng mang lại những lợi ích cho khớp. Những động tác Yoga nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể linh hoạt và giảm khả năng bị thoái hóa khớp do ít vận động. Không những vậy Yoga còn tốt cho sức khỏe toàn cơ thể nói chung.

Mẹo trị vùng da thâm tại nhà

Sở hữu một làn da trắng sáng, đều màu là mong ước của không ít chị em phụ nữ. Tuy nhiên do tác động của nắng, do vùng da đó bị “chết”, do những tác động khác mà làn da xuất hiện những khoảng thâm đen, sậm màu (vùng da dưới cánh tay, vùng da ở khuỷu tay…). Ngoài việc sử dụng những  viên uống trắng da như Stourthion, Tảo Spirrulina làm trắng da toàn cơ thể… chị em có thể tham khảo những cách sau đây để khắc phục những mảng da sậm màu. Vài mẹo nhỏ giúp chị em có 1 làn da trắng sáng ngay tại nhà. 1. Bột tảo xoắn và sữa chua Trộn bột tảo xoắn và sữa chua thành hỗn dịch dạng sệt rồi thoa lên vùng da bị thâm. Để trong thời gian từ 15p đến 20p, sau đó rửa sạch. Bột tảo có tác dụng làm sạch và cung cấp vitamin và khoáng chất dành cho da. Sữa chua có tác dụng chăm sóc da, giúp da mềm mịn. Sử dụng 2 -3 lần/ tuần, vùng da bị thâm sẽ trắng sáng trở lại. 2. Khoai tây và sữa tươi Khoai tây luộc chín, nghiền nhỏ, trộn với sữa chua thành hỗn hợp. Bôi hỗn hợp này lên da sẽ giúp làn da dần trở lên trắng sáng. 3. Tẩy da chết Đôi khi da sậm mà chỉ đơn giản là bạn không chú ý tẩy da chết cho vùng da đó. Do vậy bạn chỉ cần sử dụng kem tẩy da chết cho vùng da đó, làn da sẽ trắng sáng trở lại. 4. Hỗn hợp chanh và mật ong Chanh chứa nhiều acid nên tính tẩy mạnh. Có thể dùng Chanh trà nhẹ lên vùng da thâm sạm sau đó rửa lại bằng nước. Làn da sẽ dần dần trở nên trắng sáng. Tuy nhiên để giảm độ bào mòn của acid trong Chanh, bạn có thể trộn mật ong để dung dịch này vừa có tính tẩy trắng vừa bảo vệ làn da. Với cách làm này bạn không nên lạm dụng để tránh bị mỏng da. Trà nhẹ chanh lên vùng da thâm sạm giúp da sáng mịn hơn. 5. Dầu Dừa Kiên trì thoa dầu Dừa lên vùng da thâm sạm mỗi ngày cũng sẽ làn da dần trở lên trắng sáng. Biện pháp này hiệu quả với da mặt, ngoài việc giúp làn da trắng sáng còn giúp tăng độ mềm mịn cho làn da đáng kể. Để tránh cho làn da không đều màu bạn nên thoa đều kem chống nắng trước khi đi ra ngoài. Sử dụng các loại dầu, kem chăm sóc da cho toàn cơ thể. Thường xuyên tẩy da chết cho làn da.

Phòng bệnh cho trẻ lúc chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa là lúc hệ miễn dịch của trẻ em xuống thấp khiến trẻ dễ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra như cúm, viêm mũi do bị dị ứng, viêm phế quản, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn… Các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh những bệnh cho bé lúc chuyển mùa nhé!   Bệnh về đường hô hấp: Lúc thời tiết chuyển mùa trẻ rất dễ bị khó thở, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đờm… Nguyên nhân là do các vi khuẩn xâm nhập vào mũi, họng và di chuyển xuống phổi, phế quản. Trường hợp trẻ có các triệu chứng này cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời. Tránh biến chứng thành suy hô hấp nặng sẽ rất khó chữa. Để phòng ngừa các bận phụ huynh lưu ý chăm sóc bé cẩn thận trong giai đoạn này: mặc áo cho trẻ khi ra đường vào buổi sáng, tránh gió lanh. Dùng nước ấm nóng tắm cho trẻ. Tránh không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh, môi trường có vi khuẩn gây bệnh. Bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu chảy được các định khi trẻ đi tiêu trên 4 lần/ngày và phân nhiều nước. Tiêu chảy sẽ khiến trẻ suy kiệt sức khỏe nhanh chóng do mất nước và chất điện giải. Tiêu chảy nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Khi trẻ bị tiêu chảy phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ: cho trẻ uống nước thường xuyên (nước muối + đường pha loãng hoặc onezol dành cho trẻ em) để bù lượng nước bị mất. Tuy nhiên không cho uống nhiều một lúc, mỗi lần chỉ uống từ 10ml đến 12ml. Không cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu. Giữ ấm bụng cho trẻ. Thức ăn và nước uống của trẻ giữ ở nhiệt độ ấm. Phòng tránh bệnh cho bé vui khỏe. Bệnh cảm, cúm: Khi thời tiết chuyển lạnh trẻ em rất dễ bị cúm. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thống qua đường thở là tổn thương niêm mạc mũi, họng. Khi bị cúm trẻ có triệu chứng đau cơ, sốt, người mệt mỏi. Những tác động tiêu cực này khiến trẻ chán ăn, biếng ăn, quấy khóc. Khi phát hiện cúm phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sỹ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu sảy ra. Để phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa này, các bậc phụ huynh nên chú ý tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý các hoạt động vui chơi của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ uống các sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch, các sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa để tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy.

Chữa tụt huyết áp tại nhà hiệu quả

Tụt huyết áp có thể điều trị và quản lý dễ dàng thông qua việc chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng này. Bên cạnh việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời cho những trường hợp nguy hiểm như hạ huyết áp do dị ứng, nhiễm trùng hoặc sốc… thì một số mẹo sau đây sẽ giúp đối phó với hạ huyết áp và làm giảm bớt, hạn chế mức độ xuất hiện thường xuyên của triệu chứng ngay tại nhà. Xử trí cho trường hợp khẩn cấp Nếu huyết áp của bạn giảm quá thấp, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ y tế, bạn cần phải ngồi xuống hoặc nằm xuống và nâng chân của bạn trên mức tim. Điều này giúp mang lại lưu lượng máu trở về tim và não, và nó có thể giúp bạn giảm thời gian mất ý thức (hoa mắt, chóng mặt), tránh bị ngất. Biện pháp cải thiện và giảm thiểu tình trạng hạ huyết áp tại nhà Rất ít người được chỉ định dùng thuốc cho tình trạng huyết áp. Các triệu chứng của hạ huyết áp thường có thể được điều trị bằng cách  thay đổi lối sống của bạn và tăng chất lỏng và muối khoáng. Uống đủ nước (từ sáu đến tám ly một ngày) giúp n găn ngừa tình trạng mất nước vì hạ huyết áp thường dẫn đến mất nước. Bạn cũng có thể lựa chọn nước trái cây và nước rau ép để tránh mất nước. Một ly nước chanh với một ít muối và đường sẽ là lý tưởng khi có biểu hiện hạ huyết áp. Đồ uống có chứa caffeine có thể tạm thời làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ vì caffeine có thể gây ra các vấn đề khác. Hạ huyết áp nhẹ không cần điều trị, chỉ cần bổ sung chất điện giải cho chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng này. Đây là một số cách tự nhiên để kiểm soát hạ huyết áp. Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp bình thường hóa huyết áp, do đó làm giảm các triệu chứng hạ huyết áp. Ăn các loại thực phẩm giàu natri giúp cải thiện mức độ huyết áp. Tuy nhiên, natri dư thừa có thể dẫn đến vấn đề về tim. Vì vậy, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi tăng lượng muối nhé. Ăn quá nhiều cùng một lúc có thể dẫn đến giảm mạnh trong huyết áp. Để tránh điều đó, chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì. Có một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng. Bao gồm nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn có chứa nhiều vitamin B, vitamin C và protein như thịt nạc, sữa, trứng, và trái cây. Các loại thảo mộc như nghệ, quế, gừng, hạt tiêu và giúp đỡ để làm tăng huyết áp. Hơn nữa, chúng cũng hỗ trợ trong các hoạt động của thận. Uống nước rễ củ cải hoặc cà rốt hai lần một ngày là một trong những biện pháp khắc phục nhà hiệu quả để điều trị giảm huyết áp. Lựu đã được chứng minh một phương thuốc tuyệt vời cho huyết áp thấp. Không nên sử dụng rượu vì rượu gây mất nước, có thể khiến giảm huyết áp. Thay vào đó, uống nhiều nước để giữ cơ thể đủ nước, tránh mất nước và tăng khối lượng máu, do đó giữ huyết áp của bạn ở mức bình thường. Thay đổi vị trí đột ngột có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt. Nếu bạn đang nằm, lúc tỉnh dậy chú ý nên đi chậm. Ngồi vài phút trên giường, và sau đó mới đứng lên. Thực hiện các bài tập nhẹ, tập yoga, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp để điều chỉnh huyết áp của bạn ổn định hàng ngày. Yoga giúp an tâm, cải thiện lưu thông máu, và cân bằng hệ thần kinh tự trị. Nên tránh căng thẳng. Hạn chế làm việc khuya, suy nghĩ tiêu cực và lo lắng không cần thiết. Tiếng cười là liều thuốc tốt cho những người hay bị hạ huyết áp, cười to mỗi sáng giúp phục hồi huyết áp bình thường của bạn. Hãy nhớ mang theo kẹo ngọt hoặc gói đường tinh luyện nhỏ để tăng lượng đường trong máu khi có dấu hiệu hạ huyết áp nhé! Thu Cúc

Các bài thuốc trị hen suyễn hiệu quả

Hen suyễn là một bệnh mãn tính trầm trọng và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm. Theo thống kê tại Việt Nam, số người mắc hen chiếm khoảng 1-5% dân số. Do hen suyễn là một bệnh mãn tính nên ta không thể điều trị được dứt điểm bệnh mà chỉ kiểm soát bệnh. Tùy theo mỗi thể bênh mà có các bài thuốc và những món ăn bổ dưỡng riêng: hạt tía tô, hạt ý dĩ… có thể trị bệnh rất hiệu quả. Theo đông y, hen suyễn còn được gọi là háo suyễn, nguyên nhân chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc bên trong gây ra. Hen suyễn được chia làm 3 thể: thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Cách chữa chủ yếu là giáng khí, tiêu đàm, tán hàn (nếu ở thể phong hàn) hoặc thanh nhiệt (nếu ở thể phong nhiệt). Ngoài ra, ở bệnh nhân mãn tính, cơ thể suy yếu cần phải bồi bổ bằng các thực phẩm bổ dưỡng hoặc với các loại thuốc bổ khác. 1. Chữa hen suyễn thể phong nhiệt Ở thể phong nhiệt, người bệnh bị ho, khó thở, trong họng có tiếng khò khè, ngực đầy tức, đờm vàng dính đặc khó khạc, miệng đắng, khát nước, người nóng ra mồ hôi, chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Cách chữa : Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, thanh nhiệt chống dị ứng. Dùng bài thuốc Nam: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g. Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội. Hạt tía tô có thể dùng thành bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong nhiệt: Canh rau hẹ: Nguyên liệu : Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi. Cách làm : Hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hoà với 300ml nước lọc lấy nước (bỏ xác) đem đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà. Bột lá dâu, lá khế: Nguyên liệu : Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 20g. Tất cả tán bột, ngày dùng 50g, hãm với 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng. Có thể chỉ dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà. Bột lá táo, kim ngân hoa: Nguyên liệu : Lá táo ta khô 100g, hoa hoặc lá kim ngân khô 50g, mã đề khô 50g. Cách làm: Tất cả tán bột, ngày dùng 100g, hãm với 500ml nước sôi, chia 2-3 lần uống trong ngày. Cháo củ mài (hoài sơn): Nguyên liệu : Củ khoai mài 200g, nước mía 200ml, nước ép quả lựu 30ml. Cách làm : Củ mài luộc chín, giã nhỏ. Nấu sôi nước mía, nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần. 2. Chữa hen suyễn thể phong hàn Ở thể phong hàn, người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ho có đờm màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm. Đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm, chống dị ứng, trừ hàn. Bài thuốc Nam sử dụng: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g. Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong hàn: Nước đinh hương, mật ong: Nguyên liệu : Đinh hương 5-6 nụ, mật ong 50ml. Cách làm : Nấu sôi đinh hương với 100ml nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia 2-3 lần uống trong ngày. Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực: Nguyên liệu : Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (3 lát nhỏ). Cách làm : Hoa đu đủ đực, gừng tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước lọc lấy nước (bỏ bã), đun sôi rồi cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. Xôi bèo cái: Nguyên liệu : Bèo cái (bèo ván, bèo tai tượng) 50g tươi, gạo nếp 200g. Cách làm : Bèo cái bỏ rễ lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Gạo nếp  đồ thành xôi, trước khi bắc ra, rắc bột bèo cái vào đảo thật đều. Đậy kín vung 5-10 phút. Chia 3 lần ăn trong ngày, ăn liên tục một tuần, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần. Nước táo, lá chanh: Nguyên liệu : Táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g. Cách làm : Tất cả tán bột, ngày dùng 10g, hãm nước sôi uống vào buổi sáng. 3. Chữa hen suyễn thể phong đàm Ở thể phong đàm, người bệnh thấy tức ngực, khó thở, ho ra nhiều đờm nhớt, khò khè liên tục, nếu nôn ói ra nhiều đờm dãi thì thấy dễ chịu, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhờn. Cách chữa: Giáng khí bình suyễn, tiêu đàm (hoặc hoá đàm). Bài thuốc Nam: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-10g, trần bì 6-10g. Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm. Các vị thuốc Nam có thể dùng để thay thế: – Hạt tía tô: Thay bằng trần bì, vỏ chanh, lá hen, lá tràm. – Bán hạ: Thay bằng lá táo, bồ kết, xạ can (rễ cây rẽ quạt). – Ý dĩ: Thay bằng thổ phục linh, mã đề, đậu ván. Các món ăn có ích cho người bị hen suyễn thể phong đàm: Trứng gà ngâm nghệ: Nguyên liệu : Trứng gà 1 quả, nghệ vàng 50g, muối ăn. Cách làm : Dùng kim khoan 2 lỗ nhỏ ở 2 đầu quả trứng gà. Nghệ vàng  rửa sạch, giã nhỏ, thêm 100ml nước vào lọc lấy nước, hoà với ít muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối là vừa). Ngâm trứng gà vào nước nghệ 3 ngày. Sau đó bỏ vỏ, lấy ruột cho bệnh nhân ăn. Ba ngày ăn một quả. Ăn liên tục 10 quả. Nước chanh gừng Nguyên liệu: Chanh 1 quả, gừng tươi 10g, muối ăn ½ muỗng cà phê. Cách làm: Đem gừng giã nát với muối ăn rồi cho vào ruột quả chanh. Đem nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh có màu vàng đều là được. Ép lấy nước chanh cho bệnh nhân uống 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục 5 ngày. Nước mật ong, quế: Nguyên liệu: Mật ong 30ml, bột quế 2-3g. Cách làm: Hòa mật ong, bột quế với 150ml sữa nóng. Chia uống 1 -2 lần trong ngày. Quế được xem là gia vị có thể chống dị ứng, làm lành vết thương và ngăn chặn lở loét. Quế có thể dùng cho người bệnh hen suyễn do có khả năng làm giãn phế quản và tăng cường chức năng hô hấp. Món ăn cho người bệnh hen suyễn lâu ngày, khí lực suy yếu. Cháo thịt vịt nấu nước mía: Nguyên liệu: Thịt nạc vịt mái 300g,  gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại. Cách làm: Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín. Chia ăn ngày ba lần, ăn liên tục một tuần. Canh cá chép, sa nhân, gừng: Nguyên liệu: Cá chép 250g, sa nhân 6g, gừng tươi 6g, tỏi băm, muối, đường, nước mắm, tiêu. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp với nước mắm, muối, đường, tiêu, tỏi băm, khoảng 30 phút. Nấu cá với sa nhân, gừng với lượng nước thích hợp thành canh. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng nóng trong bữa cơm. Canh cá lóc nấu thìa là: Nguyên liệu: Dùng phi lê cá lóc (hoặc cá ba sa, cá rô) 200g, cà chua 2 trái, thìa là, hành lá, rau ngò, bột nghệ, nước mắm, muối, tiêu, hành tím băm nhỏ. Cách làm: Cá cắt miếng nhỏ như quân cờ, ướp vào chút ít bột nghệ, muối, nước mắm, đường. Ướp trong vòng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Thìa là rửa sạch, hành lá xắt nhỏ. Cà chua bổ múi cau. Bắc nồi nhỏ lên bếp, hành tím phi vàng với dầu ăn, đổ cá vào đảo đều cho cá chín. Múc ra bát để riêng. Thả cà chua vào nồi đảo đều cho cà chua chín. Đổ nước lạnh ngập mặt cà chua, nấu sôi. Khi nước sôi, thả cá vào, nêm vào chút nước mắm, muối, đường, nêm lại hợp với khẩu vị. Thả hành lá, thìa là vào. Tắt bếp, múc tô. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. * Trong canh cá có chứa chất acid béo, tác dụng chống viêm, có ích cho người bị viêm đường hô hấp, phòng chống phát tác cơn hen suyễn, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em, người bị hen suyễn lâu ngày. Lương  y Đinh Công Bảy Tổng Thư ký Hội dược liệu TP HCM Theo: VnExpress

Bài viết nổi bật

Loading...