Bệnh học

Công bố khoa học về tác dụng của KGA1 - Chiết xuất từ Địa Liền

Địa liền là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ thời cổ xưa có tác dụng trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí, chủ trị phong tê thấp, tê bì, đau nhức xương khớp. Đã có không ít công trình nghiên cứu về thành phần hoạt chất của Địa liền. Trong đó, hoạt chất được xem là có tác dụng chính là KGA1. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp: giảm đau, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm….Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục. Do đó, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã tìm ra quy trình chiết tách thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị  bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả. – Theo công trình nghiên cứu được công bố của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp. Tác dụng này đã được chứng minh bằng phương pháp gây co thắt bằng acid acetic trên chuột. Kết quả kiểm tra khả năng giúp giảm đau nhờ giảm co thắt trên chuột. Lô thí nghiệm Nồng độ Số lần co thắt % ức chế 1 KGA1 (50mg/kgP) 23 75.79 2 KGA1 (20mg/kgP) 49 48.42 3 Efferalgan (50mg/kgP) 30 68.42 4 ĐC âm (nước cất, 0,1ml/10KgP) 95 – Kết quả trên cho thấy chuột uống KGA1 liều 50mg/kgP và liều 20mg/kgP có khả năng ức chế cơn co thắt bụng từ đó làm chuột giảm đau. Ở liều 50mg/kgP, KGA1 có khả năng ức chế co thắt tốt hơn so với Eferagan với % ức chế của KGA1 là 75,79% còn Eferagan (50mg/kgP) là 68,42%. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với P<0.1.   Theo PGS.TS. Lê Minh Hà hoạt chất KGA1 trong địa liền có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi. -Tác dụng chống viêm của hoạt chất KGA1  Đặc tính chống viêm của KGA1 được các nhà khoa học chứng minh bằng mô hình gây viêm trên chuột sử dụng carrageenan.   Hiệu quả ức chế viêm của SF-1 đã được tìm thấy là cao hơn chất đối chứng indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong bệnh lí xương khớp hiện nay) gây ra (45,9%) . Kết quả nghiên cứu cho thấy KGA1 được tiêu hóa và hấp thụ ngay sau 4 – 5 giờ sử dụng đã xuất hiện tại đầy đủ các khớp, xương trên toàn cơ thể thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, chống viêm sưng phù nề mà hầu như không để lại bất kì một tác dụng phụ nào như các thuốc tây giảm đau mà ta thường thấy. KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong kháng viêm, tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất KGA1 từ Địa liền của PGS.TS Lê Minh Hà có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lí xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.   Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây địa liền, kết hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay. Theo: Khuongthaodan.com    

Sai lầm khi phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn, búi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn. Tuy nhiên, việc phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại thường không đơn giản đến thế. Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn trĩ ngoại, nếu trĩ nội đã phát triển ở giai đoạn sa ra ngoài thì thường bị nhầm lẫn với trĩ ngoại. Việc phát hiện sớm, phát hiện đúng giúp quá trình điều trị  đơn giản và hiệu quả.   Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ nội hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Ban đầu, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, được bao bọc bởi niêm mạc. Khi búi trĩ to dần ra, sa xuống ra ngoài hậu môn, do đó người bệnh thường nhầm lẫn giữa trĩ nội sa và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội phổ biến hơn nhiều so với bệnh trĩ ngoại. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều bị trĩ nội, nhưng bệnh chỉ gây vấn đề cho đến khi các tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng lên và chùng dãn quá mức. Một trong nhiều cách để phát hiện ra trĩ nội là nội soi hậu môn – trực tràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội là chảy máu hậu môn. Khi các búi trĩ sưng phồng và chùng dãn quá mức, bạn có thể bắt gặp các triệu chứng bệnh trĩ điển hình. Bạn có thể không nhận thấy bất kì cơn đau nào cho đến khi búi trĩ nội phát triển mạnh và trầm trọng hơn, vì có rất ít dây thần kinh được tìm thấy ở khu vực trực tràng của bạn. Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng, mô trĩ nội có thể được thấy từ bên ngoài hậu môn dưới dạng trĩ sa. Bác sĩ là người có thể xác định chính xác bạn đang bị trĩ ngoại hay trĩ nội bị sa. Nếu bạn nhận thấy một lượng máu nhỏ sau khi đi vệ sinh, hoặc cảm nhận có các mô dư thừa xung quanh hậu môn, bạn cần đến bác sĩ để tìm ra vấn đề tiềm ẩn và tìm cách điều trị thích hợp. Bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Theo thời gian, các búi trĩ phình to dần, người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các búi trĩ ngoại này thường có sắc tố giống như phần còn lại của da, hoặc đôi khi có màu đậm hơn màu da xung quanh như màu tím hoặc màu tím nhạt. Búi trĩ ngoại phồng căng có bề mặt khô. Bệnh trĩ ngoại dễ gây đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn. Ở giai đoạn đầu, cảm giác này thường thấy sau một đợt ăn nhậu hoặc ăn cay nóng nhiều, sau đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ tự khỏi Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và gây đau hơn rất nhiều so với đau do trĩ đơn thuần. Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại thì bạn cần được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nội soi hậu môn trực tràng. Dấu hiệu dễ nhầm lẫn giữa trĩ ngoại và trĩ nội Về cơ chế hình thành thì trĩ nội, trĩ ngoại giống nhau; nhưng vị trí hình thành thì khác nhau. Tuy nhiên, trĩ ngoại sẽ không có hiện tượng thò ra thụt vào, hay không co lên sau khi đi đại tiện như trĩ nội được, vì bản thân nó lúc nào cũng nằm ở ngay rìa hậu môn rồi. Chỉ có là, khi đi đại tiện, vì tăng áp lực lên ống hậu môn nên búi trĩ ngoại sẽ phồng to hơn lúc bình thường một chút, sau đó sẽ trở lại như lúc đầu. Trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể phồng lên không thường xuyên, ví dụ như ăn cay nóng, hoặc có vấn đề gì khác thì búi trĩ phồng lên, đau rát hậu môn, xong sau đó điều chỉnh nó tự khỏi, rồi thời gian sau lại tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Giải pháp mới cho bệnh trĩ Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời thường dẫn tới những biến chứng như tắc mạch máu, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn, gây nhiều đau đớn cho người bệnh, quá trình điều trị phức tạp hơn.   (Các biến trứng của bệnh trĩ) Ở giai đoạn đầu, khi hình thái trĩ còn nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi giúp làm săn se, co búi trĩ, giảm các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn. Đối với trĩ ngoại, người bệnh bôi trực tiếp lên búi trĩ ở vùng da ngoài hậu môn. Đối búi trĩ nội, khi búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn,người bệnh cần chú bôi sâu vào bên trong để thuốc tác động trực tiếp lên búi trĩ. Trước khi bôi cần vệ sinh sạch sẽ vùng da hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối, sử dụng bao tay cao su đã khử trùng hoặc dụng cụ chuyên dụng Đối với trĩ ở giai đoạn nặng, tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể cần tới can thiệp ngoại khoa. Sau khi phẫu thuật, để tránh bị tái phát, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn nhiều hoa quả, chất xơ, uống nhiều nước để không bị táo bón, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Những người thường xuyên phải ngồi thường xuyên ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, những người phải làm việc nặng khiến áp lực nên ổ bụng tăng là những người dễ mắc bệnh trĩ. Song song với việc sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống, người bệnh nên tìm tới các bài tập giúp làm co búi trĩ và thay đổi tư thế sau mỗi 40 -45 phát làm việc. Phụ nữ đang có thai và sau sinh cũng thường phải đối mặt với bệnh trĩ. Ở giai đoạn này, để tránh ảnh hưởng tới em bé, người bệnh có thể tìm tới các biện pháp điều trị bằng thảo dược hoặc y học cổ truyền. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở hậu môn và co trĩ hiệu quả    

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản

Viêm họng hạt là bệnh gì? Bệnh là hiện tượng các tế bào lympho với nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào vùng cổ họng phải làm việc quá sức dẫn đến sự sưng phồng, nổi thành các “hạt”. Các hạt này màu trắng to như hạt đỗ, hạt ngô, hay nối thành mảng to. Chúng luôn bị kích thích khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy trong cổ họng, vướng víu như mắc vật gì đó. Thường xuyên ho khan, ho có đờm, đau nhức toàn thân, đau tai, đau buốt lên đầu, vùng cổ nổi hạch,… Chủ yếu bệnh do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vùng họng gây tổn thương lớp niêm mạc họng gây ra. Chúng tồn tại khi mắc các bệnh viêm mũi, viêm xoang, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu,…hay nhiễm trùng khuẩn cầu, bạch cầu đơn nhân, khuẩn e.coli,… Ngoài ra còn do môi trường sống không sạch, bụi bẩn độc hại gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác. Thường xuyên sử dụng các chất kịch thích, đồ uống có cồn, có gas như rượu bia, thuốc lá,… Chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý. Tính chất công việc dễ mắc bệnh: giáo viên, ca sĩ, bác sĩ, y tá,… Cách chữa viêm họng hạt tại nhà Cây tía tô Trong cây tía tô chứa nhiều tinh dầu, protein, một số khoáng chất citral,acid nicotinic,…,các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt như: kháng viêm, kháng khuẩn,giúp lầm ấm cơ thể, giảm hiện tượng ho, đau rát cổ hong. nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch,…Lá tia tô, hạt tía tô đều có thể dùng để chữa viêm họng hạt. Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn Cách làm: Rửa sạch lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế, để ráo nước. Cho cả 3 vào chén to, thêm đường phèn vào đem hấp cách thủy. Dùng hỗn hợp sau khi hấp hàng ngày, ngày dùng 3 lần sáng, trưa, tối. Ngoài ra bạn có thể lấy hạt tía tô, phơi khô rồi tán nhỏ thành bột. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lấy một ít đem hòa với nước ấm và uống. Mật ong Mật ong được xem như 1 vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Trong mật ong chứa nhiều chất và vitamin tốt cho sức khỏe, cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong như sau: bạn có thể lấy 1 thìa mật ong nguyên chất hòa với 1 cốc nước ấm uống ngày 2 lần sáng và tối. Hoặc bạn cũng có thể lấy 1 vài quả quất, đâm nát ra đổ thêm mật ong, hấp cách thủy để ngậm. Sau 1 – 2 ngày thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của hỗn hợp với mật ong. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều cách dùng mật ong để chữa viêm họng hạt khác. Tỏi Tỏi chứa allicin một hợp chất có đặc tính rất giống với penicillin trong thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng virus, vi khuẩn, chống ký sinh trùng, nấm mốc giúp ngăn chăn các tổn thương gây ra khi mắc các bệnh về ho hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt,… Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng 1 nhánh tỏi sống nhai rồi nuốt từ từ, hoặc có thể giã nát chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong rồi uống. Uống ngày 3 – 4 lần sẽ có công dụng loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Gừng tươi Với gừng, một loại gia vị có rất nhiều công dụng hỗ trợ cho việc điều trị viêm họng hạt thì có nhiều cách để thực hiện như sau: Lấy 1 lát gừng tươi ngậm trong vòng 15 – 20 phút hay giã nát gừng pha với nước ấm làm trà gừng. Gừng kết hợp cùng mật ong Nguyên liệu cần: 1 nhánh gừng to, 1 chén mật ong nguyên chất, 1 hũ thủy tinh Cách làm: Gừng đem rửa sạch, thái nhỏ và giã nát. Sau đó lọc lây nước cốt, cho vào hũ thủy tinh hòa thêm mật ong là có thể dùng ngay. Dùng để uống ngày 3 lần sang, trưa, tối để đạt được hiệu quả cao nhất. Gừng với muối trắng Nguyên liệu cần: 1 nhánh gừng to, 1 ít muối trắng hạt to, 1 chén nước ấm Cách làm: Gừng rửa sạch, thái mỏng. Cho vào chén nước ấm, thêm ít muối. Hằng ngày dùng hỗn hợp nước đó sáng và tối. Húng chanh hấp đường phèn Đây là cách chữa viêm họng hạt an toàn cho cả trẻ nhỏ nên được nhiều người tin dùng. Nguyên liệu cần: 1 nắm lá húng chanh ( cây rau tần), 1 bát nhỏ đường phèn Cách làm: Lá rau húng đem rửa sạch, để ráo nước. Cho vào bát, thêm mấy viên đường phèn, hấp cách thủy. Khi dùng lấy một ít nước hỗn hợp, ngậm rồi nuốt từ từ. Củ cải và quả lê Nguyên liệu cần: 1kg củ cải, 1 kg lê, 1 bát mật ong Cách làm: Củ cải, lê đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ Bào chúng thành sợi nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay nát hỗn hợp Lọc lấy nước, thêm mật ong vào. Mang hỗn hợp trên đun sôi, khuấy đều tay, nhỏ lửa đến khi sền sệt thì dừng lại. Bảo quản hỗn hợp và dùng dần ngày 3 lần. Các mẹo trên chỉ là số nhỏ trong vô vàn cách chữa viêm họng hạt từ dân gian có thể thực hiện tại nhà. Bạn hãy chọn cho mình cách phù hợp nhất và kiên trì thực hiện nhé, chúc bạn thành công!

Viêm họng và các thông tin cần biết

Viêm họng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm họng? Viêm họng là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc hầu họng dưới tác động của các tác nhân gây viêm. Viêm họng có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính, các trường hợp viêm họng cấp tính có thể khỏi sau 5-7 ngày, trong khi viêm họng mạn diễn ra dai dẳng, thường gây tái phát liên tục các đợt cấp. Viêm họng cấp thường do nhiễm virus, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Ngoài ra, viêm họng cấp có thể gây ra bởi vi khuẩn, vi nấm, các tác nhân vật lý, hóa học trong môi trường. Các chủng vi khuẩn thường gặp là các chủng bình thường sống cộng sinh tại đây như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, … khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát gây bệnh. Viêm họng do vi khuẩn có thể xảy ra sau khi bị viêm họng do virus. Viêm họng mạn là tình trạng viêm liên tục niêm mạc họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm xoang, trào ngược dạ dày-thực quản, ngạt tắc mũi… khiến dịch viêm chảy xuống họng hoặc các tác nhân trong môi trường tác động làm niêm mạc họng bị viêm liên tục. Các dấu hiệu của viêm họng Viêm họng cấp: Triệu chứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau mình mẩy. Triệu chứng tại chỗ: khô, rát, đau họng, có thể bị khàn tiếng. Soi thấy niêm mạc họng đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi soi họng có thể thấy có bựa trắng. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định. Các dấu hiệu của viêm họng 1 Họng đau rát, khó chịu, khô Viêm họng mạn Viêm họng mạn có 3 thể với các triệu chứng khác nhau, diễn ra lần lượt nếu không được điều trị đúng cách. Viêm họng xuất tiết: cổ họng tiết nhiều đờm nhầy, đặc khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu và thường xuyên phải khạc đờm. Các nang lympho ở họng phát triển mạnh. Viêm họng quá phát (hay còn gọi là viêm họng hạt): các nang lympho lúc này đã bị quá sản, tạo thành các hạt ở thành sau họng. Niêm mạc họng dày lên, eo họng hẹp lại, dễ bị kích thích. Bệnh nhân rất dễ bị buồn nôn và nôn. Viêm họng teo: quá trình viêm xảy ra dai dẳng ở họng khiến mô lympho và tuyến tiết nhầy bị xơ hóa và teo dần, niêm mạc họng mỏng đi, eo họng rộng ra. Lúc này, do hoạt động của tuyến tiết nhẩy giảm, bệnh nhân thường xuyên bị khô họng và ho nhiều. Các dấu hiệu của viêm họng 2 Cổ họng khó chịu, bệnh nhân hay bị ho do kích ứng và phải khạc đờm Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm họng mạn thường bị tái phát liên tục các đợt viêm họng cấp do sức đề kháng của họng bị giảm sút, cơ chế bảo vệ không được đảm bảo. Điều trị viêm họng Viêm họng cấp Khoảng 80% các trường hợp viêm họng cấp gây ra bởi virus, do đó không cần sử dụng kháng sinh (kháng sinh không có tác dụng đối với tác nhân gây bệnh là virus, chỉ sử dụng khi tác nhân là vi khuẩn). Các biện pháp điều trị chủ yếu là xử lý triệu chứng và nâng đỡ cơ thể: Điều trị triệu chứng: Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, trên 38,5º C. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, chú ý giữa 2 lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4h, ngày không dùng quá 4 lần. Sốt khiến cơ thể mất nước nhiều, bệnh nhân cần chú ý bổ sung đủ nước để cân bằng với lượng nước bị mất. Giảm ho, long đờm: có thể sử dụng các thuốc tây y theo chỉ định, hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc Đông dược, siro ho thảo dược có thể cho tác dụng rất tốt, lại ít tác dụng không mong muốn. Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm hiện tượng khó chịu, khô rát họng. Dùng thuốc chống viêm để giảm hiện tượng sưng đau họng. Nâng đỡ cơ thể: Giữ ấm, nghỉ ngơi để cơ thể tự hồi phục. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Bổ sung vitamin, khoáng chất qua thực phẩm để tăng sức đề kháng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Viêm họng mạn: Điều trị nguyên nhân: nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị loại bỏ, bệnh có thể khỏi được. Điều trị triệu chứng: chống viêm, long đờm, giảm ho. Dự phòng: nâng cao sức đề kháng, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, môi trường ô nhiễm để hạn chế mắc các đợt viêm họng cấp. Trong một số trường hợp, nếu viêm họng không được nhận biết và xử lý đúng cách, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giảm nguy cơ mắc các đợt viêm họng, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất độc hại trong môi trường.    

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng – vùng nhạy cảm của cơ thể. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chủ yếu do thói quen hàng ngày của người bệnh như: đứng hoặc ngồi quá lâu, cơ thể thiếu chất xơ gây ra chứng táo bón kinh niên, người bệnh lao động quá sức trong thời gian dài… Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho con người do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Nhưng càng về sau, khi bệnh phát triển hơn, các dấu hiệu rõ ràng và thay đổi với tốc độ nhanh thì người bệnh mới bắt đầu tìm hiểu và chữa bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng hơn nên việc điều trị bệnh là rất khó khăn, tốn kém. Những trường hợp bệnh quá nặng có thể phải chịu biến chứng bệnh trĩ và sống chung với căn bệnh này suốt đời. Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Chỉ là ở giai đọan đầu, bệnh chưa phát triển mạnh mẽ nên không gây lo lắng cho người bệnh. Một thời gian phát triển và biến chứng của bệnh trĩ có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Vì vậy khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu. Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn. Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.   Nứt hậu môn là biến chứng nhẹ nhất của bệnh trĩ Nứt hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ. Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên bắt đầu từ việc tập các thói quen tốt hàng ngày, lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả, ăn hoa quả hoặc uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe như: cam, bưởi, dưa hấu… Đồng thời hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lối sống sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu đặc biệt là ngồi xổm. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Cần cải thiện thực phẩm ăn uống nếu cơ thể có hiện tượng táo bón kinh niên; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập các bài thể dục nhẹ nhàng… Kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện, chữa trị bệnh trĩ kịp thời từ giai đoạn khởi đầu. Bệnh trĩ không gây biến quá nguy hiểm như những chứng bệnh khác, tuy nhiên bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn – trực tràng làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mĩ, mất tự tin người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh và không được chủ quan khi phát hiện bệnh trĩ. Theo Cotripro.vn

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa, tìm được nguyên nhân nào gây bệnh cho mình chính là bước đầu trong việc điều trị bệnh hiệu quả 1.Thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm. Đây là trường hợp bao xơ của đĩa đệm thắt lưng (nằm ở giữa hai đốt sống lưng) bị rách, khiến cho nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Lớp nhân nhầy này một khi đã thoát ra sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh nằm quanh cột sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau đớn dữ dội, cơn đau có thể lan sang phần mông và hai chân. Các vị trí đĩa đệm thường bị thoát vị là l4, l5 và s1. 2. Bệnh cột sống bẩm sinh Một số người từ khi mới sinh ra đã bị một số chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống hay hẹp cột sống bẩm sinh… Những dị tật này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hẹp không gian của cột sống, vô tình gây sức ép lên dây thần kinh tọa nói riêng. Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng bởi bệnh cột sống bẩm sinh cũng gây đau đớn như khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng, lồi. 3. Viêm nhiễm chấn thương cột sống Một số trường hợp có xương sống bình thường nhưng chẳng may gặp phải một số tai nạn như va đập, té ngã mạnh vào phần cột sống. Những tác động mạnh này có thể khiến cho cột sống bị viêm nhiễm, khiến xương bị rạn nứt, gãy vỡ, phần bao xơ của đĩa đệm cũng vỡ theo… gây tác động lên dây thần kinh tọa. Đây là dạng đau thần kinh tọa cần phải được chữa trị đồng thời với các thương tổn của cột sống. 4. U tủy U màng não tủy: u màng não tủy thường xuất hiện ở những người từ 40 tới 70 tuổi, chiếm 25% trong số các chứng u ống sống. Các khối u màng não tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo cột sống. Tuy khá hiếm nhưng khối u dạng này vẫn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc hai chân. U dây thần kinh tủy: U dây thần kinh tủy cũng là một dạng khối u ở ống sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối u dạng này có thể gây áp lực lên cho các dây thần kinh được bắt nguồn từ tủy sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Viêm màng nhện tủy khu: Viêm màng nhện có thể được gây ra bởi quá trình phẫu thuật tủy sống hoặc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm màng não. Đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng thắt lưng. Viêm màng nhện gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khá hiếm và thường bị chẩn đoán sai. 5. Các nguyên nhân hiếm gặp khác Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh lý mãn tính, có thể xem đây như một dạng lão hóa của cơ thể. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch bị hư hại, dẫn tới máu bị chảy lệnh hướng thông thường. Lúc này, thay vị được bơm lên tim từ phía chân thì máu lại chạy ngược lại, làm cho thành tĩnh mạch bị giãn ra. Tĩnh mạch bị giãn làm cho đây thần kinh s1 và l5 trở nên to hơn bình thường, gây đau đớn khắp vùng dưới thắt lưng. Phì đại tuyến chằng vàng: Dây chằng vàng có một vị trí khá quan trọng trong hệ xương khớp. Thực chất thì đây là một tập hợp các sợi đàn hồi màu vàng rất đặc trưng. Dây chằng vàng có tác dụng duy trì đường cong sinh lý vùng cột sống, giúp cột sống duỗi thẳng được sau khi gập người. Bên cạnh đó thì dây chằng vàng còn làm giảm áp lực của các bộ phận lên các đĩa đệm. Một khi dây chằng vàng bị phì đại thì chẳng những chúng không làm giảm mà còn khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, làm màng nhầy bên trong bị tràn ra và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh tọa. Với các nguyên nhân đau thần kinh tọa từ phổ biến tới hiếm gặp vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được phần nào về chứng bệnh phiền toái này. Nguồn: khuonwgthaodan.com

Bài viết nổi bật

Loading...