Bệnh học

Táo bón ra máu khi mang thai do đâu? Cách cải thiện?

Giai đoạn mang thai chị em gặp nhiều thay đổi từ nội tiết sinh lý bên trong tới ngoại hình bên ngoài. Một trong những điều khiến nhiều chị em than phiền chính là hiện tượng táo bón ra máu. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bà bầu bị táo bón ra máu? Cách xử trí như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin sau đây. Mục lụcNguyên nhân gây táo bón ra máu khi mang thaiTáo bónBệnh trĩNứt kẽ hậu mônChảy máu trực tràngTáo bón ra máu khi mang thai có sao không?Táo bón ra máu khi mang thai khi nào gặp bác sĩ?Làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Nguyên nhân gây táo bón ra máu khi mang thai Các bệnh lý liên quan tới hậu môn, trực tràng thường xảy ra ở chị em đang mang thai. Do sức nặng, kích thước của thai nhi khi phát triển sẽ tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động gây ra tình trạng này. Sau đây là một số bệnh lý có thể khiến bạn bị táo bón ra máu khi mang thai: Táo bón Trong suốt thai kỳ chắc hẳn bạn không ít lần bị chứng táo bón “ghé thăm”. Táo bón khiến phân thô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng gây trầy xước và chảy máu hậu môn gây đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ bắt nguồn từ sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh. Cùng với đó, nếu dinh dưỡng thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu. Tâm lý căng thẳng, stress kèm thói quen ít vận động cũng gây ảnh hưởng tới táo bón. Bệnh trĩ Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu bao quanh trực tràng bị sưng lên khiến thai phụ đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau sinh. Khi bị táo bón càng làm tăng áp lực lên các mạch máu khiến búi trĩ càng lớn hơn khiến bà bầu bị táo bón rau máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu trong thai kỳ. Nứt kẽ hậu môn Các vết nứt xuất hiện ở niêm mạc trực tràng khiến thai phụ cảm thấy đau dữ dội và chảy máu trong. Đây là hiện tượng xảy ra do sự căng giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn. Đối với các trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bạn cố rặn phân ra ngoài. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố rặn để đẩy khối phân cứng ra ngoài. Khi các vết nứt xuất hiện hậu môn mà mẹ bầu vẫn cố rặn nhiều lần khiến vết nứt lại càng lan rộng và xuất hiện máu. Các vết nứt chảy máu không chỉ gây đau nhức mà còn khiến mẹ bầu rất khó chịu. Chảy máu trực tràng Đây là một trong những tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai do bệnh trĩ hay biến chứng của bệnh Crohn. Ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu, mẹ bầu còn có triệu chứng khác kèm theo như trực tràng căng cứng, đau nhức, cảm thấy chóng mặt, choáng váng.. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nếu bị đi ngoài ra máu là do chảy máu trực tràng. Do đó, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Táo bón ra máu khi mang thai có sao không? Theo các chuyên gia sức khỏe về sinh sản, khi mang thai bị táo bón ra máu là bình thường nếu nó chỉ xảy ra trong 1 – 2 ngày. Nhưng nếu cứ kéo dài thì sẽ gây nguy hiểm với mẹ và thai nhi. Bởi hiện tượng táo bón ra máu kéo dài, lượng máu không đủ cung cấp cho thai nhi khiến thai nhi chậm phát triển. Khi sinh ra trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Trường hợp nặng hơn, thai nhi có thể bị sảy do sức khỏe của mẹ bầu kém, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa… Do đó, các bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan, thờ ơ mà cần điều trị đúng. Nếu bà bầu phát hiện bị táo bón ra máu, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Do trong quá trình mang thai, cơ thể rất dễ mẫn cảm, khả năng thai nhi dị tật cao nếu sử dụng thuốc không đúng cách, sai cách, sai liều lượng. Táo bón ra máu khi mang thai khi nào gặp bác sĩ? Táo bón ra máu có thể là hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Hãy gặp bác sĩ khi táo bón ra máu kèm một số triệu chứng sau đây: Sốt. Đầy bụng, đau bụng. Buồn nôn, nôn. Giảm cân. Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân hoặc không thể đi tiêu. Hãy nhập viện ngay nếu: Phân có màu đen hoặc nâu đỏ. Mất máu trầm trọng. Đau hoặc chấn thương trực tràng. Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu. Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường Thông tin xem thêm: Cẩn trọng với chứng táo bón kéo dài Làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Phần lớn các trường hợp bị táo bón ra máu do chứng táo bón, trĩ, nứt hậu môn… gây ra. Do đó, để cải thiện tình trạng tốt nhất chị em nên thực hiện các biện pháp giảm táo bón bằng cách: Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng Để quá trình đi đại tiện gặp nhiều thuận lợi, nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng bằng cách ngồi xổm mỗi khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bà bầu hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài. Không nên ăn đồ ăn cay nóng Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích không có lợi cho tiêu hóa, khiến táo bón càng trở nên tồi tệ. Do đó, để quá trình điều trị táo bón ra máu được thuận lợi, các mẹ nên tránh xa những đồ ăn cay nóng. Khi điều trị khỏi, các mẹ cũng hạn chế các loại đồ ăn này nhé. Bổ sung thực phẩm nhuận tràng Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chức năng của đại tràng, tạo khối phân, bình thường hóa trạng thái phân và số lần đi ngoài. Một số thực phẩm giàu chất xơ phải kể tới như gạo nâu, các loại đậu, lê, táo, quả mâm xôi, đu đủ, cam, chuối, các loại rau lá xanh, mận… Ngoài ra, táo là loại quả chứa pectit có tác dụng tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột. Mận và kiwi có các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên giúp điều hòa nhu động ruột. Đọc chi tiết: Bị táo bón nên ăn quả gì? Chia thành nhiều bữa nhỏ Mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no để giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bổ sung đủ nước Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn bổ sung đủ nước cho cơ thể. Hãy uống từ 2 – 2,5 lít nước trong ngày. Việc uống đủ nước sẽ kích thích quá trình chuyển hóa, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng Mỗi ngày thai phụ nên vận động ít nhất 15 phút. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập bài yoga dành cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn giúp tăng cường sức khỏe rất tốt cho bà bầu. Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ Mẹ bầu nên tập thói quen đi đại tiện theo giờ nhằm tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa gây táo bón. Bạn nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy. Không nên nhịn đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi, lâu dần dễ mắc đi ngoài ra máu cũng như khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ Nếu bị trĩ, nứt kẽ hậu môn… mà không vệ sinh sạch sẽ khiến các ổ áp xe hình thành khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng ơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Do đó, sau khi đi đại tiện các mẹ cần chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhé. Đổi dạng thuốc Sắt có thể khiến bạn bị táo bón, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ có nên chuyển sang sử dụng vitamin tổng hợp trước khi sinh hay không. Đối với chảy máu dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc nhuận tràng hoặc chống táo bón khác. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào trong số này, cần có sự cho phép của bác sĩ. Táo bón ra máu khi mang thai là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên có tâm lý chủ quan, thờ ơ với hiện tượng này bởi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu mắc bệnh cần thăm khám bác sĩ cụ thể, không nên tự ý mua thuốc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đọc chi tiết tại: Đừng chủ quan với chứng táo bón ra máu khi mang thai

Hói đỉnh đầu có chữa được không?

Hói đỉnh đầu khiến bạn cảm thấy tự ti về mái tóc của mình. Vậy hói đỉnh đầu có chữa được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị hói đỉnh đầu nhé. Mục lụcHói đỉnh đầu là gì?Nguyên nhân dẫn đến hói đỉnh đầuMất cân bằng nội tiết tốThiếu hụt vitamin và khoáng chấtYếu tố di truyềnSử dụng nhiều hóa chất lên tócStressMột số bệnh lýHói đỉnh đầu có chữa được không?Các biện pháp cải thiện tình trạng hói đỉnh đầuChế độ ăn uống lành mạnhSử dụng dầu gội phù hợpChải đầu đúng cáchTránh stressKhông hút thuốc Hói đỉnh đầu là gì? Hói đỉnh đầu là vùng tóc phía trên đỉnh đầu bị rụng nhiều và lộ ra những mảng nhỏ da đầu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến vùng hói lan rộng ra và tạo thành mảng da đầu nhẵn bóng ở phần đỉnh đầu. Tình trạng hói đỉnh đầu có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng xuất hiện ở nam giới sớm hơn ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến hói đỉnh đầu Không phải tự nhiên phần tóc ở đỉnh đầu lại bị rụng nhiều và gặp khó khăn trong việc mọc lại. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau gây ra. Mất cân bằng nội tiết tố Theo nghiên cứu, các chuyên ra đã cho rằng sự gia tăng nồng độ hormone DHT (Dihydrotestosterone) là “thủ phạm trực tiếp” gây ra tình trạng hói đầu. Bình thường cơ thể chúng ta sản sinh rất ít hormone DHT. Tuy nhiên, khi nồng độ testosterone hoặc estrogen bị giảm sút, cơ thể sẽ tăng sản xuất DHT. Khi nồng độ hormone này tăng cao kích thích tuyến bã nhờn ở chân tóc tiết ra nhiều dầu hơn gây bít tắc nang tóc, khiến chúng bị yếu và dễ gãy rụng hơn. Hơn thế nữa, DHT còn gắn với các thụ thể ở nang tóc khiến nang tóc bị thu nhỏ, ngăn chặn sự phát triển của tóc, tóc mọc ra bị yếu và dễ gãy rụng. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất Vitamin và khoáng chất là những chất thiếu yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Dù chỉ cần hàm lượng rất nhỏ, nhưng nếu bổ sung thiếu những dưỡng chất này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong đó có cả tóc. Nếu cơ thể thiếu những dưỡng chất như: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B7, vitamin B5, vitamin E, kẽm, selen,… có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đỉnh đầu. Yếu tố di truyền Yếu tố gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Những người có ông, bà, bố, mẹ bị bệnh rụng tóc hói đầu sẽ có nguy cơ gặp phải triệu chứng này cao hơn so với bình thường. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người có bố bị hói đầu thì có nguy cơ bị là 50%, khi có cả bố và ông đều bị thì nguy cơ hói lên tới 100%. Đối với những người có tiền sử gia đình bị hói nên chú ý chăm sóc tóc nhiều hơn để quá trình rụng tóc, hói đầu diễn ra chậm hơn. Sử dụng nhiều hóa chất lên tóc Việc sử dụng quá nhiều hóa chất làm tóc liên tục trong một khoảng thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu. Bởi những hóa chất này có thể phá vỡ cấu trúc của tóc, tóc khô xơ, yếu và dễ gãy rụng. Stress Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều hormone cortisol để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi cortisol tăng cao hơn so với bình thường sẽ ức chế quá trình sản xuất hormone sinh sản là testosterone hoặc estrogen. Chính vì lý do này mà bạn thường xuyên bị rụng tóc, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng hói đỉnh đầu. Một số bệnh lý Đối với một số bệnh nhân đang gặp phải tình trạng nấm, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp, viêm nhiễm da đầu, buồng trứng đa nang. Hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thần kinh, suy nhược cơ thể có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đỉnh đầu. Hói đỉnh đầu có chữa được không? Nếu trường hợp hói đỉnh đầu do căng thẳng trong cuộc sống hoặc do dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm rụng tóc, bạn có thể giữ tâm lý thoải mái hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc có thể giảm bớt tình trạng hói đầu. Với trường hợp hói đỉnh đầu do thiếu dưỡng chất có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học có thể chấm dứt được tình trạng này. Một số trường hợp rụng tóc do rối loạn hormone trong cơ thể cần phải điều trị bằng thuốc hoặc một số phương pháp chuyên sâu để giúp giảm tình trạng tóc rụng và nhanh mọc lại. Hói do di truyền không thể tự khỏi, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị cải thiện triệu chứng nhằm làm chậm quá trình rụng.  Tuy nhiên hiệu quả ít hay nhiều phụ thuốc phần lớn vào yếu tố nội tiết của bản thân người bệnh. Trước tiên, cần có giải pháp ngăn chặn kịp thời các yếu tố làm ức chế sự tồn tại các nang tóc, từ đó mặc dù rụng tóc nhưng khả năng tóc mọc lại vẫn còn hi vọng. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc kích thích mọc tóc như Finasteride, Minoxidil. Tuy nhiên, thuốc sẽ hết hiệu quả sau khi ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, hói dầu ở một vùng diện tích lớn có thể điều trị thẩm mỹ bằng biện pháp cấy tóc. Nhiều người cũng sử dụng tóc giả để cải thiện vẻ bề ngoài của mình. Ngoài ra, liệu pháp laser liều thấp cũng đã được FDA cấp phép nhưng về hiệu quả lâu dài còn cần nghiên cứu thêm. Các biện pháp cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, để cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên như: Chế độ ăn uống lành mạnh Để hạn chế tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc lại, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự của tóc sẽ được bổ sung vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình. Thực phẩm giàu kẽm Khi bổ sung kẽm vào cơ thể sẽ cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể. Đồng thời giúp tái tạo tế bào khiến cho các nang tóc gắn kết chặt chẽ lại với nhau hơn. Số số loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể lựa chọn như: thịt bò, tôm, sò, các loại hạt,… Thực phẩm giàu protein Thành phần chủ yếu đề hình thành lên tóc là protein. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị yếu, khô xơ và dễ gãy rụng. Để sợi tóc mọc ra được khỏe mạnh và không bị rụng đi bạn cần bổ sung đầy đủ protein bằng các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… Thực phẩm giàu sắt Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu – giúp mang oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đủ máu, oxy và các dưỡng chất sẽ được phân tán đền các bộ phận, trong đó có cả tóc. Nếu cơ thể thiếu sắt nghĩa là tóc sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất để phát triển. Do đó, cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào trong chế độ ăn của mình. Sau đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt: trứng, thịt bò, chà là, nho khô, rau cải xoăn, ngũ cốc,… Sử dụng dầu gội phù hợp Đối với những người bị hói đỉnh đầu cần chú ý lựa chọn loại dầu gội phù hợp. Khi bạn sử dụng một loại dầu gội mà gặp phải tình trạng rụng tóc nặng hơn hoặc xuất hiện một số triệu chứng dị ứng phải dừng lại ngày. Bên cạnh đó, bạn nên đổi một loại dầu thích hợp với cơ địa của mình hơn, hoặc có thể lựa chọn một số loại dầu gội ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc lại như: Biotin & Collagen, Kaminomoto, Alpecin, Bigoo Natural Oringin,  Moroccanoil Moisture Repair Shampoo, Hairburst For Longer Stronger Hair,… Chải đầu đúng cách Để hạn chế tình trạng rụng tóc bạn không nên chải tóc lúc ướt. Bởi đây là lúc tóc yếu nhất, khi bạn chải tóc sẽ khiến protein trong tóc mất đi, tóc yếu đi. Bên cạnh đấy, khi chúng ta gội đầu chân tóc cũng giãn nở ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu chải quá mạnh vào lúc này sẽ khiến tóc rụng nhiều. Chính vì thế, bạn hãy chờ cho tóc khô khoảng 80% mới bắt đầu chải nhé. Khi chải tóc bạn nên lựa chọn lược có chất liệu từ gỗ hoặc sừng, không nên chọn những loại lược làm bằng kim loại vì chúng dễ làm tổn thương cho tóc và da đầu. Mỗi ngày bạn nên chải tối thiểu là 2 lần, mỗi lần không nên kéo dài quá 1 – 2 phút. Khi chải tóc tuyệt đối không được giằng, giật, kéo tóc vì có tác động mạnh sợi tóc rất dễ bị rụng. Tránh stress Stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Để cải thiện bạn cần loại bỏ phiền muộn, luôn tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc và giữ một tình thần tốt để mái tóc nhanh mọc lại và khỏe đẹp hơn. Không hút thuốc Hút thuốc lá có thể làm hỏng các nang tóc, làm trầm trọng hơn tình trạng hói đỉnh đầu. Bên cạnh đó, các hóa chất trong thuốc lá tác động tiêu cực đến hệ thống tuần hoàn khiến lượng máu đến da đầu bị suy giảm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc do nang tóc không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Chính vì thế việc hạn chế hoặc bỏ thuốc lá sẽ có tác động tích cực cho việc điều trị rụng tóc, hói đỉnh đầu.  

Viêm đại tràng co thắt - dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Viêm đại tràng co thắt là một chứng rối loạn ruột già rất phổ biến. Ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 5-15% theo từng vùng dân cư. Đây có thể coi là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất được bệnh nhân tới khám tại các bệnh viện. Viêm đại tràng co thắt thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Sau đây là những thông tin chi tiết bạn cần biết về căn bệnh này. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt Dấu hiệu đau bụng Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau co thắt rất khó chịu rải rác tại nhiều vị trí khác nhau trên thành bụng. Cơn đau hay ập tới khi người bệnh ăn quá no hoặc sử dụng những thức ăn lạ, có tính kích thích (như đồ cay, rượu bia…). Căng thẳng, stress cũng là một trong những yếu tố kích hoạt cơn đau của bệnh nhân. Dấu hiệu tiêu chảy và táo bón Ngoài tình trạng đau quặn thắt bụng, người bệnh sẽ thường xuyên bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ thành từng đợt. Phân bài tiết có chứa nhầy nhưng hoàn toàn không có máu. Thực chất căn bệnh này không gây ra tổn thương tại niêm mạc ruột, vì thế, đại tràng sẽ không xung huyết hay xuất huyết. Bên cạnh đó, người bệnh luôn có cảm giác mót đại tiện hoặc đi tiêu không hết phân. Có thể đi nhiều lần trong ngày không có quy luật. Trường hợp mạn tính khiến người bệnh khó chịu hơn khi vừa đi ngoài xong vài phút đã xuất hiện cơn đau quặn bụng và muốn đi ngoài tiếp. Hoặc đi ngoài không hết phân mà không thể đi được Các dấu hiệu khác Chướng bụng: Dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Mà chướng bụng là triệu chứng hầu hết xảy ra ở người bệnh đại tràng co thắt. Sôi bụng, ợ hơi, nóng bụng: Đôi khi người bệnh có triệu chứng bụng sôi ùng ục, nóng bụng, nóng ruột, ngoài ra còn có cảm giác cồn cào ở bụng, giống như rất đói. Có thể bạn quan tâm: Viêm đại tràng co thắt do nguyên nhân nào gây ra? Chẩn đoán bệnh đại tràng co thắt Bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình khám bệnh bằng cách hỏi bạn về những triệu chứng đang có. Vì vậy, bạn cần mô tả chi tiết những gì đang gặp phải để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể hỏi bạn có căng thẳng hoặc gặp vấn đề khi đi tiêu hay không. Họ có thể yêu cầu bạn mô tả sự xuất hiện của chuyển động ruột của bạn. Bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào khác. Bác sĩ sẽ hỏi liệu bạn có bị chảy máu, sụt cân đáng kể, nhiệt độ cơ thể tăng lên, số lượng máu đỏ thấp hoặc tiêu chảy thực sự nặng mà không biến mất hay không. Những vấn đề này có thể cần được xem xét thêm. Đối với hầu hết những người mắc viêm đại tràng co thắt sẽ cần xét nghiệm máu để đánh giá số lượng hồng cầu và bạch cầu. Trong đó, số lượng tế bào hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Mục đích là để tìm máu ẩn trong phân hoặc cấy phân tìm vi khuẩn. Dấu hiệu máu trong phân sẽ giúp bác sĩ loại trừ các bệnh như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng hoặc trực tràng. Đôi khi cần phải nội soi (kiểm tra bên trong ruột kết bằng một ống đặc biệt có gắn máy quay phim ở đầu) để tìm các vấn đề nguy hiểm hơn. Nội soi đại tràng nên được thực hiện ở những người bị viêm đại tràng co thắt có các triệu chứng và đáng lo ngại về các vấn đề tồi tệ hơn. Hoặc, nếu họ trên 45 tuổi, nội soi đại tràng nên được thực hiện để tìm polyp hoặc ung thư đại trực tràng. Để kiểm tra hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc thay đổi bất thường của đại tràng. Đối với bệnh nhân bị đại tràng co thắt sẽ nhận được hình ảnh X-quang rối loạn nhu động co bóp của đại tràng và không có bất cứ tổn thương nào khác. Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt Thuốc ức chế cơ trơn Spasmaverin Phloroglucinol Hai loại thuốc này có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn do đó làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ hoặc đặc biệt không thể dùng cho một số trường hợp. Chính vì vậy khi sử dụng nên tham khảo và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ. Các thuốc trị chứng đầy hơi, chướng bụng Trimebutine maleate Domperidol Thuốc có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên đặc biệt chú ý: Hai loại thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, khi dùng nên chú ý thuốc có thể gây tác dụng phụ. Trị triệu chứng phân lỏng, nát… Loperamid Smectite intergrade Lưu ý khi phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không tự động mua thuốc sử dụng, nếu thấy cần thiết dùng, cần có chỉ định của bác sĩ. Trị dấu hiệu táo bón: Macrogol Lactulose… Thuốc dùng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nhưng chỉ dùng để điều trị táo bón tạm thời, không được dùng kéo dài. Thuốc chống trầm cảm Trong điều trị viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng là: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như Amitriptyline). Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (Citalopram, Fluoxetine  và paroxetine). Cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống Hầu hết việc điều trị viêm đại tràng co thắt tập trung vào những thay đổi trong lối sống, loại thực phẩm bạn ăn và giảm mức độ căng thẳng của bạn. Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hữu ích và an toàn để thử. Có đến 90% bệnh nhân ngừng ăn một số loại thực phẩm để cố gắng cải thiện các vấn đề của họ. Do đó, bạn nên ghi chép chi tiết những gì đã ăn và triệu chứng gặp phải sau khi ăn để biết được đâu là thực phẩm cần tránh. Đối với bệnh nhân chướng bụng nhiều nên ăn chậm lại, không ăn quá no. Uống đồ uống có ga có thể đưa khí vào ruột và có thể gây đau bụng. Nhai kẹo cao su có thể dẫn đến nuốt phải một lượng không khí đáng kể. Tránh nhiều chất thay thế đường (sorbitol hoặc mannitol), có thể gây ra nhiều khí, đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy. Cố gắng không ăn thực phẩm sinh khí, còn được gọi là thực phẩm có FODMAP cao, chẳng hạn như fructose (đường trái cây), lactose (đường sữa), đậu, hành tây, bông cải xanh hoặc bắp cải. Một số người gặp rắc rối với thực phẩm chứa gluten (chủ yếu là các sản phẩm chứa lúa mì) và việc không ăn những thực phẩm này có thể hữu ích. Chế độ ăn ít “FODMAP” đã có ích ở nhiều bệnh nhân IBS. Bệnh nhân IBS cũng nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào khác mà bạn nhận thấy có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng IBS của bạn. Việc sửa đổi chế độ ăn uống thành công nhất khi chúng được giám sát bởi một chuyên gia dinh dưỡng. Cố gắng giảm tốc độ ăn và tránh ăn quá nhiều. Thêm nước không giúp được gì. Uống quá nhiều nước sẽ không cải thiện thói quen đi tiêu hoặc các triệu chứng IBS. Uống đồ uống có ga (cola, pop và soda) có thể đưa khí vào ruột và có thể gây đau bụng. Nhai kẹo cao su có thể dẫn đến nuốt phải một lượng không khí đáng kể. Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung nhiều chất xơ hòa tan hơn trong chế độ ăn uống của bạn để giảm các triệu chứng của bạn, đặc biệt nếu bạn đang bị táo bón. Bạn nên đảm bảo uống nhiều nước trước khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn. Chất xơ mà không có đủ chất lỏng có thể khiến tình trạng táo bón của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chất xơ không hòa tan không được khuyến khích vì nó có thể khiến bạn bị đầy hơi hơn, đặc biệt là nếu lượng chất xơ trong khẩu phần ăn tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, điều quan trọng là bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần. Tốt hơn hết là bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống. Khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của mình, hãy thực hiện dần dần để cơ thể có thời gian thích nghi. Tâm lý căng thẳng khiến bạn khó sống hơn với bất kỳ tình trạng nào. Viêm đại tràng co thắt và các triệu chứng của nó cũng không ngoại lệ, và một số người sẽ cảm thấy tốt hơn với các kỹ thuật thư giãn và tham gia tập thể dục thường xuyên hoặc một sở thích. Các triệu chứng không phải do rối loạn tâm lý gây ra và chắc chắn không phải “trong đầu bạn”, nhưng các liệu pháp hành vi có thể giúp giảm các triệu chứng cho một số người mắc viêm đại tràng co thắt. Cần tập thể dục và rèn luyện thể chất cho sức khỏe chung. Các thử nghiệm khoa học đã gợi ý rằng tập thể dục có thể cải thiện các triệu chứng táo bón và các triệu chứng bệnh nói chung. Tham khảo thêm: Các mẹo chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà

Các câu hỏi về Heviho

Các bệnh về đường hô hấp nếu không chữa trị dứt điểm sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn.  Heviho chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Sản phẩm là lựa chọn đầu tay trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp và mạn tính Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi để giải đáp thắc mắc về sản phẩm Heviho: 1. Tại sao nên sử dụng Heviho khi viêm họng cấp và mạn tính? Trả lời: Viêm đường hô hấp xảy ra phổ biến ở khí hậu nóng ẩm nước ta. Bệnh thường gây ra những triệu chứng khó chịu và rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Nhiều người bệnh lựa chọn cho mình phương pháp điều trị sử dụng kháng sinh gây nên những hậu quả khó lường. Viên uống Heviho được rất nhiều người tin dùng trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp và mạn tính (viêm họng, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, người thường xuyên bị ho, đờm, đau rát, vướng cộm cổ họng) bởi các lý do sau: – Chứa thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành– hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm – Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam – Chiết xuất từ các thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ. Mang lại giải pháp an toàn cho viêm đường hô hấp mà không cần dùng kháng sinh. – Mang lại hiệu quả rõ rệt: giảm ho, đờm, đau rát họng sau 3-5 ngày. Với trường hợp bị viêm đường hô hấp mạn tính, sử dụng từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng không gây tái phát.  2. Heviho các tác dụng như thế nào? Dùng trong bao lâu? Trả lời:Viên uống Heviho được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dành riêng cho các trường hợp viêm đường hô hấp cấp và mạn tính:– Viêm họng, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản– Người thường xuyên bị ho, đờm, đau rát, vướng cộm cổ họngHeviho chiết xuất từ S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm và các thảo dược đã được chứng minh về tác dụng sinh học. Thông thường khi dùng sau 1 hộp 20 viên sẽ bớt nhanh các triệu chứng ho, đờm, đau rát họng, sưng nóng, vướng cộm cổ họng. Với người bị viêm hô hấp mạn tính, dùng khoảng 1 tháng sẽ thấy giảm tần suất các đợt cấp, giảm khạc nhổ, khó chịu cổ họng. Tùy từng trường hợp mà thời gian sử dụng sản phẩm ngắn hay dài. Thông thường, với người bị đợt cấp của viêm hô hấp thì nên dùng khoảng 1 đến 2 hộp. Đối với những trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính như của anh (người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày), nên dùng liên tục từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng không gây tái phát. 3. Mua Heviho ở đâu? Giá bán bao như thế nào? Trả lời: Có thể mua sản phẩm bằng 1 trong các hình thức đơn giản sau: Cách 1: Đặt mua hàng trực tiếp trên website tại đây:  Cách 2: Gọi điện trực tiếp tới số hotline 093 618 5995 (trong giờ hành chính) hoặc gửi thông tin đặt hàng qua số Zalo +0936185995 bao gồm: Họ và tên, Số điện thoại, Số lượng, Địa chỉ. Chúng tôi sẽ gọi lại để tư vấn và xác nhận lại đơn hàng. Giá bán lẻ 1 hộp Heviho (hộp 30 viên) chính hãng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là 210.000 đồng/1 hộp Nếu bạn đặt giao hàng tận nhà sẽ được áp dụng chương trình khuyến mãi như sau: Hộp 20 viên giá:  210.000đ Bằng cách nhắn tin, 6 hộp là có 6 điểm sẽ được gửi tặng ngay 1 hộp cùng loại. Phí giao hàng: 15.000 đồng/đơn hàng, miễn phí với đơn hàng từ 8 hộp trở lên. Để được tư vấn kỹ về bệnh và sản phẩm Heviho, quý khách vui lòng liên hệ hotline 093 618 5995 để được hỗ trợ              

10 Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ.Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ Trong nhiều trường hợp, trẻ có tính cách bẩm sinh ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải đưa trẻ đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại các cơ sở chuyên khoa, những nhận xét của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng với các test đánh giá sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bệnh tự kỷ vẫn có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng giúp cho các bậc phụ huynh có thể dự đoán phần nào con em mình có bị mắc bệnh hay không trước khi đưa trẻ đi khám bệnh. Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ: 1. Ít tiếp xúc với xã hội Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng. 2. Hành vi chống đối Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,… 3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,… 4. Hành vi lặp đi lặp lại Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng. 5. Gắn bó bất thường Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi. 6. Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp. 7. Thích chơi một mình Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì. 8. Hành vi kỳ lạ Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,… 9. Rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền. 10. Khiếm khuyết về trí tuệ Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau. THÔNG TIN THÊM: Dinh dưỡng giúp bổ não, thư giãn tế bào thần kinh, tăng cường tư duy  Vương não khang hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Nguồn: Internet    

Chẩn đoán nhược cơ như thế nào?

Nhược cơ là một trong những bệnh lý thần kinh – cơ tự miễn thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề là giảm số lượng các thụ thể acetylcholine tại bản vận động cơ do sự tấn công của các kháng thể tự miễn vào các thụ thể này. Bệnh nhược cơ nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ rất cao. 1. Bệnh Nhược cơ là gì: Bệnh nhược cơ còn có tên khoa học khác là Myasthenia gravis, là một loại bệnh lý tự miễn dịch dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh và làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ, với đặc tính là mỏi và yếu cơ vân, biểu hiện này tăng khi người bệnh gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Khi mắc bệnh nhược cơ, người bệnh có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại kháng thể kháng Achr, từ đó làm giảm số lượng chất này, đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Achr tại màng hậu synap khiến cho cơ thể bị giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap thần kinh cơ và dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh nhược cơ trong dân cư là 0,5-5/100.000. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng dễ mắc nhất ở đối tượng phụ nữ dưới 40 tuổi. Tùy vào tình trạng và mức độ mà bệnh nhược cơ được phân loại như sau: Nhóm I: Nhược cơ khu trú ở mắt; Nhóm IIA: Nhược cơ toàn thân nhẹ và chưa có rối loạn hô hấp, nuốt; Nhóm IIB: Nhược cơ toàn thân trung bình, bắt đầu có rối loạn nuốt và nói nhưng chưa có rối loạn hô hấp; Nhóm III: Nhược cơ toàn thân nặng, cấp tính, xuất hiện rối loạn nói, nuốt và hô hấp; Nhóm IV: Nhược cơ nặng như trong nhóm III và kéo dài trong suốt nhiều năm. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ Chẩn đoán nhược cơBị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được là dấu hiệu của bênh nhược cơMột số dấu hiệu nhận biết giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh nhược cơ bao gồm: Cảm giác yếu mỏi các cơ và cảm giác có sự thay đổi trong ngày, khi nghỉ ngơi và khi vận động; Bị sụp mí mắt hoặc có thể kết hợp với nhìn đôi, lác. Bị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được; Bị nhược cơ vùng hầu của thanh quản, người bệnh bỗng nhiên nói ngọng, khó nói, khó nuốt; Bị nhược cơ hô hấp, cảm thấy khó thở, nếu nặng sẽ là suy thở và đe dọa tính mạng. 3. Đối tượng có nguy cơ mắc phải nhược cơ Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh nhược cơ hay yếu cơ, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh lý này bao gồm: Bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp; Yếu tố di truyền, có bố hoặc mẹ bị nhược cơ; Bệnh nhân có u tuyến ức; Mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Chẩn đoán nhược cơ Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ mắc nhược cơ cao hơn bình thường 4. Chẩn đoán nhược cơ: Để chẩn đoán nhược cơ chính xác, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm trên cơ thể người bệnh. Cùng với việc đánh giá thần kinh và thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh như: Tình trạng yếu cơ có nặng lên khi hoạt động nặng hoặc về buổi chiều không?Người bệnh có gặp tình trạng mắt mở lớn lúc mới thức dậy sau đó sụp mí dần, kèm theo lé mắt không?Có bị nuốt khó, uống sặc, nói khó?Nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì có quấy khóc, bú kém vài giờ đầu sau sinh không?Gia đình có ai bị bệnh nhược cơ không?Sau khi hỏi tiền sử bệnh ở bệnh nhân thì bác sĩ tiến hành chẩn đoán nhược cơ bằng cách thăm khám lâm sàng: Tìm dấu hiệu sụp mí một hoặc hai bên, liệt vận nhãn;Yếu cơ chân tay;Khám phản xạ gân cơ;Tìm dấu hiệu dọa suy hô hấp ở người bệnh.Ngoài ra, một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nhược cơ cần thực hiện bao gồm: Thử nghiệm Prostigmin: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kháng men Cholinesterase để cho các phân tử Achr chậm bị phá huỷ và nhờ đó mà các cơ hoạt động được. Thử nghiệm sẽ có kết quả dương tính khi các triệu chứng nhược cơ giảm đi rõ rệt;Ghi điện cơ;Chụp X-quang thường và có bơm khí trung thất;Chụp CT và MRI;Soi trung thất và sinh thiết để xác định bản chất của tổn thương tuyến ức;Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: Là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán nhược cơ cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh. Một khi đã mắc phải bệnh nhược cơ, người bệnh có thể phải sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không nên quá phụ thuộc và ỷ lại vào phương án điều trị của bác sĩ mà cần phải có chế độ lao động, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám theo lịch và khi nhận thấy bất thường xảy ra.  

Bài viết nổi bật

Loading...