Bệnh học

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Cuộc sống hiện đại, ăn uống thất thương, tỉ lệ người mắc bệnh viêm đại tràng tăng lên chóng mặt. Đây là căn bệnh thường gặp gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được bệnh viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. 1. Viêm đại tràng là gì? Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp do đại tràng bị viêm nhiễm. Đại tràng còn được gọi là ruột già, là phần cuối của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể, dài khoảng 1,2m, là nơi nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non, chờ để thải ra ngoài qua đường hậu môn. Đại tràng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn cùng các vi khuẩn tạo thành bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ có bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Trực tràng là phần cuối gần hậu môn. Bệnh viêm đại tràng có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Cần phân biệt viêm đại tràng với bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…) là những bệnh gây rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương ở thực thể đại tràng. 2. Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng Rối loạn tiêu hóa kéo dài : Người bệnh đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát và không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót, muốn đi nữa sau khi vừa đi xong. Trướng bụng, đầy hơi : khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Đau bụng : Đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói. Sau trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm hơn. Đau bụng thường đau ở hố chậu trái hoặc phải Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu… 3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên nhân cơ bản: Các loại vi sinh vật gây bệnh chứng lỵ như Shigella, Salmonella… Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia. Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột. Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích như rượu, bia làm tổn thương niêm mạc ruột. Bị táo bón kéo dài. 4. Điều trị viêm đại tràng Để điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng, bạn nên đi thăm khám bác sỹ. Bác sỹ sẽ cho bạn biết bạn mắc viêm đại tràng thuộc nhóm gì? Lành tính hay ác tính. Với Viêm đại tràng ác tính: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo. Với Viêm đại tràng lành tính: Thường Bác sỹ sẽ cho bạn dùng các thuốc kháng sinh dùng trong điều trị và thuốc điều hòa nhu động ruột. Kết hợp với đó là dùng các men tiêu hóa sống để có kết quả tốt nhất. Các men tiêu hóa sống chỉnh là các chủng vi sinh vật có lợi, khi cộng sinh tại ruột non của con người, nó sản sinh ra một lượng emzim giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời nó cũng cạnh tranh môi trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Chính vì vậy, men tiêu hóa sống thực sự cần thiết cho những người mắc bệnh Viêm đại tràng. Có thể bạn quan tâm: TPCN Tràng phục linh – Hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm đại tràng cấp và mãn tính 5. Phòng bệnh viêm đại tràng Những việc nên làm: Ăn chín uống sôi. Ăn đa dạng rau, quả, trứng, sữa, cá, thịt… Một ngày dành ít nhất 30 phút để tập thể dục. Rửa tay trước khi ăn, không nên ăn tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng. Nên tẩy giun sán 6 tháng 1 lần. Nên hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa sống, nó giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Những việc không nên làm: Uống rượu, hút thuốc Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều đồ ăn chua cay Xem thêm thông tin: Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng

Tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở nam giới

Bệnh sùi mào gà là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bởi 1 loại virut có tên là Human Papilloma (HPV). Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, thời gian ủ bệnh kéo dài, có thể từ 2-9 tháng sau khi quan hệ tình dục. Virus HPV là một loại virus lây nhiễm qua đường tình dục. Loại virus này có thể kết hợp với virus gây bệnh hạt cơm ở các vùng da khác của cơ thể như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân, thường biểu hiện nhiều ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, hay miệng, hậu môn. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở nam giới Nguyên nhân chính bệnh sùi mào gà do Human papilloma virut (HPV) gây nên. Các chủng HPV gây bệnh sùi mào gà thường gây nên tổn thương chủ yếu ở vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Đối tượng dễ mắc bệnh Tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 18-35 tuổi, trẻ em cũng có thể mắc sùi mào gà nếu bị lạm dụng tình dục. Sùi mào gà thường không có triệu chứng gì nên nhiều bệnh nhân để tổn thương rất nặng mới phát hiện ra và đi khám. Có một số bệnh nhân có thể bị ngứa nhẹ. Bệnh sùi mào gà dễ lây nhiễm khi có quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sùi mào gà mà vùng niêm mạc hoặc da bị xây xước thì có nguy cơ nhiễm virus rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhiều trong thời gian gần đây. Nếu bệnh tiến triển kéo dài hoặc tái nhiễm nhiều lần thì có thể có nguy cơ bị ung thư cơ quan sinh dục, hậu môn… Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới: Sau khi bị nhiễm 2 – 9 tháng, bệnh nhân thường có các sùi nhỏ, mềm cao dần lên như nhú gai đường kính từ 1-2 mm, hay dẹt tròn màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai và liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ. Sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối. Biến chứng bệnh sùi mào gà đối với sức khỏe nam giới: Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Theo các nghiên cứu mới đây các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm cho biết sùi mào gà chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật ở nam giới, vì vậy nam giới không nên chủ quan với bệnh sùi mào gà, hãy đến các trung tâm y tế, phòng khám uy tín để khám và chữa trị khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh Ngọc Hà

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với cái tên khác: Đái tháo đường, Bệnh dư đường… là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành , tai biến mạch máu não , mù mắt , suy thận , liệt dương , hoại thư , v.v. Triệu chứng của bệnh tiểu đường Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại tiểu đường typ 1 và tiểu đường typ 2. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này). Điều trị bệnh tiểu đường Luôn theo dõi tình trạng bệnh Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị. Lối sống và thái độ ăn uống Chế độ ăn tốt cho bất kỳ bệnh nhân tiểu đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau: Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý. Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận … Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình. Đơn giản và không quá đắt tiền. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn. Thuốc điều trị Insulin (dùng cho dạng tiểu đường typ 1) Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm: Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau) Thuốc dùng cho dạng tiểu đường type 2 Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm: Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh – Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa , tan máu, mất bạch cầu hạt.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Ngủ là trạng thái đặc biệt của cơ thể. Trong trạng thái này cơ thể tạm thời gián đoạn tất cả các liên lạc với môi trường xung quanh. Các cơ quan trong cơ thể đều giảm hoạt động hay ở trạng thái nghỉ ngơi. Giấc ngủ chính là quá trình ức chế lan tỏa có tác dụng bảo vệ vỏ não giúp cho cơ thể phục hồi sức lực, tăng cường thu nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể, khôi phục sức khỏe bị hao tổn trong lúc thức vận động làm việc. Người bệnh và người mệt nhọc rất cần giấc ngủ yên tĩnh để phục hồi sức lực. Giấc ngủ thực sự trải qua 2 trạng thái: trạng thái giấc ngủ chậm kéo dài khoảng 90 phút, tế bào não và cơ thể được nghỉ ngơi tuyệt đối trong trạng thái này. Tiếp theo giấc ngủ chậm là trạng thái giấc ngủ nhanh kéo dài trong 30 phút. Trong giấc ngủ nhanh cơ thể xuất hiện giấc mơ, mộng du, nói mớ, cử động tay chân… 2 trạng thái này tạo thành chu kỳ kéo dài 120 phút hay 1 giờ 30 phút mỗi khi ngủ trung bình chúng ta trải qua 4 trạng thái tức là giấc ngủ kéo dài khoảng 8 giờ. Ở bệnh nhân rối loạn giấc ngủ kéo dài quá trình khôi phục sức khỏe không được đầy đủ làm cho người bệnh thường xuyên thấy mệt nhọc, yếu đuối, và những triệu chứng khác như bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn… Rối loạn giấc ngủ kéo dài cơ thể gây ra suy nhược, suy nhược thần kinh. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường gặp 2 dạng: Mất ngủ. Đảo lộn giấc ngủ. 1. Mất ngủ ở người cao tuổi Người cao tuổi bị mất ngủ hay than phiền giấc ngủ trong đêm ngắn dưới 4 giờ, thời gian ngủ không đủ, khó đi vào giấc ngủ chậm nên ngủ rất khuya hay đi vào giấc ngủ dễ nhưng thức giấc rất sớm sau đó trằn trọc suốt đêm đến sáng. Ban ngày người bệnh than phiền mệt mỏi, lừ đừ không muốn làm bất cứ việc gì. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể là: Môi trường xung quanh không yên tĩnh. Dùng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ như: trà, cà phê, cola… hay một số loại thuốc như Amphetamin, Methylphenidate… Một số người có thói quen uống ít rượu trước khi ngủ tự nhiên ngưng đột ngột cũng có thể gây mất ngủ hay những trường hợp dùng thuốc an thần lâu ngày khi ngưng thuốc đột ngột cũng gây mất ngủ. Do tình trạng đau mãn tính ở khớp hay cột sống, dị ứng về đêm, khó thở khi ngủ, chứng co giật chân khi ngủ, rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần, bệnh nội tiết như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng… Do tác dụng phụ của thuốc trị chứng bệnh khác như thuốc trị cao huyết áp nhóm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, nhóm ức chế thụ thể bêta tan trong mỡ hay các thuốc trị trầm cảm… Ở người trung niên và cao tuổi trầm cảm có thể là nguyên nhân gây mất ngủ đặc biệt là lúc gần sáng. Tình trạng lo âu mãn tính kéo dài ngoài việc bị mất ngủ còn có thể bị những cơn ác mộng xảy ra trong giấc ngủ nhanh. Tình trạng không vận động thể lực, không tập thể dục hay chơi thể thao gặp ở những trường hợp nhàn rỗi, người lao động trí óc nhiều không chú ý đến rèn luyện thân thể. Điều trị Tập thể dục chơi thể thao vào buổi sáng. Cân bằng giữa lao động trí óc, lao động tay chân, thư giãn giải trí. Tạo môi trường tuyệt đối yên tĩnh không có ánh sáng khi ngủ. Dùng những yếu tố vật lý có thể gây ngủ như tiếng động đều đều, tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc, tiếng hát ru… Chủ động thư giãn, không suy nghĩ miên man, tập trung vào nhịp thở, đếm số 1, 2, 3 để tự gây ức chế vỏ não dễ đi vào giấc ngủ. Điều trị các bệnh khác như đau nhức, dị ứng, bệnh tim mạch… Tạo giấc ngủ bằng thuốc an thần: tùy theo kiểu mất ngủ như khó đi vào giấc ngủ hay thức giấc sớm, có ác mộng hay mộng du hay không thầy thuốc sẽ chọn những loại thuốc thích hợp, không nên tự dùng thuốc ngủ có thể bị nghiện thậm chí là ngộ độc thuốc ngủ. 2. Đảo lộn giấc ngủ Là hiện tượng không ngủ được vào ban đêm mà ngủ vào ban ngày. Đảo lộn giấc ngủ khác với mất ngủ là người bệnh mất ngủ không ngủ được vào ban đêm và cả ban ngày còn đảo lộn giấc ngủ người bệnh ngủ vào ban ngày và ban đêm rất tỉnh táo, có thể làm việc bình thường, trong khi mọi người đang ngủ nếu cố gắng ngủ sẽ thấy trằn trọc bứt rứt, đương nhiên là không ngủ được càng cố gắng càng khó chịu bứt rứt. Tình trạng đảo lộn giấc ngủ hay gặp ở người già do rối loạn chức năng hoạt động tại não trong quá trình lão hóa hay xảy ra sau tai biến mạch máu não hoặc một cơn bệnh nặng… Điều trị Đưa giấc ngủ trở về đêm như bình thường bằng cách: Không cho người bệnh ngủ vào ban ngày. Nếu ban đêm không ngủ được có thể dùng thêm ít thuốc an thần sau đó giảm liều an thần trong vài ngày đến vài tuần đến khi giấc ngủ trở về bình thường thì ngưng thuốc an thần. BS. Phan Hữu Phước Thạc sĩ Lão khoa – BV Nguyễn Trãi

Dấu hiệu nam giới nên cảnh giác khi gặp phải

Vô sinh ở nam giới cũng giống như nữ giới, đều do bẩm sinh, sự thay đổi của nhịp sống và dinh dưỡng…. Vậy những dấu hiệu nào sẽ báo hiệu nam giới có thể vô sinh ? Tĩnh mạch dây dịch hoàn suy giãn Nếu men theo dây dịch hoàn sờ nhẹ từ trên xuống dưới, phát hiện ở trong bìu có từng cục như con sâu cụm mềm và quanh co, lúc này nam giới phải lưu ý ngay, đây có thể là suy giãn tĩnh mạch dây dịch hoàn. Điều này sẽ làm cho nhiệt độ của chú nhỏ tăng lên, huyết tĩnh mạch ứ động ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tinh hoàn, từ đó can nhiễu đến việc sản sinh ra tinh binh, dẫn đến giảm chất lượng tinh dịch . Xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn Nếu tinh hoàn bị sưng, đau, sau khi thuyên giảm, tinh hoàn dần dần nhỏ đi, đây có thể là tinh hoàn bị thu co do chịu tổn thương sau khi bị xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Điều này thường đi kèm với các tế bào sinh tinh bị tổn thương không thể thay đổi được. Nếu tinh hoàn không thể xuống bìu mà lưu lại ở trong khoang bụng thì bị gọi là chứng tinh hoàn ẩn. Nhiệt độ quá cao ở trong ổ bụng không có lợi cho sản xuất tinh trùng, nguy cơ tinh hoàn bị ác tính cũng từ đó mà tăng lên đáng kể. Quan sát tinh dịch Tinh dịch bình thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Nếu tinh dịch xuất hiện màu hồng, đỏ thì là tinh dịch có máu. Lượng tinh dịch bình thường là 2-6ml, hơn 7ml là quá nhiều, không chỉ làm cho mật độ tinh trùng giảm thấp mà còn dễ “trôi” ra ngoài, làm cho tổng số lượng tinh trùng thấp đi đi khi tiếp cận trứng. Nếu tổng số tinh dịch ít hơn 2ml thì được xem là tinh dịch ít. Tinh dịch dưới 1ml thì được xem là quá ít, rất dễ dẫn đến vô sinh. Thông thường sau khi xuất tinh, khoảng 15 – 30 phút sau sẽ biến thành chất lỏng, nếu vượt quá 30 phút vẫn không thay đổi hình dạng, trên lâm sàng gọi là tinh dịch không dịch hóa, cũng là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. (Theo Dân Trí)

Bài viết nổi bật

Loading...