Bệnh học

Khác nhau giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường được gọi chung với khái niệm viêm mũi xoang dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thường là các vật chất trong môi trường sống, vi khuẩn, dịch rỉ viêm trong mũi hoặc sự thay đổi khí hậu. Nguyên nhân gây bệnh là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố lạ (được gọi là dị nguyên, như phấn hoa, bụi nhà, lông động xúc vật, thay đổi thời tiết…) cơ thể sẽ hình thành phản ứng miễn dịch sinh ra các kháng thể để chống lại dị nguyên đó.   Khi sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho lượng kháng thể được tạo ra quá mức cần thiết.  Khi này cơ thể gặp phải các yếu tố lạ  trên thì lập tức sinh ra các phản ứng dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… Khi tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nặng dần làm cho hốc mũi xoang bội nhiễm vi khuẩn (do các hốc xoang mũi thông nhau), gây cản trở đường thở, các lỗ thông xoang nhanh chóng bị bít tắc và dẫn tới viêm xoang. Các bất thường trong cấu trúc vùng xoang như lệch vẹo vách ngăn, phù nề cuốn mũi, mỏm ác…sẽ là yếu tố thuận lợi làm có quá trình bít tắc lỗ thông xoang diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn. Như vậy viêm mũi dị ứng kéo dài không được giải quyết triệt để sẽ phát triển thành viêm xoang mũi dị ứng, hay gọi đơn giản là viêm xoang Khi có tổn thương tại các hốc xoang, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tùy theo vị trí xoang bị tổn thương như đau nhức vùng trán, vùng đỉnh đầu, sau gáy, vùng mắt, gò má, dịch chảy xuống họng, khiến người bệnh hay có thói quen khạc nhổ… Về điều trị thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: không tiếp xúc với dị nguyên, điều chỉnh phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể thông qua phương pháp giải mẫn cảm – chống dị ứng và kết hợp điều trị triệu chứng. Các hốc xoang thường nằm sâu hơn và dẫn lưu kém hơn nên so với viêm mũi dị ứng thì viêm mũi xoang dị ứng khó điều trị hơn, người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian dài gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh. Chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY Liên hệ hotline: 093 618 5995, để được tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang và sản phẩm Xoang bách phục.  

Quan niệm sai lầm về bộ não

Quan niệm não to có khiến bạn thông minh hơn? Người mù nghe thính hơn người thường?  Hay nghe nhạc Mozart khiến trẻ thông minh hơn liệu có đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Sai lầm: Não to khiến bạn thông minh hơn Kích cỡ bộ não không phản ánh trí thông minh của bạn. Xét cho cùng, não Einstein không hề to hơn não của một người bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trí thông minh của chúng ta phụ thuộc vào thời điểm các khớp thần kinh được hình thành. Các khớp thần kinh này phát triển và co lại trong suốt thời thơ ấu và dậy thì, và mô hình của quá trình này sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh. Sai lầm khi nghĩ não to thông minh hơn Sai lầm: Người mù nghe rõ hơn Trong các cuộc kiểm tra, người mù không phát hiện những âm thanh yếu tốt hơn người khác. Nhưng người mù có trí nhớ tốt hơn. Do họ không thể dựa vào hình ảnh để nhận biết các vật, họ phải ghi nhớ liên tục, nên mài giũa thêm khả năng ghi nhớ không gian. Họ cũng thực hiện tốt hơn các bài tập ngôn ngữ, bao gồm hiểu được nghĩa của câu, chỉ ra nguồn gốc của âm thanh – một cách giúp họ xác định vị trí của vật thể. Sai lầm: Nghe nhạc Mozart khiến trẻ thông minh hơn Không có bằng chứng khoa học nào cho điều này. Sai lầm bắt đầu từ năm 1993, khi tạp chí khoa học Nature đăng tin rằng nghe 10 phút một bản sonata của Mozart sẽ thúc đẩy khả năng thực hiện bài kiểm tra tư duy của các sinh viên đại học. Ý tưởng được nhắc lại vài năm sau đó bởi một thống đốc bang của Mỹ. Ông đã cho các thành viên nghị viện nghe bản Ode To Joy của Beethoven và yêu cầu 100.000 USD để gửi các đĩa nhạc cổ điển cho các bà mẹ mới sinh con trong bang. Hiệu ứng Mozart bắt nguồn từ đó – bất chấp thực tế rằng chưa ai kiểm chứng điều đó trên trẻ em. Nhưng ý tưởng nhạc cổ điển khiến trẻ thông minh hơn đã được nhắc đi nhắc lại trên các tạp chí, sách vở, tài liệu và các câu chuyện về hiệu ứng nhạc Mozart đối với sinh viên được thay thế bằng trẻ sơ sinh. Nhưng cho dù nhạc cổ điển không cải thiện trí não tốt cho trẻ thì nó cũng khuyến khích chúng chơi nhạc. Những trẻ em học một loại nhạc cụ sẽ có khả năng tư duy không gian tốt hơn.

Teo não – nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh teo não là một bệnh nặng của hệ thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Để phát hiện bệnh teo não có thể kiểm tra bằng kỹ thuật quét thông thường, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính. Nguyên nhân Phần lớn các trường hợp teo não đều không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Teo não nguyên phát thường xảy ra khi bệnh nhân đã có tuổi, thông thường phải trên 60 tuổi do di truyền hoặc do quá trình lão hoá tự nhiên. Mặt khác quá trình teo não thứ phát có thể do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não dị dạng mạch máu, xơ vữa động mạch, thường xuất hiện sau cơn đột quỵ, tai biến hoặc có thể tiến triển sau phẫu thuật chấn thương sọ não, phẫu thuật u não… Đối với người già não bộ hoạt động kém hiệu quả là một phần bình thường của sự lão hóa, nhưng những điều kiện bệnh lý, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, cũng có tác động lớn gây teo não. Teo não có khả năng phục hồi không? Khi não đã teo rồi thì khả năng phục hồi gần như là không thể được. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh teo não kể cả các công trình về sửa đổi gene trong hệ thống di truyền. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thể chữa được bệnh teo não. Mọi điều trị chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân. Cách phòng tránh Một số thức ăn có thể giúp bồi bổ hơn cho khả năng hồi phục của não, nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn giàu vitamin và omega 3 ít có nguy cơ bị teo não liên quan đến bệnh Alzheimer hơn hẳn những ngươi có chế độ ăn ít dưỡng chất này. Việc tập luyện não thường xuyên về trí nhớ, khả năng tổng hợp, phản xạ đáp ứng, khả năng tư duy sáng tạo… là điều cần thiết cho những người bị teo não. Một nghiên cứu của TS. Charles DeCarli công bố trên tạp chí Neurology 2011 cho thấy hút thuốc lá, béo phì và đái tháo đường ở độ tuổi trung niên là những yếu tố nguy cơ gây teo não, dẫn đến suy giảm trí tuệ sau này. Vì vậy, ông cho rằng con người không thể ngăn chặn quá trình lão hóa song bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đái tháo đường và giữ trọng lượng hợp lý giúp cho tinh thần và thể chất luôn khỏe mạnh cũng như hỗ trợ khả năng nhận thức từ đó phòng được bệnh teo não. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ teo não thứ phát do các bệnh lý thần kinh, do tai biến hoặc sau phẫu thuật não cần được phòng ngừa teo não sớm và kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Ngoài ra, lao động và vận động thường xuyên là bài tập cơ bản và có hiệu quả nhất giúp con người có sức khỏe tốt và trí não minh mẫn. Thông tin dành cho bạn Lohha Trí Não  Thực phẩm chức năng Lohha Trí Não với Thạch Tùng thân gập kết hợp cùng các thảo dược Cao Bạch Phục Linh, Cao Lá Dâu, Cao Câu Kỷ Tử, Cao Hoài Sơn… có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của trí não, hỗ trợ giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ, teo não tuổi già như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, rối loạn hành vi. Công dụng của  Lohha Trí Não Hỗ trợ tăng cường hoạt động của trí não Hỗ trợ giảm  các triệu chứng của hội chứng sa sút trí tuệ, teo não tuổi già như: : giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi… Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Lohha Trí Não, bạn có thể truy cập VÀO ĐÂY. Để được bác sỹ chuyên khoa tư vấn trực tiếp bạn vui lòng gọi vào sốHotline: 093 618 5995

Bật mí kinh nghiệm tự chăm sóc cho bênh nhân nhược cơ

Bạn có thể theo những lời khuyên sau đây để có thể đương đầu với loại bệnh nhược cơ này trong cuộc sống: Sắp xếp lại lịch ăn uống. Hãy cố gắng ăn vào những lúc bạn cảm thấy trương lực cơ khá lên, tốt nhất là khoảng 1 giờ sau khi dùng thuốc. Khi nhai nhớ tạo những khoảng thời gian nghỉ giữa các lần nhai. Hãy dùng các thức ăn mềm thay cho các loại cứng. Ngôi nhà an toàn. Cần chú ý những nơi mà bạn có thể cần đến sự giúp đỡ, ví dụ như khi bạn muốn ra khỏi bồn tắm. Giữ cho nền nhà sạch sẽ gọn gàng, tránh để bừa bộn nhất là các vật nhọn. Bậc thang, đường dẫn bộ trong vườn nhà cũng phải rõ ràng sạch sẽ. Cẩn thận với các thiết bị, dụng cụ điện, nhất là trong phòng tắm, nhà bếp, bàn ủi điện,…. Có thể sử dụng miếng che mắt nếu bạn bị song thị (nhìn đôi) khi đọc sách, xem tivi. Để tránh mỏi mắt thỉnh thoảng bạn nên chuyển miếng che mắt sang mắt bên kia. Làm việc có kế hoạch. Khi có công việc cần thiết phải ra khỏi nhà, tốt nhất là phải lên kế hoạch để phân phối công việc hợp lý, tránh tình trạng quá sức dễ gây khởi phát triệu chứng nặng. Hạn chế đi xa nhiều. Yêu cầu giúp đỡ. Bạn cần phải nói rõ bệnh trạng của mình cho người thân và yêu cầu họ giúp đỡ một số công việc, nhất là những công việc đòi hỏi nhiều sức cơ bắp. Hãy tránh xa stress. Nó có thể làm nhược cơ nặng thêm. Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật giải stress, như liên hệ phản hồi sinh học, thiền,…

Tiến triển của bệnh Nhược cơ, chẩn đoán và điều trị

Nhược cơ là một loại bệnh thần kinh cơ, liên quan nhiều tới cơ chế tự miễn. Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động hằng ngày, trương lực một số cơ bị giảm. Bệnh nhược cơ thường có biểu hiện là sụp mí mắt Bệnh nhược cơ gồm 2 thể chính Nhược cơ thông thường: biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân… Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc. Tiến triển bệnh Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt. Biểu hiện sụp mí, sụp mí nặng dần về cuối ngày. Sụp mí 1 mắt rồi đến 2 mắt. Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng. Yếu mỏi chân tay, giảm trương lực cơ, không làm được việc nặng, khó lao động sinh hoạt. Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng. Các biểu hiện của Giai đoạn 2A nặng hơn, kèm theo khó nói khó nuốt, nuốt nghẹn, sặc. Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp. Các biểu hiện Giai đoạn 2B nặng hơn, kèm theo khó thở. Có thể suy hô hấp. Chẩn đoán Biện pháp đơn giản nhất là nghiệm pháp zoly dương tính: yêu cầu bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống. Hoặc xoè tay nắm tay liên tục 20 lần, bệnh nhân nhược cơ sẽ mỏi các ngón tay không thể nắm lại được. Đây cũng là cách có thể chẩn đoán phân biệt bệnh nhân sụp mí do nhược cơ hay do liệt dây thần kinh III. Cách thứ 2 là thử nghiệm prostigmin dương tính: tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa. Điều trị Trong điều trị bệnh nhược cơ, các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh. Các hướng xử trí thường được áp dụng ở Việt Nam là: –         Đối với bệnh nhân phát hiện có u tuyến ức, xác định nhược cơ do u tuyến ức:  Dùng tia X chiếu trực tiếp vào tuyến ức hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức. Sau mổ, tất cả bệnh nhân đều phải tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc. –         Với bệnh nhân không có u tuyến ức, điều trị bằng thuốc ức chế men phân huỷ achetylcholine như Prosticmin, Physostigmin… và các thuốc ức chế miễn dịch nhóm corticoid. Lưu ý: bệnh nhân nhược cơ nên tuân thủ điều trị, tránh nguy cơ bị khó thở, nghẹn, suy hô hấp đột ngột và/hoặc nguy cơ tái phát nặng hơn. TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống

Chay bắc bộ - cứu tinh của bệnh nhân nhược cơ

Nhược cơ là một trong các bệnh về cơ gây ra hiện tượng mỏi cơ, yếu cơ và liệt cơ. Bệnh gặp ở cả nam và nữ giới gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống con người. Chay bắc bộ là một khắc tinh của bệnh nhược cơ. Hình ảnh cây chay bắc bộ Giới thiệu về cây chay bắc bộ Tên khoa học là Artocarpus tonkinensis thuộc họ dâu tằm (moracea).  Đây là loài cây chỉ có tại Việt Nam. Phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…hiện được trồng ở nhiều tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đặc điểm sinh học: Chay bắc bộ là loài cây mọc nhanh, ưa sáng và ẩm, thường mọc trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh mới bị tác động ở mức độ yếu hoặc trung bình Là cây thân gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính. Cây chay ra hoa vào cuối xuân khoảng tháng Ba, tháng Tư. Đến cuối hè thì trái chín. Trái chay ăn được, khi chín màu vàng, ruột hồng có vị chua. Thành phần hóa học và công dụng Vỏ rễ cây chay chứa nhiều tannin, theo dân gian rễ cây chay có thể nhai cùng trầu không, lá và rễ sắc uống để chữa các bệnh đau lung, mỏi gối Trong dịch chiết lá Chay bắc bộ có một hàm lượng rất lớn chất flavonoid được đánh giá có tác dụng ức chế miễn dịch rất mạnh lại không ảnh hưởng đến miễn dịch có lợi của cơ thể.  Trong đó 4 hoạt chất chính có tác dụng ức chế miễn dịch là: maesopsin, alphitonin, kaempferol và artonkin. Bốn hoạt chất này thuộc nhóm auronol glycoside, một nhóm chất hiếm trong tự nhiên và có hoạt tính sinh học rất mạnh, trong đó có hai loại hoạt chất mới được tìm thấy và chưa có tài liệu nào trên thế giới công bố về các hoạt chất này. Cả bốn chất này đều có hoạt tính chống viêm nhưng mức độ kháng viêm là khác nhau, trong đó chất mới artonkin (đặt theo tên latin của cây Chay bắc bộ) được chứng minh là có hoạt tính ức chế sản sinh các cytonkine mạnh. Do đó đây là chất ức chế miễn dịch và chống viêm mạnh nhất. Các hoạt chất từ lá Chay bắc bộ nói trên sau đó được thử nghiệm so sánh tác dụng ức chế miễn dịch với chất Cyclosporin A – thuốc tốt nhất hiện nay trong điều trị bệnh tự miễn. Kết quả cho thấy hoạt lực của dịch chiết lá Chay mạnh tương đương so với Cyclosporin A ở liều 15-25mg/ml. 92% bệnh nhân nhược cơ mất hết các triệu chứng lâm sàng  sau 3 tháng dùng dịch chiết lá chay Những bằng chứng khoa học trên đã cho thấy rằng việc sử dụng vị thuốc Chay trong điều trị không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm dân gian mà đã có cơ sở khoa học rõ ràng. Rất nhiều đề tài nghiên cứu tác dụng của cây chay trong điều trị các bệnh tự miễn đã được thực hiện rất bài bản có sự hợp tác quốc tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật là kết quả của GS. Phan Chúc Lâm (Nguyên chủ nhiệm khoa Thần Kinh, bệnh viện Trung ương quân đội 108) thực hiện thử lâm sàng trên 31 bệnh nhân nhược cơ nặng tại bệnh viện quân y 103. Kết quả thử nghiệm cho thấy có tới 92% số bệnh nhân mất hết các triệu chứng lâm sàng sau thời gian 3 tháng sử dụng chế phẩm từ dịch chiết lá Chay.

Bài viết nổi bật

Loading...