Bệnh học

Biến chứng ở bàn chân do bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới rất nhiều các cơ quan trong cơ thể trong đó biến chứng ở bàn chân là biến chứng thường gặp của căn bệnh này. Có khoảng 10-30% trường hợp bệnh nhân phải cắt cụt chi do biến chứng này. Những tai biến nguy hiểm Theo Bác sỹ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết TƯ Hà Nội cho biết: loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường. Nguyên nhan gây loét đa phần do bệnh tiểu đường gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Khoảng 10-30% bị loét bàn chân bị cắt chi; nhưng cũng không giải quyết được triệt để bởi tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt sẽ cao. Bàn chân là vị trí mà biến chứng đái tháo đường dễ xảy ra. Nguyên nhân do tổn thương vi mạch máu và tổn thương các sợi dây thần kinh ngoại biên gây ra. Bệnh ở chân thường gặp do tiểu đường Theo các chuyên gia, bệnh của bàn chân liên quan tới tiểu đường hay gặp bao gồm: Nhiễm nấm ở bàn chân Tiểu đường khiến hệ miễn dịch cả da bị suy yếu, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bị kém làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Các bệnh nhiễm nầm có thể gặp là nấm móng, nấm gót chân. Các dấu hiệu nhận ra là: móng chân, thường là ngón cái, bị đổi màu, bề mặt móng kém sáng bóng, dày và dễ mủn. Rìa móng xuất hiện các đám tổn thương là các sùi có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có mủ. Loét bàn chân: Thông thường ít khi bàn chân tự loét mà phải có một sự cố nào đó như mụn, nhọt, vết thương, chấn thương, lội nước hay đơn giản chỉ là đi giày quá chật. Vết thương càng ngày càng bị nhiễm trùng, loét ăn sâu và rộng. Nguyên nhân do đường máu quá cao làm chậm sự liền vết thương, gây tổn thương mạch máu. Vết thương ở bàn chân dễ dàng “ăn” sâu đến xương, lộ gân có nguy cơ hỏng gân, hoại tử xương, phải cắt cụt. Khô da: Đây là hiện tượng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Lý do là vì da nghèo nuôi dưỡng lại do tổn thương thần kinh, thay đổi chuyển hóa, lớp mỡ dưới da bị tiêu thụ sạch nên da trở nên thô ráp và kém sáng khỏe. Da trở nên khô, nứt nẻ, hay bị bong vảy. Cẳng chân và bàn chân teo tóp, không mỡ màng. Da bên ngoài rất dễ bong vảy trắng. Viêm dây thần kinh: Bàn chân của người bệnh cũng có nguy cơ bị bệnh viêm dây thần kinh do đái tháo đường. Lý do là vì bệnh này làm tổn thương lớp màng bọc nuôi dưỡng dây thần kinh ngoại vi đi đến chân. Người bệnh có biểu hiện tê bì, da khô nứt nẻ. Một số người có cảm giác lạnh ở bàn chân. Với vết thương ở người mắc đái tháo đường, phải điều trị bệnh gốc là kiểm soát đường huyết và điều trị vết thương theo một chế độ đặc biệt. Không được nặn, bóp, chọc thủng các vết thương, vết bỏng hay nốt mụn ở bàn chân. Giữ vệ sinh và lựa chọn giày dép phù hợp. Các dấu hiệu, triệu chứng Móng chân bị đổi màu Da có dấu hiệu khô Bị rối loạn cảm giác tại bàn chân Hay đau mỏi chân không đi được xa Sưng phồng bất thường và kéo dài tại bàn chân Xuất hiện quá nhiều nốt chai chân. Xem thêm : Điều trị biến chứng ở chân do tiểu đường Thông tin hữu ích >> Xem chi tiết sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của tiểu đường Nam Sơn

Biến chứng ở thận do đái tháo đường

Đái tháo đường gây nên rất nhiều các biến chứng khác nhau đặc biệt là biến chứng ở thận. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối là do đái tháo đường. Những bệnh nhân suy thận do đái tháo đường thường có nhiều biến chứng khác, thời gian sống ngắn hơn, tỉ lệ tử vong cũng cao hơn. Các biến chứng ở thận do đái tháo đường có thể gặp là: 1. Viêm nhiễm tiết niệu Ở phần kẽ tiết niệu có biến chứng cơ bản là nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đái tháo đường thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn là rất cao. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn Gram âm chiếm tới 90%. Chúng đi ngược từ niệu đạo qua bàng quang rồi lên bể thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường thường hay gặp các loại vi khuẩn Escera Coli, liên cầu, tụ cầu. Ít gặp hơn là nhiễm nấm, nhiễm 2. Chlamydia. Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu thường là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu… Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt lúc tiểu, nóng rát và đau tăng lên cuối bãi. Nếu có hiện tượng sốt, đau vùng hông lưng, đái ra mủ, máu thì cần phải tới bệnh viện vì có thể là bệnh nhiễm khuẩn đã lên đến thận. Cách điều trị bệnh này phải luôn ghi nhớ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước, uống kháng sinh hợp lý. Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay tái phát nên tuyệt đối không được lạm dụng và uống bừa bãi kháng sinh. Hơn nữa, phải tuyệt đối tuân thủ chế độ điều trị một cách hợp lý để nguy cơ tái phát bệnh giảm đi. 3. Viêm mạch thận do tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường thường hay mắc phải biến chứng về mạch máu. Triệu chứng thiếu máu ở thận là tăng huyết áp. Cũng giống như các bệnh về mạch máu khác, bệnh về mạch thận do tiểu đường cũng có các biến chứng: xơ vữa mạch, huyết khối, huyết tắc mạch máu… Ở bệnh nhân tiểu đường, biến chứng xơ vữa mạch cao gấp nhiều lần, mạch bị hẹp lại gây thiếu máu đến các cơ quan. Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tăng huyết áp càng có nguy cơ cao gây tổn thương mạch thận ở người bị tiểu đường. 4. Bệnh cầu thận do tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu gây tổn thương ở thận chính là giãn khoảng kẽ, phì đại gian mạch. Theo kết quả lâm sàn, kích thước quả thận tăng lên, mức lọc cầu thận tăng lên. Ở bệnh nhân tiểu đường kích thước thận tăng cả về chiều rộng, chiều dài, chiều cao tới 140% so với bình thường, mức lọc cầu thận thì tăng tới 150%. Nếu không được điều trị thì khả năng sẽ dẫn tới giai đoạn microalbumin niệu. Lúc này chức năng của thận bắt đầu suy giảm, màng đáy cầu thận dày lên, có nhiều chỗ bị vỡ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây xơ hóa mạch cầu thận và thận sẽ mất chức năng hoàn toàn. 5. Suy thận giai đoạn cuối Bệnh nhân tiểu đường hầu hết có biến chứng giai đoạn cuối là tiểu đường tuýp 2 chiếm 90%, dưới 10% là tiểu đường tuýp 1. Từ những tổn thương sớm của thận và bệnh lý kéo dài dẫn tới suy thận giai đoạn cuối. Muộn hơn, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng lâm sàn: xuất hiện đạm niệu, chức năng thận mất đi, ure tăng lên, các thành phần nitơ phi protein và cuối cùng thận mất chức năng hoàn toàn. Cách điều trị suy thận giai đoạn cuối do tiểu đường bằng thực phẩm phúc mạc (lọc màng bụng) (12% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này), chạy thận nhân tạo (trên 80%), ghép thận (chỉ khoảng 8%). Ở bệnh nhân tiểu đường việc điều trị thay thế thận có nhiều điểm khác so với những bệnh nhân khác: lọc máu sớm hơn; nếu mức lọc cầu thận ở mức 15 – 20ml/phút thì bắt buộc phải can thiệp để ngăn các biến chứng khác; tỷ lệ biến chứng cao hơn và thời gian sống ngắn hơn. 6. Cách điều trị biến chứng thận do tiểu đường: Để điều trị biến chứng thận do tiểu đường hiệu quả cần phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ, phối hợp nhiều phương pháp và có sự theo dõi cẩn thận. Lưu ý những điều sau: Khống chế đường huyết : do sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ HbA1c với sự xuất hiện và khối lượng của protein niệu cũng như chức năng thận nên cần phải khống chế tốt đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh thận và suy thận. Khống chế huyết áp : huyết áp cần đạt được của bệnh nhân tiểu đường phải thấp hơn bệnh nhân tăng huyết áp, thường là 120/70mmHg. Thuốc thường hay sử dụng là ức chế men chuyển đổi angiotensin (renitec, lisinopril) hay ức chế thụ thể angiotensin II (aprovel, telmisartan). Hạn chế tuyệt đối sự tăng cân : béo phì sẽ tăng khả năng suy thận lên nhiều lần so với không béo phì. Tuyệt đối bỏ thuốc lá : không chỉ giúp giảm nguy cơ suy thận mà còn giảm các biến cố về tim mạch khác. Hạn chế ăn đạm cũng giúp giảm khả năng tiến triện của bệnh thận Luôn phải có chế độ vận động, tập thể dục hợp lí. Thông tin thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường là sự kết hợp độc đáo giữa các dược liệu có tác dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của tiểu đường. >> Xem chi tiết Vân Anh (Tổng hợp)

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thường để lại rất nhiều biến chứng mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào chế độ chăm sóc cho người bệnh. Vậy những biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? Làm cách nào có thể ngăn ngừa, điều trị được các biến chứng ấy? Tiểu đường làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể hoặc có thể gây nên các biến chứng, căn bệnh khác như một hệ quả của căn bệnh ban đầu. Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường Hôn mê do tăng đường máu. Hôn mê do nhiễm toan ceton. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu. Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường Biến chứng tim mạch: – Tăng huyết áp. – Cơn đau thắt ngực. – Nhồi máu cơ tim. Bệnh lí võng mạc. Nhiễm khuẩn da, niêm mạc. Bệnh lí thần kinh. Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục. Bệnh lí bàn chân Cụ thể các biến chứng: Do nồng độ đường huyết cao được điều trị bằng cách tiêm insulin vào trong cơ thể. Nếu insulin không được tiêm có thể sẽ dẫn đến nhiễm acid ceton tiểu đường. Nếu không có insulin trong cơ thể, lượng đường trong máu không thể được chuyển đổi thành năng lượng và như vậy, cơ thể sẽ tìm kiếm năng lượng từ những nơi khác. Cơ thể chủ yếu bắt đầu sử dụng các bộ phận như một nguồn năng lượng. Nếu điều này tiếp tục không được phát hiện người bệnh có thể sẽ bị hôn mê. Tình trạng này có lẽ là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong. Nồng độ đường huyết cao mãn tính cũng có hại cho các mạch máu và tim. Tình trạng này được chia thành bệnh mạch máu lớn và bệnh mạch máu nhỏ. Biến chứng bệnh tiểu đường: tắc nghẽn mạch máu Bệnh mạch máu lớn liên quan đến tim và các mạch máu lớn như động mạch. Người ta tin rằng đường quá nhiều trong các mạch máu làm cho lớp niêm mạc của các mạch máu để trở nên thô và xây xát, và gây ra các chất mỡ dính vào niêm mạc. Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch hoặc sự dày lên của thành động mạch, gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim và đột quỵ. Nó cũng có thể dẫn đến tuần hoàn lưu thông máu kém. Lưu thông máu kém là nguyên nhân chủ yếu chịu trách nhiệm cho hầu hết các căn bệnh về mạch máu nhỏ. Bệnh mạch máu nhỏ có liên quan đến các mạch máu nhỏ như các mao mạch cung cấp máu cho mắt, hệ thần kinh và chân tay. Do việc lưu thông trở nên kém hơn, các bộ phận của cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cung cấp từ máu và bắt đầu có vấn đề. Một vấn đề thường gặp là bệnh thần kinh tiểu đường. Điều này được định nghĩa là sự tổn hại dây thần kinh. Sự lưu thông máu kém hoặc bị gián đoạn khiến cho các dây thần kinh bị rối loạn chức năng và điều này có thể dẫn đến đau đớn, tê buốt hoặc mất cảm giác về các bộ phận trên cơ thể. Khu vực phổ biến nhất là bàn chân và sự chăm sóc và chú ý đặc biệt nên được dành riêng cho bàn chân. Một căn bệnh khác về mạch máu nhỏ được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Căn bệnh này là do thiếu nguồn cung cấp từ máu cho các mao mạch trên võng mạc, làm cho các mao mạch bị chết và các mao mạch mới phát triển tại vị trí của chúng. Các mao mạch có xu hướng suy yếu dần và sẽ bị rò rỉ máu vào thủy dịch của mắt. Điều này có thể dẫn đến thị lực kém và cuối cùng là mù lòa. Triệu chứng của bệnh tiểu đường • Chứng khát nhiều hoặc khát thường xuyên, hoặc đột nhiên khát. • Hay đi tiểu thường xuyên • Đói thường xuyên hoặc đột nhiên đói • Mệt mỏi • Mờ mắt • Khô miệng hoặc ngứa khắp cơ thể • Sụt cân đột ngột Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường là giám sát và duy trì nồng độ đường trong máu. Nếu nồng độ này được giữ ở mức thấp và liên tục thì nguy cơ các căn bệnh nói trên xảy ra là rất thấp. Người ta tin rằng các biến chứng xuất phát từ bệnh tiểu đường có thể giảm bớt nếu bệnh nhân tiểu đường được điều trị kịp thời. Trong bệnh tiểu đường tuýp 1 , các tế bào bị phá hủy bởi cơ thể vì cơ thể nghĩ rằng chúng là các tác nhân gây bệnh. Các tế bào beta tạo ra insulin. Insulin được sử dụng để chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen trong mỡ, cơ bắp và các tế bào gan và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nếu không có insulin, nồng độ đường không thể được giảm và điều này có thể dẫn đến sự tăng đường huyết. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 , cơ thể xuất hiện sự kháng insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cần thêm insulin để giải quyết lượng đường trong máu hoặc insulin là không hiệu quả. Này cũng sẽ dẫn đến nồng độ đường huyết cao và tăng đường huyết. Vân Anh (Tổng hợp)

Vô sinh thứ phát - Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

Vô sinh thứ phát hiện nay được coi là một trong những căn bệnh của thời hiện đại. Tỷ lệ các ca vô sinh thứ phát trong những năm gần đây đang gia tăng một cách đáng báo động đặc biệt là tỷ lệ vô sinh thứ phát ở nữ giới tăng khoảng 15-20%. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị vô sinh thứ phát. 1. Vô sinh thứ phát là gì? Có hai dạng vô sinh cơ bản là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát được định nghĩa là trong đó cặp vợ chồng chưa có thai lần nào. Vô sinh thứ phát là trong đó cặp vợ chồng đã có ít nhất một lần mang thai, sinh sẩy hoặc phá thai kế hoạch… rồi quá thời hạn một năm sau muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao hàng đầu thế giới, lứa tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ đáng kể (20%). Tình trạng nạo phá thai có thể gây nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao. Tình trạng nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên có nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn rất cao. Hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn xem việc phá thai là chuyện bình thường nhưng hậu quả mà nó mang lại có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như viêm, nhiễm nấm, tổn thương vòi trứng… Vì thế, rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị tắc vòi trứng hoặc viêm, dính buồng tử cung làm mất khả năng mang thai. 2. Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát Hiện nay, vô sinh thứ phát được xem là một trong những căn bệnh của thời hiện đại. Tỷ lệ các ca vô sinh thứ phát trong những năm gần đây gia tăng. Cụ thể, theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, tỷ lệ vô sinh thứ phát ở nữ tăng khoảng 15 – 20%. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vô sinh thứ phát nhưng những nguyên nhân sau là phổ biến: Nạo phá thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Bên cạnh đó việc quan hệ tình dục sớm, sống không chung thủy, quan hệ tình dục không đúng cách, nghiện máy tính, điện thoại, lạm dụng chất kích thích… đều có thể dẫn đến viêm tắc vòi trứng làm cho tỷ lệ vô sinh thứ phát gia tăng nhanh. Thông thường, phụ nữ dễ bị vô sinh thứ phát hơn nam giới vì sau lần sẩy thai, sinh nở hoăc nạo hút thai gây tổn thương và bộ phận sinh dục nữ dễ bị viêm nhiễm, nhất là các bệnh viêm nhiễm ở tử cung. Viêm nhiễm đường sinh dục thường mang đến hậu quả là gây tắc hai ống dẫn trứng. Khi ống dẫn trứng bị tắc, đường đi của tinh trùng bị cản lại nên noãn có phóng ra cũng không thể thụ tinh. Khi tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc phủ bên trong buồng tử cung bị tổn thương không thuận lợi cho việc phôi làm tổ tại đó sau khi được di chuyển vào buồng tử cung. Những trường hợp viêm niêm mạc tử cung không được điều trị dứt điểm để thành mạn tính làm cho lớp niêm mạc này bị tổn hại nhiều hơn, tử cung không còn được niêm mạc bao bọc khiến hai mặc tử cung dính vào nhau, tử cung bị dính, phôi thai không thể làm tổ. Các dị dạng tử cung, u xơ tử cung, tiền căn phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu… cũng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh cho chị em. Những u nang buồng trứng tiềm ẩn ngay trong thời kỳ mang thai lần trước giờ mới lộ diện hay những rối loạn bất kỳ nào đó ở buồng trứng bỗng xuất hiện cũng có thể khiến cho noãn không phát triển hoặc làm cho trứng không đủ chín, hay chín mà không rụng gây nên vô sinh. Tiền sử nữ giới có đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá hủy các tế bào tiết chất nhầy, tiền căn nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh gây chít ép hoặc hở cổ tử cung hoặc viêm nhiễm cổ tử cung đều làm ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh trùng. Nguyên nhân vô sinh thứ phát ở nam giới: Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở nam giới thường là do rối loạn trong quá trình sinh tinh, trưởng thành của tinh trùng. Suy tuyến sinh dục nguyên phát, thứ phát, nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị, dãn tĩnh mạch thừng tinh, tiếp xúc với các hoá chất, tia xạ làm tinh trùng yếu, giảm hoặc không có tinh trùng. Bên cạnh đó, nhiều người bị rối loạn chức năng tính dục như các rối loạn chức năng cương dương vật (bất lực), và rối loạn về phóng tinh (xuất tinh ngược dòng) cũng làm giảm khả năng có thai. Bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục như không có ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, hay dãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ gây giảm hoặc không có tinh trùng. Trong các nguyên nhân gây vô sinh nam, bất thường về tinh trùng chiếm khoảng 90% và nguyên nhân do rối loạn tình dục chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày càng công nghiệp hóa như hiện nay, tỷ lệ này không chỉ dừng lại ở mức 5% như trước đây. Các rối loạn hoạt động tình dục ở nam giới bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương vật, rối loạn phóng tinh và chứng giao hợp đau. Trong số các rối loạn nói trên, rối loạn cương dương vật và rối loạn phóng tinh là hai yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới nhiều nhất. Xuất tinh sớm , trong trường hợp nặng cũng ảnh hưởng không ít đến hoạt động sinh sản của người nam. Phòng và điều trị vô sinh thứ phát Để tránh tình trạng vô sinh thứ phát, ngoài việc cân nhắc về tuổi tác của người mẹ để có thai, điều kiện kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng không nên kéo dài khoảng cách giữa hai lần sinh con, thời gian lý tưởng là từ 3 – 5 năm Trong vòng một năm, nếu vợ chồng sinh hoạt tình dục và không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào nhưng lại không có thai, cả hai nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Với những trường hợp vợ hoặc chồng mắc bệnh nan y, cần phải điều trị lâu dài và có khả năng ảnh hưởng đến việc thụ thai, bạn có thể nhờ biện pháp lưu giữ tinh trùng để có thể sử dụng khi cần. Hiện nay, việc điều trị vô sinh thứ phát không quá khó. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng cần nhận biết và đi khám sớm. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của mỗi cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp để họ có cơ hội sinh thêm con. Hiện đã có những kỹ thuật điều trị đơn giản có thể thực hiện ở tuyến y tế cơ sở giúp phụ nữ bị vô sinh thứ phát điều trị như chữa viêm nhiễm đường sinh dục bằng cách đặt thuốc âm đạo, đốt lộ tuyến cổ tử cung. Đối với nam giới, nếu không thành công bằng cách điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ chuyển sang kỹ thuật lấy tinh trùng bằng phẫu thuật. Theo: giadinh.net

Các nguyên nhân gây vô sinh ở nam và nữ

Ngày nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn chiếm khoảng 10-15% các cặp vợ chồng. Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng vợ chồng trong độ tuổi sinh sản chung sống với nhau mà không áp dụng một biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có con trong thời gian 1 năm. Vô sinh được chia làm 2 loại là vô sinh nguyên phát (khi chưa có thai lần nào) và vô sinh thứ phát (đã có thai nhưng sau hơn 1 năm vẫn không có thai lại) Nguyên nhân gây vô sinh Theo thống kê thì nguyên nhân gây vô sinh được chia đều cho cả vợ và chồng. Nguyên nhân từ người vợ chiếm 40%, người chồng 40%, từ cả 2 vợ chồng 10% và không rõ nguyên nhân là 10%. Nguyên nhân vô sinh ở người vợ Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở chị em phụ nữ: do cổ tử cung, ống dẫn trứng, rối loạn nội tiết tố, tuổi tác… Nguyên nhân do cổ tử cung Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh trùng bơi qua dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó gây ảnh hưởng tới chất nhầy hoặc cấu trúc của cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Tiền sử có đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá huỷ các tế bào tiết chất nhầy, tiền căn nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sanh gây chít ép hoặc hở cổ tử cung. Viêm nhiễm cổ tử cung làm ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh trùng. Nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng Phụ nữ có tiền sử về nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử cung. Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng dính như buồng tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, tiền căn phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu… Nguyên nhân do rối loạn rụng trứng Rối loạn rụng trứng thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay vô kinh (không có kinh từ 3 hoặc 6 tháng trở lên). Nguyên nhân rối loạn rụng trứng rất nhiều như rối loạn về yếu tố tâm lý, thể thao quá mức, tăng cân hoặc giảm cân trên 20% trọng lượng cơ thể hoặc các bệnh lý như buồng trứng đa năng, suy buồng trứng sớm… Nguyên nhân do tuổi Tuổi phụ nữ càng cao, khả năng sinh sản càng giảm và tỷ lệ sẩy thai càng tăng. Một số nguyên nhân khác Một số bệnh lý liên quan đến nội tiết có thể gây vô sinh như bệnh bướu cổ, bệnh gan, thận, thượng thận… Nguyên nhân vô sinh ở chồng Rối loạn trong quá trình sinh tinh, trưởng thành của tinh trùng Suy tuyến sinh dục nguyên phát, thứ phát, nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị, dãn tĩnh mạch thừng tinh, tiếp xúc với các hoá chất, tia xạ làm tinh trùng yếu, giảm hoặc không có tinh trùng. Rối loạn chức năng tính dục Các rối loạn chức năng cương dương vật ( bất lực), và rối loạn về phóng tinh ( xuất tinh ngược dòng) giảm khả năng có thai. Bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục Không có ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, hay dãn tĩnh mạch thừng tinh…gây giảm hoặc không có tinh trùng. Kết luận Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, tỷ lệ xuất hiện đều ở nam và nữ. Do dó , khi thăm khám và chẩn đoán vô sinh phải cần thăm khám cả vợ lẫn chồng để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó điều trị mới có kết quả. (Theo Web Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ)

Triệu chứng vô sinh ở chị em

Theo thống kê mới đây, trong số những cặp vợ chồng gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai thì phụ nữ chiếm khoảng 60%. Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới có thể là do rối loạn rụng trứng, những sự cố vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, những bất ổn tử cung… Nhận biết được các triệu chứng của bệnh vô sinh có thể giúp chị em có biết mình bị vô sinh hay không để có cách chữa trị kịp thời. Các dấu hiệu, triệu chứng vô sinh ở nữ giới Có những khiến khuyết ở bộ phận sinh sản: Những khiếm khuyết này có thể là buồng trứng của người phụ nữ bị xoắn, xuất hiện nang buồng trứng hoặc buồng trứng nằm sai vị trí… do đó khả năng tinh trùng của đối tác đến gặp trứng và thụ tinh được là rất khó. Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt hàng tháng kéo dài hoặc quá hoặc ngắn quá, kinh nguyệt không đều… đều là sự biểu hiện của sự rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ. Ngoài ra, sự phát triển chưa hoàn thiện của trứng, noãn cũng như sự viêm nhiễm của niêm mạc tử cung cũng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Điều này làm giảm đáng kể khả năng thụ thai. Vô kinh: Thông thường, nữ giới trên 18 tuổi mà chưa có kinh hoặc đã có kinh mà bị tắt kinh quá 6 tháng liên tiếp được coi là vô kinh. Vô kinh có thể do rất nhiều lý do như: rối loạn chức năng tuyến yên, dị tật bẩm sinh đướng sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng… Sảy thai hoặc nạo hút thai: Nếu thai nhi của bạn bị sẩy khi chưa đầy 140 ngày kể từ thời điểm thụ thai, gọi là hiện tượng sẩy thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gần 30% phụ nữ từng bị sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp 3 lần có khả năng bị hiếm muộn – vô sinh. Rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện vô sinh ở phụ nữ Thống kinh: Là hiện tượng đau bụng dưới lúc có kinh. Cơn đau nặng nhẹ tùy theo thể trạng có thể từng người. Đau bụng kinh thường do khí huyết lưu thông kém, dẫn tới huyết ứ làm cho kinh xuống bị trở ngại, không thông sẽ gây nên đau vùng bụng, nhất là vùng bụng dưới. Hoạt động bất thường của tử cung cũng gây nên thống kinh như: tắc nghẽn tại cổ tử cung, nhiễm trùng, u xơ cổ tử cung, viêm vùng chậu… Điều này đã ảnh hưởng lớn tới khả năng thụ thai của nữ giới. Dịch âm đạo bất thường: Âm đạo tiết nhiều dịch bất thường, dịch có màu vàng, xanh… kèm theo mùi hôi khó chịu là những biểu hiện của viêm nhiễm, nấm âm đạo, viêm nội mạc tử cung hoặc các bệnh về đường tình dục khác. Sự mất cân bằng về hoóc môn: Triệu chứng này dẫn tới những tác động không tưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng của người phụ nữ. Ở nữ giới, sự mất cân bằng nói trên biểu hiện ở sự tăng cường kích thích tố nam (hoóc môn nam). Tuyến vú phát triển kém: Nữ giới đến tuổi trưởng thành, dưới tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể, vùng ngực của nữ giới phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng nếu quá 18 tuổi mà tuyến vú ở nữ giới còn chưa phát triển (ngực lép), nguyên nhân rất có thể bắt nguồn từ việc tiếu nội tiết tố nữ estrogen. Việc thiếu loại tiết tố này sẽ dẫn tới hoạt động kém của buồng trứng và khả năng thụ thai trong trường hợp này là rất khó. Các dấu hiệu khác: Như viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, chứng hẹp cổ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục… cũng giúp bạn nhận biết mình có thể mắc chứng vô sinh – hiếm muộn hay không. Theo: phukhoa.info

Bài viết nổi bật

Loading...