Bệnh học

Tìm hiểu bệnh Xơ gan

Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Xơ gan là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8 do bệnh tật, xơ gan cướp đi sinh mạng của 25.000 người mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Hình ảnh gan khỏe mạnh và gan bị xơ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan: Do viêm gan do virus siêu vi B, C Do uống nhiều rượu Do rối loạn ống mật lâu ngày Rối loạn chuyển hóa như hemachromatosis, bệnh Wilsons, và thiếu alpha-1 antitrypsin Tiếp xúc với một số loại hóa chất độc hại và thuốc trong một thời gian dài như các thuốc điều trị bệnh lao: rimifon, rifamycin… Trong đó nghiện rượu và viêm gan C là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ gan. Dấu hiệu và triệu chứng: Người bệnh mắc xơ gan thường có các biểu hiện sau: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân Có biểu hiện vàng da và mắt Nước tiểu sẫm Nhu cầu sinh lý giảm Phù chân, báng bụng Kết quả xét nghiệm máu thể hiện: Giảm hemoglobin, hồng cầu , bạch cầu, tiểu cầu , thời gian đông máu kéo dài Tăng bilirubin, men transaminase , phosphatase kiềm , giảm albumin Thay đổi ion đồ Tăng AFP Hiện diện các marker viêm gan Xơ gan rất dễ chuyển thành ung thư gan do vậy khi có dấu hiệu bị bệnh người bệnh cần khám chữa bệnh kịp thời. Ngoài thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ, bệnh nhân xơ gan cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày: không uống rượu bia, tránh ăn thức ăn có mỡ động vật, có thể dùng dầu thực vật thay thế. Hạn chế thức ăn đóng hộp. Tăng cường rau và hoa quả tươi trong bữa ăn để đảm bảo lượng vitamin khoáng chất cần thiết cho lá gan.  

Táo bón- Bệnh thông thường nhưng nguy hiểm

Táo bón bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Bệnh táo bón có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì là bệnh thông thường nên không nhiều người chú ý chữa trị bệnh này một cách triệt để. Tuy nhiên, nếu táo bón mãn tính sẽ gây ra các bệnh khác cho người bệnh. Táo bón lâu ngày có thể gây ngộ độc cho cơ thể Chất thải ứ trệ ở ruột già quá lâu sẽ gây ra quá trình thẩm thấu ngược vào cơ thể thông qua thành ruột. Có thể gây ngộ độc cho người mắc bệnh táo bón. Táo bón lâu ngày khiến làn da của bạn trở nên thô ráp, mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, sạm da, và còn tích tụ chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Táo bón lâu ngày có thể gây ra ung thư ruột già Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu tại Mayo Clinic, Mỹ. Cụ thể, các bác sĩ theo dõi 28.854 bệnh nhân bị chứng táo bón mãn tính và 86.562 người bình thường không bị táo bón mãn tính với tuổi trung bình là 61,9. Sau một năm theo dõi, các bác sĩ ghi nhận: những người bị táo bón mãn tính có tỉ lệ mắc ung thư ruột già cao hơn người không bị táo bón đến 1,59 lần, đồng thời tỉ lệ mắc khối u lành tính ruột già cũng cao hơn 2,6 lần. Táo bón gây bệnh Trĩ Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó, hình thành nên bệnh trĩ. Những bệnh nhân táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức hơn người bình thường, khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra. Những người bị táo bón nặng thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô và cứng đi qua hậu môn, kéo căng vùng da hậu môn và kéo rạn các nếp gấp bởi một lớp niêm mạc cực mỏng. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn gây chảy máu. Táo bón lâu ngày gây ra nứt kẽ hậu môn Người bị táo bón phân cứng, khó đại tiện, gây khó khăn khi đi vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh là hậu môn bị căng cứng, cùng với việc dặn mạnh kéo dài  khiến hậu môn bị rách, tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn Đối với người mắc bệnh táo bón nhất là táo bón mãn tính cần có biện pháp chữa trị kịp thời để không phát sinh các vấn đề sức khỏe khác.

Những điều bạn nên biết về bệnh viêm màng não

Viêm màng não là bệnh viêm nhiễm ở màng não, là màng bảo vệ của não bộ. Bệnh có thể do nhiều loại virut và vi khuẩn gây ra có thể gây nhiễm trùng máu, khi đó khuẩn cầu màng não sinh sôi trong máu, tấn công hệ miễn dịch và gây tổn hại cho cơ quan nội tạng. Hiện tại chưa rõ nguyên nhân khởi phát của bệnh. Các triệu chứng thông thường của bệnh viêm màng não Ở trẻ nhỏ: Trẻ khóc ré lên hoặc rên rỉ. Không chịu bú và hay quấy khóc Thóp căng phồng Da xanh xao, nổ mụn nhọt Ở trẻ lớn: Nhức đầu nặng và sợ ánh sáng chói Cổ cứng Sốt Lừ đừ, lú lẫn, đau nhức giống  cúm Ở mọi lứa tuổi: Nổi nhiều nốt đỏ hoặc nâu nhỏ xíu hoặc nhiều mảng bầm tím lớn không lặn khi dùng ly ấn vào Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của viêm màng não do vi khuẩn từ 2-10 ngày và của viêm màng não do virut có thể lên đến 3 tuần Các dạng viêm màng não Viêm màng não mô cầu: Đây là một trong những thể nặng nhất của viêm màng não do vi khuẩn, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Có nhiều loại bệnh viêm màng não do mô cầu: nhiễm vi khuẩn type B thường gặp ở Mỹ và các nước Phương Tây hơn, Type C thường gây ra các đợt dịch, Type A thường xảy ra ở các nước châu Á. Viêm màng não phế cầu: Đây là một thể bệnh rất nặng khác của viêm màng não do vi khuẩn. Bệnh đặc biệt xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và liên quan đến nhiễm khuẩn huyết, tai, phổi. Bệnh thường gây ra biến chứng lâu dài. Vacxin thường được dùng cho trẻ 2,4,6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại trong thời gian từ 12 đến 18 tháng. Viêm màng não do Hemophilus influenza B (Hib): Ở thể bệnh này ngày nay ít gặp hơn. Cách điều trị bệnh viêm màng não  Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị viêm màng não cần đưa ngay đến bác sỹ. Viêm màng não hay xuất hiện ở những gia đình có người hút thuốc lá vì vậy cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc để an toàn cho trẻ. Về mặt thời tiết, trẻ thường bị viêm màng não vào mùa nóng –nhất là trẻ dưới 5 tuổi, do vậy các bậc phụ huynh cần có chế độ chăm sóc tốt cho trẻ vào mùa này và phải đưa trẻ đi tiêm phòng để ngừa bệnh.

Nguyệt san ở nữ giới - những điều cần quan tâm

Đối với nữ giới tuổi dậy thì thường bắt đầu ở giai đoạn 14 -17 tuổi. Từ giai đoạn này sức khỏe của nữ giới cần phải chú ý đến vấn đề sức khỏe sinh sản, nhất là vấn đề nguyệt san như rong kinh, thống kinh, rong huyết… Rong kinh: Rong kinh là chu trình kinh mất nhiều máu do chảy máu nhiều hoặc chảy máu kéo dài. Đa số phụ nữ hành kinh trong khoảng 5 ngày, nếu lâu hơn bạn có thể bị rong kinh. Trong đa số trường hợp, nguyên nhân không nghiêm trọng nhưng rong kinh có thể gây thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Nếu như thường xuyên bị rong kinh, nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt rất cao. Trong trường hợp này cần uống bổ sung viên sắt để bảo đảm lượng máu cho cơ thể. Thi thoảng bạn bị rong kinh bạn cần chú ý các nguyên nhân: Bạn có dùng thuốc tránh thai không? Thuốc tránh thai có thể gây rong kinh cho người sử dụng. Nếu bạn nghi ngờ có thai (bị trễ kinh và có giao hợp trong 2 tháng vừa qua) mà bị rong kinh bạn cần kiểm tra vì bạn có thể bị xảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu bạn bị rong kinh và đau bụng hơn bình thường trong thời gian hành kinh, bạn cần đi khám vì bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Trường hợp này bạn cần đến bác sỹ để khám và được chẩn đoán. Thống kinh: Đau bụng kinh thường là đau co thắt và xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc sau lưng. Trong đa số trường hợp, đau bụng kinh không do rối loạn bên trong và không làm cản trở hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên nếu bị đau dữ dội hoặc đau đột ngột cần khám bác sỹ ngay. Thống kinh có những nguyên nhân như: Nếu bị thống kinh và có một trong các triệu chứng sau: ra huyết trắng, đau bụng dưới giữa chu kỳ kinh, thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì có thể bạn bị viêm vùng chậu, viêm cơ quan sinh dục. Trường hợp này cần đến bác sỹ khám. Mới đặt vòng hoặc ngưng thuốc tránh thai cũng có thể gây thống kinh. Bạn bị thống kinh, bị đau khi giao hợp, bị ra huyết nhiều hơn thường lệ vào thời kỳ hành kinh cần chú ý đến nguyên nhân lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Khi bị thống kinh, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau: chườm nước nóng lên bụng hoặc thắt lưng. Thư giãn cơ thể bằng tắm nước nóng. Ngủ đủ giấc và ăn đủ bữa và thư giãn trong thời gian kỳ kinh.

Viêm đường hô hấp trẻ em. Triệu chứng, cách điều trị

Trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá hoặc chuyển mùa. Đây là căn bệnh dễ điều trị tuy nhiên hay tái phát. Các mẹ cần nhận biết rõ các triệu hứng của bệnh và có biện pháp điều trị cho bé thích hợp để viêm đường hô hấp không trở thành bệnh mãn tính. Dấu hiệu, triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính Viêm đường hô hấp trên cấp tính Bệnh thường do các yếu tố bất lợi tác động đến: thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ… Triệu chứng của bệnh: Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run Số kèm theo ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Các cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục Đau họng khi nuốt hoặc khi ăn. Với trẻ nhỏ triệu chứng thường gặp nhất là chảy nước mũi. Viêm đường hô hấp trên mạn tính: Do bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc không điều trị dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành viêm đường hô hấp mạn tính. Dấu hiệu triệu chứng: Ho húng hắng, rát họng Nuốt vướng, Chảy nước mũi thường xuyên. Một số trẻ còn chảy nước mũi màu xanh. Trẻ ngủ ngáy, thở bằng mồm Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp… Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, trẻ hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng. Sau đó trẻ sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì trẻ sẽ bị khàn tiếng. Càng nói nhiều thì tốc độ khàn tiếng càng nhanh và càng nặng. Ban đầu chỉ là lạc tiếng, giọng mũi, sau đó tiếng bị khàn đục và có khi đến mất giọng. Tuỳ thuộc vào cơ quan bị bệnh mà mỗi một mặt bệnh cụ thể đơn lẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình và đặc thù khác nhau. Mặc dầu vậy, vì lý do giữa các bộ phận mũi-họng-thanh quản-xoang đều thông với nhau bằng đường khí và dịch nên khi một cơ quan bị bệnh thì nó sẽ nhanh chóng lây sang cơ quan liền kề và các triệu chứng sẽ nhanh chóng tổ hợp lại thành một hình ảnh bệnh lý đầy đủ. Viêm đường hô hấp trên ở trẻ đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động và trẻ em thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng. Một trong các biến thể nghiêm trọng ấy là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Biến thể cũng hay gặp đó là biến chứng viêm đường hô hấp dưới nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng đắn và đúng mức. Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em. Ngoài những biến chứng này thì viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vì vậy cần có thái độ dự phòng đúng mức với bệnh này. Xử trí khi trẻ bị viêm đường hô hấp Bệnh viêm đường hô hấp thường tái đi tái lại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ uống kháng sinh hay một số thuốc đi kèm là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Để phòng ngừa tái phát, cần thực hiện 1 số biện pháp như: tránh cho trẻ sinh hoạt quá lâu ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thường xuyên giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. – Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt. – Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường như Acemol, Ibuprofene… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn. – Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. – Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho. – Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này. – Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.

Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Có nhiều yếu tố gây tổn thương hệ thống thần kinh (một hệ thống lớn và phức tạp do não kiểm soát và điều khiển các hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể) như stress, chấn thương, tuổi tác … trong đó tổn thương ở thần kinh cũng là biến chứng thường gặp ở người tiểu đường type 2 hoặc type 3. Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ở người tiểu đường là do đường huyết tăng cao làm giảm khả năng cung cấp máu và dinh dưỡng gây tổn thương sợi trục thần kinh, đồng thời làm giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu của sợi thần kinh trên toàn hệ thống, từ đó gây nên hàng loạt các rối loạn tại nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường dễ tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến cắt cụt chi Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tổn thương những sợi thần kinh ở các chi: bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay, trong đó hệ thống thần kinh chi dưới thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những triệu chứng bao gồm tê bì, cảm giác châm chích, nóng rát, đau dữ dội, dần dần dẫn đến giảm hoặc mất cảm giác với các kích thích đau, nóng, lạnh. Khi đó người bệnh có thể bị bỏng, bị các vật sắc nhọn gây chấn thương mà không hề hay biết. Các vết thương này dễ bị nhiễm khuẩn nặng và dẫn đến hoại tử, nếu vùng hoại tử lan rộng người bệnh có thể phải cắt cụt chi. Ngoài ra tổn thương thần kinh ngoại biên còn gây mất thăng bằng, yếu cơ làm giảm khả năng vận động. Cùng đó, các chứng bệnh liệt dương, rối loạn chức năng tim mạch, tiêu hoá… ở người bệnh tiểu đường cũng là hậu quả của tổn thương thần kinh tự động. Nguyên nhân do thần kinh tự động đóng vai trò kiểm soát hoạt động của các cơ quan thuộc hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… Hậu quả của tổn thương thần kinh tự động ở dạ dày làm chậm tiêu, khó tiêu, trường hợp nặng có thể gây liệt dạ dày; ở ruột gây táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được. Thần kinh tự động kiểm soát hệ tim mạch bị tổn thương, khiến cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, dẫn tới tụt huyết áp khi thay đổi tư thế. Chứng khô âm đạo ở phụ nữ, rối loạn cương dương ở nam giới, cũng như nhiễm trùng đường tiểu tái phát thường xuyên ở người bị mắc bệnh tiểu đường cũng xuất phát từ những tổn thương thần kinh tự động. Đặc biệt tổn thương thần kinh tự động còn làm giảm cảm nhận của cơ thể trước tình trạng hạ đường huyết. Bình thường, khi đường huyết hạ xuống quá thấp, người bệnh sẽ có những triệu chứng như run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh…Tổn thương thần kinh tự động có thể làm mất đi các dấu hiệu cảnh báo, vì thế người bệnh dễ bị hôn mê, thậm chí tử vong do hạ đường huyết, nếu không được cấp cứu kịp thời. Có thể thấy rõ, biến chứng thần kinh là một trong nhiều biến chứng do tiểu đường gây ra. Tổn thương sẽ trầm trọng và nặng nề hơn khi không may người bệnh mắc thêm biến chứng mạch máu và một số biến chứng khác. Theo K.Lan – Dân trí

Bài viết nổi bật

Loading...