Bệnh học

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 – 9 tuổi. Vì thế những hiểu biết về bệnh này sẽ rất cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Bệnh biểu hiện như thế nào? Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng bầm, có thể rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân), xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, máu chân răng), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiêu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm. Bệnh gây ra do tình trạng phá hủy tiểu cầu trong máu lưu hành, làm giảm số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu < 150.000/mm3. (bình thường từ 150.000 – 300.000/mm3 máu) mà tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong việc cầm máu và đông máu. XHGTC do nguyên nhân nào gây ra? Bệnh có nguyên nhân rất phức tạp. Các nguyên nhân xác định được như: 1/ Giảm sản xuất : Do bẩm sinh, Do di truyền Hoặc do mắc phải : suy tủy, xâm lấn tủy. Việc xét nghiệm tủy đồ là cách xác định chính xác nhất. 2/ Tăng hủy tiểu cầu: Các bệnh tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp). Hội chứng tán huyết tăng urê huyết. Đông máu nội mạch lan tỏa. Bướu máu, cường lách .. 3/ Phối hợp : Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, Nhiễm trùng huyết, thương hàn.nhiễm ký sinh trùng (sốt rét…), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…). Nhiễm độc. Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc sinh, thuốc kháng viêm không-steroid, sau chủng ngừa. Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Ngày nay, có nhiều bằng chứng kết luận do nguyên nhân tự miễn, nên còn gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch (PTT). Triệu chứng Nhẹ: Xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc. Nặng: Có thể xuất huyết bất kỳ nơi nào như chảy máu đường tiêu hóa; tiết niệu, sinh dục… Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não – màng não. Ở trẻ em, nguyên nhân nhiễm siêu vi là chủ yếu, do đó bệnh thường tự giới hạn trong khoảng 1 – 2 tuần, nhiều trường hợp không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên có một số trường hợp nếu không được nhập viện điều trị, số lượng tiểu cầu trong máu giảm nặng, sẽ có nguy cơ xuất huyết ồ ạt, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, có thể gây tử vong hoặc đưa đến những di chứng suốt đời. Do đó, đứng trước các biểu hiện xuất huyết mô tả ở trên, phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế, để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị : Khi làm các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng phải có sự chuẩn bị kỹ. Tại bệnh viện, tùy theo mức độ nặng của bệnh (căn cứ vào vị trí xuất huyết, số lượng tiểu cầu thực tế) để có hướng điều trị thích hợp. Truyền tiểu cầu chỉ là phương thức điều trị thay thế, tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng, nguy hiểm có thể xảy ra. 1. Các trường hợp có căn nguyên: Ðiều trị chủ yếu theo căn nguyên. 2. Các trường hợp không có căn nguyên (PTI): Các loại corticoides là thuốc lựa chọn Tùy theo độ nặng của bé mà dùng thuốc. Ở những trường hợp nhẹ hơn, thường dùng Prednison liều 1 – 2 mg/kg/ngày trong 5 – 10 ngày, sau đó giảm liều dần và ngưng hẳn. Có thể sử dụng thêm các thuốc làm bền thành mạch như Dicynone, Madécassol, vitamin C. Ở trẻ em, đa số các XHGTC hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng sau thời gian điều trị, nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ (10%) có thể diễn tiến sang mãn tính (kéo dài trên 6 tháng dù được điều trị). Những trường hợp này, trẻ cần được theo dõi và điều trị ở trung tâm chuyên khoa sâu, có thể phải sử dụng các biện pháp điều trị mạnh hơn như thuốc ức chế miễn dịch, cắt lách.                                Theo: BS Nguyễn Văn Tân Minh – Khoa Huyết Học                  (nguồn: http://www.benhviennhi.org.vn)

Xuất huyết giảm tiểu cầu - Những kiến thức cơ bản

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khó phát hiện, chỉ khi cơ thể có các nốt  chấm đỏ hoặc bầm tím hoặc xuất huyết do xây xước nhẹ trên da mà không kèm theo sốt, thiếu máu thì bệnh mới được xác định. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể người bệnh. Diễn biến của bệnh có thể được biểu hiện ở xuất huyết dưới da ở dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người, xuất huyết có thể xuất huyết niêm mạc như chảy máu răng lợi, chảy máu cam, giác mạc, nặng hơn có thể chảy máu đường tiết niệu, tiêu hoá, sinh dục và biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não. Các nốt xuất huyết xuất hiện trên cơ thể người bệnh. Những kiến thức cơ bản bạn cần biết về xuất huyết giảm tiểu cầu Xuất huyết giảm tiểu cầu thường có diễn biến cấp tính. Khoảng 70-80% các trường hợp bệnh nhân trở lại bình thường sau vài tuần đến 3 tháng khi được điều trị, 20% trở thành mạn tính. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng cần có biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não để ngừa nguy cơ tử vong cho người bệnh. Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu). Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ từ 1-4mm, chúng được sinh ra ở tủy xương từ các mẫu tiểu cầu. Chúng có chức năng quan trong cầm máu, nhờ các tính chất đặc thù như: tập chung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hóa chất này để giải phóng ra yếu tố làm đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết. Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) được phân thành 2 loại chính: Xuất huyết giảm tiểu cầu không do miễn dịch: XHGTC do bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng (sốt rét… ). Nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… ). -Các bệnh có lách to ( xơ gan, cường lách… ). Xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch thực sự (XHGTC tự miễn): Các bệnh tự miễn (ban đỏ, viêm nút động mạnh, viêm đa khớp dạng thấp…). Các bệnh về máu (suy tủy xương, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư nơi khác xâm lấn vào tủy xương, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…). Ngoài ra còn có các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (một số loại thuốc cảm cúm, an thần, hạ nhiệt, kháng sinh, thuốc nam,thuốc bắc không rõ loại…) và do độc chất. Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là giảm tiểu cầu vô căn. Ngày nay, có nhiều bằng chứng kết luận do nguyên nhân tự miễn còn gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch. Nguyên tắc của điều trị XHGTC là dựa vào cơ chế miễn dịch của bệnh. Corticosteroid được sử dụng như một thuốc kinh điển để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc thay thế khi các tác dụng phụ của corticosteroid nặng nề. Gần đây, người ta đã áp dụng các chất kháng lymphoB điều trị các thể XHGTC mãn tính, nhất là ở trẻ lớn. Trong các trường hợp có tiểu cầu giảm nặng, nguy cơ xuất huyết nội tạng hoặc não cao thì cần truyền tiểu cầu. Đối với các trường hợp mãn tính thì việc điều trị còn rất nan giải. Những bệnh nhi này cần được theo dõi tốt, tránh các biến chứng do xuất huyết. Mặt khác, cần hạn chế sử dụng corticosteroid liều cao, kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.  

Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn – Những biến chứng nguy hiểm

Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn là do có tổn thương ở đường thông khí làm giảm lưu lượng thở. Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn nằm trong nhóm bệnh gây tàn phế nhiều nhất ở người già. Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh như: tâm phế mạn, loạn nhịp tim, đa hồng cầu thứ phát, rối loạn giấc ngủ, giảm oxy máu, tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi tự phát suy hô hấp cấp. Dưới đây là chi tiết một số biến chứng nguy hiểm của bệnh bạn nên biết. 1. Tắc mạch phổi Là một biến chứng đáng lưu ý của bệnh phổi phế quản tắc nghẽn. Bệnh nhân tắc mạch phổi thường có triệu chứng thở nhanh, trên 30 lần/phút. Để xác định chính xác bệnh cần dùng phương pháp chụp mạch. 2. Suy hô hấp cấp Làm một biến chứng hay gặp của bệnh phổi phế quản tắc nghẽn. Khi bị suy hô hấp cấp sẽ xảy ra giảm oxy máu động mạch. Nguyên nhân của suy hô hấp cấp thường do nhiễm khuẩn hô hấp. 3. Rối loạn thở khi ngủ Những năm gần đây người ta chú ý đến hiện tượng ngừng thở khi ngủ (trên 10 giây). Nguyên nhân gây ra là do thiếu oxy máu ban đêm. Khi có các biểu hiện: mất ngủ ban đêm (vật vã, trằn trọc), rối loạn trí tuệ và nhân cách, rối loạn tình dục, buồn ngủ ban ngày, nhức đầu buổi sáng, buồn nôn. 4. Tràn khí màng phổi tự phát Đây là một biến chứng ít gặp của bệnh phổi phế quản tắc nghẽn tuy nhiên đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này. Nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời khi có biểu hiện tràn khí màng phổi có thể gây ra tử vong cho người bệnh. 5. Gây rối loạn nhịp tim Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn gây rối loạn nhịp tim. Các rối loạn nhịp tim liên quan tới rối loạn chuyển hóa do duy hô hấp cấp: giảm oxy máu, tăng Co2 máu, hạ kali máu, hạ calci máu, hạ magie…Rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người bệnh. Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn còn gây ra tình trạng Tâm phế mạn, đa hồng cầu thứ phát có ảnh hưởng lớn sức khỏe người bệnh. Gây ra rối loạn tuần hoàn cơ thể. Khi phát hiện bệnh phổi phế quản tắc nghẽn, người bệnh cần được chữa trị kịp thời. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần vệ sinh phế quản bằng cải thiện thanh thải không khí. Giữ không khí trong lành, không được sử dụng thuốc lá, tránh tuyệt đối hít phải khói bụi ô nhiễm. Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể.  

Viêm gan B: Đại dịch đáng báo động

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Gan có chức năng lọai bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Là nơi dự trữ năng lượng, men và hormon quan trọng trong cơ thể. Thực trạng viêm gan B ở Việt Nam và trên thế giới Viêm gan là hiện tượng viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bênh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có 6 loại virut gây viêm gan: A, B ,C, D, E và G. Phổ biến và nguy hiểm nhất  là siêu vi B và C. Đặc biệt là siêu vi B. Khoảng 2 tỷ người trên thế giới có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người mang virus này mãn tính. Theo thống kê  của WHO, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người trên thế giới chết vì bệnh viêm gan B. Trong đó gần 1 triệu người thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và con số này vẫn đang tăng lên mỗi năm. Tại Việt Nam, số người nhiễm virut viêm gan B khoảng 20 triệu người, chiếm 10-20% dân số. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tới 80% ca bệnh về gan và ung thư gan trong cả nước. Việt Nam chúng ta là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan virut vì tỉ lệ nhiễm viên gan virut cao. Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị mắc bệnh viêm gan B Diệp hạ châu là một loại cây có tác dụng giảm bớt sự lây lan của các virus viêm gan B. Với những triệu chứng khá âm thầm, mờ nhạt như: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, ngứa, mẩn ngứa. Cộng thêm thói quen coi thường sức khỏe, không đi khám sức khỏe định kỳ. Vì thế hầu hết các trường hợp bệnh đều phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn nên việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Người bệnh thường tử vong khi có biến chứng xảy ra. Viêm gan B không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn nguy hại đến những người xung quanh. Viêm gan B có thể dễ dàng lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. 90% trẻ sinh ra từ mẹ bị mắc viêm gan B  bị viêm gan B nếu không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và có thể bị biến chứng viêm gan mãn tính khi đến tuổi trưởng thành. Vì vậy mỗi chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề cơ thể đang gặp phải. Khi xuất hiện các triệu chứng như: vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mẩn ngứa, đau hạ sườn phải… có thể gan của bạn đang gặp vấn đề. Hãy đến gặp bác sỹ ngay. Phát hiện sớm là một may mắn với bạn đấy. Đối với những bện nhân bị viêm gan B: men gan bình thường, không có sự gia tăng của virut bạn chưa cần điều trị mà chỉ cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chức năng gan. Chú ý thực hiện lối sống khoa học: hạn chế rượu, bia, ăn uống điều độ để giảm thiểu gánh nặng cho lá gan của mình. Ăn: đồ ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Xét nghiệm định kỳ chức năng gan 6 tháng 1 lần. Đối với bệnh nhân đang trong giai đoạn viêm gan tiến triển: men gan tăng cao,  gia tăng đột ngột của virut cần phải đến ngay bệnh viện, dùng các thuốc đặc trị kháng virut để hạn chế sự phát triển của virut, hạn chế suy giảm chức năng gan. Hạn chế tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan trên nền tảng viêm gan B. Bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát hiện sớm một cách dễ dàng nhờ vào các xét nghiệm máu đơn giản. Việc phát hiện sớm viêm gan B mạn tính giúp gia tăng hy vọng ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan bằng cách khám sức khỏe định kỳ và điều trị với những loại thuốc đặc trị mới. Và một điều đáng mừng là hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại thuốc chăm sóc, bảo vệ cho lá gan có nguồn gốc từ thảo dược, từ những “cây nhà lá vườn” vừa đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng và giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt nam.

Viêm xương khớp và những điều cần biết

Khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Dưới tác động co giãn của các cơ, khớp chuyển động giúp con người vận động thực hiện các sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Khớp vận động được dễ dàng, không đau đớn nguyên nhân là do có lớp sụn, dịch nhầy và độ đàn hồi của các dây chằng tốt. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị viêm khớp khá cao và tốc độ tăng cao vào thời điểm thay đổi thời tiết, chuyển mùa như hiện nay. Khớp khỏe mạnh và khớp bị viêm. Không phụ thuộc vào loại viêm khớp, triệu chứng phổ biến cho tất cả các rối loạn viêm khớp là: đau, sưng, cứng khớp, đau liên tục xung quanh khớp. Rối loạn viêm khớp như lupus và khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể với một loạt các triệu chứng như: Mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ngủ kém, yếu cơ…Viêm khớp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các khuyết tật. Viêm khớp thường xảy ra ở người trung niên, cao tuổi và hiếm xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi. 3 dạng chính của viêm xương khớp : viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và xói mòn xương. Dạng 1: Viêm xương khớp Đây là dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Viêm xương khớp xảy ra ở tất các khớp, không căn cứ về tần suất hoặc tải trọng của khớp đó (khớp gối, khớp hang…) Viêm xương khớp chủ yếu xảy ra ở người già và nhất là phụ nữ tuổi trung niên trở đi. Dạng 2: Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp do tác động của rối loạn hệ miễn dịch xảy ra ở tế bào miễn nhiễm. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nhiều nhất ở lớp sụn tại đầu các khớp. Hậu quả của viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến xói mòn lớp sụn, xương ở hai đầu khớp đối lập. Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay và đầu gối. Viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở người trên 20 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời viêm khớp dạng thấp có thể gây hậu quả, biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Dạng 3: Xói mòn xương Là một trong những hậu quả của viêm khớp dạng thấp. Một trong những nguyên nhân chính của sự xói mòn xương ở các khớp trong viêm khớp dạng thấp là viêm hoạt dịch, gây ra bởi việc sản xuất các cytokine gây viêm và kích hoạt thụ thể của yếu tố nhân kappa B ligand (RANKL), một loại protein bề mặt tế bào có trong tế bào TH17 và nguyên bào xương. Viêm khớp thường xảy ra với người trung niên và cao tuổi. Viêm xương khớp là bệnh mãn tính và thường phát triển mạnh vào thời điểm thời tiết giao mùa. Để phòng và ngăn cản sự phát triển, tái phát của bệnh, người bị viêm xương khớp cần:  Thực hiện chế độ luyện tập, vận động hợp lý như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh… Loại bỏ tư tưởng chủ quan khi bị bệnh: nhiều người bị viêm xương khớp nhưng suy nghĩ đây là bệnh mãn tính và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống (đặc biệt ở giai đoạn đầu) nên không điều chỉnh cân nặng hợp lý, không chú ý đến việc vận động hợp lý để tạo linh hoạt cho các khớp. Thậm chí không sử dụng thuốc điều trị triệt để. Cân nặng không hợp lý gây ra tải trọng lớn cho các khớp sẽ khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn. Phải có biện pháp phòng ngừa vào các thời điểm bệnh dễ tái phát. Ví dụ khi thời tiết chuyển mùa. Dùng các phương pháp vật lý trị liệu: chườm nóng lạnh, xoa bóp, massage tại các khớp bị đau. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ xung các chất có lợi cho khớp: Tăng lượng thực phẩm giàu vitamin D, calci trong bữa ăn như tôm, cua, cá, sữa… uống bổ sung glucosamine, chondroitin, uống các sản phẩm bổ sung collagen typ 2, acid Hyaluronic… Hiện nay có nhiều loại sản phẩm chức năng hỗ trợ cho người bị viêm xương khớp rất tốt

Ung thư phổi - Nguyên nhân và triệu chứng bạn nên biết!

Ung thư phổi là một trong những lọai ung thư ngày càng phát triển nhanh và trẻ hóa về độ tuổi. Ở giai đoạn đầu, những biểu hiện của ung thư phổi không rõ nên rất dễ bị người bệnh bỏ qua. Vì thế, khi người bênh phát hiện ra mình bị ung thư thì hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 của bệnh. Ung thư phổi thường được phát hiện muộn do người bệnh chủ quan. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi: Nếu bạn có một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Ho không hết Ho ra máu Khó thở Giảm cân nhanh Bị tràn dịch màng phổi Đau ngực liên tục Những người bị ung thư phổi nói riêng và các bệnh về phổi nói chung thường có biểu hiện sốt về chiều. Do vậy, nếu như bạn hay người thân thường xuyên bị sốt về chiều thì cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện sớm. Nguyên nhân gây ung thư phổi: 1. Do các tổn thương ở Phổi Những người mắc các bệnh mãn tính ở phổi như: hen suyễn, tràn dịch màng phổi, viêm phổi… nếu bị kéo dài trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Viêm nhiễm kéo dài là cơ hội để các gốc tự do phát triển. Đây có thể là mầm mống tạo ra tế bào ung thư trong cơ thể. 2. Khói thuốc lá Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi hiện nay. Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc mà những người ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. Nguyên nhân là trong khói thuốc lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư,  đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen; Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá. Khói thuốc là một nguyên nhân gây ung thư phổi. 3. Ô nhiễm không khí Nếu làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, khói xăng xe, khói từ các nhà máy hóa chất, các khu công nghiệp nhất là công nghiệp nhựa, các khu mỏ, khai thác quặng…người lao động rất dễ bị mắc ung thư phổi. Trong khói, bụi này chưa các thành phần độc hại gây tổn thương tế bào phổi dẫn đến hình thành các U ác tính.

Bài viết nổi bật

Loading...