Top 11 cách chữa sôi bụng đau bụng đi ngoài hiệu quả

Sôi bụng, đau bụng, đi ngoài là triệu chứng thường gặp, gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ bật mí những cách đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Top 11 cách chữa sôi bụng đau bụng đi ngoài hiệu quả 1

 

Có nhiều phương pháp giúp cải thiện sôi bụng, đau bụng, đi ngoài. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ mà bạn có thể chọn lựa những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài bạn có thể tham khảo:

1. Dùng thuốc

Khi bị sôi bụng, đau bụng, đi ngoài, biện pháp nhanh nhất để kiểm soát tình trạng này là sử dụng thuốc tây y. Bạn có thể tham khảo một số nhóm thuốc cầm tiêu chảy, chống co thắt và giảm nhu động ruột dưới đây:

  • Nhóm thuốc giảm nhu động ruột: Actapulgite, Loperamid, Smecta,.. giúp làm nhu động ruột hoạt động chậm hơn, hạn chế tình trạng thức ăn di chuyển quá nhanh trong đường ruột gây ra triệu chứng tiêu chảy.
  • Nhóm thuốc giảm tiết dịch ruột: Racecadotril giúp ức chế enzym phân giải enkephalin – chất chống xuất tiết tự nhiên làm giảm mất nước và điện giải. Nhờ đó giúp giảm tiết dịch, chất điện giải vào phân, giảm thể tích phân, giảm đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Nhóm thuốc chống co thắt ruột: Mebeverin, Buscopan, Spasmaverin… có tác dụng thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng, từ đó giảm đau bụng.
  • Nhóm thuốc giảm sôi bụng, đầy hơi: Beano®, Carbophos®, Simethicone, Gas-X® có tác dụng điều hòa tiêu hóa, kiểm soát áp suất khí trong dạ dày, giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng này mà bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, vi khuẩn, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống kí sinh trùng…

Xem đầy đủ: Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc tây chữa sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy thường xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng cầm đảm bảo đúng liều lượng, thời gian để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

2. Uống nước gạo rang

2. Uống nước gạo rang 1

 

Gạo có vị ngọt, tính bình không chỉ là lương thực thiết yếu hàng ngày mà nó còn có tác dụng bù nước, bổ sung các khoáng chất, thanh nhiệt, giảm đau nhức, đào thải các chất độc hại trong đường ruột. Đặc biệt với những trường hợp đang bị đi ngoài, ngoài bổ sung các loại nước trái cây hay oresol thì nước gạo rang là một lựa chọn thích hợp.

Để uống nước gạo rang, bạn có thể chế biến như sau:

  • Sử dụng 1 nắm gạo đem rang vàng, cho vào nồi đun cùng 1 lít nước.
  • Đun sủi thì vặn lửa nhỏ liu riu đến khi còn 500ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước chia làm 2 phần, uống sau bữa ăn.

3. Uống trà gừng – mật ong

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm dạ dày, giảm co thắt dạ dày, đường ruột, giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả.

Theo y học hiện đại, củ gừng có các chất chống oxy hóa, Gingerols và Shogaols giúp kháng viêm, giảm đau và chống viêm loét. Các enzyme trong gừng giúp cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và giảm tiêu chảy rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sử dụng mật ong và gừng có tác dụng giảm buồn nôn, sôi bụng, đau bụng, kích thích tiêu hóa, giúp bạn phục hồi sau đi ngoài nhanh hơn.

Bạn có thể dùng trà gừng và mật ong theo cách sau:

  • Rửa sạch 1 củ gừng, đem đập dập hãm cùng 1 cốc nước nóng khoảng 3 phút.
  • Cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Ngày uống 2 lần.

Ngoài trà gừng, bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo dược khác như: trà hoa cúc, trà bạc hà, trà trần bì… cũng cải thiện sôi bụng, đau bụng, đi ngoài rất tốt.

Xem thêm: Cách dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài

4. Sử dụng lá ổi

4. Sử dụng lá ổi 1

 

Theo nghiên cứu, trong lá ổi có các tinh dầu dễ bay hơi và hàm lượng tannin khá cao giúp săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, lá ổi  giúp giảm sôi bụng, đau bụng và đi ngoài hiệu quả. Để sử dụng cách này, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 50g lá ổi cả non và già đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng.
  • Vò nát lá ổi và cho vào nồi đun cùng 2 bát con nước.
  • Đun sôi, vặn nhỏ lửa thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt lấy nước chia làm 3 phần uống.
  • Uống trước các bữa ăn 15 phút.

5. Dùng lá mơ lông

Theo Đông y, lá mơ lông có vị ngọt đắng, tính bình giúp kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hoá.

Theo y học hiện đại, lá mơ lông có hoạt chất Sulfur dimethyl disulphit được cho là có tác dụng tương tự như kháng sinh giúp kháng viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt của một số vi khuẩn. Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa các chất như: protein, caroten, vitamin C, tinh dầu giúp giảm sôi bụng, đầy bụng, đau bung đi ngoài và chống co thắt hồi tràng hiệu quả. Để dùng lá mơ lông, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 50g lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối, vớt ráo nước và thái nhỏ.
  • Trộn lá mơ cùng 2 lòng đỏ trứng gà.
  • Lấy lá chuối rửa sạch và lót xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, đun lửa nhỏ liu riu.
  • Khi chín một mặt thì lật mặt tiếp theo xuống dưới cho chín.
  • Ăn món này liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm dần.

Chú ý: Món trứng lá mơ lông không chiên với dầu ăn để tăng tính hiệu quả giảm sôi bụng, đi ngoài.

6. Dùng quả hồng xiêm xanh

6. Dùng quả hồng xiêm xanh 1

 

Quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính ôn và có chứa hoạt chất tannin nên có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tình trạng sôi bụng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bạn có thể sử dụng hồng xiêm theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 15 – 20g quả hồng xiêm xanh đem rửa sạch, thái thành lát mỏng, ngâm với nước muối.
  • Cho hồng xiêm vào nồi đun cùng 200ml nước.
  • Đun đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp, để nguội chắt lấy nước chia làm 2 phần uống.
  • Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

7. Dùng rau sam

Rau sam có vị chua, tính hàn và chứa các kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây đi ngoài nhiều lần trong ngày như: trực khuẩn lỵ, amip, các loại giun kí sinh… Vì vậy, loại rau này giúp giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Để dùng rau sam, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn:

  • Chuẩn bị 200g rau sam đem rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt để ráo nước.
  • Cho rau sam vào nồi đun cùng 3 bát con nước.
  • Đun sủi rồi vặn nhỏ lửa liu riu đến khi còn 1 bát nước thì chắt lấy nước, chia làm nhiều phần uống trong ngày.
  • Uống 3 – 5 ngày liên tục sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Ngoài ra: Nếu bạn đi ngoài ra máu thì cho thêm 20g nhọ nồi cùng 20g rau má đun lấy nước uống như cách trên.

8. Dùng quả sung

8. Dùng quả sung 1

 

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong quả sung có chứa các acid shikimic, acid malic, acid oxalic, acid quinic, acid citric và các khoáng chất như canxi, photpho, kali và các vitamin B, C… Những thành phần hoạt chất này có tác dụng điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước vào tế bào, giảm sôi bụng, đau bụng, đi ngoài và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Bạn có thể dùng quả sung chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài theo cách sau:

  • Chọn những quả sung bánh tẻ còn xanh đem rửa sạch, thái thành những lát mỏng.
  • Đem phơi sung thật khô và tán thành bột mịn cho vào lọ bảo quản và dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy 8 – 10g bột sung pha với nước sôi để uống.
  • Mỗi ngày uống 3 lần.

9. Dùng hạt vừng đen

Trong vừng đen có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng axit béo chưa bão hòa cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong vừng đen còn chứa dầu giúp bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm các triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Bên cạnh đó, vừng đen còn có tác dụng làm sạch sâu trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa.

Cách dùng vừng đen như sau:

  • Chuẩn bị 40g vừng đen đem rang chín thơm.
  • Trộn 1 muỗng canh vừng đen với 1/3 muỗng canh mật ong (khoảng 5ml mật ong).
  • Uống hỗn hợp với nước, ngày uống 2 lần.

10. Chườm nóng

10. Chườm nóng 1

 

Chườm nóng là biện pháp giúp tăng tuần hoàn máu làm giãn mạch, lưu thông mạch máu và giảm kích thích thần kinh, nhờ đó tình trạng chướng bụng, sôi bụng được cải thiện. Ngoài ra, chườm nóng còn giúp giảm co cứng các hệ cơ, tăng sức đàn hồi, giảm đau các mô mềm, các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón cũng được cải thiện nhanh chóng.

Có nhiều cách chườm nóng mà bạn có thể thực hiện như:

  • Chườm nóng bằng chai hoặc túi chườm: Cho nước nóng 50 – 60 độ vào túi chườm, vặn nút chặt lại rồi đặt lên vùng bụng khoảng vài phút sẽ thấy giảm sôi bụng, đau bụng hiệu quả.
  • Chườm bằng khăn: Nhúng khăn vào chậu nước ấm, vắt sơ qua và đặt vào vị trí sôi bụng, đau bụng. Khi nào khăn hết nóng, bạn tiếp tục nhúng khăn vào nước nóng và chườm.
  • Chườm bằng muối rang: Lấy 1 bát con muối đem rang trên bếp cho nóng rồi bọc vào khăn mềm, đặt lên vùng bụng đang bị đau cho đến khi cơn đau giảm.

Thực hiện phương pháp chườm khoảng 5 – 7 phút đến khi cảm giác sôi bụng, đau bụng được cải thiện.

11. Massage bụng

Massage bụng là một trong những biện pháp giúp làm giảm sôi bụng, đau bụng hiệu quả bởi masage bụng giúp tăng tuần hoàn máu, làm giảm các cơn co thắt, cải thiện tình trạng đầy hơi, sôi bụng, giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó, massage bụng còn giúp giải phóng một lượng lớn endorphin, từ đó làm giảm cơn đau do đầy hơi, sôi bụng gây ra.

Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm bụng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nằm hoặc ngồi thoải mái.
  • Xoa 2 lòng bàn tay cho ấm lên và áp vào bụng xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới quanh khu vực bụng sôi và đau đều đặn.
  • Thực hiện xoa bóp liên tục trong khoảng 10 – 15 phút cho vùng bụng ấm lên.
  • Có thể massage bụng nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Để massage bụng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể massage bụng với một số loại tinh dầu: đinh hương, quế, khuynh diệp… Ngoài ra, tránh massage bụng khi mới ăn no.

Trên đây là danh sách top 11 cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp, sôi bụng, đau bụng, đi ngoài kèm theo một số triệu chứng lạ và có chiều hướng tiến triện nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...