Sai lầm khi phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn, búi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn. Tuy nhiên, việc phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại thường không đơn giản đến thế. Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn trĩ ngoại, nếu trĩ nội đã phát triển ở giai đoạn sa ra ngoài thì thường bị nhầm lẫn với trĩ ngoại. Việc phát hiện sớm, phát hiện đúng giúp quá trình điều trị  đơn giản và hiệu quả.

Sai lầm khi phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại 1

 

Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Ban đầu, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, được bao bọc bởi niêm mạc. Khi búi trĩ to dần ra, sa xuống ra ngoài hậu môn, do đó người bệnh thường nhầm lẫn giữa trĩ nội sa và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội phổ biến hơn nhiều so với bệnh trĩ ngoại. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều bị trĩ nội, nhưng bệnh chỉ gây vấn đề cho đến khi các tĩnh mạch trong trực tràng bị sưng lên và chùng dãn quá mức. Một trong nhiều cách để phát hiện ra trĩ nội là nội soi hậu môn – trực tràng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội là chảy máu hậu môn. Khi các búi trĩ sưng phồng và chùng dãn quá mức, bạn có thể bắt gặp các triệu chứng bệnh trĩ điển hình. Bạn có thể không nhận thấy bất kì cơn đau nào cho đến khi búi trĩ nội phát triển mạnh và trầm trọng hơn, vì có rất ít dây thần kinh được tìm thấy ở khu vực trực tràng của bạn.

Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng, mô trĩ nội có thể được thấy từ bên ngoài hậu môn dưới dạng trĩ sa. Bác sĩ là người có thể xác định chính xác bạn đang bị trĩ ngoại hay trĩ nội bị sa. Nếu bạn nhận thấy một lượng máu nhỏ sau khi đi vệ sinh, hoặc cảm nhận có các mô dư thừa xung quanh hậu môn, bạn cần đến bác sĩ để tìm ra vấn đề tiềm ẩn và tìm cách điều trị thích hợp.

Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Theo thời gian, các búi trĩ phình to dần, người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Các búi trĩ ngoại này thường có sắc tố giống như phần còn lại của da, hoặc đôi khi có màu đậm hơn màu da xung quanh như màu tím hoặc màu tím nhạt. Búi trĩ ngoại phồng căng có bề mặt khô. Bệnh trĩ ngoại dễ gây đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn. Ở giai đoạn đầu, cảm giác này thường thấy sau một đợt ăn nhậu hoặc ăn cay nóng nhiều, sau đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ tự khỏi

Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và gây đau hơn rất nhiều so với đau do trĩ đơn thuần.

Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại thì bạn cần được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nội soi hậu môn trực tràng.

Bệnh trĩ ngoại 1

Dấu hiệu dễ nhầm lẫn giữa trĩ ngoại và trĩ nội

Về cơ chế hình thành thì trĩ nội, trĩ ngoại giống nhau; nhưng vị trí hình thành thì khác nhau. Tuy nhiên, trĩ ngoại sẽ không có hiện tượng thò ra thụt vào, hay không co lên sau khi đi đại tiện như trĩ nội được, vì bản thân nó lúc nào cũng nằm ở ngay rìa hậu môn rồi. Chỉ có là, khi đi đại tiện, vì tăng áp lực lên ống hậu môn nên búi trĩ ngoại sẽ phồng to hơn lúc bình thường một chút, sau đó sẽ trở lại như lúc đầu.

Trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể phồng lên không thường xuyên, ví dụ như ăn cay nóng, hoặc có vấn đề gì khác thì búi trĩ phồng lên, đau rát hậu môn, xong sau đó điều chỉnh nó tự khỏi, rồi thời gian sau lại tái phát nếu không được điều trị đúng cách.

Giải pháp mới cho bệnh trĩ

Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời thường dẫn tới những biến chứng như tắc mạch máu, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn, gây nhiều đau đớn cho người bệnh, quá trình điều trị phức tạp hơn.

Giải pháp mới cho bệnh trĩ 1

 

(Các biến trứng của bệnh trĩ)

Ở giai đoạn đầu, khi hình thái trĩ còn nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi giúp làm săn se, co búi trĩ, giảm các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn.

Đối với trĩ ngoại, người bệnh bôi trực tiếp lên búi trĩ ở vùng da ngoài hậu môn. Đối búi trĩ nội, khi búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn,người bệnh cần chú bôi sâu vào bên trong để thuốc tác động trực tiếp lên búi trĩ. Trước khi bôi cần vệ sinh sạch sẽ vùng da hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối, sử dụng bao tay cao su đã khử trùng hoặc dụng cụ chuyên dụng

Đối với trĩ ở giai đoạn nặng, tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể cần tới can thiệp ngoại khoa. Sau khi phẫu thuật, để tránh bị tái phát, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn nhiều hoa quả, chất xơ, uống nhiều nước để không bị táo bón, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Những người thường xuyên phải ngồi thường xuyên ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, những người phải làm việc nặng khiến áp lực nên ổ bụng tăng là những người dễ mắc bệnh trĩ. Song song với việc sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống, người bệnh nên tìm tới các bài tập giúp làm co búi trĩ và thay đổi tư thế sau mỗi 40 -45 phát làm việc.

Phụ nữ đang có thai và sau sinh cũng thường phải đối mặt với bệnh trĩ. Ở giai đoạn này, để tránh ảnh hưởng tới em bé, người bệnh có thể tìm tới các biện pháp điều trị bằng thảo dược hoặc y học cổ truyền.

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở hậu môn và co trĩ hiệu quả

Giải pháp mới cho bệnh trĩ 2

 

 
Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...