Sôi bụng đầy hơi khó tiêu là bệnh gì? Biện pháp xử lý hiệu quả!
Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là biểu hiện dễ gặp của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bênh lý nguy hiểm. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy, mời đọc giả theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này nhé Mục lụcNguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêuĂn uống không hợp lýTác dụng phụ của thuốcRối loạn tiêu hoáHội chứng ruột kích thíchTáo bónViêm loét dạ dày – tá tràngHẹp hang vị dạ dàyTrào ngược dạ dày thực quản Ung thư dạ dày Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ?Phương pháp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêuDùng thuốcÁp dụng mẹo tại nhà tại nhàThay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là những triệu chứng thông thường xảy ra do sự sinh hơi trong ống tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. Từ đó chúng gây ảnh hưởng đến dịch tiết tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của đường ruột. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: chế độ ăn uống và một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể như sau: Ăn uống không hợp lý Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khói tiêu. Khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, những thực phẩm sinh hơi như ngũ cốc, hành, các loại đồ uống có ga, có cồn sẽ làm cho khí tích tụ trong dạ dày, đường ruột nhiều hơn gây sôi bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, một số trường hợp không dung nạp được lactose thường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây sôi bụng, đầy bụng. Tác dụng phụ của thuốc Trong một số trường hợp, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu có thể do tác dụng phụ khi bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ho cơ chế thần kinh hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Những loại thuốc này có thể gây rối loạn nhu động ruột, một số người còn kèm tiêu chảy hoặc táo bón. Rối loạn tiêu hoá Rối loạn đường tiêu hóa là tình trạng rối loạn co thắt của các bộ phận trong hệ tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện kèm một số biểu hiện khác đi kèm. Ngoài sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu thì rối loạn tiêu hóa còn gây ra: Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng lên khi bạn ăn thực phẩm có tính kích thích như chua, cay, nóng. Buồn nôn, nôn. Tiêu chảy hoặc táo bón bất thường. Mệt mỏi, chán ăn. Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp. Ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống phù hợp là bệnh cải thiện. Tuy nhiên, nếu rối loạn tiêu hóa mức độ nặng với biểu hiện: đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước, sút cân… bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây bất cứ tổn thương nào tại ruột. Một số yêu tố nguy làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm trùng nặng, thường xuyên căng thẳng, hệ vi sinh đường ruột thay đổi… Một số triệu chứng của bệnh: Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đau quặn bụng. Tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Phân có nhầy, mủ. Với những trường hợp hội chứng ruột kích thích mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiểm soát căng thẳng thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, các trường hợp nặng hơn, bạn cần đi khám để được điều trị bằng thuốc. Táo bón Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa. Đây là tình trạng đi đại tiện khó khăn, phân cứng, đi không hết phân, hậu môn đau rát, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón là do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, cay, nóng, uống nhiều bia rượu… Triệu chứng nhận biết táo bón ở mỗi đối tượng là khác nhau. Tuy nhiên, bệnh có một số đặc điểm chung: Đại tiện khó, đi đại tiện phải rặn nhiều. Phân cứng lỏn nhỏn, có thể lẫn máu. Đau bụng. Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra biến chứng: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, sình đại tràng. Vì vậy, bạn nên chú ý thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tình trạng táo bón. Viêm loét dạ dày – tá tràng Viêm loét dạ dày – tá tràng tình trạng xuất hiện các vết tổn thương, viêm loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng khiến lớp niêm mạc bị bào mòn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn). Chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn, nôn. Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị. Tiêu chảy, táo bón. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không tuân thủ điều trị và thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Do vậy, khi thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Hẹp hang vị dạ dày Hang vị dạ dày có chức năng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ hấp thụ với cơ thể. Hẹp hang vị dạ dày là tình trạng diện tích hang vị hẹp hơn so với bình thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình tiêu hoá. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng điển hình của hẹp hang vị ở giai đoạn đầu. Khi bệnh ở giai đoạn sau còn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng. Tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh hẹp hang vị nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể gây ra biến chứng như: hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày… gây nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng. Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày – thực quản (GRED) là tình trạng các chất trong lòng dạ dày bao gồm thức ăn, dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản, vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây ra các triệu chứng khó chịu như: Đau tức thượng vị. Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Miệng đắng, khé cổ. Đau họng, viêm họng. Bệnh trào ngược dạ dày diễn biến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng như: viêm thực quản, chít hẹp, thậm chí là ung thư. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên có hướng điều trị từ sớm để tránh biến chứng khó lường có thể xảy ra. Ung thư dạ dày Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Một số nguyên nhân gây ung thư dạ dày như: nhiễm vi khuẩn Hp, polyp dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, chế độ ăn uống, di truyền… Các triệu chứng của ung thư dạ dày tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng mức độ nặng: Buồn nôn, nôn. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đau bụng âm ỉ, đau nhiều khi đói và đau dữ dội sau khi ăn. Đi ngoài phân lẫn máu tươi hoặc đi ngoài phân đen Sụt cân nhanh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch khám sức khoẻ định kì nhằm tầm soát bệnh, phát hiện sớm, khi bệnh ở giai đoạn đầu việc điều trị khả quan hơn. Bên cạnh các nguyên nhân trên, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu có thể bắt nguồn từ: căng thẳng, stress dài ngày, mặc quần áo bó sát, dùng thắt lưng quá chặt cũng khiến bụng bạn bị dồn ép, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ? Thông thường sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là phản ứng bình thường của cơ thể và không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng đi kèm với một số triệu chứng dưới đây thì nó có thể cảnh báo bệnh bệnh lý nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức: Sốt. Đau bụng quằn quại, dữ dội Tiêu chảy hoặc táo bón ra máu Ợ hơi, ợ chua. Buồn nôn, nôn mửa. Sụt cân. Phương pháp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu Có nhiều phương pháp giúp cải thiện sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ bạn có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể chọn lựa: Dùng thuốc Căn cứ vào nguyên nhân gây sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau đây: Thuốc chống co thắt ruột: Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol… giúp giảm sôi bụng do nhu động ruột co bóp mạnh, giảm đau bụng, đi ngoài. Thuốc giảm đầy hơi: Beano®, Gas-X®, Simethicone, Carbophos®… giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, giảm sôi bụng sau khi ăn quá nhiều các thực phẩm gây tích tụ khí trong đường tiêu hóa. Thuốc giảm nhu động ruột: Loperamide, Diphenoxylate… giúp giảm nhu động ruột, giảm sôi bụng, đau bụng. Thuốc giúp tiêu hóa tốt: men tiêu hóa. Sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, hó tiêu. Tuy nhiên, chúng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi đã qua thăm khám và tư vấn kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Áp dụng mẹo tại nhà tại nhà Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm đơn giản, có sẵn tại nhà cũng có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, sôi bụng, khó tiêu rất hiệu quả. Dùng gừng: Trong củ gừng có các chất chống oxy hóa kháng viêm, giảm đau và chống viêm loét nên giúp bạn cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể rửa sạch củ gừng, đập dập hãm với 1 cốc nước nóng trong vài phút và nhâm nhi uống dần. Dùng tỏi: Trong tỏi có chất kháng sinh mạnh như allicin, glucogen, fitonxit, vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa. Các chất này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn chặn triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi ,khó tiêu,… Để dùng tỏi, bạn chỉ cần bọc tỏi trong giấy bạc, nướng cho thơm lên rồi bọc tỏi trong lớp vải gạc, xoa vùng bụng 10 – 15 phút sẽ giúp giảm sôi bụng, giải phóng lượng khí tồn đọng. Dùng vỏ cam quýt: Vỏ cam quýt phơi khô hay còn được gọi là trần bì. Chúng có tính ấm, vị đắng nên được dùng để trị chứng nôn mửa, đầy bụng, sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Cách đơn giản nhất để sử dụng trần bì là hãm 1 nhúm vỏ cam quýt với nước sôi khoảng 15 phút rồi uống khi còn ấm. Chườm nóng Chườm nóng giúp tăng thân nhiệt, các cơ và dây chằng giãn nở, từ đó giảm kích thích thần kinh, cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thực hiện phương pháp chườm ấm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm, đổ nước nóng vào rồi lăn túi qua lại quanh vùng bụng 10 – 15 phút. Hoặc bạn dùng muối rang, gạo rang nóng bọc qua lớp vải rồi chườm lên bụng. Massage bụng: Massage bụng có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa như: giảm áp lực bên trong bụng, giúp hoạt động co bóp của nhu động ruột diễn ra trơn tru, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hạn chế tình trạng sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ cùng dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng dầu nóng xoa bóp cùng. Xem tham khảo: 9 Cách trị đầy hơi, chướng bụng khó tiêu Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, giảm sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin khoáng chất, chất xơ sẽ giúp đường ruột làm việc hiệu quả giảm thiểu tình trạng sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu. Thường xuyên uống nước, nên uống 2 đến 3 lít/ ngày để cơ thể nhanh chóng bài tiết chất thải một cách dễ dàng. Khi ăn nên nhai kĩ, tập trung ăn uống để giảm lượng khí vào hệ tiêu hóa. Các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp luộc, ninh nhừ, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá.Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, chua cay. Tuyệt đối tránh xa bia rượu, đồ uống có gas, thuốc lá, cà phê… Tránh ăn rau sống, thực phẩm tái, gỏi vì chúng chứa nhiều vi sinh vật gây hại có thể khiến sôi bụng, đau bụng, đi ngoài. Tránh sử dụng các loại nước có ga, gây kích thích như nước ngọt có ga, cà phê, bia, rượu,… Ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn quá no, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng dễ gặp. Nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra.