sản phẩm riêng

Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Một số nghiên cứu gần đây “ cảnh báo “ rằng:  người mắc chứng khó ngủ khi còn trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do đâu? Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer Một nghiên cứu gần đây cho thấy,  tác nhân chính gây bệnh Alzheimer không phải “ tuổi tác” mà do “ bệnh mất ngủ kinh niên” – nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay. Thông tin này không những thu hút được đông đảo người quan tâm mà còn đánh một đòn mạnh đến những người đang mắc chứng mất ngủ. Nguyên nhân do? Bệnh mất ngủ làm tăng lượng beta – amyloid trong não, một dạng Protein liên quan đến bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer là quá trình đột biến protein beta – amyloid tạo thành các mảng bám, hậu quả là chết và tổn thương nghiêm trọng các tế bào thần kinh. Thí nghiệm chứng minh Nhóm nghiên cứu đã ghi lại sự tăng giảm amyloid trong não của chuột bạch qua thí nghiệm: Bằng cách sử dụng orexin một loại protein ảnh hưởng đến giấc ngủ tiêm vào những chú chuột nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm.  Khi tiêm orexin vào não chuột, con vật này ngủ ít hơn bình thường và kết quả thu được chỉ sau 2 ngày hàm lượng protein beta – amyloid trong não của chúng tăng 25 % so với bình thường. Và thí nghiệm được tiến hành sau 3 tuần liên tiếp bắt đầu nhận thấy những mảng beta – amyloid đầu tiên xuất hiện trong não. Thí nghiệm này cũng được nghiên cứu tương tự trên những người tình nguyện cho thấy, lượng amyloid beta trong não tăng khi họ thức và giảm khi họ ngủ, giống như như loài chuột. Tác nhân chính gây bệnh alzheimer là các mảng bám và đám rối tạo thành do sự biến đối protein Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer: “Đây mới chỉ là nghiên cứu đầu tiên cho rằng bệnh mất ngủ là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và hơn nữa nó mới chỉ dừng lại ở việc thí nghiệm trên chuột bạch. Vì vậy, những người đang mắc chứng mất ngủ không nên quá lo lắng.” Phương pháp dự phòng và điều trị Alzheimer hay “ mất trí nhớ tuổi già” là bệnh đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa không hồi phục tế bào thần kinh não bộ. Dấu hiệu sớm nhất, người bệnh cảm thấy trí nhớ của họ giảm sút dần, đặc biệt họ hay quên các từ ngữ, quên tên gọi, quên vị trí để các đồ vật quen thuộc… Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, cáu gắt, mất dần khả năng ngôn ngữ, tư duy sau đó mất dần các khả năng và dẫn tới tử vong. Trung bình bệnh nhân alzheimer chỉ sống được từ 4-8 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi. Dự phòng và phát hiện sớm đang là giải pháp tối ưu lúc này. Thạch tùng thân gập thảo dược đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ Mỗi chúng ta cần: Quan tâm đến sức khỏe, hạn chế stress, mất ngủ kinh niên, kéo dài… Không xem thường các biểu hiện đãng trí, hay quên… để sớm phát hiện và điều trị khi mắc bệnh. Sử dụng các sản phẩm có tác dụng: Bổ não, bảo vệ sử toàn vẹn tế bào thần kinh, chống oxy hóa… để phòng bệnh. Hiện nay thảo dược ưu tiên trong phòng và hỗ trợ điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ, sa sút trí nhớ là: Thạch tùng thân gập, Ngành ngạch…

Chay bắc bộ - Cứu tinh của bệnh nhược cơ

Nhược cơ là bệnh về rối loạn thần kinh cơ dẫn đến tình trạng mỏi, suy nhược và yếu cơ. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng trong đó phổ biến là nữ giới độ tuổi 20 -30, nam giới ngoài 50 và trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh khá ít  dưới 9 người/ 1 triệu dân tuy hiếm gặp nhưng lại khó chữa trị. Sụp mí mắt biểu hiện dễ gặp ở bệnh nhân nhược cơ Bệnh nhược cơ là gì? Nhược cơ là một rối loạn mạn tính đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Thường gặp nhất là các nhóm cơ mặt, cánh tay và cẳng tay, chân. Người bệnh thường bị sụp mí mắt, nhìn đôi, hoạt động tay chân nhanh mỏi mệt, càng về cuối ngày triệu chứng càng nặng do cơ thể đã cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh. Đây là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đôi khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm nhưng cũng có tái phát bất thường. Trong những trường hợp trung bình và nặng, nhược cơ làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trở ngại khi nói năng, nhai, nuốt, thở khó gây ho sặc, ứ đờm dịch hoặc suy hô hấp nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân gây bệnh Muốn cơ thể có thể vận động bình thường, hệ thần kinh cần tạo ra xung động thần kinh truyền từ não bộ đến các cơ vân. Chỗ tiếp hợp giữa đầu tận sợi thần kinh với sợi cơ gọi là các synapse thần kinh cơ. Để xung động truyền qua các khe synapse này một cách thông suốt cần phải có mặt một chất trung gian dẫn truyền thần kinh quan trọng, đó là Acetylcholin. Chất này qua khe synap thần kinh cơ, gắn với thụ thể acetylcholine (AchR) và cơ có thể co được Bệnh nhân nhược cơ có các kháng thể chặn các thụ thể acetylcholine tại khe synap thần kinh cơ nên không co cơ được. Các kháng thể này do hệ miễn dịch của chính bệnh nhân sinh ra. Do đó bệnh nhược cơ được coi là bệnh tự miễn vì cơ thể bệnh nhân tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, làm cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap, xung động thần kinh không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được. Ngoài ra ở khoảng 15% bệnh nhân nhược cơ có sự phát triển bất thường tuyến ức, một phần quan trọng trong hệ miễn dịch của bạn, có thể là nơi khởi phát và duy trì sự sản xuất loại kháng thể có hại này. Phương pháp điều trị Hiện nay y học chưa tìm được biện pháp điều trị triệt để bệnh nhược cơ. Các phương án điều trị triệu chứng đang được áp dụng là phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức, lọc huyết tương và dùng thuốc. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức rõ rệt, chiếm khoảng 15%. Tốc độ cải thiện bệnh chậm và tỷ lệ thành công chỉ khoảng 40-60%. Sau phẫu thuật 2-24 tháng thì người bệnh mới thuyên giảm được các triệu chứng. Phương pháp lọc huyết tương là dùng một máy móc bên ngoài giống như chạy thận nhân tạo để lọc máu loại bỏ bớt các tự kháng thể ra khỏi máu. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, áp dụng được cho cả những trường hợp bệnh nặng và khó vì nó loại bỏ trực tiếp các tự kháng thể trong máu – căn nguyên gây ra bệnh. Tuy vậy, việc điều trị đắt và phức tạp, đòi hỏi máy móc kỹ thuật hiện đại, chỉ duy trì được tác dụng trong một thời gian ngắn. Thường sau 2 tháng, người bệnh lại phải tiến hành lọc một lần. Dùng thuốc là phương pháp đơn giản và phổ biến hơn cả bao gồm thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế men phân huỷ Acetylcholin. Dùng thuốc ức chế men này làm tăng thời gian tồn tại và tác dụng của acetylcholin, mặc dù không điều trị đúng vào căn nguyên bệnh (do kháng thể phá hủy số lượng thụ thể) nhưng các thuốc này cũng cải thiện rõ rệt khả năng co cơ. Thuốc ức chế hệ miễn dịch, hạn chế sự sản xuất kháng thể: thường dùng Corticosteroid, tuy nhiên dùng thuốc này lâu dài gây ra nhiều tác dụng phụ nặng như loãng xương, tăng trọng lượng, đái tháo đường, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phân phối mỡ cơ thể (thường gặp Hội chứng Cushing). Hơn nữa sau một thời gian điều trị nhất định, thuốc tỏ ra kém đáp ứng. Cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc quá lớn và không thể tiếp tục. Hoặc là do thể bệnh thuộc loại kháng enzym kinase đặc hiệu cơ. Khi bệnh nhân trở nặng cần phải lọc huyết tương. Chay bắc bộ – cứu tinh của bệnh nhược cơ Lá chay – thảo dược mới trong điều trị nhược cơ Trong dịch chiết lá Chay bắc bộ có một hàm lượng rất lớn chất flavonoid được đánh giá có tác dụng ức chế miễn dịch rất mạnh lại không ảnh hưởng đến miễn dịch có lợi của cơ thể. Các hoạt chất này được thử nghiệm so sánh tác dụng ức chế miễn dịch với chất Cyclosporin A – thuốc tốt nhất hiện nay trong điều trị bệnh tự miễn, kết quả cho thấy hoạt lực của dịch chiết lá Chay mạnh tương đương so với Cyclosporin A ở liều 15-25mg/ml. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm dịch chiết từ lá chay trong điều trị bệnh tự miễn, kết quả thu được hết sức bất ngờ, dịch chiết lá chay không có tác dụng với tất  cả các bệnh tự miễn nhưng lại có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh nhân nhược cơ – một trong số những căn bệnh hiếm gặp tây y đang phải bó tay hiện nay. Theo kết quả đề tài nghiên cứu của GS. Phan Chúc Lâm (Nguyên chủ nhiệm khoa Thần Kinh, bệnh viện Trung ương quân đội 108) thực hiện thử lâm sàng trên 31 bệnh nhân nhược cơ nặng tại bệnh viện quân y 103.  Kết quả thử nghiệm cho thấy có tới 92% số bệnh nhân mất hết các triệu chứng lâm sàng sau thời gian 3 tháng sử dụng chế phẩm từ dịch chiết lá Chay. Bài thuốc này đã được nghiên cứu, bào chế thành dạng viên uống rất tiện dùng mang tên Lohha Tráng kiện. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm bạn click vào đây: “ Sản phẩm Lohha Tráng kiện ”  

Phát hiện cây thuốc “cực hiếm” trị bệnh Alzheimer

Alzheimer là một trong những căn bệnh gặp phổ biến ở người già và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Việc chữa trị bệnh mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ này hiện nay đã có một đường khác chính nhờ cây thuốc Thạch tùng thân gập ( hay còn gọi là cây thông đất). Hình ảnh cây thạch tùng thân gập hay còn gọi là câu Râu rồng Thông tin về Thạch tùng thân gập Thạch tùng thân gập – Vị thảo dược quý đã được phát hiện và sử dụng rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Mới đây,  loài thảo dược này đã được tìm thấy ở Việt Nam tại Lâm Đồng, Sa Pa trên vùng núi cao hơn 1000 m. Thạch tùng thân gập hay còn gọi là cây Thông Đất là một loài thân thảo, thuộc họ thông đất, thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam loài cây này được tìm thấy ở: rừng Lambiang ở Lâm Đồng, Sapa Lào Cai hay Puxailaileng ở Nghệ An. Loài thảo dược này được biết đến nhiều ở Trung quốc với tên gọi là Qian Ceng Ta, trong các bài thuốc chữa các bệnh bầm máu, rách cơ, sốt và tâm thần phân lập. Ở Hoa Kỳ,  Thạch tùng được sử dụng như thức ăn bổ trợ, sử dụng hàng ngày bán rộng rãi trên thị trường. Ở Đài Loan, Anh, Pháp loài cây này đang được xem là “thần dược”, có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh teo não, Alzheimer và các bệnh thuộc hội chứng sa sút trí tuệ… Tác dụng của Thạch tùng thân gập trong điều trị Alzheimer Huperzine A hoạt chất chính trong thảo dược thạch tùng thân gập Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Với tác dụng ức chế men cholinesterase khá mạnh, Huperzine A hạn chế sự phân hủy chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin (Ach), làm tăng cường dẫn truyền thần kinh vì thế đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Ngoài tác dụng ức chế men cholinesterase, Thạch tùng thân gập còn được biết đến với tác dụng ức chế miễn dịch mạnh giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám beta – Amiloid và  giảm biến đổi, tan rã Protein Tau (2 nguyên nhân hàng đầu được biết đến gây ra bệnh Alzheimer). Nhờ đó thông tin thần kinh được truyền đạt dễ dàng hơn. Hiện nay, cây Thạch tùng thân gập đang rất được quan tâm, nghiên cứu, khai thác và ứng dụng trong điều trị các bệnh về rối loạn trí nhớ, tổn thương não nhất là bệnh Alzheimer. Ở Việt Nam, đi đầu trong việc nghiên cứu phải kể đến bác sỹ  Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học Bản địa Việt nam, ông đã nghiên cứu,thử nghiệm và đưa ra bài thuốc kết hợp thảo dược thạch tùng thân gập cùng rất nhiều thảo dược quý khác chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân Alzheimer, sa sút trí tuệ. Hiện nay bài thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả và được sản xuất đại trà ra thị trường với tên gọi Lohha Trí Não.

Giải pháp mới từ thảo dược trong điều trị Alzheimer

Suy giảm trí nhớ một thuật ngữ chung mô tả các triệu chứng liên quan đến khả năng ghi nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh Alzheimer chiếm đến 60% đến 80% các trường hợp. Có đến 15 triệu người Mỹ đang chăm sóc không lương cho bệnh nhân Alzheimer Suy giảm trí nhớ – Alzheimer Đa số trường hợp mắc bệnh thường trên 65 tuổi hoặc già hơn. Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất có tới 2.1 triệu  trường hợp mắc bệnh. Điều đáng nói ở đây là trong 100 người từ 85 tuổi trở lên có đến 50 người đang mắc hội chứng sa sút trí tuệ. Con số này đang không ngừng gia tăng và trẻ hóa.  5 % trường hợp mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Dấu hiệu sớm nhất, người bệnh cảm thấy trí nhớ của họ giảm sút dần, đặc biệt họ hay quên các từ ngữ, quên tên gọi, quên vị trí để các đồ vật quen thuộc… Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, cáu gắt, mất dần khả năng ngôn ngữ, tư duy sau đó mất dần các khả năng và dẫn tới tử vong. Trung bình bệnh nhân alzheimer chỉ sống được từ 4-8 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Bệnh không những gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mà nó còn là gánh nặng của gia đình, xã hội và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Theo thống kê năm 2014 ở Mỹ, chi phí cho việc chăm sóc điều trị bệnh Alzheimer là 200 tỷ USD, dự kiến đến năm 2050 sẽ là 1.100 tỷ USD. Và gần 15 triệu người Mỹ đang tham gia chăm sóc không lương cho người bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ khác. Khó khăn trong điều trị Không ai có thể hoàn toàn hiểu nguyên nhân gì gây nên bệnh Alzheimer (Alz) và hiện chưa có thuốc gì chữa trị. Tính tới nay, đã có hàng nghìn thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer, kết qủa nhận được chỉ là các giả thiết và một số loại thuốc có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức, cải thiện bộ nhớ cho bệnh nhân như ( Donepezil, Rivastigmine, Galantamin). Nhưng thật không may, loại thuốc này không có hiệu quả cho tất cả mọi người và nó chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu và giữa của Alz. Việc khó khăn trong điều trị cộng thêm việc phát hiện bệnh quá muộn đây thực sự là một thử thách lớn trong điều trị Alz. Giải pháp mới từ thiên nhiên Thạch tùng thân gập – thảo dược đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ là một loài thân thảo, thuộc họ thông đất. Cây thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A, là một Alcaloid có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Với tác dụng chính được biết đến là khả năng ức chế men Acetylcholinesterase (AchE) – tác nhân chính làm suy giảm trầm trọng Ach. Theo viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH, USD) –         Hiệu lực ức chế men AchE của Huperzine A (Hup) tương tự hoặc cao hơn chất ức chế AchE đang được dùng trong tây Y điều trị Alzhermer, sa sút trí tuệ như: physostigmine, galanthamin, Donepezil… Cụ thể:  khả năng thâm nhập qua hàng rào máu não tốt hơn, sinh khả dụng đường uống cao hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn. –         Huperzine A được chứng minh có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4 tiến hành tại Trung Quốc cho thấy Huperzine giúp cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ, thiếu hụt nhận thức ở người cao tuổi, người bị Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu. –         Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Y- Chiết Giang- Trung Quốc, 50 bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ đã dùng đường uống 0.2 mg Huperzin A kết quả nhận được có đến 58 % bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. Hup là một vị thuốc đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ. Ngoài tác dụng ức chế men cholinesterase, Thạch tùng thân gập còn được biết đến với tác dụng ức chế miễn dịch mạnh giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám beta – Amiloid và  giảm biến đổi, tan rã Protein Tau. Tác dụng vô cùng ý nghĩa với bệnh nhân Alzheimer.

Bài viết nổi bật

Loading...