Chay bắc bộ - Cứu tinh của bệnh nhược cơ
Nhược cơ là bệnh về rối loạn thần kinh cơ dẫn đến tình trạng mỏi, suy nhược và yếu cơ. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng trong đó phổ biến là nữ giới độ tuổi 20 -30, nam giới ngoài 50 và trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh khá ít dưới 9 người/ 1 triệu dân tuy hiếm gặp nhưng lại khó chữa trị.
Sụp mí mắt biểu hiện dễ gặp ở bệnh nhân nhược cơ
Bệnh nhược cơ là gì?
Nhược cơ là một rối loạn mạn tính đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Thường gặp nhất là các nhóm cơ mặt, cánh tay và cẳng tay, chân. Người bệnh thường bị sụp mí mắt, nhìn đôi, hoạt động tay chân nhanh mỏi mệt, càng về cuối ngày triệu chứng càng nặng do cơ thể đã cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh.
Đây là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đôi khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm nhưng cũng có tái phát bất thường. Trong những trường hợp trung bình và nặng, nhược cơ làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trở ngại khi nói năng, nhai, nuốt, thở khó gây ho sặc, ứ đờm dịch hoặc suy hô hấp nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh
Muốn cơ thể có thể vận động bình thường, hệ thần kinh cần tạo ra xung động thần kinh truyền từ não bộ đến các cơ vân. Chỗ tiếp hợp giữa đầu tận sợi thần kinh với sợi cơ gọi là các synapse thần kinh cơ. Để xung động truyền qua các khe synapse này một cách thông suốt cần phải có mặt một chất trung gian dẫn truyền thần kinh quan trọng, đó là Acetylcholin. Chất này qua khe synap thần kinh cơ, gắn với thụ thể acetylcholine (AchR) và cơ có thể co được
Bệnh nhân nhược cơ có các kháng thể chặn các thụ thể acetylcholine tại khe synap thần kinh cơ nên không co cơ được. Các kháng thể này do hệ miễn dịch của chính bệnh nhân sinh ra. Do đó bệnh nhược cơ được coi là bệnh tự miễn vì cơ thể bệnh nhân tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, làm cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap, xung động thần kinh không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được.
Ngoài ra ở khoảng 15% bệnh nhân nhược cơ có sự phát triển bất thường tuyến ức, một phần quan trọng trong hệ miễn dịch của bạn, có thể là nơi khởi phát và duy trì sự sản xuất loại kháng thể có hại này.
Phương pháp điều trị
Hiện nay y học chưa tìm được biện pháp điều trị triệt để bệnh nhược cơ. Các phương án điều trị triệu chứng đang được áp dụng là phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức, lọc huyết tương và dùng thuốc.
- Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức rõ rệt, chiếm khoảng 15%. Tốc độ cải thiện bệnh chậm và tỷ lệ thành công chỉ khoảng 40-60%. Sau phẫu thuật 2-24 tháng thì người bệnh mới thuyên giảm được các triệu chứng.
- Phương pháp lọc huyết tương là dùng một máy móc bên ngoài giống như chạy thận nhân tạo để lọc máu loại bỏ bớt các tự kháng thể ra khỏi máu. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, áp dụng được cho cả những trường hợp bệnh nặng và khó vì nó loại bỏ trực tiếp các tự kháng thể trong máu – căn nguyên gây ra bệnh. Tuy vậy, việc điều trị đắt và phức tạp, đòi hỏi máy móc kỹ thuật hiện đại, chỉ duy trì được tác dụng trong một thời gian ngắn. Thường sau 2 tháng, người bệnh lại phải tiến hành lọc một lần.
- Dùng thuốc là phương pháp đơn giản và phổ biến hơn cả bao gồm thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế men phân huỷ Acetylcholin. Dùng thuốc ức chế men này làm tăng thời gian tồn tại và tác dụng của acetylcholin, mặc dù không điều trị đúng vào căn nguyên bệnh (do kháng thể phá hủy số lượng thụ thể) nhưng các thuốc này cũng cải thiện rõ rệt khả năng co cơ.
Thuốc ức chế hệ miễn dịch, hạn chế sự sản xuất kháng thể: thường dùng Corticosteroid, tuy nhiên dùng thuốc này lâu dài gây ra nhiều tác dụng phụ nặng như loãng xương, tăng trọng lượng, đái tháo đường, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phân phối mỡ cơ thể (thường gặp Hội chứng Cushing).
Hơn nữa sau một thời gian điều trị nhất định, thuốc tỏ ra kém đáp ứng. Cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc quá lớn và không thể tiếp tục. Hoặc là do thể bệnh thuộc loại kháng enzym kinase đặc hiệu cơ. Khi bệnh nhân trở nặng cần phải lọc huyết tương.
Chay bắc bộ – cứu tinh của bệnh nhược cơ
Lá chay – thảo dược mới trong điều trị nhược cơ
Trong dịch chiết lá Chay bắc bộ có một hàm lượng rất lớn chất flavonoid được đánh giá có tác dụng ức chế miễn dịch rất mạnh lại không ảnh hưởng đến miễn dịch có lợi của cơ thể. Các hoạt chất này được thử nghiệm so sánh tác dụng ức chế miễn dịch với chất Cyclosporin A – thuốc tốt nhất hiện nay trong điều trị bệnh tự miễn, kết quả cho thấy hoạt lực của dịch chiết lá Chay mạnh tương đương so với Cyclosporin A ở liều 15-25mg/ml.
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm dịch chiết từ lá chay trong điều trị bệnh tự miễn, kết quả thu được hết sức bất ngờ, dịch chiết lá chay không có tác dụng với tất cả các bệnh tự miễn nhưng lại có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh nhân nhược cơ – một trong số những căn bệnh hiếm gặp tây y đang phải bó tay hiện nay. Theo kết quả đề tài nghiên cứu của GS. Phan Chúc Lâm (Nguyên chủ nhiệm khoa Thần Kinh, bệnh viện Trung ương quân đội 108) thực hiện thử lâm sàng trên 31 bệnh nhân nhược cơ nặng tại bệnh viện quân y 103. Kết quả thử nghiệm cho thấy có tới 92% số bệnh nhân mất hết các triệu chứng lâm sàng sau thời gian 3 tháng sử dụng chế phẩm từ dịch chiết lá Chay.
Bài thuốc này đã được nghiên cứu, bào chế thành dạng viên uống rất tiện dùng mang tên Lohha Tráng kiện.
Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm bạn click vào đây: “ Sản phẩm Lohha Tráng kiện ”