Viêm loét đại tràng là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa. Ở những nước đang hoặc kém phát triển bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn do điều kiện vệ sinh, môi trường sống không được đảm bảo. Tùy theo tình trạng bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Bệnh tái phát nhiều lần chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhận biết bệnh. Đau bụng và chuột rút Viêm loét đại tràng làm ảnh hưởng tới các lớp lót bên trong của trực tràng và đại tràng, thường để lại các vết loét. Chúng gây xước đường tiêu hóa dẫn đến chuột rút bụng nghiêm trọng, gây ra cảm giác đau đớn và buồn nôn. Khó chịu ở bụng Người bệnh cảm thấy khó chịu, bụng như có khối đá đè lên, nặng bụng. Cảm giác đau bớt khi trung tiên và đại tiện. Đau sẽ tăng lên nếu bị táo bón. Phân có máu Nếu bị viêm loét đại tràng, người bệnh gặp phải trường hợp đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy. Cảm giác muốn đi tiêu Rối loạn đại tiện dễ xảy ra, bụng có cảm giác sôi sùng sục, muốn đi tiêu ngay lập tức. Đi lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhầy máu, mót rặn, sau đi ngoài đau hậu môn. Gián đoạn giấc ngủ Ngủ không ngon giấc, cảm giác như có lửa đốt trong đại tràng. Hàng đêm tỉnh giác do phải đi tiêu nhiều lần. Giảm cân Bệnh gây loét ruột làm giảm khả năng hấp tjhụ chất dinh dưỡng và calo cho cơ thể. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, khó có thể giữ được trọng lượng khỏe mạnh. Mất nước Người bệnh trải qua tình trạng mất nước, các bộ phận trong cơ thể bị cản trở thực hiện các chức năng vốn có của nó. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng nóng, khó chịu trong đại tràng, tránh mất nước.. Tần suất của các triệu chứng Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân mà triệu chứng, biểu hiện và tần suất của viêm loét đại tràng không giống nhau. Cần theo dõi tần suất và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng để có cách điều trị tốt nhất.
Độc quyền
Thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng. Bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống nên việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên tránh. Đậu Là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, nên có thể gây đầy hơi. Vì vậy đậu không phải là món ăn lý tưởng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Bông cải xanh Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải, bắp cải và cần tây không dễ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra các hiện tượng đầy hơi, chuột rút cho người bệnh. Để hấp thụ tốt những loại thực phẩm này bạn nên nấu chín và cắt thành miếng nhỏ. Bắp, nấm Bệnh nhân viêm đại tràng có thể bị kích thích đường tiêu hóa và gây tiêu chảy nếu ăn bắp và nấm. Củ hành Nằm trong danh sách những thực phẩm khó tiêu. Tuy nhiên, nếu băm nhỏ khi chế biến và nấu chín thì sẽ không có vấn đề gì. Thịt nhiều mỡ Thịt chứa nhiều mỡ là món “kỵ” với bệnh viêm loét đại tràng. Thay thế bằng thịt nạc, và nhớ nhai kỹ nếu không bệnh có triệu chứng nặng hơn. Thịt được chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. Nhưng cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn. Chocolate Hai thành phần chủ chốt chocolate là đường và caffeine. Chúng có thể gây vọp bẻ và đi tiêu thường xuyên ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh nặng hơn. Nếu thích chocolate, chỉ nên dùng miếng nhỏ là đủ. Thực phẩm dạng kem Các loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo, như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. Dùng bơ đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự. Cà phê và trà Có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Tương tự là những loại thức uống khác chứa caffeine như nước ngọt có ga và nước tăng lực. Rượu bia Các loại rượu, bia khác nhau sẽ tác động đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Nói chung, mọi thức uống có cồn đều kích thích ruột và gây tiêu chảy. Bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không nên dùng khi đang đói. Soda Soda và nước giải khát có ga chứa nhiều caffeine, đường hóa học gây ra tình trạng đầy hơi, sôi ruột mà còn có thể gây chuột rút và sình bụng. Nên hạn chế mức uống và đừng dùng ống hút vì nó sẽ tạo ra nhiều bọt khí trong đường ruột khi sử dụng soda. Theo: Lohha
Nhận biết viêm loét đại tràng chảy máu và chẩn đoán
Viêm loét đại tràng chảy máu gây ra hiện tượng viêm, loét và làm rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh thường xuất hiện ở các nước phát triển, với tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ như nhau. Tình trạng ngày một nguy hiểm nếu bệnh tiến triển lâu dài, vì vậy nên chẩn đoán sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Thế nào là viêm loét đại tràng chảy máu? Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, nơi hình thành và chứa phân trước khi được đẩy ra ngoài. Các thành phần của đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột non tiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn. Viêm loét đại tràng chảy máu là hiện tượng viêm loét, chảy máu và rối loạn chức năng của đại tràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh Triệu chứng của viêm loét đại tràng chảy máu thường gặp nhất là hiện tượng đau bụng, tiêu chảy phân có máu, sốt và sụt cân. Mỗi giai đoạn của bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thông thường người ta chia làm 3 thể: thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng. Dưới đây là những biểu hiện về tiêu hóa của người bệnh: Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng Đại tiện thường bị tiêu chảy lẫn táo bón Thói quen đại tiện bị thay đổi Có cảm giác muốn đi ngoài cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt Sụt cân Xuất huyết tiêu hóa dưới: Đại tiện phân đen hoặc phân máu. Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện khác như: Biểu hiện về khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp Màu da: hồng ban nút Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật, Thận: Viêm đài bể thận, sỏi thận Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (Crohn) Nếu bệnh nhân có một số biểu hiện như trên kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, thiếu máu, tim nhanh, môi lưỡi khô… cần đi khám bác sỹ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên quá nặng. Khi đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Chuẩn đoán viêm loét đại tràng chảy máu Bác sỹ thường dùng một số phương pháp để chuẩn đoán viêm loét đại tràng chảy máu: Xét nghiệm phân: Tìm thấy máu và bạch cầu Xét nghiệm máu: Có biểu hiện bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ thì bị viêm loét đại tràng, thiếu máu hồng cầu to bị bệnh Crohn Sinh hóa: Albumin giảm do mất qua đường tiêu hóa khi viêm loét, giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( giảm K, Mg) . Chụp X-quang khung đại tràng, nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là biện pháp hữu hiệu giúp chuẩn đoán đúng bệnh viêm loét đại tràng chảy máu.
Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính
Viêm loét đại tràng mạn tính là dạng mạn tính của viêm loét đại tràng. Bệnh hay tái phát, gây tổn thương đặc trưng là viêm niêm mạc ở đại tràng và trực tràng. Chế độ ăn cho người bệnh rất quan trọng, vì dinh dưỡng hợp lý làm giảm những cơn đau và giúp bệnh mau khỏi. Chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm loét đại tràng mạn tính thường gây ra một số triệu chứng sau đây: Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy. Bụng dưới có cảm giác đau thắt, rối loạn đại tiện, mót rặn, sau đau hậu môn. Cơ thể thiếu máu, giảm albumin, sút cân do không hấp thụ dinh dưỡng Đa số trường hợp là đại tràng sigma và trực tràng nhưng tổn thương có thể cao hơn. 2. Tác dụng của chế độ ăn đối với viêm loét đại tràng Chống tiêu chảy bằng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ví dụ như gạo lứt, bột cám, bột ngô, rau nhừ… Chống mất nước nhờ uống dung dịch Oresol (ORS), một gói pha 2 lít nước. Hoặc cho uống nước gạo rang. 3. Nguyên tắc ăn uống Những thức ăn cứng nên bỏ khỏi thực đơn của bạn. Rau sống, ngô luộc, múi trái cây ảnh hưởng đến vết loét Không nên dùng những thức ăn sinh hơi như trứng, sữa, nước uống có ga… Thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua đậu tương. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein và năng lượng bằng cách dùng bột dinh dưỡng có các loại tảo; truyền tĩnh mạch đạm như Moriamion, Alvesin, Albumin, dung dịch glucose 30% (cứ 3g glucose thì cho thêm 1 đơn vị insulin). Nếu mất nước phải truyền tĩnh mạch dung dịch Ringerlatat. Tối thiểu cũng phải đảm bảo được mỗi ngày30Kcal, 0,8g protein/kg thể trọng và đủ vitamin, khoáng, vi khoáng, nếu không cơ thể sẽ suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe bị suy yếu. Chế biến thức ăn cho người bệnh cần lưu ý theo các nguyên tắc trên nhưng cần theo dõi thực tế sự thích nghi của từng người để lựa chọn thực phẩm phù hợp
Viêm loét đại tràng và biện pháp khắc phục
Viêm loét đại tràng là hiện tượng viêm loét ở khu vực đại tràng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nơi xảy ra mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thay đổi phong cách sống, chế độ ăn uống kiểm soát được triệu chứng của bệnh, kéo dài thời gian giữa những lần tái phát của bệnh. Triệu chứng Viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ và nơi xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng đi kèm của viêm loét đại tràng: Viêm loét trực tràng: Chảy máu trực tràng là dấu hiệu duy nhất. Một số người khác có thể bị đau trực tràng, luôn có cảm giác buốt. Triệu chứng này được coi là có xu hướng nhẹ nhất của viêm loét đại tràng. Viêm trực tràng – đại tràng xích ma: bệnh liên quan đến trực tràng và phần cuối cùng của ruột già, được gọi là đại tràng sigmoid. Các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy máu, đau bụng, đau và cảm giác buốt mót. Viêm đại tràng còn lại: tình trạng viêm kéo dài từ trực tràng lên phía bên trái qua và đi xuống ruột già sigmoid. Tiêu chảy ra máu, chuột rút và đau bụng phía bên trái, giảm cân ngoài ý muốn là dấu hiệu và triệu chứng thường gặp Pancolitis: Ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, pancolitis là nguyên nhân cơn tiêu chảy ra máu có thể là nghiêm trọng, gây đau bụng, mệt mỏi và giảm cân đáng kể. Viêm đại tràng tối cấp: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, gây ra đau nặng, tiêu chảy, mất nước và sốc. Chúng còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng bao gồm đứt ruột kết và megacolon, xảy ra khi ruột già trở nên phình to nghiêm trọng. Cần đi khám bác sĩ nếu gặp sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại tràng, ví dụ như: Đau bụng. Máu trong phân. Có những cơn tiêu chảy mà không đáp ứng với thuốc. Sốt không rõ nguyên nhân được kéo dài hơn một hoặc hai ngày. Bệnh viêm loét đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đó là một căn bệnh nghiêm trọng, trong một số trường hợp, có thể gây ra các biến chứng và đe dọa đến tính mạng. Biện pháp khắc phục Thể dục hàng ngày giúp đẩy lùi bệnh tật (Ảnh minh họa) Bệnh nhân viêm loét đại tràng đôi khi có cảm giác mệt mỏi, chán nản khi đối mặt với bệnh. Để bệnh thuyên giảm, kiểm soát được bệnh, kéo dài thời gian tái phát thì chúng ta cần thay đổi phong cách sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng Một số loại đồ ăn, nước uống có thể làm tăng thêm các triệu chứng, đặc biệt là trong những khi bệnh tái phát. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, nên loại bỏ hoặc hạn chế các loại thức ăn này. Dưới đây là một số những gợi ý trong ăn uống cho người bệnh viêm loét đại tràng: Hạn chế các sản phẩm sữa: Sữa có chứa lactose, không tốt cho người bệnh. Vì vây,hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít lactose. Lưu ý, với việc hạn chế lượng sữa, sẽ cần phải tìm canxi của nguồn khác bổ sung. Chất xơ: Đối với người có bệnh viêm ruột, chất xơ có thể làm đau, tiêu chảy và ứ khí tồi tệ hơn. Nên thay đổi cách chế biến, nên thái nhỏ, hấp nướng hoặc làm mềm chúng để tiêu hóa tốt hơn. Loại bỏ những thực phẩm làm cho triệu chứng nặng hơn như bắp cải, đậu và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, bỏng ngô… Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ: Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, để giảm tải cho hệ tiêu hoá Uống nhiều nước hàng ngày, hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu bia và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí. Stress Stress không gây ra bệnh viêm ruột nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn và gây bùng nổ. Khi bị stress, quá trình tiêu hóa bình thường có thể thay đổi, gây ra dạ dày trống chậm hơn và tiết ra axit hơn. Stress cũng có thể tăng tốc hoặc làm chậm việc tiêu hóa ở đường ruột. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong mô ruột. Vì vậy cần học cách để tránh những căng thẳng, mệt mỏi. Một số cách tránh stress bao gồm: Tập thể dục hàng ngày: Giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi căng thẳng, giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột. Phản hồi sinh học: Kỹ thuật giúp giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim với sự giúp đỡ của một máy phản hồi. Sau đó dạy tạo ra những thay đổi chính mình. Mục đích của việc lamg này là để giúp nhập vào một trạng thái thoải mái để có thể đương đầu dễ dàng hơn với stress. Biện pháp này thường được dạy tại các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Thư giãn và tập thở: Thực hiện một số bài tập thở, có thể học yoga, thiền định. Có thể thực hành ở nhà bằng sách hoặc DVD Thôi miên: Làm giảm đau bụng và đầy hơi. Một số cách khác: Thư giãn, nghe nhạc, đọc báo, chơi game, ngâm trong bồn tắm… <Sưu tầm>
Viêm loét đại tràng - Ăn gì, kiêng gì?
Đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng, chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phòng và điều trị bệnh. Thực phẩm phù hợp giảm đi những cơn đau, ngăn sự tái phát của một số triệu chứng. Ngược lại, một số món ăn có thể làm cho tình trạng bệnh ngày trở nên trầm trọng hơn. Bệnh viêm loét đại tràng kiêng gì? Theo những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm loét đại tràng cần có một khẩu phần ăn khoa học. Việc làm này không những giúp triệu chứng của bệnh bớt hoành hành, mà còn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng: Những món ăn chứa nhiều mùi vị hoặc chất thơm như: thịt quay rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và một số những món ăn xào rán nhiều dầu mỡ nên hạn chế đưa vào thực đơn hàng ngày Tránh sử dụng các loại thịt nguội chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích, các loại nước thịt cá đậm đặc. Sữa chua, các thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống … người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn Hạn chế sử dụng các loại gia vị như: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối… Một số loại trái cây chua, đu đủ chín, táo, chè, cà phê, thuốc lá chứa chất kích thích đều được bác sỹ khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Ăn gì với bệnh nhân viêm loét đại tràng? Viêm loét đại tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, do đó cần có một chế độ ăn khắt khe thì quá trình điều trị bệnh mới có được kết quả khảt quan. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh: Các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát. Nhóm thực phẩm này có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày. Thực phẩm giàu chất đạm như thịt , cá nạc… Nhóm rau củ, có thể dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, hoặc các loại rau củ phải ăn chín, để tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhóm thực phẩm ít mùi vị như tinh bột. Người bệnh có thể dùng cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo. Sử dụng một lượng ít dầu ăn sống cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. <Sưu tầm>