Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính
Viêm loét đại tràng mạn tính là dạng mạn tính của viêm loét đại tràng. Bệnh hay tái phát, gây tổn thương đặc trưng là viêm niêm mạc ở đại tràng và trực tràng. Chế độ ăn cho người bệnh rất quan trọng, vì dinh dưỡng hợp lý làm giảm những cơn đau và giúp bệnh mau khỏi.
Chế độ ăn hợp lý hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng
1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh
Viêm loét đại tràng mạn tính thường gây ra một số triệu chứng sau đây:
- Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy.
- Bụng dưới có cảm giác đau thắt, rối loạn đại tiện, mót rặn, sau đau hậu môn.
- Cơ thể thiếu máu, giảm albumin, sút cân do không hấp thụ dinh dưỡng
- Đa số trường hợp là đại tràng sigma và trực tràng nhưng tổn thương có thể cao hơn.
2. Tác dụng của chế độ ăn đối với viêm loét đại tràng
- Chống tiêu chảy bằng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ví dụ như gạo lứt, bột cám, bột ngô, rau nhừ…
- Chống mất nước nhờ uống dung dịch Oresol (ORS), một gói pha 2 lít nước. Hoặc cho uống nước gạo rang.
3. Nguyên tắc ăn uống
- Những thức ăn cứng nên bỏ khỏi thực đơn của bạn. Rau sống, ngô luộc, múi trái cây ảnh hưởng đến vết loét
- Không nên dùng những thức ăn sinh hơi như trứng, sữa, nước uống có ga… Thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua đậu tương.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein và năng lượng bằng cách dùng bột dinh dưỡng có các loại tảo; truyền tĩnh mạch đạm như Moriamion, Alvesin, Albumin, dung dịch glucose 30% (cứ 3g glucose thì cho thêm 1 đơn vị insulin). Nếu mất nước phải truyền tĩnh mạch dung dịch Ringerlatat.
- Tối thiểu cũng phải đảm bảo được mỗi ngày30Kcal, 0,8g protein/kg thể trọng và đủ vitamin, khoáng, vi khoáng, nếu không cơ thể sẽ suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe bị suy yếu.
Chế biến thức ăn cho người bệnh cần lưu ý theo các nguyên tắc trên nhưng cần theo dõi thực tế sự thích nghi của từng người để lựa chọn thực phẩm phù hợp
Loading...