Trẻ em

Món ngon dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Chữa bệnh bằng thực phẩm là sự lựa chọn hàng đầu của các bà, các mẹ khi muốn chữa rối loạn tiêu hóa cho con em mình. Có lẽ vì các loại thực phẩm này, vừa giúp cho trẻ bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng lại vừa có thể chữa bệnh rối loạn tiêu hóa đang ngày đêm quấy rầy trẻ. Dưới đây là một số món ăn đơn giản, dễ làm, rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà chúng tôi xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ Trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều trẻ em trên thế giới bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Việt Nam cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ. Do nền kinh tế thị trường phát triển, những hàng hóa, thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc tràn vào Việt Nam. Kết hợp với yếu tố ô nhiễm môi trường, vệ sinh kém cho nên số trẻ em bị mắc rối loạn tiêu hóa ngày một tăng cao và không hề có xu hướng giảm đi. Rối loạn tiêu hóa là gì? Khái niệm này dùng để chỉ chứng co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất bởi lẽ hệ miễn dịch, sức đề kháng trong những năm đầu đời còn non yếu, chưa hoàn thiện. Tiêu chí ăn uống khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ từ khâu chọn lựa đến khâu chế biến, ăn chin uống sôi. Ngoài ra, trước khi cho trẻ ăn, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc vật dụng không sạch sẽ. Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết, không chua quá, ngọt quá, nhiều chất béo quá,..v…v.. Cần tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với độ tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ. Thức ăn quá to, quá dai hoặc quá cứng, trẻ nhai và nuốt khó, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu áp lực trong quá trình tiêu hóa thức ăn và gây nên rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh. Ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu thức ăn một cách tốt hơn. Trẻ nên uống nhiều nước để hệ tiêu hóa vận hành một cách nhịp nhàng và dễ dàng hơn. Một số thực phẩm dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 1. Gạo Gạo là thực phẩm truyền thống trong mỗi bữa ăn Việt. Gạo chứa tinh bột, bởi vậy rất tốt và thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các món ăn chế biến từ Gạo như cháo, bột,..v..v.. giúp hệ tiêu hóa bớt “gánh nặng” khi làm việc. 2. Rau xanh Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, khiến hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không những vậy, nhờ có rau xanh, các thực phẩm nhiều chất béo được tiêu hóa tốt. 3. Chuối Quả chuối có hàm lượng potassium rất cao và 10 loại acid amin. Các bác sĩ khuyên rằng một ngày nên ăn 1-2 quả chuối để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chuối có chứa chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. 4. Sữa chua Sữa chua với các lợi khuẩn được biết đến như là “cứu tinh” cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột và duy trì cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 5. Nước sốt táo Đây là loại thực phẩm rất thích hợp với trẻ em. Nước sốt táo có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. 6. Hạt ngũ cốc Các hạt ngũ cốc giàu Omega sẽ mang lại cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng vừa cung cấp chất đạm vừa cung cấp dầu thực vật tự nhiên, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nếu không chữa trị kịp thơi tốt hơn hết, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế để được khám và nhận được lời khuyên điều trị hữu hiệu nhất từ bác sĩ. Ngọc Ngà

Chớ coi thường rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị rối loạn tiêu hóa nếu như không được chăm sóc đúng cách. Bệnh rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời! Bài viết sẽ cung cấp cho các bà mẹ những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh? Nếu như bạn cho rằng rối loạn tiêu hóa chỉ có ở người lớn hoặc trẻ nhỏ giai đoạn lớn hơn thì bạn đã sai lầm. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa nhiều nhất do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thực sự hoàn thiện, các chức năng miễn dịch còn chưa đủ mạnh giúp bé chống chọi với sự xâm nhập của vi khuẩn. Vậy rối loạn tiêu hóa là như thế nào? Rối loạn tiêu hóa là sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ sơ sinh, khiến cho trẻ ốm đau và mệt mỏi. Đôi khi tình trạng bệnh còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác hoặc tình trạng bệnh kéo dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh Nôn, trớ Trẻ sơ sinh thông thường được cho ăn mỗi bữa cách nhau 3 giờ, ngày đi ngoài tầm 5-10 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu như trẻ ăn quá nhiều trong một bữa hoặc số bữa quá dày cũng khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ, khó chịu. Đặc biệt là tư thế bế trẻ, cho trẻ bú không đúng cách cũng có thể khiến trẻ trớ sữa. Táo bón Trẻ sơ sinh rất dễ bị táo bón, nhất là những trẻ được bú sữa bột do bản thân người mẹ không đủ sữa. Bé bị táo bón, phân khô, khó hoặc không đi tiêu được dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân có thể do sữa bột pha quá đặc ( tỷ lệ hơn một muỗng cho 30ml nước) khi cho bé khó hấp thu, tiêu hóa. Chính vì vậy, các bà mẹ cần chú ý pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tiêu chảy Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy do bú không đủ hoặc bú nhiều quá. Ngoài ra còn có thể do nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu,..v..v.. Biểu hiện cụ thể của tiêu chảy do trẻ bú sữa ít là phân có màu xanh, lẫn nước nhưng lượng ít. Ðau bụng Bé bị đau bụng thường quấy khóc rất nhiều, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Mặt trẻ đỏ ửng lên hoặc tái đi. Trẻ bị đau bụng có thể do bị đói hoặc người mẹ cho bú nhiều quá khiến trẻ nuốt nhiều hơi trong khi bú, dẫn đến bụng chướng, đau bụng. Bú kém Do bị những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón diễn ra liên tục khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, bú kém đi, ít đi một nửa thể tích sữa so với bình thường. Chậm tăng cân hoặc béo phì Trẻ sơ sinh bình thường có thể tăng cân khoảng 25g mỗi ngày, đầy tháng lên được trung bình là 700g. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, lượng sữa không đủ, trẻ quấy khóc nhiều kèm theo táo bón, tiêu chảy có thể khiến bé chậm tăng cân. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị béo phì. Nguyên do là bởi việc bú sữa bột pha quá đặc, cơ thể trẻ sơ sinh có thể bị dư chất béo, chất đường, gây nên tình trạng béo phì ở trẻ. Phải làm sao khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời. Chú ý tư thế khi cho trẻ bú một cách thuận lợi nhất. Pha sữa đúng liều lượng, không đặc quá, không loãng quá. Chú ý pha bằng nước sôi để nguội, giữ độ ấm vừa phải theo tiêu chí 6 phần lạnh, 4 phần nóng. Không cho trẻ uống sữa đã để quá 1 tiếng hoặc sữa không được bảo quản. Vệ sinh sạch sẽ tất cả những đồ dùng của bé, đặc biệt là bình sữa, thìa pha sữa, cốc nước,..v..v.. Khi ở trong thời kỳ cho con bú, người mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có tính hàn, nhuận trạng. Không để bé tiếp xúc với những người đang bị ốm, ho, sốt hoặc bị tiêu chảy. Tránh trường hợp bé có thể bị lây nhiễm Khi trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ không được coi thường tình trạng này cần phải có biện pháp thích hợp từ sự can thiệp của bác sĩ để trẻ khỏi bệnh nhanh nhất. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ sút cân trầm trọng thậm chí tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm khác. Ngọc Ngà  

Biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa đã và đang là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Ai cũng có thể mắc rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ em. Khi mà hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, trẻ em rất dễ trở thành đối tượng chủ yếu của căn bệnh này. Bài viết sẽ giới thiệu đến các quý phụ huynh những biểu hiện thường thấy của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ là đối tượng dễ mắc chứng bệnh về tiêu hóa nhất Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa trong cơ thể con người. Nó chỉ hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường ở các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau bụng và đại tiện bất thường. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em vì trẻ em là đối tượng có hệ tiêu hóa còn non yếu, các tế bào bạch cầu chưa đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó không chỉ khiến cho trẻ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Ngày nay, con số trẻ em bị rối loạn tiêu hóa ngày một tăng, không thể không khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng buồn phiền. Xem thêm: Con bị rối loạn tiêu hóa mẹ phải làm gì? Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ Nôn và tiêu chảy Theo bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có 2 biểu hiện, biểu hiện thứ nhất nhìn thấy ngay là nôn, biểu hiện thứ hai là tiêu chảy”.  Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ, khi thấy trẻ nôn chớ quấy khóc nên đưa trẻ đi khám chữa kịp thời. Trào ngược thực quản dạ dày Sữa và chất rắn khi đi vào dạ dày trẻ em, được trộn với axit trong dạ dày trào lên theo đường thực quản và gây ra trào ngược hoặc ợ nóng. Đây cũng được coi như một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Có thể bị sốt hoặc không Sự xâm lấn và gia tăng về mặt số lượng các vi khuẩn có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Trẻ có thể bị sốt hoặc không. Thay đổi vấn đề đại tiện Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân sống. Có trường hợp bị tiêu chảy, có trường hợp bị táo bón hoặc có trường hợp ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Đầy bụng có hơi Bụng căng to, đầy chướng bụng, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Trẻ mệt mỏi, người hốc hác vì bị mất nước Biểu hiện của việc mất nước ở trẻ như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi… Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu cho như bình thường hay không, môi khô hay không? Cho trẻ uống nước khi có dấu hiệu của mất nước Xử lý khi trẻ bị mắc rối loạn tiêu hóa Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, các bậc cha mẹ nên thực hiện những điều sau đây: Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của trẻ. Xem xét xem trẻ đã ăn thứ gì? Chế độ dinh dưỡng hiện tại đã phù hợp với trẻ hay chưa? Bổ sung ngay rau và chất xơ vào khẩu phần ăn của bé. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi mà bé sử dụng đồng thời vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, đảm bảo tay chân sạch sẽ. Không cho bé ăn những đồ ăn lạ hay thực phẩm đã bị hỏng. Loại bỏ ngay những thực phẩm đã hết hạn sử dụng Tẩy giun định kỳ cho bé là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé. Khoảng 6 tháng nên cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Cần bổ sung một số loại men vi sinh để giúp trẻ ăn uống và hấp thu tốt hơn.   Ngọc Ngà

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Trẻ bỗng nhiên bị trướng bụng, đầy hơi, đại tiện bất thường? Đau bụng và thường xuyên quấy khóc? Rất có thể bạn và bé đang phải đối mặt với căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường thấy ở trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân căn cơ của căn bệnh này bạn nhé! Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên quấy khóc Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, hệ thống miễn dịch còn non yếu, chính bởi vậy sẽ bị xâm lấn bởi các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa là hội chứng co thắt không đều ở cơ vòng hệ thống tiêu hóa làm trẻ nhỏ bị đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ chính là chứng trướng bụng, đầy hơi và dẫn đến “đánh hơi” nhiều. Ngoài ra còn là hiện tượng đau cơ vùng bụng dai dẳng, liên tục. Bé bị nôn trớ, có thể bị sốt vì nhiễm khuẩn, quấy khóc nhiều, người mệt mỏi, hốc hác chán ăn và có biểu hiện mất nước. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bậc làm cha làm mẹ , ai cũng sẽ không khỏi lo lắng và nhất định muốn tìm ra nguyên nhân, giúp trẻ chữa trị và mau khỏi bệnh. Chúng tôi xin được chia sẻ tới các bà, các mẹ một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây: Hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng Trong cơ thể của chúng ta luôn tồn tại song song vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh vật đường ruột là nơi mà vi khuẩn có lợi duy trì lượng khuẩn gây hại ở mức kiểm soát. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là lúc hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng, tức là có sự gia tăng về số lượng vi khuẩn gây hại trong hệ tiêu hóa. Trẻ có sức đề kháng yếu Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, do không được tiêm phòng đầy đủ cũng như không được ăn uống đủ chất, rèn luyện thân thể nhằm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cha mẹ nên tạo một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ Trẻ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay chân Đồ chơi của trẻ là vật trẻ nhỏ tiếp xúc hàng ngày. Đồ chơi, tay chân cũng như thức ăn mà trẻ nhỏ sử dụng không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, tạo cơ hội cho bệnh rối loạn tiêu hóa phát triển. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Thuốc kháng sinh có hai mặt: một mặt nó triệt tiêu vi khuẩn có hại nhưng mặt khác, nó cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn quá lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ trong thời gian dài, trẻ sẽ bị mất cân bằng sinh thái đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những căn cơ quan trọng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ mang lại cho trẻ sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não. Tuy nhiên, một chế độ ăn thiếu dưỡng chất như chua quá, mặn quá, nhiều mỡ quá, ít rau xanh và chất đạm,..v..v.. cũng có thể nên gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ mắc các bệnh khác Một số bệnh mà trẻ mắc phải từ trước đó mà chưa được chữa trị một cách triệt để như viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi,..v..v.. Các bệnh này có thể biến chứng thành bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Biện pháp chữa bệnh Biết được nguyên nhân gây bệnh, sẽ gia tăng khả năng chữa trị bệnh. Để chữa trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bạn nên tẩy giun định kỳ, cải thiện chế độ ăn uống cho trẻ, lập một chế độ dinh đưỡng khác đầy đủ hơn. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ chơi hay bất cứ món đồ gì mà trẻ sử dụng,..v..v..cũng là một cách để phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa. Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh cần thiết và có ích cho trẻ nhỏ. Ngọc Ngà

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ phải làm sao?

Trong những năm đầu tiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt , chưa hoàn chỉnh có thể dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, gây không ít phiền muộn cho các bà mẹ. Phải làm sao để giúp bé mau khỏi bệnh rối loạn tiêu hóa? Câu trả lời sẽ được cập nhật ngay ở dưới đây! Muốn chữa bệnh hiệu quả thì cần phải hiểu bệnh đầu tiên. Các bà mẹ cần phải hiểu rõ khái niệm bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ ở đây là bệnh gì? Theo như định nghĩa của các chuyên gia y tế thì rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó gây sự khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ Có sự bất thường khi đi đại tiện: Trẻ cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày thì táo bón, ngày thì tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Trẻ em có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. Đau bụng: Trẻ quấy khóc vì đau bụng.  Đau âm ĩ hoặc đau dữ dội, không muốn ăn uống gì khác. Khu vực bị đau thường là ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Đầy hơi: Bụng căng to, đầy chướng bụng, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Sốt: Do bị nhiễm khuẩn đường ruột. Sự gia tăng của vi khuẩn có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Trẻ bị nôn, trớ: Trẻ bị nôn trớ kéo dài, người mệt mỏi, hốc hác, quấy khóc vì đau bụng, sốt,..v…v… Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Hướng dẫn khi trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa Bạn có thể tìm thấy ở trẻ một hoặc nhiều biểu hiện cùng lúc của bệnh rối loạn tiêu hóa. Điều này làm bạn thực sự bối rối và lo lắng không biết phải làm sao? Nào, các bà mẹ thông thái, hãy thật sự bình tĩnh, ổn định lại tinh thần và làm theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây: Cải thiện chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ Hãy điểm lại những thực phẩm mà bé đã dùng và chú ý tìm hiểu xem có gì bất thường và không ổn hay không? Ví dụ như chua quá, ngọt quá, nhiều mỡ quá, thiếu rau củ hoặc có những thực phẩm lạ, không đảm bảo,..v…v.. Từ đó hãy sắp xếp lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ, loại bỏ những thực phẩm kém chất lượng, hoặc không vệ sinh ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Cho trẻ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý Các bà mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất xơ và đạm. Khi ăn nên cho trẻ ăn đúng cách và theo đúng thời điểm. Thức ăn được chọn lựa phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp bé hấp thu tốt và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ cần được nghỉ ngơi đúng giấc, để cơ thể phát triển tốt nhất. Vệ sinh đồ chơi và chân tay sạch sẽ cho trẻ Trẻ thường có thói quen đưa tay hoặc đồ chơi lên miệng ngậm, mút. Điều này sẽ gia tăng cơ hội vi khuẩn xâm lấn cơ thể trẻ khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Chính vì vậy, để đảm bảo vệ sinh cho trẻ, các bà mẹ nên rửa chân tay cho trẻ thường xuyên. Đồ chơi của trẻ nên vệ sinh 2 lần/ tuần. Dùng thuốc, men vi sinh Trên thị trường hiện có bán một số loại thuốc và men vi sinh giúp điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và phòng ngừa tiêu chảy và táo bón. Các mẹ có thể tìm mua theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Khám và điều trị Để biết tình trạng và mức độ bệnh chính xác của trẻ, các bà mẹ nên đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi. Qua đó, các bác sĩ có thể tư vấn và điều trị bệnh cho trẻ một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất. Ngọc Ngà

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mùa nóng

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh , đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ở trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn , virut, môi trường ô nhiễm… dễ tấn công và gây bệnh, vì thế trẻ rất hay bị ốm. Theo thống kê trung bình một năm 12 tháng thì mỗi trẻ thường ốm khoảng 10 -12 lần. Năm nào cũng vậy vào mùa nắng nóng tỷ lệ trẻ ốm phải nhập viện tăng vọt, tại các bệnh viện lớn như: Viện nhi trung ương (Hà Nội), bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh )… Để hạn chế việc trẻ ốm phải nhập viện chúng ta đặc biệt phải nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đây là biện pháp hữu hiệu, an toàn và kinh tế nhất. Có nhiều biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sau đây là một số phương pháp thông dụng và hiệu quả giúp rất nhiều cho hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời. 1 – Giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn : “Ăn được ngủ được là tiên”, khi trẻ ngủ sâu giấc chính là lúc não bộ cũng như hệ miễn dịch phát triển tốt hơn, khi thức giấc trẻ sẽ vui vẻ hơn, ăn tốt hơn. Bên cạnh đó lúc ngủ thể lực của trẻ sẽ phục hồi, chiều cao có thể tăng 1 /2 mm trong những tháng đầu tiên. Các gia đình nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ và thức giấc cùng với nếp sinh hoạt chung của cả gia đình. Vào buổi chiều và tối nên cho trẻ ăn nhiều hơn tránh trẻ đói về đêm làm trẻ thức giấc. Trẻ hoạt động quá nhiều vào buổi tối thì lúc ngủ trẻ hay bị mơ và giật mình. Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ. 2 – Lựa chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch Có rất nhiều thực phẩm giàu sinh tố. Các loại hoa quả như : cam, xoài, lê , đu đủ… và rau củ (Cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu…) kết hợp với thịt, cá và trứng sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ em. Nên cho trẻ ăn thêm sữa chua vì lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bé cân bằng lượng axit trong dạ dày, thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. 3 – Massage cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, mát-xa còn giúp cải thiện hệ tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch, luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm loại bỏ những độc tố gây hại. 4- Phòng ngừa nhiễm khuẩn Vi khuẩn tồn tại khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta, do đó chúng ta cần phải phòng bệnh cho trẻ từng ngày. Giữ vệ sinh môi trường và đồ chơi xung quanh trẻ, khi có dự báo thời tiết xấu hoặc lúc chuyển mùa nên chú ý chăm sóc cho trẻ, đặc biệt vùng cổ -họng là vùng trẻ hay mắc bệnh nhất. Thường xuyên tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như: uốn ván, tả, lao, viêm não nhật bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia. 5 – Cho trẻ vận động trong môi trường an toàn Theo giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian của Mỹ trẻ vận động mỗi ngày sẽ giúp trẻ tích lũy và tăng các đáp ứng miễn dịch. Khi vận động các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển nhanh hơn, khả năng đối kháng của các tế bào miễn dịch với vi trùng cũng tăng. Sau khi vận động hệ miễn dịch sẽ phục hồi sau khoảng 02 giờ. Khi được vui chơi thỏa thích, bé được thư giãn, các bạn sẽ nhận thấy bé vui vẻ hơn, đó là yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh mỗi ngày. 6 – Chủ động bổ sung các vi chất giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật Có rất nhiều các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, và một số acid amin quan trọng cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ như lysin, taurin… sẽ biến mất khi đun nóng thức ăn ở nhiệt độ cao. Do đó rất nhiều trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn uống của trẻ vẫn bình thường. Hiện nay bổ sung các vi chất tăng cường miễn dịch như: thymomodulin (tinh chế từ hormone tuyến ức bê), β glucan (chiết xuất từ thành tế bào nấm men), kẽm, lysine, vitamin A, E, selen…được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Một trong những thực phẩm chức năng hiện nay được rất nhiều bà mẹ tin dùng, là giải pháp hữu hiệu để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ với các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như Kid lac, EU Thymo, IQ Kao, Big BB… với đầy đủ các thành phần vi chất kể trên và nhiều vi chất quan trọng khác, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, ăn ngon, tiêu hóa tốt, phục hồi sức khỏe sau ốm và theo kịp tốc độ phát triển của trẻ bình thường Ngoài ra, ra các mẹ nên chú ý cho bé uống đủ nước để làm mát cơ thể. Mặc quần áo bằng chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể bé dễ chịu, thoải mái. (theo eva.vn)

Bài viết nổi bật

Loading...