Trẻ em

Các dạng rối loạn tiêu hóa trẻ thường gặp

Trẻ với hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên là đối tượng hàng đầu của các chứng rối loạn tiêu hóa. Các dạng thường gặp ở trẻ nhỏ phải kể đến trào ngược thực quản dạ dày, tiêu chảy và táo bón.   1. Trào ngược thực quản dạ dày (nôn trớ) Trẻ nhỏ trong khoảng độ tuổi dưới 1 tuổi, khi dạ dày còn nhỏ cộng với tác động của việc nằm sai tư thế, rướn người, vận động làm cho lượng thức ăn vừa vào cơ thể bị trào ngược ra khỏi đường miệng. Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ vừa ăn no và được coi là rối loạn tiêu hóa sinh lý. Khi trẻ hơn 1 tuổi tình trạng nôn trớ sẽ giảm theo thống kê có đến 60% trẻ tự khỏi và 40% kéo dài đến năm 4 tuổi. Đối với nôn trớ sinh lý này thì mẹ có thể làm giảm tình trạng này như sau: Chia số lần bú trong ngày thành nhiều lần, mỗi lần cho trẻ bú nên cho bú với một lượng vừa phải không nên để trẻ bú quá no. Cho trẻ bú đúng tư thế, những bé bú mẹ không đúng cách như: ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi,… vì thế khi bú no hay bị nôn trớ. Trong giai đoạn chuyển từ bú hoàn toàn sang ăn dặm cần chuyển chế độ ăn từ từ. Khi trẻ bị nôn chớ nên: Bế trẻ ngồi, một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao để trẻ không bị sặc khi các chất nôn vào đường thở gây hiện tượng ngạt. Khi trẻ nôn xong cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên. Khi trẻ nôn trớ kèm theo các hiện tượng sau thì không phải là dạng nôn trớ sinh lý mà là do trẻ mắc bệnh lý cần được đưa trẻ đến bệnh viện để khám xét và theo dõi: Trẻ nôn ói liên lục trong 6h liền Trẻ nôn nói kèm theo hiện tượng sốt, co giật hay ngủ li bì 2. Tiêu chảy dạng cấp Tình trạng này rất dễ gặp nhất là trẻ trong độ tuổi sơ sinh. Gọi là tiêu chảy cấp bởi việc tiêu chảy này diễn ra không quá 2 tuần và mỗi ngày trên 3 lần. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí nếu cha mẹ không quan tâm theo dõi điều trị kịp thời có thể nguy hiểm dẫn đến tử vong do cơ thể mất quá nhiều nước và muối. Khi trẻ gặp phải tình trạng này cha mẹ cần xử lý như sau Tiến hành bù nước và chất điện giải cho cơ thể bé: Tùy theo mức độ số lần đi tiêu để biết tình trạng mất nước mà cho trẻ uống số lượng nước bù, nước oresol  hoặc uống dung dịch điện giải bù nước tự chế. Nếu trẻ tiêu chảy nặng mất nước nhiều cần cho trẻ nhập viên ngay. Nếu sau khi uống nước mà trẻ nôn trớ thì nên đợi 10-15 phút rồi tiếp tục cho trẻ uống. Nên cho trẻ uống chậm, uống từ từ và các thìa cách nhau 1-2 phút. Cha mẹ tự chế dung dịch bù nước điện giải bằng nước cháo muối, nước gạo rang muối hay nước chuối, hồng xiêm. Một số thực phẩm dùng khi trẻ bị tiêu chảy như: Gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu nành, sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo… Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì nên cho trẻ tiếp tục bú và tăng số lần bú. Nếu không có sữa mẹ thì ăn công thức pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày. Với những trẻ từ 6 tháng trở lên ngoài sữa mẹ và sữa thay thế có thể cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng chút một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… Để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ cha mẹ nên thực hiện việc cho trẻ ăn chín uống sôi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ, chú ý vệ sinh tay chân trước và sau bữa ăn. Thực hiện nơi ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. 3. Táo bón Trái ngược hoàn toàn với tiêu chảy chính là táo bón. Đây là hiện tượng trẻ đi tiêu không thường xuyên, vài ngày mới đi thậm chí cả tuần đi một lần, phân khô rắn đóng khuôn khiến cho trẻ cảm giác đau rát khi đi tiêu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến việc trẻ chậm lớn, biếng ăn, nôn trớ và quấy khóc. Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng như thủng ruột, viêm ruột. Khi trẻ bị táo bón mẹ cần: Cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày Chế độ ăn nhiều rau xanh và quả chín, nên chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nên cho trẻ tập thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền. Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê… Nếu tình trạng mẹ bị táo bón khi cho con bú thì cần phải khắc phục kịp thời nhất là cần điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tăng cường vận động cho bé, cho bé chạy nhảu nô đùa hoặc tập thể dục thể thao (đối với các trẻ lớn).Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi). Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định. Nếu tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày (trên 10 ngày) thì cho trẻ đi khám xét nghiệm và điều trị thích hợp. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ. Việc cha mẹ quan tâm theo dõi đến sức khỏe trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Nhận biết sớm sẽ tìm được phương pháp xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với trẻ. Theo lohha.com.vn

Xử lý rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ

Hỏi: Bé nhà tôi năm nay được 3 tuổi rưỡi. Gần đây, cháu bị tiêu chảy suốt tuần nay rồi, đi ngoài ra phân sống, khiến cho tôi rất lo lắng và không biết phải làm sao. Cháu mệt mỏi vì mất nước nên quấy khóc rất nhiều, nhất là vào buổi tối. Xin hỏi bác sĩ, phương pháp để xử lý rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ là như thế nào? Rất mong bác sĩ trả lời sớm giúp tôi. Tôi xin cảm ơn. (Minh Nguyệt- Hà Nam) Trả lời: Xin chào bạn Minh Nguyệt! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi xử lý rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ, chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng co thắt bất thường tại các cơ vòng của hệ tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất do hệ miễn dịch non nớt, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến trẻ rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, gây hại đến hệ thống tiêu hóa của trẻ. Bệnh rối loạn tiêu hóa có thể được biểu hiện bằng một số bệnh như tiêu chảy, táo bón, nôn, trớ bất thường, đau bụng, quấy khóc, chán ăn dần đến bị sụt cân, bụng gõ có tiếng vang do chướng bụng, thay đổi tính chất của phân. Nguồn gốc của bệnh rối loạn tiêu hóa: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cần chú ý theo dõi sinh hoạt của trẻ để phát hiện sớm căn nguyên của bệnh. Tìm ra nguyên nhân là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất. Hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng do sự gia tăng của vi khuẩn có hại, trong khi đó hệ miễn dịch non nớt, sức đề kháng của trẻ yếu. Trẻ có sức đề kháng yếu Trẻ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay chân chưa sạch sẽ Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài khiến cho không chỉ vi khuẩn có hại mà vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý. Trẻ mắc các bệnh khác mà biến chứng thành như bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,..v..v.. Xử lý rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ Bạn Minh Nguyệt thân mến! Để xử lý rối loạn tiêu hóa kéo ở trẻ, việc bạn cần làm đầu tiên là xác định nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở cháu. Sau khi tìm hiểu kỹ, hãy làm theo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi: Nếu nguyên nhân là do thức ăn không phù hợp, bạn nên cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé, chú ý những thực ăn lạ hoặc chất lượng không đảm bảo thì không nên cho bé sử dụng. Cho bé uống nhiều nước và sử dụng một số loại men tiêu hóa. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn thức ăn, bạn cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế khoa Nhi để các bác sĩ khám và chữa trị kịp thời. Nếu nguyên nhân do trẻ mắc các bệnh khác mà biến chứng thành, bạn cần đưa bé đi chữa trị triệt để các bệnh có từ trước đó, tạo cơ sở giúp bé mau khỏi rối loạn tiêu hóa. Sau khì tìm hiểu nguyên nhân, cần thực hiện các nguyên tắc sau cho trẻ: Vệ sinh sạch sẽ tay chân trẻ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi hoặc những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc. Tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng/1 lần. Luôn quan tâm, chú ý những thực phẩm mà bé sử dụng, đảm bảo chất lượng và có lợi cho tiêu hóa. Bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Chúc bé nhà bạn mau chóng khỏe mạnh!

Làm gì để cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh thường gặp ở con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh.Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là không thể coi thường được. Cảm giác bó tay và bất lực khi con nhỏ bị rối loạn tiêu hóa khiến bạn “lao tâm khổ tứ” rất nhiều! Bài viết sẽ cập nhật một số cách hay giúp bạn cải thiện tình trạng này! Thế nào là rối loạn tiêu hóa? Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội , tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa là hội chứng co thắt không đều ở cơ vòng hệ thống tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh dẫn tới việc đau bụng và thói quen đại tiện bị thay đổi như ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước,v..v.. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất. Có thể giải thích điều này là do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch non yếu nên dạ dày của trẻ sơ sinh rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập. Các chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dùng kháng sinh nhiều ngày, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, hoạt động không ổn định làm thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu, loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón. Nhận biết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa 1. Nôn, trớ Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có thể có biểu hiện nôn, trớ. Trẻ bú quá nhiều, trẻ chưa thích nghi được sữa mới, bú chưa đúng tư thế hoặc trẻ có một số dị tật về tiêu hóa…đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. 2. Tiêu chảy Trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng diễn ra thường xuyên và liên tục. Tình trạng này khiến trẻ bị mất nước, gây suy dinh dưỡng. Trẻ bị tiêu chảy thường hay mệt mỏi, chán ăn, nôn, trớ, có thể sốt, đi ngoài phần có nhày, đôi khi còn đi ngoài ra máu. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện này. 3. Táo bón Táo bón khiến trẻ khó hoặc không đại tiện được. Biểu hiện của táo bón là phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng chướng to, trẻ chậm phát triển, người mệt mỏi, đau bụng nên thường nôn trớ và quấy khóc. Phương pháp trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh Cho trẻ bú ở một tư thế dễ dàng, thuận lợi nhất để trẻ ngậm vào núm vú. Pha sữa đúng liều lượng, không đặc quá, không loãng quá. Chú ý pha bằng nước sôi để nguội, giữ độ ấm vừa phải theo tiêu chí 6 phần lạnh, 4 phần nóng. Không cho trẻ uống sữa đã để quá 1 tiếng hoặc sữa không được bảo quản. Vệ sinh sạch sẽ tất cả những đồ dùng của bé, đặc biệt là bình sữa, thìa pha sữa, cốc nước,..v..v.. Khi ở trong thời kỳ cho con bú, người mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có tính hàn, nhuận trạng. Không để bé tiếp xúc với những người đang bị ốm, ho, sốt hoặc bị tiêu chảy. Tránh trường hợp bé có thể bị lây nhiễm   Theo lohha.com.vn

Vì sao trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa?

Ai cũng có thể trở thành đối tượng của các bệnh rối loạn tiêu hóa từ phụ nữ đến đàn ông, từ người già đến người trẻ… Thế nhưng trẻ em được coi là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa nhất. Tại sao lại như vậy? Căn nguyên là do đâu? Như chúng ta đã biết, rối loạn tiêu hóa tức là sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa . Điều này khiến người mắc bệnh hết sức khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt. Lý do trẻ là đối tượng hàng đầu mắc bệnh tiêu hóa Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa nhất. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu. Ruột của trẻ em dài hơn ruột của người lớn, thành ruột khá mỏng, đường tiêu hóa bị nhiễm trùng đồng nghĩa với việc chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện cụ thể chính là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ thất thường, đau bụng ở trẻ. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc trẻ rất dễ bị các tác nhân bên ngoài làm cho rối loạn tiêu hóa. Các tác nhân ngoài chính là đồ chơi bẩn, đồ ăn bẩn, thực phẩm lạ, độc hại…v…v.. mà trẻ chưa ý thức được việc nên hay không nên tiếp xúc. Chính vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý, quan tâm sát sao tới chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi của trẻ, giữ vệ sinh cho trẻ thường xuyên, đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa. Biện pháp phòng ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên và sạch sẽ. Các bậc cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc những chất bẩn, chất độc hại. Vệ sinh đồ chơi của trẻ 2 lần/ tuần. Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ. Đặc biệt là cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo cho hệ tiêu hóa được vận động suôn sẻ. Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng ngừa tiêu hóa Đối với trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống bổ sung Kẽm. Kẽm có thể góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho ăn đúng giờ, đúng lúc, chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi. Tẩy giun định kỳ cho trẻ: 6 tháng một lần. Đưa trẻ đi khám Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Theo lohha.com.vn

Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Hỏi:Con em năm nay đã được 3 tuổi. Cháu bị rối loạn tiêu hóa kéo dào đã gần một năm nay và rất còi cọc. Cháu thường đi ngoài ra phân sống có lúc lại loãng hay vón cục, do tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cháu lười ăn da danh xa, gầy yếu và hay quấy khóc. Em đã cho uống kháng sinh nhưng vẫn không đỡ. Em rất lo lắng, không biết làm sao để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa này?   Ngọc Phượng , Hà Nội Trả lời: Xin chào bạn Ngọc Phượng! Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa nhất bởi hệ tiêu hóa còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khó bảo vệ trẻ khỏi sự xâm lấn của các loại vi khuẩn gây hại. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa Muốn trị bệnh cần biết rõ nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa bởi các lý do sau: Hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng: Sự gia tăng của vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của trẻ khiến cho hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ. Trẻ có sức đề kháng yếu: Cơ thể yếu do ăn uống không hợp lý, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sự phát triển cho trẻ. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay chân: Đồ chơi là thứ trẻ thường xuyên tiếp xúc, cần phải đảm bảo sạch sẽ. Đồ chơi bẩn sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm những vi khuẩn có hại trong quá trình tiếp xúc. Ngoài ra, thực phẩm không vệ sinh, tay chân trẻ không được sạch sẽ cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài: Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời nó cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, chị cho bé uống nhiều kháng sinh, có thể làm cho sức đề kháng của trẻ bị ảnh hưởng và suy giảm. Cần cân nhắc thật kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cũng một phần là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý. Quá chua, quá mặn hoặc quá mỡ, ít rau xanh và chất xơ,..v…v.. Trẻ mắc các bệnh khác: Có thể do một số bệnh trẻ đã mắc từ trước như viêm đường hô hấp viêm phế quản, viêm phổi,..v..v.. Các bệnh này có thể biến chứng thành bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ Theo như tình trạng của con chị, đúng là bé đang mắc rối loạn tiêu hóa. Chị nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để trẻ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và tư vấn phương pháp trị liệu hợp lý. Ngoài ra chị có thể tham khảo một số biện pháp sau đây nhằm cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ: Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của trẻ:  Nếu quá chua, quá mặn, quá béo hoặc ít rau xanh, ít chất xơ  thì bạn cần thay đổi ngay. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển tốt hơn. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, tay chân của trẻ thường xuyên: Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và tẩy sạch đồ chơi sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tập thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, giữ tay chân luôn sạch sẽ. Loại bỏ những thực phẩm lạ, không hợp vệ sinh hoặc bị hỏng: Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng những thực phẩm kể trên. Cần loại bỏ và chú ý theo dõi việc ăn uống của trẻ. Tẩy giun định kỳ: Tẩy giun cho bé từ trên 2 tuổi 6 tháng một lần để giảm tác hại của giun gây ra, trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa Sử dụng một số loại men tiêu hóa: Cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt như sữa chua, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Nên cho trẻ ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ là điều ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm đầu tiên. Vậy nên cho trẻ ăn uống như thế nào khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!         Cần phải hiểu rõ về bệnh thì các bậc cha mẹ mới có thể giúp con em mình mau khỏi bệnh. Rối loạn tiêu hóa, bạn đã thực sự hiểu về nó? Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nó chỉ tình trạng co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất bởi lẽ hệ miễn dịch, sức đề kháng trong những năm đầu đời còn non yếu, chưa hoàn thiện. Tìm hiểu thêm: “Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em” Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa Trẻ có thể bị mắc rối loạn tiêu hóa vì rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây, chúng tôi xin được khái quát một số nguyên nhân cơ bản, thường thấy khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng, tức là có sự gia tăng về số lượng vi khuẩn gây hại trong hệ tiêu hóa. Số vi khuẩn có lợi không thể kiểm soát được vi khuẩn có hại nữa. Trẻ có sức đề kháng yếu Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, do không được tiêm phòng đầy đủ cũng như không được ăn uống đủ chất, rèn luyện thân thể nhằm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay chân Đồ chơi, tay chân cũng như thức ăn mà trẻ nhỏ sử dụng không đảm bảo vệ sinh, tạo cơ hội cho sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, làm suy giảm sức để kháng của trẻ. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Thuốc kháng sinh có hai mặt: một mặt nó triệt tiêu vi khuẩn có hại nhưng mặt khác, nó cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Lạm dụng thuốc kháng sinh, nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ ngày càng cao. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý Trẻ ăn những thực phẩm lạ, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ, quá chua, quá ngọt, nhiều mỡ,..v..v..cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng Trẻ mắc các bệnh khác Trẻ mắc một số bệnh từ trước đó những chưa được chữa trị triệt để như viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi,..v..v.. Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Tùy theo từng giai đoạn và thời kỳ phát triển của trẻ, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đúng cách. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, việc bú sữa mẹ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho hệ tiêu hóa  của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Sang tháng thứ 4, có thể cho trẻ ăn thêm bột loãng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi Ngoài việc cho trẻ bú đều đặn, các bà mẹ cũng nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, thay thế dẫn bột loãng bằng nấu bột có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo. Trẻ cần được ăn từ 3- 5 bữa/ ngày. Mỗi bữa ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Có thể kết hợp xen kẽ một số loại sinh tố hoa quả tốt cho trẻ như hồng xiêm, chuối. Xem thêm bài viết hữu ích: “Món ngon dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa” Đối với trẻ trên 1 năm tuổi Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Hạn chế cho các thực phẩm khó tiêu vào cháo, nên tăng cường chất xơ, các thực phẩm mềm vào cháo.  Cho trẻ ăn nhiều trái cây như chuối, hồng xiêm chín. Ngoài ra có thể ăn thêm sữa chua, nước sốt táo rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngọc Ngà

Bài viết nổi bật

Loading...