Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ.Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ Trong nhiều trường hợp, trẻ có tính cách bẩm sinh ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải đưa trẻ đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại các cơ sở chuyên khoa, những nhận xét của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng với các test đánh giá sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bệnh tự kỷ vẫn có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng giúp cho các bậc phụ huynh có thể dự đoán phần nào con em mình có bị mắc bệnh hay không trước khi đưa trẻ đi khám bệnh. Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ: 1. Ít tiếp xúc với xã hội Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng. 2. Hành vi chống đối Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,… 3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,… 4. Hành vi lặp đi lặp lại Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng. 5. Gắn bó bất thường Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi. 6. Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp. 7. Thích chơi một mình Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì. 8. Hành vi kỳ lạ Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,… 9. Rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền. 10. Khiếm khuyết về trí tuệ Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau. THÔNG TIN THÊM: Dinh dưỡng giúp bổ não, thư giãn tế bào thần kinh, tăng cường tư duy Vương não khang hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Nguồn: Internet
Trẻ em
Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể kém, với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Bậc phụ huynh đều rất lo lắng và thương yêu trẻ nhưng lại chưa biết rõ làm thể nào để có thể giúp trẻ tránh xa được các tác nhân gây dị ứng. Với bài viết này, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thêm hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ, bao gồm: Sức đề kháng kém, không có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây hại. Cơ địa dị ứng. Bụi ve: gần 85% người bị dị ứng với bụi ve. Lông chó, mèo hay các loài động vật khác. Phấn hoa từ cây cỏ. Nấm mốc: ở những nơi ẩm ướt. Vẹo, lệch vách ngăn. Khối u, polyp nhỏ trong mũi. Viêm VA. Trẻ rất dễ bị dị ứng do dị có dị vật trong mũi, bởi trẻ tinh nghịch, ham chơi, lại thích nô đùa với các loài vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể khiến cho tình trạng viêm mũi ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ như thế nào? Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hết sức đơn giản bằng cách chú trọng vào hai điểm lớn, đó là: chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh. Chế độ dinh dưỡng Trẻ vị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể yếu, vì vậy phụ huynh nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, trong trường hợp cần thiết có thể uống bổ sung vitamin C. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A,C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3 như: các loại thịt, cá,…có sẵn trong tự nhiên, bổ sung cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày, mà không cần uống viên uống bổ sung. Cho trẻ uống nhiều nướ để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước rau luộc, nước trái cây. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng. Giữ gìn vệ sinh Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lức vừa từ ngoài đường về nhà. Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giúp đường mũi của trẻ sạch sẽ, khỏi bị viêm nhiễm. Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi. Khi bé lau chùi nước mũi nhiều sẽ khiến cho vùng da dưới mũi bị khô, rát, làm tăng khả năng viêm. Không khí khô khiến cho mũi trẻ bị viêm. Vì thế, phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho môi trường trong lành và thoáng mát. Phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa, và cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé. Giặt giũ chăn, ga, đệm, gối định kì giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và đánh răng thường xuyên. Cho bé tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc và bụi. Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn giữa viêm mũi với cảm cúm thông thường. Để tránh nguy cơ trẻ bị viêm phế quản hay viêm phổi về sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám Nguồn: Benhxoang.vn
Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Một trong số các vấn đề mà trẻ nhỏ thường mắc phả nhất đó chính là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Có đến 30% trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng nguyên nhân xuất phát từ rối loạn tiêu hóa mà ra. Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ là điều cha mẹ hết sức quan tâm vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa giúp trẻ phát triển toàn diện. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa trẻ nhỏ Hệ tiêu hóa khỏe mạnh luôn tổn tại hệ vi sinh cân bằng. Trong hệ tiêu hóa con người có hàng vạn hàng tỉ vi khuẩn khác nhau tạo nên hệ vi khuẩn hết sức phong phú. Bình thường hệ vi khuẩn ở dạng cân bằng khoảng 80% vi khuẩn có lợi và 20% vi khuẩn có hại, khi ở dạng cân bằng chúng cho quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ tốt thức ăn. Khi có những tác động khiến hệ tiêu hóa bị mất cân bằng vi sinh hay nói ra là lượng vi khuẩn có hại chiếm nhiều hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng rối laonj tiêu hóa. Một số tác động đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: ở trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên các cơ và dây thần kinh của hệ dạ dày – ruột ở trẻ hoạt động không ăn ý, trẻ dễ bị chứng trào ngược thực quản và khó tiêu. Sử dụng thuốc, kháng sinh liên tục và kéo dài: trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, và sử dụng kháng sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, còn gọi là “ loạn khuẩn ruột”, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thường gặp nhất là tình trạng đầy bụng, trướng hơi, tiêu phân sống, tiêu phân lầy nhầy, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thức ăn bị ô nhiễm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc: do vệ sinh kém trong quá trình chế biến thức ăn cũng như trong sinh hoạt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa để gây bệnh. Thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ: thường gặp nhất là tình trạng không dung nạp đường lactose và khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức, vì cơ thể trẻ không có khả năng sản sinh đủ lượng lactose enzyme để tiêu hóa đường lactose. Khi đó lượng đường lactose không được tiêu hóa vẫn nằm trong ruột của trẻ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, lượng đạm nhiều quá mức trong một số loại sữa công thức, vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng góp phần làm trẻ dễ bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này trong nước tiểu. Trẻ đang bị căng thẳng về tâm lý cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa: việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi vì khi trẻ lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, quấy khóc… làm cho việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút một cách đáng kể cũng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa dễ xảy ra hơn. Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ Để cải thiện tình trạng rố loạn tiêu hóa cần thực hiện các nguyên tắc sau: Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất cho trẻ. Trẻ bú mẹ thường rất ít bị rối loạn tiêu hóa hơn các lọa sữa ngoài vì sữa mẹ rất an toàn, nhiều kháng thể và rất phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ. Tăng cường cho bé bú sữa mẹ đến 2 năm tuổi. Cho trẻ ăm dặm đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (khi trẻ tròn 6 tháng tuổi) bằng các loại thức ăn phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phụ huynh nên tuân thủ việc pha sữa đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải luôn đảm bảo việc vệ sinh bình sữa để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Thực hiện việc chế biến thức ăn cho trẻ phải tuân thủ tuyệt đối quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, để hạn chế tối đa những trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, nhất là thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng 1 lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bổ sung men tiêu hóa và các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn, nhất là đối với những trẻ đang điều trị kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng vì rối loạn tiêu hóa
Suy dinh dưỡng còi xương là vấn đề lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ với thể trạng của con mình. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới có đến 30% trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng là do rối loạn tiêu hóa gây ra. Rối loạn tiêu hóa có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thể trạng của trẻ. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ suy nhược ốm yếu Người bình thường hệ vi sinh đường ruột ở thế cân bằng là khoảng 85% vi khuẩn có lợi còn 15% là vi khuẩn có hại. Đường ruột ở trẻ em cũng tương tự như vậy khi ở thể cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh trẻ sẽ khỏe mạnh phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đồng nghĩa với nó là hệ thống đường ruột đã mất cân bằng vi sinh, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng. Việc rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết. Trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa quá trình hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết sẽ giảm đáng kể, từ đây hậu quả bắt đầu hình thành mà nổi bật nhất chính là cơ thể trẻ không có được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể cũng như để duy trì một sức khỏe ổn định. Điều này làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Và khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ giảm đi đồng thời các loại vi khuẩn có hại sẽ chiếm lĩnh nhiều hơn khiến trẻ giảm sức đề kháng các bệnh cũng từ đó mà phát sinh ra như tả, kiết lỵ. Nguy hiểm hơn, trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài do rối loạn tiêu hóa sẽ gây mất nước, mất chất điện giải khiến cơ thể bị suy nhược, trẻ trở nên ốm yếu và còi cọc là điều tất yếu. Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng rồi thì càng suy dinh dưỡng nặng hơn đấy chính là vòng xoay liên quan tác động của rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Cha mẹ phải làm gì? Khi trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó chính là ổn định hệ tiêu hóa cho bé. Hệ tiêu hóa có ổn định thì trẻ mới phát triển khỏe mạnh được. Đối với các trường hợp như trẻ tiêu chảy kéo dài cần đưa đến bệnh viện khám chữa triệt để kết hợp với việc cho trẻ uống nhiều nước bù lại lượng nước đã mất để trẻ có thể nhanh chóng khỏe mạnh. Với các trường hợp mới bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin A, Vitamin C và Canxi như trứng, rau xanh đậm, sữa, các chế phẩm từ sữa….. nhằm giúp tăng khả năng miễn dịch và hoàn thiện chức năng của toàn bộ đường tiêu hóa. Cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, duy trì tẩy giun theo định kỳ cho trẻ (6 tháng 1 lần) và tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn không hợp vệ sinh. Theo lohha.com.vn
Chế độ ăn dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ do đường tiêu hóa chưa ổn định. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sụ phát triển của trẻ, khiến trẻ kém ăn, biếng ăn, hệ miễn dịch suy giảm kéo theo đó là nhiều bệnh tật dễ phát sinh. Chế độ ăn uống khoa học hợp lý biết trẻ nên ăn gì và hạn chế ăn gì sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Chia sẻ với các mẹ tại bài viết dưới đây. Nguyên tắc về chế độ ăn cho trẻ Đảm bảo dinh dưỡng: chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải đảm bảo tính an toàn, sạch, ăn chín uống sôi. Đây là nguyên tắc rất quan trọng đảm bảo chất lượng. Món ăn phải phù hợp với độ tuổi: ví dụ trẻ chưa mọc răng thì không thể cho trẻ ăn các món ăn đòi hỏi phải nhai như thế sẽ khiến cho thức ăn chưa được nhai đi vào hệ tiêu hóa làm hệ tiêu hóa hoạt động nhiều gây giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột. Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt. Trẻ mắc bệnh cần được điều trị triệt để, đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ đặc biệt trong giai đoạn trẻ đang bệnh. Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh. Chế độ ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Đối với trẻ dưới 6 tháng: Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời nên cho trẻ bú hoàn toàn bẵng sữa mẹ. Sữa mẹ vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất vừa cung cấp chất đề kháng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nếu để trẻ ăn uống các thứ khác tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Trẻ trong 6 tháng đầu cần rất cần sự quan tâm của mẹ, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm bởi trẻ chưa có phân biệt được ngày đêm. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi có thể cho bé ăn thêm bột dạng loãng, đảm bảo trong bột chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không được ép trẻ ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày Trẻ từ 6 – 12 tháng Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, chuyển dần từ nấu bột loãng sang nấu bột đặc đủ dinh dưỡng cho trẻ trong đó nên có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 bữa 1 ngày. Cho trẻ ăn thêm các loại sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính. Trẻ trên 1 tuổi Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung chất đề kháng cho trẻ. Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ. Không nên dùng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn. Cho bé ăn nhiều trái cây như chuối, hồng xiêm chín. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa Gạo: chứa nhiều tinh bột và là loại thực phẩm phổ biến nhất là linh hồn của bữa cơm Việt. Ngoài ra gạo rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt trẻ rối loạn tiêu hóa vì góp phần hỗ trợ tiêu hóa cho các loại thực phẩm khác. Chuối: trong loại quả này chứa nhiều enzyme đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, chuối có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin, nếu ăn một – hai trái chuối mỗi ngày sẽ cung cấp thêm năng lượng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thại quả này Rau xanh: chứa chất xơ thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và giúp làm sạch các loại thực phẩm không được tiêu hóa tốt. Rau còn chứa có một lượng lớn vitamin và khoáng chất rất cần thiết để tiêu hóa các loại thực phẩm béo không lành mạnh. Bánh mì: tương tự như gạo, bánh mì cũng là một thực phẩm rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Sử dụng bơ ít béo để nướng bánh, không những tốt cho sức khoẻ mà còn tạo nên hương vị thơm ngon cho trẻ dễ dàng thưởng thức. Sữa chua: là loại sữa được làm từ vi khuẩn lên men. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua từ lâu đã được biết là giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột và duy trì cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hạt ngũ cốc: hạt ngũ cốc có đầy đủ Omega 3, tuyệt vời cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng là nguồn cung cấp các chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Tổng hợp
Chăm sóc thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa cơ thể mệt mỏi, chán ăn quấy khóc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề của rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng quan tâm. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ Trẻ em với hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện là đối tượng hàng đầu dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Chỉ cần trẻ mắc bệnh lý khác hay cho trẻ dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh, thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi được đều dẫn đến tình trạng này. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm các vấn đề: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, đi ngoài phân sống… Tất cả các vấn đề này đều là sự biểu thị cho tình trạng dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Chưa kể đến tình trạng này thường diễn đi diễn lại nhiều lần khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển. Nếu cha mẹ không quan tâm và chăm sóc đúng mực sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước thậm chí nếu tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong. 3 nguyên tắc giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ Loại trừ các vi khuẩn gây bệnh: Việc này được thực hiện bằng cách bổ sung cho trẻ các men vi sinh hay còn gọi là men tiêu hóa có lợi để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Khôi phục vị giác của trẻ: Kẽm và acid folic, là hai khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn ở trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Gia tăng khả năng hấp thu: Cung cấp các vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất Chăm sóc trẻ thế nào? Như vậy để chăm sóc trẻ mắc rối loạn tiêu hóa tốt nhất thực hiện theo 3 nguyên tắc trên là chuẩn nhất: Giữ gìn vệ sinh cho trẻ Trẻ rất hiếu động là chúa nghịch ngợm, các đồ chơi đang chơi có thể đưa vào miệng ngậm mút, ngón tay chân cũng là đối tượng ngậm của trẻ. Đây chính là con đường dễ dàng nhất để các vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh cho bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa chân tay sạch sẽ, hạn chế việc cho trẻ ngậm tay chân, ngậm đồ chơi kể cả nó có sạch. 2 lần/ tuần là tần suất các mẹ vệ sinh đồ chơi cho trẻ. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen cần trẻ thực hiện. Bên cạnh đó đảm bảo không gian vui chơi cho trẻ thật sạch sẽ tránh bụi bẩn và không để trẻ chơi ở những nơi ô nhiễm. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cho trẻ có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đó là: Bột đường, đạm, béo và chất xơ. Tuy nhiên cần hạn chế chất đạm và béo trong khẩu phần vì chúng sẽ gây khó thiêu cho trẻ. Không nên ép trẻ ăn hoặc bắt trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Trong quá trình chế biến thức ăn nên chú ý đến việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm tránh đề thực phẩm bị nhiễm bẩn. Trẻ là khách hàng khó tính trong việc ăn uống nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến gia vị khi nấu và cách trình bày. Không nên cho trẻ ăn mặn và chế biến phải đúng cách đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất. Một số món ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Cháo hạt sen : Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo rau sam : Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo cà rốt, ô mai : Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo gừng : Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược : Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh : Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày. Cháo khương, tra, củ cải : Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày. Rối loạn tiêu hóa trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe mạnh phát triển tốt nhất. Hãy để ý đến con em mình cha mẹ nhé, vì một tương lai tương sáng! Theo lohha.com.vn