Phòng và trị bệnh

Bị viêm đại tràng nên kiêng gì?

Viêm đại tràng là một bệnh của đường tiêu hóa nên việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Tùy từng thể trạng mỗi người phù hợp hay không phù hợp với những loại thức ăn nào mà cần kiêng các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, có một số loại thức ăn dưới đây mà bệnh nhân viêm đạ tràng cần tránh: Viêm đại tràng có nhiều nguyên nhân khác nhau Di chứng sau nhiễm khuẩn đường ruột cấp do thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác. Nguyên nhân dị ứng. Nguyên nhân bệnh tự miễn (tự cơ thể tạo miễn dịch quá mức tấn công lại niêm mạc đại tràng của chính mình). Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét… Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao… Thức ăn nên kiêng Người bị viêm đại tràng cần kiêng đồ sống, lạnh, ôi, thiu… Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch để phòng tránh viêm đại tràng và các căn bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa. Tránh xa rượu bia: rượu bia có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ta các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, loét dạ dày… Người bị viêm đại tràng nên kiêng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá… Làm thế nào để chẩn đoán viêm đại tràng? Rối loạn đại tiện: Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không. Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực). Đau bụng: Vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng. Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau có thể mót “đi ngoài”, “đi ngoài” hoặc đánh hơi được thì giảm đau. Cơn đau dễ tái phát. Đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường. Xem chi tiết: Hình ảnh viêm đại tràng và các phương pháp chẩn đoán Nhật Vũ

Điều trị viêm đại tràng hiệu quả

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp, chiếm tỉ lệ cao trong dân số. Nếu không phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh viêm đại tràng mãn tính thậm chí cả ung thư đại tràng. Vậy có những phương pháp nào để điều trị bệnh viêm đại tràng? Nguyên nhân gây viêm đại tràng: Có nhiều loại vi khuẩn đường ruột có thể gây viêm đại tràng. Nếu do lỵ amíp gây nên thì người ta gọi bệnh lỵ (kiết lỵ). Nếu biểu hiện mạnh ở các triệu chứng như đau nhiều, đi đại tiện nhiều lần thì là viêm đại tràng cấp. Viêm đại tràng cấp nếu điều trị không triệt để có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính. Điều trị viêm đại tràng 1. Điều trị các triệu chứng viêm đại tràng Nhiễm trùng : Nhiễm trùng gây tiêu chảy và viêm đại tràng có thể có hoặc có thể không cần thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiễm virus thì chủ yếu là bù dịch và cần một thời gian để cơ thể sinh kháng thể diệt virus là bệnh sẽ tự thuyên giảm. Một số nhiễm trùng do vi khuẩn như  Salmonella cũng không cần điều trị kháng sinh, các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị tiêu chảy do Salmonella thì cũng không cải thiện thời gian khỏi bệnh. Bệnh nhiễm khuẩn khác như Clostridium difficile luôn luôn đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. IBD : bệnh viêm ruột (IBDs) như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn , thường được kiểm soát bởi sự kết hợp của các loại thuốc được sử dụng theo một trình tự nhất định. Ban đầu, các thuốc kháng viêm được sử dụng, nếu không có hiệu quả thì các thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể được sử dụng. Trong các trường hợp nghiêm trọng , phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ tất cả các bộ phận của đại tràng và ruột non bị tổn thương. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ : Điều trị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ban đầu là hỗ trợ, sử dụng các dịch truyền tĩnh mạch để cho ruột nghỉ ngơi ruột và ngăn ngừa mất nước. Nếu việc cung cấp máu cho ruột không được khôi phục, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ các phần của ruột đã bị mất nguồn cung cấp máu.    Mạch máu bị tắc nghẽn gây hoại tử đại tràng Tiêu chảy và đau bụng : Hầu hết các nguyên nhân gây viêm đại tràng đều có triệu chứng tiêu chảy và đau bụng quặn. Những triệu chứng này cũng được tìm thấy với các bệnh nhẹ như ruột do virus (viêm đại tràng). Điều trị ban đầu tại nhà có thể bao gồm một chế độ ăn uống chất lỏng trong vòng khoảng một ngày. Thường thì các triệu chứng sẽ hết mà không cần phải điều trị thêm. Loperamide (Imodium) là một loại thuốc hiệu quả để kiểm soát tiêu chảy.Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm đại tràng, thuốc có thể được quy định để kiểm soát hay chữa trị các triệu chứng. Kháng sinh có thể hữu ích trong viêm đại tràng gây ra bởi một số bệnh nhiễm trùng. Thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm ruột(IBDs). 2. Phẫu thuật viêm đại tràng Phẫu thuật có thể được yêu cầu cho viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sẽ tiến triển xấu hơn nếu lựa chọn phương pháp điều trị không phẫu thuật. 3. Các phương pháp khác điều trị viêm đại tràng Chế độ ăn : Một chế độ ăn uống chất lỏng ,chất lỏng cho phép ruột được nghỉ ngơi, chất lỏng sẽ được hấp thụ ở dạ dày và ruột non nên chúng sẽ không vào đại tràng để xử lý giống như phân. Bù nước và điện giải đường uống : là phương pháp điều trị hiệu quả và đơn giản, phương pháp này sẽ hạn chế biến chứng mất nước và điện giải do tiêu chảy gây nên, tuy nhiên tác dụng phụ của nó là sẽ kích thích đi lỏng nhiều hơn, nhưng so sánh với ưu điểm của nó thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Dịch truyền tĩnh mạch : dịch tiêm tĩnh mạch (IV) có thể được yêu cầu, đặc biệt là nếu bệnh nhân không thể uống đủ chất lỏng bằng miệng. Đối với một số bệnh như viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thì việc truyền dịch là chỉ định tuyệt đối vì sẽ không sử dụng đường tiêu hóa để cung cấp dinh dưỡng mà sẽ cho hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi 4. Tiên lượng cho một bệnh nhân bị viêm đại tràng Đa số các bệnh nhân tiêu chảy do nhiễm trùng đều được tiên lượng tốt khi bù đủ nước và điện giải mà đôi khi không cần can thiệp điều trị nguyên nhân. Bệnh nhân bệnh viêm đại tràng mạn tính(IBDs) có thể sẽ yêu cầu chữa trị suốt đời để giúp kiểm soát các triệu chứng của họ. Mục tiêu, cũng như với bất kỳ căn bệnh mạn tính nào , là cho phép bệnh nhân sống một cuộc sống bình thường. Bệnh nhân viêm đại tràng thiếu máu cục bộ cần phải giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể tổn hại các động mạch. Đây là những rủi ro đối với bệnh tim , huyết áp cao, tiểu đường, và cholesterol cao, và hút thuốc lá . Bệnh nhân thiếu máu cục bộ nghiêm trọng dẫn đến đoạn đại tràng bị hoại tử cần phải phẫu thuật để loại bỏ các hoại tử. Nhật Vũ

Ung thư gan - Phương pháp điều trị

Ung thư gan là căn bệnh ung thư nguy hiểm, tiên lượng xấu và là loại ung thư phổ biến (đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư). Điều trị ung thư gan gặp nhiều thách thức so với những loại ung thư khác vì ngoài căn bệnh , gan của nhiều bệnh nhân đã bị thiệt hại do viêm gan kinh niên gây đến xơ gan hoặc suy nhược gan. Điều trị cho bệnh ung thư gan mà lại không chú ý đến tình trạng bấp bênh của bộ gan có thể khiến bệnh nhân chết sớm hơn. Nhiều bệnh nhân có bộ gan yếu đến nỗi họ có nhiều nguy cơ chết vì hư gan hơn là chết vì có ung thư. Cho nên mỗi bệnh nhân, những lợi ích của các cách trị liệu phải được so sánh và cân bằng với nguy cơ hư gan và cách tình trạng ấy có thể ảnh hưởng đời sống của họ. Tại trường đại học Stanford, một phương hướng mới đã được chọn để cho những bệnh nhân nào có u trong gan có thể được khám xét bởi một nhóm chuyên gia tại Trung Tâm Kỷ Luật Gan/Ban Bướu để bàn cách điều trị u và những căn bệnh gan hoặc viêm gan. Những cách trị liệu mới cũng được khám xét. Tất cả các bệnh nhân được điều trị sẽ được theo dõi lâu dài và được ghi tên vào hệ thống đăng ký điện tử của trường Stanford. Điều trị ung thư gan bằng giải phẫu Lúc cục u vẫn còn nhỏ hoặc cho răng có thể cắt bỏ được, và tình trạng gan của bệnh nhân có đủ năng lực để trải qua cuộc phẫu thuật, thì cách giải phẫu để cắt bỏ là cách hữu ích nhất để cho bệnh nhân sống lâu dài. Sự cải tiến trong ngành giải phẫu và cách điều khiển thuốc mê đã tăng tỷ lệ sống sót và hạ nguy cơ thiệt mạng trong thời gian giải phẫu xuống còn ít hơn 2-5% dưới sự điều trị của bác sĩ có kinh nghiệm, và đa số bệnh nhân có thể dời bệnh viện sau 5 ngày. Tuy rằng cục u đã được cắt bỏ hoàn toàn, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái phát, và họ luôn luôn cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng, nhất là trong năm đầu tiên, lúc nguy cơ tái phát bệnh được cao nhất. Điều trị ngoài cách giải phẫu Những bệnh nhân nào không có đủ điều kiện để được cắt bỏ u vì lý do sức khỏe hoặc cơ thể, một số cách điều trị khác, tuy ít hiệu lực, đang được có sẵn hoặc đang được nghiên cứu để tìm cách kiềm chế căn bệnh lâu dài và với mục đích gìn giữ lối sống bình thường của bệnh nhân. Sự điều trị cho những bênh nhân này phải tùy theo tình trạng của bệnh nhân, tình trạng của gan, và mức phát triển của căn bệnh. Dùng hóa trị liệu là liệu pháp thông thường nhưng có hiệu lực thấp thường không thể kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Ung thư gan là u chứa đựng nhiều mạch máu thường được tiếp tế bởi những nhánh của đường động mạch trong gan. Tài năng của chuyên gia can thiệp bằng tia X để đi thông qua những đường mạch này vã đưa ông thuốc chính xác đến những nhánh này cung cấp cho chúng ta một cách để nhằm liệu pháp trực tiếp vào khối u. Cách điều trị dùng hóa chất để chấn động mạch hoặc đổi máu với nước biển trong tĩnh mạch (TACE hoặc TAC) của gan thường được dùng bởi chuyên gia can thiệp bằng tia X tại châu Á và đã được áp dụng bởi Phòng Mạch Gan Toàn Diện tại Stanford trong bốn năm qua để chữa trị một số bệnh nhân có vết tổn thương không thể cắt bỏ được. Tuy răng cách chữa trị này chỉ dùng để điều trị dưới những điều kiện rất khó khăn và kỹ lưỡng để giảm nguy cơ tai hại những phần trong gan không có vết tổn thương, cách điều trị này không hợp với những bệnh nhân có dấu hiệu suy gan (chất đản bạch trong huyết thanh dưới 3gm/dL, chất sắc tố mật quá 1.5gm/dL, và có nước trong bụng gọi là cổ Trướng) và những bệnh nhân có tĩnh mạch cửa bị chặn lại. Những bệnh nhân có phản ứng tốt sẽ được điều trị mỗi 4 tháng nếu cần thiết cho đến lúc mức AFP trở lại bình thường hoặc đến lúc hết tìm thấy vết tổn thương. Cách điều trị này chỉ cần bệnh nhân ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi và thường có thể chịu đựng được nếu dùng cách nêu trên. Những cách điều trị lâu dài với TACE hoặc TAC có liên quan với sự kéo dài đời sống của bệnh nhân, và trong trường hợp khối u được kiểm soát kỹ lưỡng hoặc teo rút nhỏ lại, bệnh nhân có thể được giải phẫu cắt bỏ hoặc ghép gan. Phương pháp ghép gan Ghép gan là một cách điều trị ung thư gan nếu không có thể áp dụng giải phẫu hoặc những cách khác để cắt bỏ bướu, dưới điều kiện là khối u còn nhỏ (dưới 5 cm hoặc ít hơn 4 vết thương tổn), nằm hoàn toàn trong gan, và không có xâm lấn vào mạch máu. Một bản báo cáo về một cuộc nghiên cứu bới Trung Tâm Gan Á Châu tại Trường Đại Học Standford cho thấy rằng, những bệnh nhân nào có phản ứng tốt với TACE hoặc TAC cũng có tỷ lệ sống sót cao sau khi ghép gan. Các khối u lớn có nguy cơ cao để tái phát và bệnh nhân có thể chết sau khi ghép gan. Sau khi ghép gan, bệnh nhân phải được tiếp nhận huyết cầu miễn dịch viêm gan B (HBIG) hoặc lamivudine, hoặc cả hai, để ngăn ngừa sự lây nhiễm HBV trong gan mới. Điều trị ung thư gan vẫn là một vấn đề rất khó khăn và cần sự thấu hiểu trong rất nhiều ngành, gồm bệnh ung thư gan, cách chẩn đoán bằng tia X, giải phẫu, ghép bộ phận, và những căn bệnh liên quan với gan. Sự chẩn đoán những khối u nhỏ lúc còn sớm là cách hữu ích duy nhất để tăng thêm kết quả điều trị ung thư gan. Nhật Vũ

Bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

Cao huyết áp hay còn được goi là tăng huyết áp, là căn bệnh thường trực với bất kỳ ai. Nó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nến không được chữa trị kịp thời. Việc chữa trị căn bệnh này có thể kể đến hai biện pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc. Biện pháp không dùng thuốc, gọi là thay đổi lối sống Bỏ hoặc không hút thuốc lá Ăn thanh tịnh: ăn lạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật. Uống rượu bia ít và điều độ. Giữa cân nặng chuẩn. Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn. Giữ bình thản. Biện pháp thay đổi lối sống do người bệnh thực hiện. Biện pháp dùng thuốc Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Mỗi viên thuốc có một số phận! Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống. Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh! Biện pháp không dùng thuốc là cách thức chữa trị đầu tiên, bổ trợ và song hành với cách chữa bằng thuốc. Nơi chữa trị Do tính chất mạn tính, tốt nhất người bệnh nên chữa trị tại nơi mình cư trú. Đợt cấp thời, người bệnh chữa trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa; sau đó tiếp tục chữa trị ngoại trú. Lợi ích và thời gian chữa trị? Chữa trị làm giảm tối đa các biến chứng do tăng huyết áp, giảm chi phí và kéo dài tuổi thọ. Chữa trị càng sớm càng tốt! Chữa trị tăng huyết áp là lâu dài. Không có khái niệm khỏi bệnh tăng huyết áp trừ phi những tăng huyết áp thứ phát như tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, nong được động mạch hẹp thì hết tăng huyết áp. Liệu chữa khỏi tăng huyết áp không? Chỉ có khái niệm đã khống chế được tăng huyết áp vì đây là bệnh kéo dài trừ phi tăng huyết áp mắc phải thì chữa khỏi. Làm sao để chữa trị tăng huyết áp đạt mức tối ưu Kiên trì thay đổi lối sống và tuân thủ thầy thuốc! Hãy hỏi thầy thuốc khi có bất cứ thắc mắc và khó chịu nào về bệnh tật. Liên tục tìm hiểu về tăng huyết áp để việc chữa trị tốt hơn (qua thầy thuốc, phương tiện truyền thông: sách báo, tivi, đài). Người bệnh và thầy thuốc thân tình với nhau thì việc khống chế tăng huyết áp tốt hơn. (Theo ykhoanet.com)

Bệnh tim mạch là gì? Phương pháp điều trị

Cuộc sống càng hiện đại, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý mà nhân loại mắc phải. Vì thế chúng ta cần phải có sự hiểu biết về căn bệnh này cũng như tìm ra các phương pháp điều trị bệnh tim mạch hiệu quả. Bệnh tim mạch là gì? Nói tới bệnh tim, nhiều người thường nghĩ ngay tới những cơn đau tim. Song bệnh tim mạch thực chất là nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của mọi người về trái tim của họ, gây suy yếu khả năng làm việc của tim như: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Biểu hiện của những cơn đau tim Cơn đau tim là sự gián đoạn đột ngột việc cung cấp máu cho cơ tim, xảy ra khi các động mạch vành – là các mạch máu vận chuyển máu đến nuôi cơ tim – bị tắc nghẽn. Cơ tim sẽ bị tổn thương rất nhanh và ngừng hoạt động. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết sớm dấu hiệu của các cơn đau tim, ngay từ khi chúng còn là những biểu hiện không đáng kể. Bạn càng trì hoãn việc điều trị thì trái tim sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn. •    Đau hoặc tức ngực. •    Khó chịu dàn trải ở vùng lưng, hàm, cổ họng, hoặc cánh tay. •    Buồn nôn, khó tiêu, hoặc ợ nóng. •    Ốm yếu, lo lắng, hoặc khó thở. •    Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều. Ở phụ nữ, tim đập yếu và không đều như nam giới, khi lên cơn đau tim có thể sẽ không có dấu hiện đau tức ngực. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng như ợ nóng, ho, chán ăn, mệt mỏi… Bệnh động mạch vành Tiền thân của cơn đau tim, bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi các mảng bám bên trong thành động mạch vành dày lên, làm hẹp lòng động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu. Các mảng bám này có vỏ cứng ở bên ngoài và mềm, xốp bên trong. Đôi khi vỏ ngoài bị vỡ, sẽ hình thành nên cục máu đông bao quanh mảng bám này. Cục máu đông lớn, sẽ choán toàn bộ lòng trong động mạch, chặn nguồn cung cấp máu cho một phần cơ tim. Nếu không được điều trị ngay tức thời, phần cơ tim đó có thể sẽ bị tổn thương hoặc hỏng. Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho tới khi có những cơn đau thắt ngực. Vì vậy, hãy nghĩ đến khả năng bệnh động mạch vành ngay từ khi bạn thấy mình bị đau tức ngực định kỳ. Chờ đợi đến khi biết chắc chắn, có thể dẫn tới tổn thương tim mạch vĩnh viễn hay thậm chí tử vong. Thời gian tốt nhất để điều trị một cơn đau tim là ngay sau khi triệu chứng bắt đầu. Nếu bạn thấy có thể bị một cơn đau tim, hãy gọi ngay 911 hoặc gọi người trợ giúp. Chứng đau tim đột ngột Chứng đau tim đột ngột (SCD) có tỷ lệ tử vong rất cao, nhưng nó không giống như một cơn đau tim. Bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh tim bị rối loạn, làm tim đập nhanh một cách bất thường và nguy hiểm, buồng tim rung lên thay vì bơm máu cho cơ thể. Nếu không có hô hấp nhân tạo và phục hồi nhịp tim binh thường, tử vong có thể xảy ra trong tích tắc. Loạn nhịp tim Xung điện đều và thường xuyên giúp cơ tim hoạt động bình thường, nhưng đôi khi, những xung điện này không ổn định làm tim đập loạn nhịp. Chứng loạn nhịp tim thường không có hại khi xảy ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số loại thay đổi nhịp tim lại làm tim bơm máu kém và gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể. Vì vậy, hãy đi khám nếu thấy tim đập bất thường. Bệnh cơ tim Bệnh cơ tim liên quan tới những thay đổi trong cơ tim, gây ảnh hưởng lên khả năng bơm máu của tim, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng mãn tính là suy tim. Đây là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng như cầu của cơ thể. Theo thời gian, tim to lên, đập nhanh hơn, các mạch máu bị hẹp dần, cơ tim suy yếu. Hầu hết các trường hợp suy tim là kết quả của bệnh động mạch vành và những cơn đau tim. Những thay đổi trong cơ tim, gây ảnh hưởng lên khả năng bơm máu của tim Khuyết tật tim bẩm sinh Là những khuyết tật của tim có từ khi còn trong bụng mẹ, thường là hở van tim, dị tật vách ngăn… Những khuyết tật này sẽ biểu hiện ra khi trưởng thành và có thể cần hoặc không cần phải chữa trị, can thiệp. Người bị dị tật tim bẩm sinh có nguy cơ cao về các biến chứng như loạn nhịp tim, suy tim, nhiễm trùng van tim… Điều trị bệnh tim mạch Liên đoàn tim mạch thế giới đưa ra thống kê cứ ba người tử vong trong đó có một người chết vì bệnh tim mạch. Ở Mỹ, cứ 29 giây có thêm một người bị bệnh mạch vành, và cứ 1 phút thì có một người tử vong. Tử vong dobệnh tim mạch chiếm 42% toàn bộ các ca tử vong, phí tổn do bệnh chiếm 128 tỉ USD/ năm. Xã hội hiện đại càng khiến những vấn đề tìm ra nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch là rất cần thiết. Bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn điều trị của các y bác sĩ và kiên trì theo đến cùng phác đồ điều trị. Theo sự phát triển của khoa học, y học đã có những bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh tim mạch. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tuỳ theo bệnh trạng có thể được thực hiện các ca mổ thích hợp. Đây là phương pháp điều trị can thiệp. Những ca mổ này thường áp dụng điều trị cho chứng động mạch vành, điều trị bệnh tim mạch vành . Bên cạnh đó, có những thảo dược, rất gần gũi với đời sống nhưng có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh. Như cúc hoa, theo Tây y, có chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen – một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch. Hoặc đan sâm có tác dụng chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não. Loại thảo dược này còn hiệu nghiệm trong điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ, vàng da và có tác dụng an thai. Việc điều trị bệnh tim mạch dù theo phương pháp nào cũng cần có sự kiên trì và tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, cũng như thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tim mạch. Nguyễn Nam – lohha.com.vn

Rụng tóc - nguyên nhân và cách chữa

Thông thường, trên đầu mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi tóc và mỗi ngày bị rụng khoảng từ 30-60 sợi và cũng có ngần ấy tóc mới mọc lên. Và nếu bị rụng quá 100 sợi mỗi ngày có nghĩa là bạn đã bị bệnh rụng tóc. Nếu không chữa trị kịp thời bạn có thể sẽ bị hói đầu. 1. Nguyên nhân nào gây rụng tóc? Hiểu về nguyên nhân gây rụng tóc là bước đầu tiên trong việc tìm cách chữa rụng tóc cho bạn. Dưới đây là những nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến hiện nay. Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc. Buộc tóc quá chặt. Amidan bị nhiễm trùng. Bị bệnh giang mai. Vừa trải qua phẫu thuật. Thiếu sắt hoặc kẽm. Shock, stress, hay suy sụp tinh thần. Đang mang thai hoặc vừa sinh em bé. Bị tiểu đường, rối loạn nội tiết, hay mất cân bằng tuyến giáp. Mãn kinh. 2. Triệu chứng của bệnh rụng tóc Bình thường tóc rụng từ 40 đến 100 sợi một ngày. Tuy nhiên, bạn cần điều trị chứng rụng tóc ngay khi gặp một trong các triệu chứng sau đây: Tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày; Việc rụng tóc kéo dài hơn một năm; Rụng nhiều cả khi ướt lẫn khô; Tóc thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (ở nữ) hoặc tóc rụng từng mảng, gây hói nhẹ (ở nam); Tóc con mọc lên yếu, mềm, mảnh, xoăn…hoặc không có tóc con mọc. Với rụng tóc bệnh lý, nếu bạn không tiến hành điều trị ngay thì sẽ rất khó trong việc điều trị về sau. Một số trường hợp rụng tóc để lâu sẽ làm cho nang tóc thoái hóa, gây rụng tóc vĩnh viễn. 3. Chữa rụng tóc như thế nào? Để chữa chứng rụng tóc một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách sau đây. Ngăn ngừa stress : Stress là lý do tại sao tóc bạn hoa râm sớm hay rụng nhiều. Để hạn chế bớt, hãy tránh những căng thẳng càng nhiều càng tốt. Massage thư giãn khi chải tóc hoặc ngưng suy nghĩ nhiều, bạn sẽ không còn đau đầu hay stress nữa. Hãy thư giãn và giảm cường độ làm việc nếu cần. Sử dụng dầu dừa : Dùng dầu dừa thoa lến khắp da đầu và mát xa nhẹ nhàng từ chân tóc. Cách làm này sở dĩ rất công hiệu bởi trong dừa có chứa một lượng lớn các dưỡng chất chất cần thiết để nuôi dưỡng mái tóc. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng viên nén vitamin E thay thế cho dầu dừa cũng đem lại hiệu quả tương tự. Gội đầu với nước trà : Pha 50g trà với 1 lít nước sôi để âm ấm, sau khi gội đầu xong dùng nước trà gội lại một lần nữa. Rượu táo : Hâm nóng dấm rượu táo, dùng dung dịch đó để bôi đều lên da đầu. Khoảng 1 giờ sau gội sạch. Cách làm này không chỉ có tác dụng ngăn ngừa chứng rụng tóc mà còn kích thích giúp tóc mọc nhanh hơn. Thần dược Lô Hội : Bạn có thể uống 1/3 cốc nước ép lô hội mỗi ngày để giúp “tăng cường sức đề kháng” cho mái tóc và giảm nguy cơ gãy rụng. Ngoài ra, cũng với lá cây lô hội bạn có thể tự “chế” thuốc bôi giúp ngừa chứng rụng tóc, bằng cách lấy khoảng 1 thìa nhựa của cây lô hội (hoặc lô hội đã được chiết xuất), sau đó thêm 1 chút nước ép của lá cây thìa là Ai Cập. Dùng hỗn hợp này để thoa lên vùng tóc bị rụng ít nhất khoảng 3 lần mỗi ngày, nên làm trong vòng 3 – 4 tháng. Rau dền : Ép lá cây rau dền lấy nước và dùng bông gòn hay khăn vải mềm thấm nước đắp lên da đầu. Cách làm này đặc biệt kích thích giúp tóc mọc nhanh trở lại. Tiêu + hạt chanh : Tán nhuyễn hạt chanh cùng với hạt tiêu đen, trộn lẫn với nhau. Thêm một chút nước tạo thành dung dịch bột nhão. Dùng loại hỗn hợp này bôi lên da đầu, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác hơi nóng rát nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tóc của bạn sẽ không bị gãy rụng nữa, mà thay vào đó là những lọn tóc mới chắc khỏe hơn. Vừng tươi + nước vo gạo: Vừng tươi 40 – 100 gam, đun với 2,5 – 3 lít nước vo gạo. Để hơi ấm rồi gội đầu. Sau khi tóc khô, dùng nước sạch gội lại. Mỗi ngày gội 1 lần. Ủ tóc bằng khăn : Ngâm một chiếc khăn mặt trong nước nóng và sau đó vắt hết nước. Dùng chiếc khăn đó phủ lên trên đầu khoảng 10 phút, bạn nên làm theo cách này ít nhất 1 lần/tuần. Và đừng quên thêm một chút dầu qủa hạnh vào chậu nước nóng dùng để ngâm khăn mặt. Một giải pháp mới đã được đưa ra gần đây : sử dụng các thảo dược và dưỡng chất như Kẽm, L-arginine, Biotin và L-carnitine trong sản phẩm Maxxhair giúp tạo cân bằng hooc môn, làm giảm nồng độ DHT một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. DHT giảm không những làm giảm lượng bã nhờn ở chân tóc, mà còn giúp kích thích “nhú tóc” – là nơi sinh ra tóc – sinh trưởng và tạo ra tóc con ở các chân tóc đã rụng lâu ngày. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc giúp ngăn ngừa hiện tượng “ hói đầu sớm” ở phụ nữ rụng tóc nhiều Theo: Maxxhair

Bài viết nổi bật

Loading...