Sôi bụng ợ hơi buồn nôn do đâu? Cách xử lý thế nào?

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng gặp phải tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Nếu triệu chứng này ghé thăm thường xuyên kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn một cách hiệu quả nhất.

Sôi bụng ợ hơi buồn nôn do đâu? Cách xử lý thế nào? 1

Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do đâu?

Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn là những âm thanh ùng ục sinh ra từ nhu động ruột trong lòng ống tiêu hoá kết hợp với dịch tiêu hoá, thức ăn và hơi trong đó tạo ra, gây ợ hơi và ghê cổ, buồn nôn. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: thói quen ăn uống, mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể được phân tích như sau:

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Ăn uống quá nhiều, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm sinh hơi như: súp lơ, hành, ngũ cốc, thực phẩm nhiều dầu mỡ chiên rán cũng gây sinh hơi cho đường ruột, gây sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn. Thói quen vừa ăn vừa nói, ăn xong nằm luôn cũng gây tích tụ khí hơi trong dạ dày gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa 1

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn co thắt của các cơ vòng trong hệ tiêu hoá gây triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện. Ngoài ra, rối loạn tiêu hoá còn gây ra một số triệu chứng:

  • Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng nhiều sau khi ăn no, ăn những thực phẩm gây kích thích như: cay, nóng, chua…
  • Rối loạn đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Chướng bụng đầy hơi, khó tiêu.
  • Ợ chua, ợ nóng trước và sau khi ăn no.
  • Mệt mỏi, chán ăn.

Nếu rối loạn tiêu hoá ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống phù hợp là bệnh cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hoá, bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích 1

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn, tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy bất cứ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng.

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh như: thói quen ăn uống không khoa học, stress, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc… Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống với những triệu chứng:

  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ, đau co thắt bụng từng cơn.
  • Sôi bụng, đầy hơi, khó chịu, sờ tay lên bụng thấy nổi cục cứng.
  • Ợ hơi, buồn nôn, nôn.
  • Trung tiện nhiều, đi không hết phân.
  • Tiêu chảy, táo bón, phân đầu rắn, đuôi lỏng nát, phân có lẫn mủ, không có máu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.

Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát, dai dẳng lâu ngày gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa các triệu chứng bùng phát.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, thức ăn, hơi… trào ngược lên miệng, thực quản. Chúng đi vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây đau ở ngực và cổ họng. Trào ngược dạ dày thường gây cảm giác đau quặn vùng thượng vị, đau lan sang cánh tay, xuyên ra sau lưng. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng:

  • Sôi bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ khé cổ.
  • Khó nuốt, cảm giác ứ nghẹn ở cổ họng hoặc ngực.
  • Đau họng, khàn giọng, ho.
  • Buồn nôn nhất là khi ngủ vào ban đêm.

Bệnh trào ngược dạ dày thường diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan không điều trị. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời như: viêm phế quản, viêm phổi, barrett thực quản… thậm chí là ung thư thực quản. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày 1

Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những viêm loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của bệnh có thể do thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, vi khuẩn Hp, thói quen ăn uống… Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói.
  • Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đắng miệng.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.

Viêm loét dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh không được điều trị đúng hướng, kịp thời và có biện pháp phòng ngừa thì bệnh rất dễ tái phát, về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như: xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến xấu có thể xảy ra.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày 1

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày tăng trưởng bất thường và phát triển thành u. Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: polyp dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống…

Dưới đây là một số dấu hiệu của ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

  • Sôi bụng, đầy bụng, tức bụng, khó tiêu.
  • Ợ chua, ợ hơi sau khi ăn.
  • Nôn, buồn nôn, đôi khi nôn ra máu.
  • Bụng đau âm ỉ, khi đói đau nhiều và đau dữ dội sau khi ăn.
  • Đi ngoài phân đen, phân dính máu.
  • Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.

Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vì vậy, nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên có kế hoạch khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm bệnh, để việc điều trị mang lại hiệu quả cao.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi nào cần đi khám bác sĩ? 1

Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến khó lường có thể xảy ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp sôi bụng ợ hơi buồn nôn đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay lập tức:

  • Bụng đau dữ dội, quằn quại.
  • Nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Sụt cân nhanh.
  • Hoa mắt chóng mặt.

Phương pháp cải thiện sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn

Khi sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn đi kèm với các dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do sinh lý không đi kèm các triệu chứng khác lạ, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh thì triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1

Để giảm sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm co thắt: Spamaverine, Actapulgite.
  • Thuốc giảm đầy hơi, giảm nhanh tình trạng ợ hơi, buồn nôn: Beano®, Gas-X®, Simethicone, Carbophos®.
  • Thuốc giảm sôi bụng, giảm nhu động ruột: Diphenoxylate, Loperamide…
  • Men tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt, giảm nhanh đầy bụng, sôi bụng, ợ hơi, ghê cổ, buồn nôn.
Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều, đúng thời gian để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt 1

Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ góp phần giảm triệu chứng sôi bụng, ợ hơi buồn nôn hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất để giảm thiểu tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn.
  • Uống đầy đủ nước mỗi này, theo khuyến cáo, bạn nên bổ sung 2 – 3 lít nước/ ngày giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nên có thói quen ăn chậm, nhai kĩ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no để hạn chế đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
  • Tránh xa các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các món tái, sống có thể gây sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn.
  • Hạn chế rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có ga…
  • Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, dậy sớm, stress, căng thẳng kéo dài.
  • Có thói quen vận động thể thao hàng ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.

Sử dụng mẹo tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc tây hay thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn hiệu quả theo gợi ý dưới đây:

1. Gừng:

Sử dụng mẹo tại nhà 1

Theo nghiên cứu, trong gừng có chứa gingerols và shogaols giúp lưu thông máu, giảm đầy hơi, thải khí từ đường tiêu hóa. Ngoài ra, gừng có tính ấm, vị cay, giảm đau, chống viêm loét, kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi và chống buồn nôn.

Để sử dụng gừng, bạn chỉ cần lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập đem hãm cùng 150ml nước nóng trong vài phút. Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống từ từ.

2. Tỏi:

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hàm lượng allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các loại virus gây bệnh hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa rất nhiều chất như: glucogen, các loại vitamin, aliin cao, fitonxit giúp giảm lượng cholesterol trong máu phòng chống được ung thư, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn cực tốt.

Để dùng tỏi, bạn chỉ cần dùng 1 củ tỏi, bóc sạch vỏ, đem xay hoặc giã nhuyễn, trộn đều với đường phèn, hòa thêm 60ml nước sôi, khuấy đều, chia ra uống 2 lần /ngày.

3. Trà hoa cúc:

Theo y học cổ truyền, hoa cúc được sử dụng để điều trị chứng sôi bụng, ợ hơi, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và viêm loét. Trong trà hoa cúc có chứa các hoạt chất chống viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí, giúp thức ăn di chuyển trong ruột diễn ra nhanh hơn.

Để sử dụng trà hoa cúc, bạn có thể ngâm 1 thìa cà phê hoa cúc khô vào 240ml nước sôi khoảng 5 – 7 phút và chắt ra uống như uống trà.

4. Sữa chua:

Sử dụng mẹo tại nhà 2

Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn lactobacillus và lactic giúp kích thích tiêu hóa, giảm khí trong dạ dày, đường ruột. Vì vậy, sữa chua là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giảm sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, giảm bớt khi trong hệ tiêu hóa.

Lưu ý, để sử dụng sữa chua trị sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn nên chọn lựa sữa chua trắng, ít đường hoặc không đường để phát huy hiệu quả tối đa.

5. Chườm nóng:

Hơi nóng từ túi chườm giúp kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi ợ hơi, buồn nôn nhanh chóng. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tứi chườm cắm điện, chai, lọ đổ nước nóng vào hoặc sử dụng khăn nóng để chườm vùng bụng. Áp dụng vài lần một ngày triệu chứng sẽ được cải thiện.

Xem nhiều hơn: 11 Cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả

Mong rằng qua thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn và cách cải thiện tình trạng này. Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên kèm theo những dấu hiệu khác lạ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị cụ thể, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...