Hé lộ nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọt - Cách khắc phục hiệu quả

Sôi bụng, đi ngoài ra bọt là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu này kéo dài không dứt có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả chứng sôi bụng đi ngoài ra bọt hiệu quả nhé.

Hé lộ nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọt - Cách khắc phục hiệu quả 1

 

Nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọt

Những người có hệ tiêu hóa khoẻ mạnh thường đi ngoài đều đặn, phân mềm, không cứng. Nếu bạn thường xuyên gặp hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra bọt kéo dài thì có thể cảnh báo một số vấn đề dưới đây:

Nóng trong người

Sôi bụng đi ngoài ra bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nóng trong người. Nguyên nhân có thể do ăn những thực phẩm có tính nóng, tác dụng phụ của thuốc… Với trường hợp do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, bạn không chỉ sôi bụng đi ngoài ra bọt mà phân còn có mùi nồng hơn bình thường. Biện pháp cải thiện tình trạng này là tích cực uống nước, ăn nhiều thực phẩm mát, nhiều chất xơ hòa tan như: rau xanh, trái cây tươi…

Sử dụng thực phẩm

Sử dụng thực phẩm 1

Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi bạn sử dụng thực phẩm, nước uống mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đi bơi trong vùng nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn, virus, kí sinh trùng có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa, tạo khí bọt khiến bạn bị sôi bụng đi ngoài ra bọt. Bên cạnh đó, kí sinh trùng có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh thông qua ăn uống không hợp vệ sinh.

Do tâm lý không ổn định

Nghiên cứu đã chỉ ra, khi tâm lý không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài tác động nhu động ruột co bóp tăng lên nhiều lần. Số lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt dẫn tới rối loạn tiêu hóa gây hiện tượng sủi bụng đi ngoài ra bọt.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa khiến bạn rơi vào tình trạng đau bụng, rối loạn các chức năng đại tiện cùng một số biểu hiện khác đi kèm. Bên cạnh sôi bụng đi ngoài ra bọt, rối loạn tiêu hóa còn gây ra một số triệu chứng:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau tăng mạnh khi ăn những thực phẩm kích thích như: chua, cay…
  • Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng.
  • Buốn nôn, nôn ói.
  • Rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy thất thường.
  • Miệng đắng, chán ăn, ăn không ngon.

Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống, sinh hoạt thì triệu chứng sẽ cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo những triệu chứng như: đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước… bạn nên đi khám bác sĩ bởi nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích 1

Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây ảnh hưởng đến ruột già. Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau quặn bụng, đau âm ỉ, đau dọc theo khung đại tràng và đi ngoài phân lỏng, táo bón thất thường. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như:

  • Sôi bụng đi ngoài ra bọt.
  • Bụng đầy hơi, căng tức, nặng bụng, khó tiêu.
  • Trung tiện nhiều.
  • Đi ngoài phân có nhầy, mủ.

Xem kĩ hơn: Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích ở mức độ nhẹ, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các thực phẩm gây kích thích. Nếu bệnh ở mức độ trung bình, các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám để có phác đồ điều trị cụ thể, tránh những biến chứng khó lường có thể xảy ra.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây viêm loét với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm độc, chế độ ăn uống không đảm bảo.

Người bệnh bị viêm đại tràng thường có một số biểu hiện:

  • Đau bụng kéo dài dọc theo khung đại tràng, cơn đau giảm dần sau khi đi đại tiện.
  • Đi ngoài ra bọt.
  • Sôi bụng, đầy hơi khó tiêu.
  • Phân lúc rắn, lúc lỏng, tuy nhiên chủ yếu là phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân lẫn máu, nhầy.

Bệnh viêm đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển thành bệnh mãn tính, gây tổn thương nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, ung thư đại tràng… Vì vậy, bạn nên chủ động khám sức khỏe định kì, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Viêm tụy

Viêm tụy 1

Tụy là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên giúp tạo enzym để tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu. Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tụy bao gồm: mắc bệnh sỏi mật, lạm dụng bia, rượu, đồ uống có cồn, rối loạn di truyền ảnh hưởng đến tuyến tụy…

Ngoài hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra bọt, người bệnh mắc viêm tụy còn có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị, cơn đau lan ra sau lưng, đau nhiều sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo.
  • Bụng sưng và có cảm giác chướng.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Sốt.
  • Nhịp tim nhanh.

Bệnh viêm tuỵ có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh để lâu có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: tiểu đường, suy gan, ung thư tuỵ… Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tuỵ, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị từ sớm, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi nào cần đi khám bác sĩ? 1

Thông thường, sôi bụng đi ngoài ra bọt không nghiêm trọng và có thể tự biến mất khi bạn thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh khoa học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, bạn cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu khi sôi bụng đi ngoài  ra bọt nhiều hơn 2 lần/ ngày và kèm theo một số dấu hiệu dưới đây bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài tiêu chảy trên 2 ngày.
  • Đi ngoài phân có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 38 độ.
  • Chóng mặt hoa mắt.

Khắc phục sôi bụng đi ngoài ra bọt bằng cách nào?

Sôi bụng đi ngoài ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tâm lý hoặc do bệnh lý. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện bạn có thể áp dụng:

Dùng thuốc tây

Dùng thuốc tây 1

Tuỳ theo nguyên nhân gây sôi bụng, đi ngoài ra bọt mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hoá: Sử dụng một số thuốc như: Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin, Smecta, Lactomin plus.
  • Hội chứng ruột kích thích: Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, chống đầy hơi, cầm tiêu chảy như Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol.
  • Bổ sung nước, điện giải…
Sử dụng thuốc tây là phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, đi ngoài ra bọt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo tư vấn bác sĩ bởi chúng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu đi ngoài ra máu, tiểu ra máu, bạn cần báo ngay cho bác sĩ, tránh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt 1

Thói quen ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hoá. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng sôi bụng, đi ngoài ra bọt:

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm tái, gỏi, sống.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, giảm thời gian bụng rỗng để hạn chế sôi bụng.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải chất độc, hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
  • Có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế ăn các món nhiều gia vị gây nóng trong người và không tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu kéo dài.
  • Tạo thói quen vận động thể thao hợp lý giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh hơn.

Dùng bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trên. Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để giảm tình trạng sôi bụng đi ngoài ra bọt như:

1. Gừng –  mật ong

Dùng bài thuốc dân gian 1

Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, giảm viêm, chống loét niêm mạc đường ruột và giảm co thắt. Enzyme protease trong gừng giúp phân giải, tiêu hoá thức ăn kích thích nhu động ruột giảm sôi bụng đi ngoài ra bọt và tiêu chảy hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng gừng, dưới đây là một số cách đơn giản nhất:

  • Cách 1: Đập dập 2 -3 lát gừng, hãm vào cốc nước ấm cùng một vài lá bạc hà trong vài phút, uống từng ngụm vào mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Một củ gừng tươi rửa sạch, đập dập băm nhỏ cho vào lọ, ngâm cùng mật ong. Mỗi sáng xúc 1 thìa mật ong và gừng hoà cùng nửa cốc nước ấm, uống từng ngụm.

2. Tía tô:

Trong Đông y, tía tô là loại thuốc quý được xếp vào nhóm các vị thuốc giải biểu (ra mồ hôi) và phát tán phong hàn (do nhiễm lạnh). Ngoài ra, tía tô còn có khả năng ức chế chất hoá học gây viêm, cải thiện triệu chứng đầy bụng, ngộ độc thức ăn, sôi bụng, đi ngoài ra bọt rất hiệu quả. Để sử dụng lá tia tô, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô khoảng 30g đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng và vớt để ráo nước.
  • Xay nhuyễn lá tía tô hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt.
  • Uống trực tiếp, nếu khó uống cho thêm vài hạt muối.
  • Uống đến khi hết triệu chứng sôi bụng đi ngoài ra bọt.

3. Lá mơ:

Dùng bài thuốc dân gian 2

Nghiên cứu đã chỉ ra, lá mơ chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, carotene, vitamin C, tinh dầu,… giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm đầy hơi, sôi bụng đi ngoài và thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích… Bạn có thể dùng lá mơ theo cách dưới đây:

  • Chuẩn bị 50g lá mơ rửa sạch, thái nhỏ.
  • Trộn lá mơ với 2 lòng trắng trứng gà.
  • Hấp cách thuỷ hoặc áp chảo không dầu.
  • Mỗi tuần ăn một lần.

4. Vỏ cam quýt (trần bì):

Trần bì là vỏ cam, quýt phơi khô. Trong Đông y, trần bì có tính ấm, vị cay đắng được sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài ra bọt khá hiệu quả. Để sử dụng trần bì, bạn áp dụng theo cách dưới đây:

  • Lấy 1 nhúm trần bì đã phơi khô cho vào ấm, chế nước sôi tráng qua một lượt rồi đổ đi.
  • Chế thêm nước vừa đun sôi một lần nữa hãm khoảng 15 phút.
  • Chắt nước uống dần như uống trà khi còn ấm.

5. Tỏi:

Dùng bài thuốc dân gian 3

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, tỏi có chứa các chất glucogen, fitonxit, vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng sôi bụng, đi ngoài ra bọt, đầy hơi, khó tiêu… Bạn có thể dùng tỏi chữa sôi bụng, đi ngoài ra bọt theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 3 – 4 nhánh tỏi đem bóc sạch, xay nhuyễn, trộn cùng chén nước và lọc lấy nước
  • Uống trực tiếp nước tỏi hoặc pha cùng nước ấm hoặc mật ong.
  • Uống 2 lần/ ngày.

Xem thêm: 13 cách chữa sôi bụng bạn nên biết

Như vậy, qua thông tin chia sẻ trên bạn đã hiểu được nguyên nhân và phương pháp cải thiện tình trạng sôi bụng đi ngoài ra bọt. Khi gặp hiện tượng này cũng không nên quá hoang mang, bạn cần bạn nên theo dõi số triệu chứng đi kèm để có phương pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...