Cẩn thận mùa đông bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc nhiều biến chứng
Đái tháo đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến. Đặc biệt khi thời tiết lạnh giá của mùa đông làm cho người bệnh dễ gặp phải rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sưng khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp…
Theo BS. Lâm Đình Phúc, nguyên trưởng khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Phó chủ tịch Hội người đái tháo đường Hà Nội cho biết, vào mùa đông những bệnh thường hay gặp nhất như: viêm phế quản, viêm phổi, bệnh về khớp, sưng khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả người bình thường. Riêng đối với những người đái tháo đường, những bệnh đó càng có nguy cơ tăng lên rất nhiều.
Như chúng ta đã biết người đái tháo đường vốn đã tiềm ẩn những nguy cơ mắc rất nhiều biến chứng về thần kinh, tim mạch nên mùa đông càng là điều kiện thuận lợi để cho các biến chứng xuất hienj nhanh hơn, nặng nề hơn, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần phải hiểu những biến chứng dễ gặp để có biện pháp tốt nhất để phòng tránh và chăm sóc cho người bệnh.
Kiểm soát đường huyết
Vào mùa đông người mắc đái tháo đường thường dễ bị tăng đường huyết do ngại vận động, ăn uống lại nhiều hơn… Nếu không kiểm soát đường huyết được thì người mắc đái tháo đường dễ gặp phải các biến chứng.
Có những nghiên cứu đã chỉ ra, vào mùa đông những người bị đái tháo đường thường có chỉ số đường huyết, chỉ số Hbmc cao hơn mùa ấm áp. Để kiểm soát đường huyết, người bệnh cần chấp hành tốt và quan tâm đến đời sống của mình.
Nếu ăn ngon miệng, muốn ăn nhiều hơn vào mùa đông thì người bệnh đái tháo đường cần tập luyện nhiều hơn để tiêu hao bớt năng lượng đi.
Nên ngâm chân, sưởi ấm đúng cách
Việc ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ tốt cho sức khoẻ, nhưng với người đáo tháo đường cần phải lưu ý ngâm chân đúng cách.
Ở người đái tháo đường sẵn có nguy cơ biến chứng thần kinh ngoại vi khiến chân họ có cảm giác đi không chính xác và cảm giác về nóng lạnh kém đi nên rất dễ ngâm chân vào nước nóng quá gây loét da.
Vì vậy, trước khi ngâm chân vào nước nóng nên nhờ người khác thử độ nóng của nước rồi mới ngâm. Thời gian ngâm chân của người đáo đường cũng nên ít hơn bình thường, chỉ có thể ngâm 5 – 10 phút. Và sau khi ngâm chân nên lau thật khô, đặc biệt là các kẽ chân. Vì nếu để ẩm thì da chân sẽ mềm, dễ bị loét và ẩm ướt càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn, ký sinh trùng khu trú, làm vết loét chân càng lớn hơn.
Người bệnh đái tháo đường bản thân da rất khô do sự nuôi dưỡng kém đi, thậm chí có người còn bị nứt nẻ ở các kẽ chân và gót chân. Khi đó nếu sưởi chân từ lò sưởi quá nóng làm nguy cơ nứt nẻ càng cao. Vì vậy trước khi sưởi cần nhờ người nhà thử độ nóng của lò sưởi.
Cần kiểm tra chân hàng ngày
Bệnh nhân đái tháo đường nên có thói quen kiểm tra chân hàng ngày. Sử dụng một tấm kính hay cần người khác giúp để nhận biết nhìn rõ mặt lòng bàn chân. Tự khám hàng ngày theo tuần tự từ mu bàn chân đến lòng bàn chân, đến ngón chân, bên hông.
Kiểm tra giữa các ngón: giữ chân sạch và khô, thường xuyên rửa chân bằng nước ấm, xà phòng nhẹ, sau đó đến lau khô. Bệnh nhân tránh ngâm chân quá lâu, tránh sử dụng hoá chất và phẫu thuật tại da. Cắt hay dũa các móng chân theo hình dạng ngón chân, tránh làm làm tổn thương chân.
Nên mang tất (vớ), tránh những loại có đường may nối dày, nên đi tất bằng chất liệu cotton hay len. Nên đi giầy vừa chân và nên chọn giầy vào cuối ngày.
Kiểm soát huyết áp
Người đái tháo đường thường đi kèm bệnh cao huyết áp (70 – 80% người đái tháo đường cũng bị cao huyết áp), tăng mỡ máu làm cho mạch máu bị co hẹp lại, đồng thời bị sơ cứng. Mùa đông lạnh càng làm cho mạch máu bị co mạnh hơn nên lượng máu cung cấp kém đi, tổn thương bàn chân và bệnh tim mạch. Nguy cơ co mạch và tăng huyêt áp kêt hợp khiến người bị đái tháo đường dễ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Vì vậy, cần đo huyết áp liên tục ngày hai lần trước khi đi ngủ và buổi sáng, thậm chí đo cả ngày để tránh để huyết áp tăng cao. Đặc biệt các cơn cao huyết áp đột biến không kiểm soát được thì nguy cơ tai biến khó lường.
Khi thấy mặt bừng bừng đỏ, người hơi chếnh choáng đó là dấu hiệu của tăng huyết áp. Lúc đó có thể uống thuốc ngay.
Người đái tháo đường cao tuổi cũng dễ gặp nguy cơ biến chứng tim mạch, động mạch vành. Một số dấu hiệu báo trước như thấy nhói bên ngực trái. Dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên thì cần kiểm soát và sử dụng thuốc tim mạch.
Lan Anh
Theo: vnmedia
Bài viêt liên quan