Chăm sóc thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa cơ thể mệt mỏi, chán ăn quấy khóc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề của rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng quan tâm.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ em với hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện là đối tượng hàng đầu dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Chỉ cần trẻ mắc bệnh lý khác hay cho trẻ dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh, thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi được đều dẫn đến tình trạng này.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm các vấn đề: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, đi ngoài phân sống… Tất cả các vấn đề này đều là sự biểu thị cho tình trạng dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Chưa kể đến tình trạng này thường diễn đi diễn lại nhiều lần khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển. Nếu cha mẹ không quan tâm và chăm sóc đúng mực sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước thậm chí nếu tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
3 nguyên tắc giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Loại trừ các vi khuẩn gây bệnh: Việc này được thực hiện bằng cách bổ sung cho trẻ các men vi sinh hay còn gọi là men tiêu hóa có lợi để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giữ gìn vệ sinh cho trẻ.
- Khôi phục vị giác của trẻ: Kẽm và acid folic, là hai khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn ở trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Gia tăng khả năng hấp thu: Cung cấp các vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất
Chăm sóc trẻ thế nào?
Như vậy để chăm sóc trẻ mắc rối loạn tiêu hóa tốt nhất thực hiện theo 3 nguyên tắc trên là chuẩn nhất:
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ
Trẻ rất hiếu động là chúa nghịch ngợm, các đồ chơi đang chơi có thể đưa vào miệng ngậm mút, ngón tay chân cũng là đối tượng ngậm của trẻ. Đây chính là con đường dễ dàng nhất để các vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ.
Vì vậy để đảm bảo vệ sinh cho bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa chân tay sạch sẽ, hạn chế việc cho trẻ ngậm tay chân, ngậm đồ chơi kể cả nó có sạch. 2 lần/ tuần là tần suất các mẹ vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen cần trẻ thực hiện. Bên cạnh đó đảm bảo không gian vui chơi cho trẻ thật sạch sẽ tránh bụi bẩn và không để trẻ chơi ở những nơi ô nhiễm.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cho trẻ có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đó là: Bột đường, đạm, béo và chất xơ. Tuy nhiên cần hạn chế chất đạm và béo trong khẩu phần vì chúng sẽ gây khó thiêu cho trẻ. Không nên ép trẻ ăn hoặc bắt trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Trong quá trình chế biến thức ăn nên chú ý đến việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm tránh đề thực phẩm bị nhiễm bẩn.
Trẻ là khách hàng khó tính trong việc ăn uống nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến gia vị khi nấu và cách trình bày. Không nên cho trẻ ăn mặn và chế biến phải đúng cách đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất.
Một số món ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
- Cháo hạt sen : Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày.
- Cháo rau sam : Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.
- Cháo cà rốt, ô mai : Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
- Cháo gừng : Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.
- Cháo gạo, sơn dược : Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.
- Cháo khiếm thực, phục linh : Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.
- Cháo khương, tra, củ cải : Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày.
Rối loạn tiêu hóa trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe mạnh phát triển tốt nhất. Hãy để ý đến con em mình cha mẹ nhé, vì một tương lai tương sáng!
Theo lohha.com.vn