Cách phòng ngừa, hạn chế cơn hen đối với bệnh nhân hen phế quản
Hen phế quản là bệnh tắc nghẽn đường thở mãn tính, đặc trưng bởi tần xuất các cơn hen, đợt hen cấp. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng, hạn chế tần suất xảy ra các cơn hen. Tần xuất cơn hen phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa dị ứng, dị nguyên gây dị ứng và các yếu tố nguy cơ khác. Vì vậy việc tránh tiếp xúc với dị nguyên, tăng cường thể trạng là những việc thường xuyên và đặc biệt cần thiết với bệnh nhân hen phế quản.
Đường dẫn khí của người bình thường và bệnh nhân bị hen phế quản.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen
1. Những yếu tố thuộc về người bệnh
- Yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng.
- Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non.
2. Những yếu tố môi trường
- Dị nguyên trong nhà: bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột…), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất, thực phẩm dị ứng như tôm, cua, cá…
- Dị nguyên bên ngoài: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương, khói…
- Các yếu tố nghề nghiệp khi làm việc: than, bụi bông, hóa chất…
- Ô nhiễm môi trường: khói thuốc lá, các loại khí thải …
3. Những yếu tố nguy cơ
- Dị nguyên
- Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh.
- Vận động quá sức, gắng sức.
- Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá).
- Cảm xúc mạnh v.v…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến triệu chứng hen suyễn càng trầm trọng hơn.
Cách phòng và hạn chế các cơn hen, các đợt hen cấp
1. Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng, kích ứng cơn hen đã đề cập ở trên như: phấn hoa, thức ăn, bụi nhà… làm sạch bầu không khí trong nhà.
2. Hạn chế các yếu tố nguy cơ do vận động, thời tiết:
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động nặng
- Ăn uống hợp lý, khoa học để nâng cao thể trạng, luôn luôn sống lạc quan, vui vẻ
- Ngừng ngay hút thuốc lá.
- Thay đổi môi trường sống nếu có điều kiện: sống ở những vùng có thời tiết ôn hòa, ít thay đổi, ít lạnh như thành phố Hồ Chí Minh…
3. Theo dõi tình trạng hô hấp thường xuyên từ đó phát hiện sớm những thay đổi, những dấu hiệu báo động cơn hen để có sự can thiệp kịp thời, xử lý để tránh nguy hại đến tính mạng.
4. Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hỗ trợ để giảm sự nhạy cảm của cơ thể với các dị nguyên, giảm tình trạng viêm ở các phế nang, tăng cường chuyển hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể từ đó hạn chế tần xuất xảy ra các cơn hen như: Bảo Khí Khang, Pulmasol…
Cách xử trí trong đợt hen cấp.
Đối với mỗi bệnh nhân đã có tiền sử bị hen phế quản, dị ứng hay đang điều trị hen phế quản luôn phải mang bên mình thuốc giãn phế quản như Salbutamol hay Terbutalin dạng xông hít, phải biết cách sử dụng đúng do bác sỹ chỉ dẫn.
Trong trường hợp xảy ra cơn hen cấp với triệu chứng như đột ngột tức ngực, khó thở, ho, khò khè bệnh nhân cần dùng thuốc ngay theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi ra chỗ thoáng mát, không khí trong lành, nghỉ ngơi. Nếu như trường hợp cảm thấy bất thường nên đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
Cách xử lý nhanh khi người bị hen lên cơn là sử dụng thuốc giãn phế quản.