Các bệnh về đường tiêu hóa trẻ hay gặp
Trong những năm đầu đời, trẻ thường đối diện với nguy cơ mắc một số bệnh do sức đề kháng còn yếu, trong đó không ngoại trừ các bệnh về đường tiêu hóa. Trên thực tế, có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ mới có thể có đầy đủ dưỡng chất và phát triển bình thường được. Chúng tôi xin giới thiệu các bệnh về đường tiêu hóa mà các bậc phụ huynh cần lưu ý, cảnh giác ngay sau đây!
Khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa sẽ trở nên biếng ăn, lười ăn
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đã và đang là căn bệnh phổ biến. Nó chỉ sự co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh có con em bị rối loạn tiêu hóa cũng không tránh khỏi lo lắng, buồn phiền. Có thể kể đến bốn công việc chính như sau: Vận chuyển, nhào lộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan. Bộ máy tiêu hóa của chúng ta thường làm rất nhiều công việc để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường và liên tục. Chính vì vậy, khi bộ máy tiêu hóa gặp “trục trặc” điều này ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể con người, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em có một hệ tiêu hóa tốt thì mới đảm bảo được khỏe mạnh, lớn nhanh, chống chọi được với các bệnh tật khác.Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ
1. Tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh của trẻ. Tiêu chảy tức là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Nguyên nhân của bệnh là do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng, vi khuẩn; do dị ứng với thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài ..v…v…2. Táo bón
Táo bón là một trong những tình trạng hay gặp ở trẻ
Trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trên một tuần, có thể là trẻ đã bị táo bón. Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước. Khi bị táo bón, phân thường cứng, thành những viên nhỏ hoặc thành các khối to. Bệnh táo bón có thể khiến trẻ đau do đi tiêu khó khăn, có trường hợp bị nứt hậu môn hoặc chảy máu khi đi tiêu.3. Khó hấp thu
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu trong khi đó chế độ dinh dưỡng không phù hợp với lứa tuổi, thiếu chất dinh dưỡng khiến trẻ khó hấp thu và trở nên yếu ớt. Trẻ có thể là đi phân sống, biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu, người mệt mỏi, hốc hác, bụng căng chướng và sút cân4. Chướng bụng, đầy hơi
Trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, dẫn đến táo bón, khó tiêu. Các chất thải bị ứ lại trong cơ thể làm cho bụng óc ách, đầy hơi và chướng bụng. Trẻ có thể sốt , quấy khóc do khó chịu, đau bụng và mệt mỏi.Một số cách xử lý khi bé bị các bệnh về đường tiêu hóa
Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi giúp hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên và sạch sẽ. Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc những chất bẩn, chất độc hại.
- Cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Đặc biệt là cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo cho hệ tiêu hóa được vận động suôn sẻ.
- Đối với trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống bổ sung Kẽm. Kẽm có thể góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.
- Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho ăn đúng giờ, đúng lúc, chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi.
- Nên đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế khám chữa ngay lập tức khi phát hiện có những dấu hiệu triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngọc Ngà
Loading...