Bệnh viêm âm đạo và cách điều trị
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ chiếm tỉ lệ 90% ở phụ nữ đang trong thời kỳ sinh hoạt tình dục cũng như trong độ tuổi sinh đẻ. Các biểu hiện của bệnh đó là: ra khí hư bất thường (màu đục, dính như bột, có mùi hôi,…), âm đạo bị kích ứng gây ngứa và đôi khi có cảm giác nóng rát, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu và nặng hơn có thể xuất huyết âm đạo nhẹ…Và có những cách nào để điều trị bệnh viêm âm đạo này?
Viêm âm đạo – nguyên nhân và biến chứng
Bệnh thường diễn tiến âm thầm với những triệu chứng dễ bị bỏ qua. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây viêm nhiễm ngược dòng như viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu, có khả năng dẫn đến tắc vòi trứng, dính buồng trứng, tử cung gây vô sinh. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Do đó, việc tìm nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời là hết sức cần thiết. Vậy nguyên nhân gây viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng roi Trichomonas, nấm Candida, tạp khuẩn và các tác nhân lây qua đường tình dục (STD) khác, bên cạnh đó việc vệ sinh vùng kín hàng ngày và trong chu kì kinh không đúng cách, thủ thuật không an toàn (dụng cụ tử cung, nạo hút thai…), việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa hoặc kháng sinh lâu dài, sự suy giảm miễn dịch, mất cân bằng nội tiết (do sử dụng thuốc ngừa thai, corticoid, bệnh lí tuyến giáp, thời kì mãn kinh, stress…), bệnh tiểu đường không kiểm soát được và thai kì là những yếu tố nguy cơ.
Viêm lộ tuyến cản trở quá trình thụ thai, và có thể dẫn đến ung thư
Mọi viêm nhiễm ở âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay các phần khác của bộ phận sinh dục như ống dẫn trứng, buồng trứng (phần phụ) hay viêm tiểu khung đều làm giảm khả năng thụ thai và có thể làm vô sinh do di chứng của viêm nhiễm làm tắc ống dẫn trứng hay viêm dính tử cung, do ra nhiều khí hư, vùng kín luôn ẩm ướt sẽ gây cản trở tinh trùng vào gặp trứng. Vì thế, nên điều trị khỏi lộ tuyến để dọn đường cho việc thụ thai. Khi viêm lộ tuyến được điều trị dứt điểm, chị em có thể có thai bình thường.
Lộ tuyến là một tổn thương lành tính, nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư
Nếu bị viêm nhiễm kéo dài, chị em cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn, nếu không muốn tước đi thiên chức làm mẹ, hoặc trở thành nạn nhân của căn bệnh gây tử vong thuộc top đầu trong các bệnh của nữ giới!
Viêm âm đạo – Bệnh khó điều trị dứt điểm
Trên thực tế, viêm nhiễm âm đạo thường khó điều trị dứt điểm được, bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Tại sao bệnh lại dễ tái đi tái lại nhiều lần như vậy? Câu trả lời là PH âm đạo đã bị thay đổi và chưa được cân bằng trở lại.
Môi trường âm đạo bình thường có khoảng 6 loại vi khuẩn khác nhau với đa số là vi khuẩn kị khí, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic tạo môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời chủng này còn tạo ra H 2 O 2 là một tác nhân diệt trùng và làm tăng độ acid của âm đạo. Đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ âm đạo khỏi bị viêm nhiễm. Việc thay đổi vi trùng thường trú, đặc biệt là Lactobacili dẫn tới sự thay đổi PH âm đạo, việc mất cân bằng PH âm đạo là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm và khiến bệnh khó điều trị dứt điểm.
Việc suy giảm vi khuẩn có ích Lactobacili có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh vùng kín không đúng cách,… tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo.