Cẩn thận một số bệnh chị em mắc phải có thể gây vô sinh
Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới song có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ những căn bệnh mà chị em mắc phải nhưng lại không được chữa trị dứt điểm làm ảnh hưởng đến hệ sinh sản và dẫn đến hiện tượng vô sinh.
Một số bệnh nguy hiểm đó là:
Các bệnh phụ khoa:
Hiện tượng ra dịch đục có lẫn máu từ âm đạo có thể là triệu chứng của một bệnh lý phụ khoa, có thể liên quan hoặc không liên quan đến khả năng thụ thai. Do đó, bạn cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế có khoa sản để được chẩn đoán và điều trị.
Viêm tiểu khung
Cho dù được điều trị, viêm tiểu khung cũng gây vô sinh vĩnh viễn cho 12% bệnh nhân. Tỷ lệ này là 25% ở những người bị tái nhiễm lần hai và hơn 50% ở người tái nhiễm lần 3. Nếu có thai, nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ rất lớn vì trứng khó di chuyển qua vòi trứng có sẹo để về tử cung để làm tổ.
Dấu hiệu của viêm tiểu khung là đau ở vùng bụng dưới, ra khí hư như mủ và sốt (có khi chỉ gai rét). Nếu có những triệu chứng này, chị em cần đi gặp thầy thuốc, nhất là nếu nó xảy ra trong tuần lễ đầu tiên sau khi sạch kinh. Nếu đúng là viêm tiểu khung, thầy thuốc khám sẽ phát hiện thấy bệnh nhân đau khi di động tử cung, có khối nề cạnh tử cung, ấn đau.
Bệnh tử cung nhi hóa
Kinh nguyệt không đều đặn và dần tắt hẳn có thể là dấu hiệu của bệnh về tử cung nhi hóa. Trong trường hợp này, người phụ nữ có thể uống thuốc nội tiết tố để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giữ cho tử cung bình thường. Còn khi đã lập gia đình thì phải đến ngay cơ sở điều trị hiếm muộn để được khám, chẩn đoán và điều trị.
Thiếu nội tiết tố nữ
Nếu đến tuổi trưởng thành mà ngực lép như đàn ông, núm vú cũng nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của buồng trứng không hoạt động.
Để xác định chính xác, cần đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm nội tiết: FSH, Estradiol và được khám phụ khoa đề chẩn đoán.
Rối loạn rụng trứng
Nguyên nhân khiến cho trứng không rụng xuất phát từ buồng trứng. Tuy nhiên, các bác sỹ sẽ giúp bạn bằng cách kiểm tra, phân tích lịch sử kinh nguyệt của bạn. Kinh nguyệt không đều hoặc không có đủ kinh nguyệt đều được coi là đầu mối dẫn tới vô sinh trong trường hợp này.
Mặc dù trên thực tế, có nhiều người phụ nữ vẫn mắc phải chứng rối loạn rụng trứng cho dù họ có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Bên cạnh đó, các bác sỹ chuyên khoa sẽ lấy mẫu máu tại thời điểm chu kỳ kinh nhất định của bạn để xét nghiệm , hoặc siêu âm ổ bụng để theo dõi sự rụng trứng.
Điều trị kết hợp thuốc kích thích khả năng rụng trứng của buồng trứng như Clomid và Follistim.
Tắc vòi trứng
Đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Do vậy, phụ nữ cần thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu lỡ có thai thì nên đến hút và nạo thai ở các cơ sở y tế chuyên khoa bảo đảm an toàn.
Phương pháp nội soi ổ bụng để gỡ dính tắc vòi trứng , mở thông vòi hoặc nối lại vòi…sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị tổn thương ít và nhẹ. 70% các trường hợp còn lại chỉ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
Theo: phukhoa.info