Tin sức khỏe

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng – vùng nhạy cảm của cơ thể. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chủ yếu do thói quen hàng ngày của người bệnh như: đứng hoặc ngồi quá lâu, cơ thể thiếu chất xơ gây ra chứng táo bón kinh niên, người bệnh lao động quá sức trong thời gian dài… Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho con người do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Nhưng càng về sau, khi bệnh phát triển hơn, các dấu hiệu rõ ràng và thay đổi với tốc độ nhanh thì người bệnh mới bắt đầu tìm hiểu và chữa bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng hơn nên việc điều trị bệnh là rất khó khăn, tốn kém. Những trường hợp bệnh quá nặng có thể phải chịu biến chứng bệnh trĩ và sống chung với căn bệnh này suốt đời. Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Chỉ là ở giai đọan đầu, bệnh chưa phát triển mạnh mẽ nên không gây lo lắng cho người bệnh. Một thời gian phát triển và biến chứng của bệnh trĩ có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Vì vậy khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu. Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn. Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.   Nứt hậu môn là biến chứng nhẹ nhất của bệnh trĩ Nứt hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ. Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên bắt đầu từ việc tập các thói quen tốt hàng ngày, lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả, ăn hoa quả hoặc uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe như: cam, bưởi, dưa hấu… Đồng thời hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lối sống sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu đặc biệt là ngồi xổm. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Cần cải thiện thực phẩm ăn uống nếu cơ thể có hiện tượng táo bón kinh niên; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập các bài thể dục nhẹ nhàng… Kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện, chữa trị bệnh trĩ kịp thời từ giai đoạn khởi đầu. Bệnh trĩ không gây biến quá nguy hiểm như những chứng bệnh khác, tuy nhiên bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn – trực tràng làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mĩ, mất tự tin người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh và không được chủ quan khi phát hiện bệnh trĩ. Theo Cotripro.vn

Hoạt chất KAG-1 giúp đẩy lùi bệnh xương khớp

Như các bạn đã biết, bệnh xương khớp là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Từ xa xưa đã có nhiều phương thuốc nhằm khắc chế căn bệnh này, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Với mong muốn đưa công nghệ đến với cuộc sống, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KAG-1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Thành công của đề tài đã mang lại tin vui cho những người không may mắc phải căn bệnh này. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với PGS.TS Lê Minh Hà – chủ nhiệm đề tài “Chiết xuất KAG-1 từ cây Địa liền”, của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, thuộc Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.   – Xin chào TS. Lê Minh Hà, thưa Tiến sĩ, trước tiên Tiến sĩ có thể chia sẻ lý do vì sao Tiến sĩ tiến hành nghiên cứu này được không ạ? TS Lê Minh Hà: “Lý do chúng tôi nghiên cứu cây Địa liền và tìm cách chiết tách hoạt chất KAG-1 là bởi: Địa liền từ rất lâu đã được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Người dân thường dùng Địa liền ngâm với rượu để xoa bóp những chỗ xương khớp bị đau, nhức mỏi và có sự cải thiện đáng kể.  Đây là một trong những vị thuốc rất quý trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cổ xưa. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung đi sâu tìm kiếm, phát hiện các thành phần có hoạt tính tốt của cây Địa liền để nâng cao hiệu quả sử dụng và tác dụng chữa bệnh của thảo dược Địa liền. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện trong cây địa liền có hoạt chất KAG-1 có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt đối với bệnh xương khớp. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KAG-1 với thuốc giảm đau Efferagant và thuốc chống viêm Indomethacin, 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lí xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KAG-1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn”.   KG-1 được chiết tách từ củ Địa liền – Theo như chuyên mục được biết thì từ việc nghiên cứu tìm ra quy trình chiết tách KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm đến việc triển khai áp dụng quy trình vào sản xuất thực tiễn trải qua rất nhiều khó khăn. TS. Lê Minh Hà có thể chia sẻ rõ hơn cho quý thính giả được biết không? TS Lê Minh Hà: “Vì KAG-1 là chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Cái khó nhất trong quy trình chiết xuất KAG-1 là kiểm soát được nhiệt độ ở tất cả các công đoạn quy trình công nghệ: từ quá trình chiết xuất, cô đặc cho đến quá trình tinh chế sản phẩm. Để vừa đảm bảo được hiệu suất chiết xuất, vừa bảo toàn được hoạt tính của KAG-1. Việc chiết xuất KAG-1 ở quy mô công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Để chiết xuất được hoạt chất KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm thì không quá khó khăn, nhưng khi áp dụng ở qui mô sản xuất công nghiệp thì gặp rất nhiều vấn đề. Tôi cùng các cộng sự đã mất nhiều năm liền nghiên cứu để tìm ra được điều kiện tối ưu có thể đáp ứng được ở quy mô sản xuất công nghiệp. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là tìm ra được loại dung môi chiết xuất an toàn, phù hợp và kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình tinh chế hoạt chất”. – Vâng, quả là một nghiên cứu phức tạp đúng không ạ. TS có thể cho biết thêm về tiêu chí lựa chọn hàm lượng KAG-1 khi đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp không ạ? TS Lê Minh Hà: “Dù là hoạt chất nào đi nữa, một khi đã đưa vào sản xuất thì ngoài tiêu chí hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vậy nên trong suốt quá trình nghiên cứu tìm ra hàm lượng KAG-1 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả, chúng tôi luôn làm thêm đánh giá về tính an toàn của hoạt chất này. Hiện nay, nhiều loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs mà nhiều bệnh nhân đang sử dụng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày, thường phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày khác. Bản thân những người có tiền sử viêm loét dạ dày cũng phải hạn chế hơn khi sử dụng các loại thuốc tây này. Rất may mắn là hàm lượng KAG-1 mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả mà chúng tôi ghi nhận được cũng nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu từ các nhà khoa học khác trên thế giới. Vậy nên KAG-1 có thể đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp với liều lượng phù hợp, người bệnh có thể an tâm sử dụng.” Vâng, theo như chia sẻ của TS. Lê Minh Hà thì đây quả là tin vui cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp đúng không ạ. Tin vui nữa là hiện nay KAG-1 đã được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giao công nghệ và ứng dụng đưa vào sản xuất thành sản phẩm có tên gọi Khương Thảo Đan. Để hiểu rõ hơn về KAG-1 và Khương Thảo Đan, quý vị có thể gọi tới hotline 0936185995. Nguồn: Khuongthaodan.vn

Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?   Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp khó khăn, thậm chí đau đơn trong các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng người bị thoát vị không nên vận động nhiều mà chỉ nên nghỉ ngơi. Đây là một quan niệm khá sai lầm bởi khi không duy trì được chế độ vận động, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu linh hoạt, dẫn đến nhiều tình trạng xấu khác. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng thoát vị. Có khá nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đi bộ là một sự lựa chọn khá thích hợp bởi đây là một phương thức vận động đơn giản và dễ thực hiện. Đi bộ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, nó có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến mô cột sống, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Người bị bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?   Bên cạnh phương pháp đi bộ, chạy bộ cũng là một bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Có khá nhiều người cho rằng chạy bộ sẽ gây ra áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế chạy bộ tác động không đáng kể đến cột sống, mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp. Chạy bộ với một cường độ hợp lý và có đai lưng hỗ trợ sẽ nâng cao sự linh hoạt xương khớp và giảm các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn các đường chạy bằng phẳng hoặc chạy bằng máy nhằm hạn chế các lực tác động lên xương sống. Cách đi bộ hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm Đi bộ theo một chu trình hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây: Đi bộ thư giãn, hai tay và hai vai thả lỏng khi di chuyển Giữ cơ thể thẳng khi đi bộ, không ngửa về sau hay chúi về trước quá nhiều Khi đi vung 2 tay thoải mái và đều đặn với một biên độ vừa phải Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng mới là là mũi chân Đi bộ kết hợp hít thở sâu và đều đặn Lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ   Nếu không đi bộ đúng cách và có cường độ đi hợp lý, phương thức đi bộ có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau để đi bộ hiệu quả nhất. Tham khảo bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức đi bộ tốt nhất, tránh tình trạng bệnh nặng hơn khi đi bộ sai cách. Lựa chọn giày và trang phục thoải mái khi đi bộ. Các đôi giày phải đảm bộ sự vừa vặn và thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt nên chọn các loại giày thiết kế riêng cho đi bộ. Quần áo thoải mái, vừa vặn, không quá rộng hay quá chật. Bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nó sẽ giúp cơ thể làm quen hơn với chế độ luyện tập. Khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi và thực hiện động tác điều hòa sau khi thực hiện xong chu trình đi bộ. Thời gian đi bộ lý tưởng là 10 – 20 phút và địa điểm phù hợp là các con đường bằng phẳng, không quá dốc hay nhiều vật cản. Khi đi bộ người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn và cố gắng giữ tư thế tiêu chuẩn, chú ý không dồn quá nhiều sức khi đi bộ. Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi một ít phút trước khi tiếp tục. Mức độ đi bộ tối đa cho người bệnh là từ 1.5km – 2km, tránh việc hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến cột sống. Đi bộ là một trong những bài tập vận động hữu hiệu nhất dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Phương thức luyện tập này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Bạn nên kết hợp các bài tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.  

Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể kém, với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Bậc phụ huynh đều rất lo lắng và thương yêu trẻ nhưng lại chưa biết rõ làm thể nào để có thể giúp trẻ tránh xa được các tác nhân gây dị ứng. Với bài viết này, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thêm hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ, bao gồm: Sức đề kháng kém, không có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây hại. Cơ địa dị ứng. Bụi ve: gần 85% người bị dị ứng với bụi ve. Lông chó, mèo hay các loài động vật khác. Phấn hoa từ cây cỏ. Nấm mốc: ở những nơi ẩm ướt. Vẹo, lệch vách ngăn. Khối u, polyp nhỏ trong mũi. Viêm VA. Trẻ rất dễ bị dị ứng do dị có dị vật trong mũi, bởi trẻ tinh nghịch, ham chơi, lại thích nô đùa với các loài vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể khiến cho tình trạng viêm mũi ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ như thế nào? Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hết sức đơn giản bằng cách chú trọng vào hai điểm lớn, đó là: chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh. Chế độ dinh dưỡng Trẻ vị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể yếu, vì vậy phụ huynh nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, trong trường hợp cần thiết có thể uống bổ sung vitamin C. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A,C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3 như: các loại thịt, cá,…có sẵn trong tự nhiên, bổ sung cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày, mà không cần uống viên uống bổ sung. Cho trẻ uống nhiều nướ để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước rau luộc, nước trái cây. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng. Giữ gìn vệ sinh Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lức vừa từ ngoài đường về nhà. Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giúp đường mũi của trẻ sạch sẽ, khỏi bị viêm nhiễm. Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi. Khi bé lau chùi nước mũi nhiều sẽ khiến cho vùng da dưới mũi bị khô, rát, làm tăng khả năng viêm. Không khí khô khiến cho mũi trẻ bị viêm. Vì thế, phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho môi trường trong lành và thoáng mát. Phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa, và cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé. Giặt giũ chăn, ga, đệm, gối định kì giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và đánh răng thường xuyên. Cho bé tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc và bụi.   Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn giữa viêm mũi với cảm cúm thông thường. Để tránh nguy cơ trẻ bị viêm phế quản hay viêm phổi về sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám Nguồn: Benhxoang.vn

Viêm xoang có thể gây biến chứng nguy hiểm

Viêm xoang là căn bệnh thường gặp ở Việt Nam, theo thống kê của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân số mắc phải chứng viêm xoang lên tới trên 5% dân số. Viêm xoang kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng mặc dù vậy không ít người bệnh chủ quan không để ý hoặc không biết đến. Tìm hiểu rõ các biến chứng của bệnh là điều hết sức cần thiết. Biến chứng gặp ở đường hô hấp Mũi là cửa ngõ đầu tiên của hệ hô hấp cũng là nơi tiềm ẩn các bệnh về đường hô hấp. Viêm xoang chính là viêm các hốc xoang trong mũi chính vì vậy biến chứng về hô hấp là dễ gặp phải nhất. Viêm xoang dẫn đến hiện tươngj nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên hoặc cả hai bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi nên không được làm ấm, làm sạch. Trong khi đó dịch mũi trực tiếp đi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng rồi chuyển qua viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp. Viêm đường hô hấp dưới cũng là biến chứng. Căn bệnh này chỉ được đẩy lùi nếu viêm xoang được điều trị dứt điểm. Nếu không điều trị dứt điểm viêm xoang tình trạng viêm đường hô hấp dưới sẽ xảy ra cùng các triệu chứng là ho, khó thở. Mắt có thể gặp biến chứng làm giảm thị lực Nhiều người đã gặp phải biến chứng này, mắt giảm thị lực rõ ràng thậm chí mù mà không hiểu được lý do tại sao mà nguyên nhân lại chính là do tình trạng viêm xoang gây ra.  Hốc mắt  được bao quanh là xoang hàm, phía trên là xoang trán, phía trong là xoang sàng và xoang bướm do đó nếu xoang bị viêm rất có thể gây ảnh hưởng lớn tới thị giác bởi quá trình viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên các biến chứng tại mắt. Ngoài giảm thị lực ra một số biến chứng khác về mắt có thể xảy ra là: Viêm mô liên kết quanh hốc mắt: Thường gặp ở người viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù. Viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương khiến khó khám nhãn cầu và đánh giá mức độ lồi mắt. Áp-xe mi mắt: Do viêm xoang trán hoặc xoang sàng gây áp-xe mi trên, hay viêm xoang hàm gây áp-xe mi dưới. Mí mắt sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết. Túi mủ sẽ vỡ ra sau 4 – 5 ngày. Áp-xe túi lệ: Tình trạng này thường gặp trong viêm xoang cấp do xương lệ mỏng và có ống lệ tỵ thông mắt với mũi xoang. Biểu hiện là góc trong mắt sưng nề, đỏ lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc. Bệnh nhân sốt và nhức mắt, khi mủ vỡ ra thì có thể hết nhức và tạo ra lỗ dò mạn tính sau này Viêm não viêm màng não Viêm não viêm màng não cũng là những biến chứng có thể gặp của viêm xoang mặc dù tỷ lệ gặp phải biến chứng này không nhiều nhưng không phải là không có khả năng. Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai… Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Dấu hiệu thay đổi tính tình xuất hiện sớm nhất. Triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện rất rõ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Viêm tai giữa – biến chứng ở tai Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vòi tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc… Để ngăn chặn biến chứng cách tốt nhất là điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang. Theo lohha.com.vn

Chăm sóc thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa cơ thể mệt mỏi, chán ăn quấy khóc. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề của rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng quan tâm. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ Trẻ em với hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện là đối tượng hàng đầu dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Chỉ cần trẻ mắc bệnh lý khác hay cho trẻ dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh, thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi được đều dẫn đến tình trạng này. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm các vấn đề: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, đi ngoài phân sống… Tất cả các vấn đề này đều là sự biểu thị cho tình trạng dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Chưa kể đến tình trạng này thường diễn đi diễn lại nhiều lần khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển. Nếu cha mẹ không quan  tâm và chăm sóc đúng mực sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước thậm chí nếu tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong. 3 nguyên tắc giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ Loại trừ các vi khuẩn gây bệnh: Việc này được thực hiện bằng cách bổ sung cho trẻ các men vi sinh hay còn gọi là men tiêu hóa  có lợi để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Khôi phục vị giác của trẻ: Kẽm và acid folic, là hai khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn ở trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Gia tăng khả năng hấp thu: Cung cấp các vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất Chăm sóc trẻ thế nào? Như vậy để chăm sóc trẻ mắc rối loạn tiêu hóa tốt nhất thực hiện theo 3 nguyên tắc trên là chuẩn nhất: Giữ gìn vệ sinh cho trẻ Trẻ rất hiếu động là chúa nghịch ngợm, các đồ chơi đang chơi có thể đưa vào miệng ngậm mút, ngón tay chân cũng là đối tượng ngậm của trẻ. Đây chính là con đường dễ dàng nhất để các vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh cho bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa chân tay sạch sẽ, hạn chế việc cho trẻ ngậm tay chân, ngậm đồ chơi kể cả nó có sạch. 2 lần/ tuần là tần suất các mẹ vệ sinh đồ chơi cho trẻ. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen cần trẻ thực hiện. Bên cạnh đó đảm bảo không gian vui chơi cho trẻ thật sạch sẽ tránh bụi bẩn và không để trẻ chơi ở những nơi ô nhiễm. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cho trẻ có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đó là: Bột đường, đạm, béo và chất xơ. Tuy nhiên cần hạn chế chất đạm và béo trong khẩu phần vì chúng sẽ gây khó thiêu cho trẻ. Không nên ép trẻ ăn hoặc bắt trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Trong quá trình chế biến thức ăn nên chú ý đến việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm tránh đề thực phẩm bị nhiễm bẩn. Trẻ là khách hàng khó tính trong việc ăn uống nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến gia vị khi nấu và cách trình bày. Không nên cho trẻ ăn mặn và chế biến phải đúng cách đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất. Một số món ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Cháo hạt sen : Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo rau sam : Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo cà rốt, ô mai : Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo gừng : Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược : Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh : Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày. Cháo khương, tra, củ cải : Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày. Rối loạn tiêu hóa trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe mạnh phát triển tốt nhất. Hãy để ý đến con em mình cha mẹ nhé, vì một tương lai tương sáng! Theo lohha.com.vn

Bài viết nổi bật

Loading...