Tin sức khỏe

Chẩn đoán nhược cơ như thế nào?

Nhược cơ là một trong những bệnh lý thần kinh – cơ tự miễn thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề là giảm số lượng các thụ thể acetylcholine tại bản vận động cơ do sự tấn công của các kháng thể tự miễn vào các thụ thể này. Bệnh nhược cơ nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ rất cao. 1. Bệnh Nhược cơ là gì: Bệnh nhược cơ còn có tên khoa học khác là Myasthenia gravis, là một loại bệnh lý tự miễn dịch dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh và làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ, với đặc tính là mỏi và yếu cơ vân, biểu hiện này tăng khi người bệnh gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Khi mắc bệnh nhược cơ, người bệnh có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại kháng thể kháng Achr, từ đó làm giảm số lượng chất này, đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Achr tại màng hậu synap khiến cho cơ thể bị giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap thần kinh cơ và dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh nhược cơ trong dân cư là 0,5-5/100.000. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng dễ mắc nhất ở đối tượng phụ nữ dưới 40 tuổi. Tùy vào tình trạng và mức độ mà bệnh nhược cơ được phân loại như sau: Nhóm I: Nhược cơ khu trú ở mắt; Nhóm IIA: Nhược cơ toàn thân nhẹ và chưa có rối loạn hô hấp, nuốt; Nhóm IIB: Nhược cơ toàn thân trung bình, bắt đầu có rối loạn nuốt và nói nhưng chưa có rối loạn hô hấp; Nhóm III: Nhược cơ toàn thân nặng, cấp tính, xuất hiện rối loạn nói, nuốt và hô hấp; Nhóm IV: Nhược cơ nặng như trong nhóm III và kéo dài trong suốt nhiều năm. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ Chẩn đoán nhược cơBị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được là dấu hiệu của bênh nhược cơMột số dấu hiệu nhận biết giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh nhược cơ bao gồm: Cảm giác yếu mỏi các cơ và cảm giác có sự thay đổi trong ngày, khi nghỉ ngơi và khi vận động; Bị sụp mí mắt hoặc có thể kết hợp với nhìn đôi, lác. Bị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được; Bị nhược cơ vùng hầu của thanh quản, người bệnh bỗng nhiên nói ngọng, khó nói, khó nuốt; Bị nhược cơ hô hấp, cảm thấy khó thở, nếu nặng sẽ là suy thở và đe dọa tính mạng. 3. Đối tượng có nguy cơ mắc phải nhược cơ Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh nhược cơ hay yếu cơ, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh lý này bao gồm: Bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp; Yếu tố di truyền, có bố hoặc mẹ bị nhược cơ; Bệnh nhân có u tuyến ức; Mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Chẩn đoán nhược cơ Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ mắc nhược cơ cao hơn bình thường 4. Chẩn đoán nhược cơ: Để chẩn đoán nhược cơ chính xác, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm trên cơ thể người bệnh. Cùng với việc đánh giá thần kinh và thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh như: Tình trạng yếu cơ có nặng lên khi hoạt động nặng hoặc về buổi chiều không?Người bệnh có gặp tình trạng mắt mở lớn lúc mới thức dậy sau đó sụp mí dần, kèm theo lé mắt không?Có bị nuốt khó, uống sặc, nói khó?Nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì có quấy khóc, bú kém vài giờ đầu sau sinh không?Gia đình có ai bị bệnh nhược cơ không?Sau khi hỏi tiền sử bệnh ở bệnh nhân thì bác sĩ tiến hành chẩn đoán nhược cơ bằng cách thăm khám lâm sàng: Tìm dấu hiệu sụp mí một hoặc hai bên, liệt vận nhãn;Yếu cơ chân tay;Khám phản xạ gân cơ;Tìm dấu hiệu dọa suy hô hấp ở người bệnh.Ngoài ra, một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nhược cơ cần thực hiện bao gồm: Thử nghiệm Prostigmin: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kháng men Cholinesterase để cho các phân tử Achr chậm bị phá huỷ và nhờ đó mà các cơ hoạt động được. Thử nghiệm sẽ có kết quả dương tính khi các triệu chứng nhược cơ giảm đi rõ rệt;Ghi điện cơ;Chụp X-quang thường và có bơm khí trung thất;Chụp CT và MRI;Soi trung thất và sinh thiết để xác định bản chất của tổn thương tuyến ức;Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: Là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán nhược cơ cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh. Một khi đã mắc phải bệnh nhược cơ, người bệnh có thể phải sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không nên quá phụ thuộc và ỷ lại vào phương án điều trị của bác sĩ mà cần phải có chế độ lao động, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám theo lịch và khi nhận thấy bất thường xảy ra.  

8 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ vào mùa hè

Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.

Công bố khoa học về tác dụng của KGA1 - Chiết xuất từ Địa Liền

Địa liền là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ thời cổ xưa có tác dụng trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí, chủ trị phong tê thấp, tê bì, đau nhức xương khớp. Đã có không ít công trình nghiên cứu về thành phần hoạt chất của Địa liền. Trong đó, hoạt chất được xem là có tác dụng chính là KGA1. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp: giảm đau, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm….Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục. Do đó, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã tìm ra quy trình chiết tách thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị  bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả. – Theo công trình nghiên cứu được công bố của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp. Tác dụng này đã được chứng minh bằng phương pháp gây co thắt bằng acid acetic trên chuột. Kết quả kiểm tra khả năng giúp giảm đau nhờ giảm co thắt trên chuột. Lô thí nghiệm Nồng độ Số lần co thắt % ức chế 1 KGA1 (50mg/kgP) 23 75.79 2 KGA1 (20mg/kgP) 49 48.42 3 Efferalgan (50mg/kgP) 30 68.42 4 ĐC âm (nước cất, 0,1ml/10KgP) 95 – Kết quả trên cho thấy chuột uống KGA1 liều 50mg/kgP và liều 20mg/kgP có khả năng ức chế cơn co thắt bụng từ đó làm chuột giảm đau. Ở liều 50mg/kgP, KGA1 có khả năng ức chế co thắt tốt hơn so với Eferagan với % ức chế của KGA1 là 75,79% còn Eferagan (50mg/kgP) là 68,42%. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với P<0.1.   Theo PGS.TS. Lê Minh Hà hoạt chất KGA1 trong địa liền có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi. -Tác dụng chống viêm của hoạt chất KGA1  Đặc tính chống viêm của KGA1 được các nhà khoa học chứng minh bằng mô hình gây viêm trên chuột sử dụng carrageenan.   Hiệu quả ức chế viêm của SF-1 đã được tìm thấy là cao hơn chất đối chứng indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong bệnh lí xương khớp hiện nay) gây ra (45,9%) . Kết quả nghiên cứu cho thấy KGA1 được tiêu hóa và hấp thụ ngay sau 4 – 5 giờ sử dụng đã xuất hiện tại đầy đủ các khớp, xương trên toàn cơ thể thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, chống viêm sưng phù nề mà hầu như không để lại bất kì một tác dụng phụ nào như các thuốc tây giảm đau mà ta thường thấy. KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong kháng viêm, tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất KGA1 từ Địa liền của PGS.TS Lê Minh Hà có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lí xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.   Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây địa liền, kết hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay. Theo: Khuongthaodan.com    

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là bệnh sinh ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn ít xơ, nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ Do bệnh thường tiến triển âm thầm, không thể hiện triệu chứng gì trong giai đoạn đầu nên người bệnh thường không biết hoặc chủ quan không đi khám. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh càng nặng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các dấu hiệu sau để thăm khám và can thiệp điều trị, thay đổi lối sống để ngăn không cho bệnh nặng thêm:   Chảy máu ở bệnh trĩ là máu đỏ tươi, rất dễ thấy sau khi đi vệ sinh Chảy máu khi đi đại tiện: Tĩnh mạch trĩ giãn ra, thò vào lòng ống hậu môn. Khi có khối phân đi qua gây chà xát dễ khiến chảy máu. Đây là biểu hiện rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu do bệnh nhân không để ý hoặc chủ quan. Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện bất thường, có thể gặp trong một số bệnh khác nhau như trĩ, bệnh lỵ amip, lỵ trực trùng,… với biểu hiện ra máu khác nhau. Đối với bệnh trĩ, máu chảy là máu đỏ tươi, không lẫn với phân, không có nhầy, người bệnh có thể phát hiện bằng cách nhìn vào giấy vệ sinh hoặc thấy máu dính vào phân. Ngứa, đau rát hậu môn: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát hậu môn do nhiễm khuẩn gây viêm ở búi trĩ. Đây có thể là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh khi ở giai đoạn đầu. Sa búi trĩ nội: Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm ở trong ống hậu môn, trên đường lược (đường ngăn cách búi trĩ nội và búi trĩ ngoại). Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ hình thành bệnh trĩ nội. Lúc đầu búi trĩ nội chỉ thò vào lòng ống hậu môn, về sau, khi bệnh nhân rặn đại tiện, búi trĩ này có thể thò ra ngoài lỗ hậu môn và tự thụt vào sau khi đi đại tiện xong. Ở các giai đoạn nặng hơn, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài ở các mức độ nặng hơn. Triệu chứng bệnh trĩ nặng Búi trĩ nội nếu sa ra ngoài hậu môn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, lở loét Ở giai đoạn nặng, người bệnh cảm thấy khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, một số dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn nặng bệnh nhân hay gặp phải sau: Chảy máu nặng – thiếu máu: Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhỏ giọt hay thành tia, ra máu cục khi đi đại tiện. Thậm chí, người bệnh bị chảy máu cả khi ngồi, đi lại nhiều. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu ở các mức độ khác nhau trong bệnh trĩ. Sa búi trĩ mức độ nặng: Ban đầu, búi trĩ nội thi thoảng bị sa xuống khi rặn đại tiện. Khi búi trĩ to dần, các cơ nâng đỡ và dây chằng Park chùng nhẽo, búi trĩ sa thường xuyên hơn. Búi trĩ sa khi đi đại tiện có thể không tự co lên mà cần phải lấy tay đẩy mới được. Nặng hơn, búi trĩ có thể sa một cách thường xuyên, cả khi ngồi, hoặc sa ra ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa. Trĩ sa ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt bình thường của người bệnh. Ngoài ra, búi trĩ sa ra ngoài dễ gây nhiễm khuẩn thậm chí là lở loét và hoại tử. Đau: Người mắc bệnh Trĩ phần lớn đều thấy đau dữ dội ở vùng hậu môn. Đau xuất hiện do biến chứng tắc mạch, thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Tắc mạch là hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, thường không dám ngồi thẳng mà chỉ ngồi bằng 1 bên mông. Trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để can thiệp. Ngay sau khi chích để lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, đau còn có thể gặp trong sa nghẹt búi trĩ, hoặc áp xe do nhiễm khuẩn búi trĩ nội. Đối với người mắc bệnh Trĩ, phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp giảm thiểu biến chứng, tăng cơ hội điều trị triệt để. Sử dụng những chế phẩm dạng bôi là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, nhờ đó nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu và an toàn.      

Đau vai gáy - bệnh lí xương khớp không thể xem thường

Nếu như đau vai gáy do các nguyên nhân cơ học như nằm ngủ sai tư thế, vận động mạnh…và do nhiễm lạnh có thể phòng tránh và chữa trị bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì đau vai gáy do các bệnh lý về xương khớp, cần phải điều trị bệnh lý cơ xương khớp kết hợp với điều trị triệu chứng đau mỏi vai gáy thì mới khỏi dứt điểm được bệnh.

Bị viêm mũi dị ứng cần phải làm gì?

Rất khó chịu và mệt mỏi khi căn bệnh viêm mũi dị ứng ngày ngày bám theo bạn? Phương pháp nào phù hợp giúp bạn thoát khỏi tình trạng này? Vâng, bài viết này chính là dành cho bạn! Viêm mũi dị ứng là gì? Khái niệm này dùng để chỉ hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí….Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng sự khó chịu mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Ai cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng, đặc biệt là những đối tượng hay phải tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất, phấn hoa,..v..v.. do đặc thù nghề nghiệp. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng Khác với một số bệnh, bệnh viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu khá rõ ràng để có thể phát hiện bệnh. Chúng tôi xin được khái quát lại một số dấu hiệu sau đây: Ngứa mũi, hắt hơi: Các biểu hiện này diễn ra liên tục, hắt hơi một tràng và không thể kiểm soát được. Khi hắt hơi sẽ làm cho các cơ co thắt lại, dẫn đến cảm giác váng đầu, đau đầu. Chảy nước mũi: Hiện tượng chảy nước mũi là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Dịch mũi nhiều, chảy ở cả hai bên mũi. Dịch mũi có màu trong suốt, tuy nhiên, sau vài ngày, dịch mũi sẽ bị đục hơn, do bị bội nhiễm. Nghẹt mũi: Nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên mũi Tắc ngạt mũi: Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Đau vùng mũi, xoang mặt: Có cảm giác đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt. Ngoài ra, mũi bị tắc nghẹt cũng khiến cơ thể mệt mỏi, chán nản, váng đầu, sức khỏe suy giảm. Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt: Dị ứng mũi thường có thể kèm theo dị ứng vùng mắt, vùng họng. Làm gì khi bị viêm mũi dị ứng? Dưới đây là một số cách hướng dẫn bạn xử lý tình trạng viêm mũi dị ứng, mời các bạn đọc tham khảo: Tìm hiểu dị nguyên gây ra viêm mũi dị ứng cho bạn: Biết đích xác được nguyên nhân gây ra bệnh, bạn sẽ gia tăng cơ hội chữa trị bệnh cho bản thân. Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể là do khói, bụi, phấn hoa,..v..v.. Dị ứng với một số thực phẩm và hải sản, do sự mẫn cảm,do dùng nhiều thuốc kháng sinh hoặc do gia đình có tiền sử mắc bệnh. Tránh các tác nhân gây dị ứng và kiểm soát môi trường sống Hạn chế sử dụng cũng như tránh xa các tác nhân gây dị ứng cho bạn như phấn hoa, khói, bụi,..hải sản và một số thực phẩm gây dị ứng. Sử dụng khẩu trang và mặt nạ cần thiết khi làm việc trong môi trường bụi bặm, nhiều khói độc. Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin. Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, chú ý giữ gìn vệ sinh cho mũi. Thường xuyên vệ sinh mũi Vệ sinh mũi bằngnước ấm hoặc nước muối sinh lý Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc lá để mũi không hít phải mùi khói thuốc. Xoang bách phục giải pháp cho viêm mũi dị ứng Xem chi tiết về “sản phẩm Xoang Bách Phục” Xoang Bách Phục là thực phẩm chức năng có tác dụng hiệu quả đối với các trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Sản phẩm hiện đang là lựa chọn hàng đầu tin cậy đối với người bệnh. Xoang bách phục có nguồn gốc hoàn toàn từ các thảo dược quý tự nhiên như cây kinh giới tuệ, kim ngân hoa, cây hoắc hương,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm sưng và giảm nguy cơ dị ứng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa trong các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng. Xoang Bách phục là sản phẩm hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hàng đầu, mang lại hiệu quả cao đối với mỗi người sử dụng. Lohha.com.vn

Bài viết nổi bật

Loading...