Khi mắc phải các vấn đề về tiêu hoá nói chung và sôi bụng tiêu chảy nói riêng, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp lý. Bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Nhiều người băn khoăn, khi bị sôi bụng tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi và mau lại sức? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc một số thực phẩm giúp nhanh cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy và phục hồi sức khỏe. Mục lụcNguyên tắc ăn uống cho người bị sôi bụng, tiêu chảySôi bụng, tiêu chảy nên ăn gì?Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thểThực phẩm giàu tinh bộtThực phẩm giàu đạmThực phẩm giàu chất xơThực phẩm mềm dễ tiêu hóaThực phẩm giàu vitamin và khoáng chấtThực phẩm giàu lợi khuẩnSôi bụng, tiêu chảy kiêng ăn gì?Thực phẩm từ bơ, sữaĐồ ăn nhiều đườngĐồ ăn chứa nhiều chất béoĐồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóngThực phẩm tái, sốngThực phẩm sinh hơiTránh đồ uống chứa chất kích thíchLưu ý ăn uống cho người bị sôi bụng tiêu chảy Nguyên tắc ăn uống cho người bị sôi bụng, tiêu chảy Khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn thường phải đối mặt với tình trạng cơ thể mất nước, mất điện giải, người mệt mỏi, chóng mặt do đi ngoài liên tục. Chính vì vậy, chế độ ăn uống lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng, khôi phục sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện bệnh. Vì vậy, khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn cần cần lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau: Lựa chọn các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy và tránh xa những thực phẩm khiến triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng. Bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống giúp bù nước và dinh dưỡng đã mất khi tiêu chảy. Chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hoá và có lợi cho đường ruột. Chia nhỏ các bữa ăn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Tránh xa những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, gây đầy hơi, khó tiêu, khó hấp thụ. Sôi bụng, tiêu chảy nên ăn gì? Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến triệu chứng của hệ tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng sôi bụng, tiêu chảy, người bệnh nên ăn uống theo một số gợi ý dưới đây: Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Sôi bụng, tiêu chảy kéo dài dễ khiến cơ thể mất nước, suy kiệt thậm chí là sốc dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh việc uống đầy đủ nước lọc, điện giải, bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước dưới đây: Nước gạo rang. Nước ép táo, tổi, nước dừa, dưa hấu…. Một số loại trà giúp cải thiện tình trạng sôi bụng, tiêu chảy và giúp bổ sung nước như: trà hoa cúc, trà vỏ cam quýt (trần bì). Bổ sung sữa chua uống giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thực phẩm giàu tinh bột Nhóm thực phẩm giàu tinh bột giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, giảm tình trạng sôi bụng tiêu chảy. Bởi nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ cao, dễ tiêu hoá. Một số thực phẩm giàu tinh bột bạn nên bổ sung khi bị sôi bụng tiêu chảy như: khoai lang, khoai tây, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc…. Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến thành dạng cháo, súp, nấu canh vừa bổ sung nước, bổ sung tinh bột và giúp dễ tiêu hoá. Thực phẩm giàu đạm Sôi bụng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt… giúp phục hồi sức khoẻ sau những lần đi ngoài. Một số thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như: thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành… giúp bổ sung protein, sắt, kẽm và vitamin. Trong đó, thịt gà là lựa chọn tuyệt vời mà bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý chế các loại thực phẩm dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên, rán nhiều dầu mỡ nhé bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa nhé. Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ hòa tan có tác dụng tăng khối tích cho phân, giúp phân đặc nhưng mềm. Nhờ đó, giúp giảm bớt số lần đi ngoài, làm dịu niêm mạc ruột đang chịu tác động vì tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và giúp dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, khi chế biến các món ăn từ rau xanh, bạn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, tránh chiên xào, nhiều dầu mỡ nhé. Một số loại rau xanh, trái cây tươi tốt giúp cải thiện triệu chứng sôi bụng tiêu chảy và giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh hơn mà bạn có thể sử dụng như: chuối, ổi, táo, việt quất, rau mồng tơi, rau khoai lang, cần tây… Thực phẩm mềm dễ tiêu hóa Sôi bụng, tiêu chảy là triệu chứng gây nhiều khó chịu và mệt mỏi. Thay vì ăn những thực phẩm khô, cứng khó hấp thu chất dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hoá trầm trọng hơn thì bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ tiêu như: luộc, hầm, súp, cháo… Những thực phẩm này giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng mất nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là người đang bị sôi bụng tiêu chảy. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khoẻ nói chung mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hoá, giúp làm dịu dạ dày, hỗ trợ và cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất mà bạn có thể bổ sung trong thực đơn hằng ngày như: khoai lang, cà chua, dâu tây, rau chân vịt, măng tây… Thực phẩm giàu lợi khuẩn Khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn không nên bỏ qua thực phẩm giàu lợi khuẩn trong chế độ ăn uống hằng ngày. Sữa chua là thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và làm lành các tổn thương ở niêm mạc ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, khi bị sôi bụng tiêu chảy, bạn không nên sử dụng quá nhiều sữa chua. Theo khuyến cáo, người lớn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua (tương đương 250 – 500 gram) và trẻ em có thể dùng 1/2 – 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Tránh ăn sữa chua khi bụng đói và nên ăn sau bữa chính khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại men tiêu hóa giúp tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt các hại khuẩn trong đường tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo bác sĩ các loại men tiêu hoá có thể sử dụng nhé. Sôi bụng, tiêu chảy kiêng ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm được khuyên dùng khi bị sôi bụng tiêu chảy, người bệnh cũng nên hết sức lưu ý đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gây trầm trọng thêm tình trạng sôi bụng đi ngoài. Sau đây là một số thực phẩm, thức uống cần lưu ý: Thực phẩm từ bơ, sữa Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, bạn nên tránh các loại thực phẩm bơ, sữa, kem, phô mai, bơ… Theo các chuyên gia sức khoẻ, trong sữa có thành phần lactose khó tiêu hóa. Khi bị sôi bụng, tiêu chảy, bạn không thể hấp thu được lactose (loại đường có trong các sản phẩm làm từ bơ sữa gây khó tiêu) khiến triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy thêm trầm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn sữa chua giàu probiotic nếu cơ thể không có bất kỳ phản ứng gì. Xem tham khảo: Đau bụng đi ngoài có uống sữa được không? Đồ ăn nhiều đường Thực phẩm nhiều đường khiến hàm lượng insulin trong máu tăng cao, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, nó sẽ lấy nước từ tế bào vào ruột khiến phản xạ co bóp ở ruột mạnh hơn, từ đó làm tình trạng sôi bụng, tiêu chảy thêm trầm trọng. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều đường khiến các hại khuẩn phát triển mạnh trong đường ruột làm cho quá trình điều trị sôi bụng tiêu chảy gặp khó khăn hơn. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ làm tăng cơn co thắt ruột, gây tình trạng khó tiêu, tăng gánh nặng lên hệ tiêu hoá khiến triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị sôi bụng tiêu chảy, bạn nên loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn nhanh trong thực đơn hàng ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều cần béo bạn cần tránh như: Đồ ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rán Các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Đồ ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng Các loại thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc ruột khiến đường ruột của bạn phải hoạt động co bóp mạnh hơn khiến triệu chứng sôi bụng tiêu chảy càng thêm trầm trọng. Chính vì vậy, khi bị sôi bụng tiêu chảy bạn tuyệt đối tránh xa một số thực phẩm muối chua, lên men như: dưa, cà, măng, kim chi… và các loại gia vị: muối ớt, sa tế, mù tạ, hạt tiêu… Thực phẩm tái, sống Các loại thực phẩm tái sống như gỏi, tiết canh, rau sống, các loại rau thơm, rau thủy sinh gây kích thích tiêu hoá và có thể khiến bạn dễ nhiễm khuẩn, kí sinh trùng làm gia tăng triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy thậm chí còn khiến bạn ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm sinh hơi Người bị sôi bụng, tiêu chảy được khuyến cáo không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như rau cải, súp lơ, bắp cải, hành tây, đào, mận, hoa quả sấy khô… bởi chúng sẽ làm cho tình trạng sôi bụng, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi càng thêm khó chịu. Tránh đồ uống chứa chất kích thích Những người có hệ tiêu hoá bình thường, khoẻ mạnh, các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê không phải là thức uống lành mạnh. Đặc biệt, nếu bị sôi bụng, tiêu chảy lại càng không nên sử dụng. Các loại đồ uống chứa cồn gây kích thích hệ bài tiết sẽ khiến bạn dễ mất nước. Ngoài ra, các loại đồ uống như cà phê chứa thành phần caffeine gây kích thích hệ thần kinh đại tràng làm tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn và phân trong ống tiêu hóa nhanh bất thường khiến tình trạng sôi bụng, tiêu chảy càng trở lên trầm trọng.. Xem thêm: Đẩy lùi sôi bụng tiêu chảy như thế nào? Lưu ý ăn uống cho người bị sôi bụng tiêu chảy Bên cạnh các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị sôi bụng, tiêu chảy thì bạn cũng cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây: Chỉ ăn những thực phẩm đã được chế biến kĩ, đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên có thói quen ăn uống đúng giờ. Tránh ăn những thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản, đặc biệt là các loại thực phẩm hết hạn, ôi thiu và có dấu hiệu nấm mốc. Tránh ăn những loại thực phẩm tái, sống như tiết canh, lòng lợn, rau sống, gỏi và nội tạng động vât. Hạn chế ăn các thực phẩm ven đường, không đảm bảo vệ sinh. Có thói quen rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc nơi công cộng. Khi bị sôi bụng, tiêu chảy nên uống đầy đủ nước và nghỉ ngơi tránh mất nước, mất sức Có thói quen thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. Xem thêm: 11 Cách chữa sôi bụng đi ngoài hiệu quả Sôi bụng, đi ngoài ở mức độ nhẹ không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng này không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa. Nhất là khi có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy kéo dài. Hy vọng qua thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn có thêm phương pháp cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi đã áp dụng những cách trên mà triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí xuất hiện các biểu hiện khác lạ, bạn hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tin sức khỏe
Lý giải nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra nước - Cách khắc phục
Sôi bụng là hiện tượng bình thường dễ gặp khi đói hoặc hệ tiêu hoá rối loạn. Tuy nhiên, sôi bụng đi ngoài ra nước có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá gặp trục trặc hay một số bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết. Mục lụcNguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra nướcNhiễm khuẩnSử dụng thực phẩm không an toànTác dụng phụ của thuốcKhông dung nạp lactoseĐại tràng co thắtViêm đại tràngBệnh CrohnViêm túi thừa đại tràngKhi nào cần đi khám bác sĩ?Khắc phục sôi bụng đi ngoài ra nước bằng cách nào?Bổ sung nước và điện giảiDùng thuốcDùng phương pháp dân gianThói quen ăn uống sinh hoạt Nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra nước Thông thường, sôi bụng đi ngoài ra nước trong thời gian ngắn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu sôi bụng đi ngoài kéo theo một số dấu hiệu thì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau: Nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sôi bụng đi ngoài ra nước. Nguyên nhân bởi vi khuẩn, virus, kí sinh trùng xâm nhập, tấn công vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là Rotavirus – đây là loại virus thường gây tiêu chảy do lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt gây mất cân bằng đường ruột gây hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra nước. Sử dụng thực phẩm không an toàn Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng quá nhiều chất bảo quản, thức ăn ôi, thiu có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm gây sôi bụng, đi ngoài ra nước. Tác dụng phụ của thuốc Lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới đường ruột, gây rối loạn tiêu hoá dẫn tới tình trạng triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Không dung nạp lactose Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa như: bơ, phomai, phomat, kem sữa… Thông thường, trong cơ thể con người có sẵn enzym lactase giúp tiêu hóa đường lactose. Vì lý do nào đó, cơ thể thiếu hụt enzym lactase sẽ khiến đường lactose sẽ không được hấp thu gây sôi bụng, đi ngoài ra nước, đầy hơi, khó tiêu. Đại tràng co thắt Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá mạn tính nhưng không gây bất cứ tổn thương nào tại ruột. Có một số yếu tố được cho là có liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh là: thói quen ăn uống thất thường, sử dụng thực phẩm lạ, có sự xâm nhập của vi sinh vật… Đại tràng co thắt được đặc trưng bằng một số triệu chứng như: Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn bụng bên phải, cơn đau dọc theo khung đại tràng. Đi ngoài tiêu chảy, đi ngoài ra nước hoặc táo bón, đôi khi tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Phân có nhầy, mủ, hôi thối khó chịu. Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, sờ lên bụng có thể thấy u cục cứng. Chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bệnh đại tràng co thắt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng bệnh rất khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái phát. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh bùng phát trở lại. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do: chế độ ăn uống không khoa học, nhiễm khuẩn, ký sinh trong trong ruột, loạn khuẩn ruột… Đau bung, sôi bụng đi ngoài ra nước một trong những triệu chứng của viêm đại tràng. Bên cạnh đó bệnh còn gây ra triệu chứng: Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ từng cơn, đau nhiều khi ăn thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh, sau khi đi đại tiện giảm đau bụng. Đi ngoài tiêu chảy, phân có khi cứng, có khi lỏng nát, sống phân, phân không thành khuôn. Đi mót, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Đi ngoài ra máu và mủ nhầy. Đầy hơi, khó tiêu. Chán ăn, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, suy nhược. Viêm đại tràng được đánh giá là bệnh lý khá nguy hiểm. Với trường hợp viêm đại tràng cấp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: chảy máu đại tràng, thủng địa tràng, ung thư đại tràng… Bệnh Crohn Bệnh Crohn còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Bệnh không chỉ xảy ra ở ruột non, ruột già mà bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa cũng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Tiêu chảy dài ngày, đi ngoài ra nước, phân có lẫn máu. Đau bụng sau khi ăn, đau quặn từng cơn. Sôi bụng, khó tiêu. Buồn nôn, nôn. Đau rát hậu môn, rò hậu môn Sốt, chán ăn, giảm cân. Theo các chuyên gia y tế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh Crohn khỏi hoàn toàn. Hầu hết các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng viêm và ngăn ngừa biến chứng do bệnh Crohn gây ra. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh Crohn. Viêm túi thừa đại tràng Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Viêm túi thừa là tình trạng khi có một hoặc nhiều túi thừa bị viêm nhiễm, các mô xung quanh túi thừa bị sưng phù nề. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành túi thừa và gây viêm như: chế độ ăn uống ít chất xơ, lớn tuổi, ít vận động, sử dụng thuốc điều trị… Khi túi thừa ở đại tràng bị viêm, bạn thường gặp những triệu chứng sau: Đau âm ỉ, đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, ban đầu đau bụng nhẹ, những ngày sau cơn đau tăng mạnh hơn. Sôi bụng, đầy bụng, chướng hơi Rối loạn đại tiện, táo bón hoặc đi ngoài ra nước, phân lỏng nát. Sốt. Buồn nôn, nôn. Đau rát khi đi tiểu. Viêm túi thừa là bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh phát hiện muộn và không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh như: áp xe đại tràng, tắc ruột… Vì vậy, bạn cần có kế hoạch phòng ngừa và khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị, tránh những rủi ro đáng tiếc. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Sôi bụng đi ngoài ra nước kéo dài dễ khiến bạn rơi vào tình trạng mất nước gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn cần theo dõi sát sao, nếu sôi bụng đi ngoài ra nước kèm theo bất cứ triệu chứng nào dưới đây thì nên đi khám để được điều trị ngay lập tức: Đi ngoài ra nước kéo dài trên 3 ngày mà không có dấu hiệu giảm. Đi ngoài ra nước lẫn máu, chất nhầy, phân màu đen. Đau bụng dữ dội, đau quặn thắt. Nôn, buồn nôn Môi khô, không uống được nước, mệt mỏi, suy nhược, mất nước. Sốt cao trên 38 độ. Khắc phục sôi bụng đi ngoài ra nước bằng cách nào? Như chia sẻ ở trên, sôi bụng đi ngoài ra nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa.Vì vậy, bạn nên đi khám để biết rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, sôi bụng đi ngoài ra nước kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Bạn cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng một số biện pháp dưới đây: Bổ sung nước và điện giải Khi bị sôi bụng đi ngoài ra nước, việc đầu tiên cần làm là bổ sung nước và điện giải để bù lại lượng nước đã mất sau mỗi lần đi ngoài. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bạn nên sử dụng oresol theo liều lượng khác nhau. Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Với trường hợp trẻ bị sôi bụng đi ngoài ra nước, phụ huynh nên tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi dùng. Bên cạnh uống nhiều nước và sử dụng oresol, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước rau củ, trái cây tươi như táo, ổi… để bổ sung vitamin, khoáng chất rất tốt cho người đang bị đi ngoài. Dùng thuốc Ngoài bổ sung nước và điện giải thì sử dụng thuốc tây giúp cải thiện nhanh tình trạng đi ngoài ra nước hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân, tình trạng nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc cho phù hợp như sau: Thuốc uống Loperamid, Diphenoxylate: Chống tiêu chảy tái hấp thu nước giúp phân đặc hơn, giảm nhu động ruột, giảm sôi bụng. Thuốc Racecadotril: Dùng để điều trị tiêu chảy cấp, loại thuốc này có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giảm đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày. Thuốc Berberin: ức chế quá trình tiết dịch ruột và các chất điện giải, ức chế co thắt cơ trơn, giảm viêm… từ đó làm giảm sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn: Erythromycin, Ciprofloxacin, Metronidazole… dùng cho trường hợp đi ngoài ra nước do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn. Khi sử dụng những loại thuốc chữa sôi bụng đi ngoài ra nước, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Không tự ý mua thuốc về điều trị, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, không dùng thuốc loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi, loại viên cho trẻ dưới 8 tuổi và không sử dụng cho người suy gan và phụ nữ mang thai. Dùng phương pháp dân gian Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây có thể gây tác dụng phụ thì bạn có thể tham khảo phương pháp dân gian giúp giảm sôi bụng, đi ngoài ra nước dễ áp dụng và mang lại hiệu quả như: 1. Ngọn lá ổi Theo y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, trong lá ổi non có chứa hàm lượng tannin khá cao giúp se niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng sôi bụng, đi ngoài ra nước. Ngoài ra, ngọn lá ổi còn chứa các kháng sinh thực vật có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó giảm sôi bụng, đi ngoài. Để sử dụng lá ổi bạn chỉ chuẩn bị 50g ngọn lá ổi non rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và sắc cùng 2 bát nước khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. 2. Hồng xiêm xanh Theo Đông y, hồng xiêm có vị chát, tính ôn giúp ngăn ngừa sôi bụng đi ngoài. Ngoài ra, y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra trong hồng xiêm xanh có chứa hoạt chất tannin nên có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bạn có sử dụng hồng xiêm xanh bằng cách: Rửa sạch hồng xiêm, thái thành những lát mỏng, ngâm với nước muối loãng và phơi khô, sao vàng. Mỗi lần dùng lấy 10 lát hồng xiêm sắc cùng 2 bát nước và chia làm 2 lần uống trong ngày. Lưu ý: Dùng hồng xiêm theo cách trên đến khi triệu chứng được kiểm soát thì dừng lại, tránh lạm dụng quá mức có thể gây táo bón. 3. Gừng tươi Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp chống nôn, giảm sôi bụng, đi ngoài ra nước, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ thể tốt hơn. Để dùng gừng, bạn lấy 1 củ gừng, rửa sạch, đập dập và hãm như hãm trà uống hằng ngày. 4. Massage bụng Massage bụng là phương pháp giúp lưu thông máu, kích thích nhu động ruột, giảm đau bụng, sôi bụng, đi ngoài ra nước. Phương pháp massage bụng rất đơn giản, bạn chỉ cần xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 5 – 10 phút, có thể dùng dầu ấm để tăng tính hiệu quả. 5. Chườm ấm Phương pháp chườm ấm giúp lưu thông máu, giảm co thắt bụng, giảm sôi bụng, đi ngoài ra nước và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bạn có thể chườm bụng bằng khăn ấm, muối rang hay dùng túi chườm khoảng 20 phút sẽ thấy hiệu quả đáng kể. Thói quen ăn uống sinh hoạt Sôi bụng, đi ngoài ra nước kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị sôi bụng đi ngoài ra nước bạn nên chú ý: Nên: Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp tránh mất nước và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn Ăn những món thanh đạm, dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa như: canh, súp, cháo… Tăng cường ăn những thực phẩm giàu tinh bột giúp hạn chế tình trạng sôi bụng và đi ngoài như: khoai tây, ngũ cốc… Bổ sung những thực phẩm giàu protein hỗ trợ phục hồi sức khỏe như: thịt gà, trứng… Ăn các loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh để bụng quá đói hay quá no. Nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh mất sức, mệt mỏi. Không nên: Không ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… gây khó tiêu và tổn thương cho đường tiêu hóa. Tránh ăn những đồ ăn để lâu trong tủ lạnh, thực phẩm lạnh, tái sống không đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn những thức ăn lạ dễ gây dị ứng tăng nguy cơ sôi bụng, đi ngoài ra nước. Tham khảo: Một số cách chữa sôi bụng tiêu chảy bạn nên biết Sôi bụng đi ngoài ra nước không chỉ gây mệt mỏi mà nó có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin hữu ích chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả. Ngoài ra, khi triệu chứng này kèm theo một số dấu hiệu khác thường, bạn nên đi khám để có thể xác định rõ nguyên nhân và phương pháp điều trị cụ thể, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sôi bụng ợ hơi buồn nôn do đâu? Cách xử lý thế nào?
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng gặp phải tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Nếu triệu chứng này ghé thăm thường xuyên kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn một cách hiệu quả nhất. Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do đâu? Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn là những âm thanh ùng ục sinh ra từ nhu động ruột trong lòng ống tiêu hoá kết hợp với dịch tiêu hoá, thức ăn và hơi trong đó tạo ra, gây ợ hơi và ghê cổ, buồn nôn. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: thói quen ăn uống, mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể được phân tích như sau: Thói quen ăn uống Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Ăn uống quá nhiều, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm sinh hơi như: súp lơ, hành, ngũ cốc, thực phẩm nhiều dầu mỡ chiên rán cũng gây sinh hơi cho đường ruột, gây sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn. Thói quen vừa ăn vừa nói, ăn xong nằm luôn cũng gây tích tụ khí hơi trong dạ dày gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn. Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn co thắt của các cơ vòng trong hệ tiêu hoá gây triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện. Ngoài ra, rối loạn tiêu hoá còn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng nhiều sau khi ăn no, ăn những thực phẩm gây kích thích như: cay, nóng, chua… Rối loạn đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Chướng bụng đầy hơi, khó tiêu. Ợ chua, ợ nóng trước và sau khi ăn no. Mệt mỏi, chán ăn. Nếu rối loạn tiêu hoá ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống phù hợp là bệnh cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hoá, bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn, tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy bất cứ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh như: thói quen ăn uống không khoa học, stress, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc… Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống với những triệu chứng: Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ, đau co thắt bụng từng cơn. Sôi bụng, đầy hơi, khó chịu, sờ tay lên bụng thấy nổi cục cứng. Ợ hơi, buồn nôn, nôn. Trung tiện nhiều, đi không hết phân. Tiêu chảy, táo bón, phân đầu rắn, đuôi lỏng nát, phân có lẫn mủ, không có máu. Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể. Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát, dai dẳng lâu ngày gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa các triệu chứng bùng phát. Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, thức ăn, hơi… trào ngược lên miệng, thực quản. Chúng đi vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây đau ở ngực và cổ họng. Trào ngược dạ dày thường gây cảm giác đau quặn vùng thượng vị, đau lan sang cánh tay, xuyên ra sau lưng. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng: Sôi bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ khé cổ. Khó nuốt, cảm giác ứ nghẹn ở cổ họng hoặc ngực. Đau họng, khàn giọng, ho. Buồn nôn nhất là khi ngủ vào ban đêm. Bệnh trào ngược dạ dày thường diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan không điều trị. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời như: viêm phế quản, viêm phổi, barrett thực quản… thậm chí là ung thư thực quản. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những viêm loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của bệnh có thể do thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, vi khuẩn Hp, thói quen ăn uống… Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như: Đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói. Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đắng miệng. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Viêm loét dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh không được điều trị đúng hướng, kịp thời và có biện pháp phòng ngừa thì bệnh rất dễ tái phát, về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như: xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến xấu có thể xảy ra. Ung thư dạ dày Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày tăng trưởng bất thường và phát triển thành u. Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: polyp dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống… Dưới đây là một số dấu hiệu của ung thư dạ dày bạn cần lưu ý: Sôi bụng, đầy bụng, tức bụng, khó tiêu. Ợ chua, ợ hơi sau khi ăn. Nôn, buồn nôn, đôi khi nôn ra máu. Bụng đau âm ỉ, khi đói đau nhiều và đau dữ dội sau khi ăn. Đi ngoài phân đen, phân dính máu. Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vì vậy, nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên có kế hoạch khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm bệnh, để việc điều trị mang lại hiệu quả cao. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến khó lường có thể xảy ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp sôi bụng ợ hơi buồn nôn đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay lập tức: Bụng đau dữ dội, quằn quại. Nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước. Đi ngoài ra máu. Sụt cân nhanh. Hoa mắt chóng mặt. Phương pháp cải thiện sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn Khi sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn đi kèm với các dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do sinh lý không đi kèm các triệu chứng khác lạ, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh thì triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo: Sử dụng thuốc Để giảm sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây: Thuốc giảm co thắt: Spamaverine, Actapulgite. Thuốc giảm đầy hơi, giảm nhanh tình trạng ợ hơi, buồn nôn: Beano®, Gas-X®, Simethicone, Carbophos®. Thuốc giảm sôi bụng, giảm nhu động ruột: Diphenoxylate, Loperamide… Men tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt, giảm nhanh đầy bụng, sôi bụng, ợ hơi, ghê cổ, buồn nôn. Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều, đúng thời gian để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ góp phần giảm triệu chứng sôi bụng, ợ hơi buồn nôn hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất để giảm thiểu tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Uống đầy đủ nước mỗi này, theo khuyến cáo, bạn nên bổ sung 2 – 3 lít nước/ ngày giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên có thói quen ăn chậm, nhai kĩ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no để hạn chế đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Tránh xa các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các món tái, sống có thể gây sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn. Hạn chế rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có ga… Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, dậy sớm, stress, căng thẳng kéo dài. Có thói quen vận động thể thao hàng ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Sử dụng mẹo tại nhà Bên cạnh sử dụng thuốc tây hay thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn hiệu quả theo gợi ý dưới đây: 1. Gừng: Theo nghiên cứu, trong gừng có chứa gingerols và shogaols giúp lưu thông máu, giảm đầy hơi, thải khí từ đường tiêu hóa. Ngoài ra, gừng có tính ấm, vị cay, giảm đau, chống viêm loét, kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi và chống buồn nôn. Để sử dụng gừng, bạn chỉ cần lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập đem hãm cùng 150ml nước nóng trong vài phút. Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống từ từ. 2. Tỏi: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hàm lượng allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các loại virus gây bệnh hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa rất nhiều chất như: glucogen, các loại vitamin, aliin cao, fitonxit giúp giảm lượng cholesterol trong máu phòng chống được ung thư, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn cực tốt. Để dùng tỏi, bạn chỉ cần dùng 1 củ tỏi, bóc sạch vỏ, đem xay hoặc giã nhuyễn, trộn đều với đường phèn, hòa thêm 60ml nước sôi, khuấy đều, chia ra uống 2 lần /ngày. 3. Trà hoa cúc: Theo y học cổ truyền, hoa cúc được sử dụng để điều trị chứng sôi bụng, ợ hơi, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và viêm loét. Trong trà hoa cúc có chứa các hoạt chất chống viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí, giúp thức ăn di chuyển trong ruột diễn ra nhanh hơn. Để sử dụng trà hoa cúc, bạn có thể ngâm 1 thìa cà phê hoa cúc khô vào 240ml nước sôi khoảng 5 – 7 phút và chắt ra uống như uống trà. 4. Sữa chua: Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn lactobacillus và lactic giúp kích thích tiêu hóa, giảm khí trong dạ dày, đường ruột. Vì vậy, sữa chua là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giảm sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, giảm bớt khi trong hệ tiêu hóa. Lưu ý, để sử dụng sữa chua trị sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn nên chọn lựa sữa chua trắng, ít đường hoặc không đường để phát huy hiệu quả tối đa. 5. Chườm nóng: Hơi nóng từ túi chườm giúp kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi ợ hơi, buồn nôn nhanh chóng. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tứi chườm cắm điện, chai, lọ đổ nước nóng vào hoặc sử dụng khăn nóng để chườm vùng bụng. Áp dụng vài lần một ngày triệu chứng sẽ được cải thiện. Xem nhiều hơn: 11 Cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả Mong rằng qua thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn và cách cải thiện tình trạng này. Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên kèm theo những dấu hiệu khác lạ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị cụ thể, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hé lộ nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọt - Cách khắc phục hiệu quả
Sôi bụng, đi ngoài ra bọt là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu này kéo dài không dứt có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả chứng sôi bụng đi ngoài ra bọt hiệu quả nhé. Mục lụcNguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọtNóng trong ngườiSử dụng thực phẩmDo tâm lý không ổn địnhRối loạn tiêu hóaHội chứng ruột kích thíchViêm đại tràngViêm tụyKhi nào cần đi khám bác sĩ?Khắc phục sôi bụng đi ngoài ra bọt bằng cách nào?Dùng thuốc tâyThay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạtDùng bài thuốc dân gian Nguyên nhân gây sôi bụng đi ngoài ra bọt Những người có hệ tiêu hóa khoẻ mạnh thường đi ngoài đều đặn, phân mềm, không cứng. Nếu bạn thường xuyên gặp hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra bọt kéo dài thì có thể cảnh báo một số vấn đề dưới đây: Nóng trong người Sôi bụng đi ngoài ra bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nóng trong người. Nguyên nhân có thể do ăn những thực phẩm có tính nóng, tác dụng phụ của thuốc… Với trường hợp do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, bạn không chỉ sôi bụng đi ngoài ra bọt mà phân còn có mùi nồng hơn bình thường. Biện pháp cải thiện tình trạng này là tích cực uống nước, ăn nhiều thực phẩm mát, nhiều chất xơ hòa tan như: rau xanh, trái cây tươi… Sử dụng thực phẩm Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi bạn sử dụng thực phẩm, nước uống mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đi bơi trong vùng nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn, virus, kí sinh trùng có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa, tạo khí bọt khiến bạn bị sôi bụng đi ngoài ra bọt. Bên cạnh đó, kí sinh trùng có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh thông qua ăn uống không hợp vệ sinh. Do tâm lý không ổn định Nghiên cứu đã chỉ ra, khi tâm lý không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài tác động nhu động ruột co bóp tăng lên nhiều lần. Số lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt dẫn tới rối loạn tiêu hóa gây hiện tượng sủi bụng đi ngoài ra bọt. Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa khiến bạn rơi vào tình trạng đau bụng, rối loạn các chức năng đại tiện cùng một số biểu hiện khác đi kèm. Bên cạnh sôi bụng đi ngoài ra bọt, rối loạn tiêu hóa còn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau tăng mạnh khi ăn những thực phẩm kích thích như: chua, cay… Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng. Buốn nôn, nôn ói. Rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy thất thường. Miệng đắng, chán ăn, ăn không ngon. Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống, sinh hoạt thì triệu chứng sẽ cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo những triệu chứng như: đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước… bạn nên đi khám bác sĩ bởi nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không gây ảnh hưởng đến ruột già. Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau quặn bụng, đau âm ỉ, đau dọc theo khung đại tràng và đi ngoài phân lỏng, táo bón thất thường. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Sôi bụng đi ngoài ra bọt. Bụng đầy hơi, căng tức, nặng bụng, khó tiêu. Trung tiện nhiều. Đi ngoài phân có nhầy, mủ. Xem kĩ hơn: Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích ở mức độ nhẹ, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các thực phẩm gây kích thích. Nếu bệnh ở mức độ trung bình, các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám để có phác đồ điều trị cụ thể, tránh những biến chứng khó lường có thể xảy ra. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây viêm loét với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm độc, chế độ ăn uống không đảm bảo. Người bệnh bị viêm đại tràng thường có một số biểu hiện: Đau bụng kéo dài dọc theo khung đại tràng, cơn đau giảm dần sau khi đi đại tiện. Đi ngoài ra bọt. Sôi bụng, đầy hơi khó tiêu. Phân lúc rắn, lúc lỏng, tuy nhiên chủ yếu là phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân lẫn máu, nhầy. Bệnh viêm đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển thành bệnh mãn tính, gây tổn thương nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, ung thư đại tràng… Vì vậy, bạn nên chủ động khám sức khỏe định kì, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Viêm tụy Tụy là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên giúp tạo enzym để tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu. Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tụy bao gồm: mắc bệnh sỏi mật, lạm dụng bia, rượu, đồ uống có cồn, rối loạn di truyền ảnh hưởng đến tuyến tụy… Ngoài hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra bọt, người bệnh mắc viêm tụy còn có các triệu chứng sau: Đau bụng vùng thượng vị, cơn đau lan ra sau lưng, đau nhiều sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo. Bụng sưng và có cảm giác chướng. Buồn nôn và nôn. Sốt. Nhịp tim nhanh. Bệnh viêm tuỵ có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh để lâu có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: tiểu đường, suy gan, ung thư tuỵ… Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tuỵ, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị từ sớm, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Thông thường, sôi bụng đi ngoài ra bọt không nghiêm trọng và có thể tự biến mất khi bạn thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh khoa học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, bạn cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu khi sôi bụng đi ngoài ra bọt nhiều hơn 2 lần/ ngày và kèm theo một số dấu hiệu dưới đây bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức: Đau bụng dữ dội. Đi ngoài tiêu chảy trên 2 ngày. Đi ngoài phân có lẫn máu. Sốt cao trên 38 độ. Chóng mặt hoa mắt. Khắc phục sôi bụng đi ngoài ra bọt bằng cách nào? Sôi bụng đi ngoài ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tâm lý hoặc do bệnh lý. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện bạn có thể áp dụng: Dùng thuốc tây Tuỳ theo nguyên nhân gây sôi bụng, đi ngoài ra bọt mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp dưới đây: Rối loạn tiêu hoá: Sử dụng một số thuốc như: Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin, Smecta, Lactomin plus. Hội chứng ruột kích thích: Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, chống đầy hơi, cầm tiêu chảy như Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol. Bổ sung nước, điện giải… Sử dụng thuốc tây là phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, đi ngoài ra bọt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo tư vấn bác sĩ bởi chúng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu đi ngoài ra máu, tiểu ra máu, bạn cần báo ngay cho bác sĩ, tránh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức khỏe. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt Thói quen ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hoá. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng sôi bụng, đi ngoài ra bọt: Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm tái, gỏi, sống. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, giảm thời gian bụng rỗng để hạn chế sôi bụng. Uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải chất độc, hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế ăn các món nhiều gia vị gây nóng trong người và không tốt cho hệ tiêu hoá. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu kéo dài. Tạo thói quen vận động thể thao hợp lý giúp hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh hơn. Dùng bài thuốc dân gian Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trên. Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để giảm tình trạng sôi bụng đi ngoài ra bọt như: 1. Gừng – mật ong Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, giảm viêm, chống loét niêm mạc đường ruột và giảm co thắt. Enzyme protease trong gừng giúp phân giải, tiêu hoá thức ăn kích thích nhu động ruột giảm sôi bụng đi ngoài ra bọt và tiêu chảy hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng gừng, dưới đây là một số cách đơn giản nhất: Cách 1: Đập dập 2 -3 lát gừng, hãm vào cốc nước ấm cùng một vài lá bạc hà trong vài phút, uống từng ngụm vào mỗi buổi sáng. Cách 2: Một củ gừng tươi rửa sạch, đập dập băm nhỏ cho vào lọ, ngâm cùng mật ong. Mỗi sáng xúc 1 thìa mật ong và gừng hoà cùng nửa cốc nước ấm, uống từng ngụm. 2. Tía tô: Trong Đông y, tía tô là loại thuốc quý được xếp vào nhóm các vị thuốc giải biểu (ra mồ hôi) và phát tán phong hàn (do nhiễm lạnh). Ngoài ra, tía tô còn có khả năng ức chế chất hoá học gây viêm, cải thiện triệu chứng đầy bụng, ngộ độc thức ăn, sôi bụng, đi ngoài ra bọt rất hiệu quả. Để sử dụng lá tia tô, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô khoảng 30g đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng và vớt để ráo nước. Xay nhuyễn lá tía tô hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt. Uống trực tiếp, nếu khó uống cho thêm vài hạt muối. Uống đến khi hết triệu chứng sôi bụng đi ngoài ra bọt. 3. Lá mơ: Nghiên cứu đã chỉ ra, lá mơ chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, carotene, vitamin C, tinh dầu,… giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm đầy hơi, sôi bụng đi ngoài và thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích… Bạn có thể dùng lá mơ theo cách dưới đây: Chuẩn bị 50g lá mơ rửa sạch, thái nhỏ. Trộn lá mơ với 2 lòng trắng trứng gà. Hấp cách thuỷ hoặc áp chảo không dầu. Mỗi tuần ăn một lần. 4. Vỏ cam quýt (trần bì): Trần bì là vỏ cam, quýt phơi khô. Trong Đông y, trần bì có tính ấm, vị cay đắng được sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài ra bọt khá hiệu quả. Để sử dụng trần bì, bạn áp dụng theo cách dưới đây: Lấy 1 nhúm trần bì đã phơi khô cho vào ấm, chế nước sôi tráng qua một lượt rồi đổ đi. Chế thêm nước vừa đun sôi một lần nữa hãm khoảng 15 phút. Chắt nước uống dần như uống trà khi còn ấm. 5. Tỏi: Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, tỏi có chứa các chất glucogen, fitonxit, vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa chứng sôi bụng, đi ngoài ra bọt, đầy hơi, khó tiêu… Bạn có thể dùng tỏi chữa sôi bụng, đi ngoài ra bọt theo hướng dẫn sau: Chuẩn bị 3 – 4 nhánh tỏi đem bóc sạch, xay nhuyễn, trộn cùng chén nước và lọc lấy nước Uống trực tiếp nước tỏi hoặc pha cùng nước ấm hoặc mật ong. Uống 2 lần/ ngày. Xem thêm: 13 cách chữa sôi bụng bạn nên biết Như vậy, qua thông tin chia sẻ trên bạn đã hiểu được nguyên nhân và phương pháp cải thiện tình trạng sôi bụng đi ngoài ra bọt. Khi gặp hiện tượng này cũng không nên quá hoang mang, bạn cần bạn nên theo dõi số triệu chứng đi kèm để có phương pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra.
10 Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ.Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ Trong nhiều trường hợp, trẻ có tính cách bẩm sinh ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải đưa trẻ đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại các cơ sở chuyên khoa, những nhận xét của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng với các test đánh giá sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bệnh tự kỷ vẫn có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng giúp cho các bậc phụ huynh có thể dự đoán phần nào con em mình có bị mắc bệnh hay không trước khi đưa trẻ đi khám bệnh. Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ: 1. Ít tiếp xúc với xã hội Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng. 2. Hành vi chống đối Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,… 3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,… 4. Hành vi lặp đi lặp lại Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng. 5. Gắn bó bất thường Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi. 6. Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp. 7. Thích chơi một mình Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì. 8. Hành vi kỳ lạ Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,… 9. Rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền. 10. Khiếm khuyết về trí tuệ Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau. THÔNG TIN THÊM: Dinh dưỡng giúp bổ não, thư giãn tế bào thần kinh, tăng cường tư duy Vương não khang hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Nguồn: Internet
Mẹ bầu chia sẻ bí quyết "đoạn tuyệt" với Trĩ
Trĩ là vấn đề nan giải với hầu hết các bà mẹ mang thai. Em cũng vậy, em đã từng rất khó chịu và lo lắng vì bệnh trĩ khi mang thai. Vì thế em quyết định chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình cho các mẹ nào đang kiếm tìm cách “đoạn tuyệt” với bệnh trĩ này.