Khỏe và đẹp

Sôi bụng ợ hơi buồn nôn do đâu? Cách xử lý thế nào?

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng gặp phải tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Nếu triệu chứng này ghé thăm thường xuyên kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn một cách hiệu quả nhất. Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do đâu? Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn là những âm thanh ùng ục sinh ra từ nhu động ruột trong lòng ống tiêu hoá kết hợp với dịch tiêu hoá, thức ăn và hơi trong đó tạo ra, gây ợ hơi và ghê cổ, buồn nôn. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: thói quen ăn uống, mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể được phân tích như sau: Thói quen ăn uống Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Ăn uống quá nhiều, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm sinh hơi như: súp lơ, hành, ngũ cốc, thực phẩm nhiều dầu mỡ chiên rán cũng gây sinh hơi cho đường ruột, gây sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn. Thói quen vừa ăn vừa nói, ăn xong nằm luôn cũng gây tích tụ khí hơi trong dạ dày gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn. Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn co thắt của các cơ vòng trong hệ tiêu hoá gây triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện. Ngoài ra, rối loạn tiêu hoá còn gây ra một số triệu chứng: Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng nhiều sau khi ăn no, ăn những thực phẩm gây kích thích như: cay, nóng, chua… Rối loạn đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Chướng bụng đầy hơi, khó tiêu. Ợ chua, ợ nóng trước và sau khi ăn no. Mệt mỏi, chán ăn. Nếu rối loạn tiêu hoá ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi ăn uống phù hợp là bệnh cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hoá, bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng. Đây là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn, tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy bất cứ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh như: thói quen ăn uống không khoa học, stress, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc… Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống với những triệu chứng: Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ, đau co thắt bụng từng cơn. Sôi bụng, đầy hơi, khó chịu, sờ tay lên bụng thấy nổi cục cứng. Ợ hơi, buồn nôn, nôn. Trung tiện nhiều, đi không hết phân. Tiêu chảy, táo bón, phân đầu rắn, đuôi lỏng nát, phân có lẫn mủ, không có máu. Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể. Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát, dai dẳng lâu ngày gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa các triệu chứng bùng phát. Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, thức ăn, hơi… trào ngược lên miệng, thực quản. Chúng đi vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây đau ở ngực và cổ họng. Trào ngược dạ dày thường gây cảm giác đau quặn vùng thượng vị, đau lan sang cánh tay, xuyên ra sau lưng. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng: Sôi bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ khé cổ. Khó nuốt, cảm giác ứ nghẹn ở cổ họng hoặc ngực. Đau họng, khàn giọng, ho. Buồn nôn nhất là khi ngủ vào ban đêm. Bệnh trào ngược dạ dày thường diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan không điều trị. Bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời như: viêm phế quản, viêm phổi, barrett thực quản… thậm chí là ung thư thực quản. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những viêm loét, tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của bệnh có thể do thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, vi khuẩn Hp, thói quen ăn uống… Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như: Đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói. Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đắng miệng. Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Viêm loét dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh không được điều trị đúng hướng, kịp thời và có biện pháp phòng ngừa thì bệnh rất dễ tái phát, về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như: xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến xấu có thể xảy ra. Ung thư dạ dày Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày tăng trưởng bất thường và phát triển thành u. Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: polyp dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống… Dưới đây là một số dấu hiệu của ung thư dạ dày bạn cần lưu ý: Sôi bụng, đầy bụng, tức bụng, khó tiêu. Ợ chua, ợ hơi sau khi ăn. Nôn, buồn nôn, đôi khi nôn ra máu. Bụng đau âm ỉ, khi đói đau nhiều và đau dữ dội sau khi ăn. Đi ngoài phân đen, phân dính máu. Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vì vậy, nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên có kế hoạch khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm bệnh, để việc điều trị mang lại hiệu quả cao. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần chủ động thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị cụ thể, tránh diễn biến khó lường có thể xảy ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp sôi bụng ợ hơi buồn nôn đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay lập tức: Bụng đau dữ dội, quằn quại. Nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước. Đi ngoài ra máu. Sụt cân nhanh. Hoa mắt chóng mặt. Phương pháp cải thiện sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn Khi sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn đi kèm với các dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn do sinh lý không đi kèm các triệu chứng khác lạ, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh thì triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo: Sử dụng thuốc Để giảm sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây: Thuốc giảm co thắt: Spamaverine, Actapulgite. Thuốc giảm đầy hơi, giảm nhanh tình trạng ợ hơi, buồn nôn: Beano®, Gas-X®, Simethicone, Carbophos®. Thuốc giảm sôi bụng, giảm nhu động ruột: Diphenoxylate, Loperamide… Men tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt, giảm nhanh đầy bụng, sôi bụng, ợ hơi, ghê cổ, buồn nôn. Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều, đúng thời gian để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ góp phần giảm triệu chứng sôi bụng, ợ hơi buồn nôn hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất để giảm thiểu tình trạng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn. Uống đầy đủ nước mỗi này, theo khuyến cáo, bạn nên bổ sung 2 – 3 lít nước/ ngày giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên có thói quen ăn chậm, nhai kĩ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no để hạn chế đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Tránh xa các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các món tái, sống có thể gây sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn. Hạn chế rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có ga… Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, dậy sớm, stress, căng thẳng kéo dài. Có thói quen vận động thể thao hàng ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Sử dụng mẹo tại nhà Bên cạnh sử dụng thuốc tây hay thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm chứng sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn hiệu quả theo gợi ý dưới đây: 1. Gừng: Theo nghiên cứu, trong gừng có chứa gingerols và shogaols giúp lưu thông máu, giảm đầy hơi, thải khí từ đường tiêu hóa. Ngoài ra, gừng có tính ấm, vị cay, giảm đau, chống viêm loét, kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi và chống buồn nôn. Để sử dụng gừng, bạn chỉ cần lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập đem hãm cùng 150ml nước nóng trong vài phút. Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống từ từ. 2. Tỏi: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hàm lượng allicin trong tỏi giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các loại virus gây bệnh hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa rất nhiều chất như: glucogen, các loại vitamin, aliin cao, fitonxit giúp giảm lượng cholesterol trong máu phòng chống được ung thư, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn cực tốt. Để dùng tỏi, bạn chỉ cần dùng 1 củ tỏi, bóc sạch vỏ, đem xay hoặc giã nhuyễn, trộn đều với đường phèn, hòa thêm 60ml nước sôi, khuấy đều, chia ra uống 2 lần /ngày. 3. Trà hoa cúc: Theo y học cổ truyền, hoa cúc được sử dụng để điều trị chứng sôi bụng, ợ hơi, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và viêm loét. Trong trà hoa cúc có chứa các hoạt chất chống viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí, giúp thức ăn di chuyển trong ruột diễn ra nhanh hơn. Để sử dụng trà hoa cúc, bạn có thể ngâm 1 thìa cà phê hoa cúc khô vào 240ml nước sôi khoảng 5 – 7 phút và chắt ra uống như uống trà. 4. Sữa chua: Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn lactobacillus và lactic giúp kích thích tiêu hóa, giảm khí trong dạ dày, đường ruột. Vì vậy, sữa chua là loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giảm sôi bụng, đầy bụng, ợ hơi, giảm bớt khi trong hệ tiêu hóa. Lưu ý, để sử dụng sữa chua trị sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn, bạn nên chọn lựa sữa chua trắng, ít đường hoặc không đường để phát huy hiệu quả tối đa. 5. Chườm nóng: Hơi nóng từ túi chườm giúp kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi ợ hơi, buồn nôn nhanh chóng. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng tứi chườm cắm điện, chai, lọ đổ nước nóng vào hoặc sử dụng khăn nóng để chườm vùng bụng. Áp dụng vài lần một ngày triệu chứng sẽ được cải thiện. Xem nhiều hơn: 11 Cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả Mong rằng qua thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sôi bụng, ợ hơi, buồn nôn và cách cải thiện tình trạng này. Nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên kèm theo những dấu hiệu khác lạ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị cụ thể, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Mụn bọc - Kẻ thù đáng ghét của làn da

Mụn bọc là dạng mụn trứng cá viêm thể nặng gây sưng tấy, đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe da. Không chỉ gây mất thẩm mỹ bởi những nốt mụn sần sùi mà chúng còn để lại vết thâm, sẹo trên da sau khi mụn biến mất. Để điều trị mụn bọc đúng cách và không gây sẹo, trước hết bạn cần nắm bắt được nguyên nhân hình thành những nốt mụn này ra sao. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giúp bạn hiểu “tất tần tất” về loại mụn bọc nhé! Mục lụcMụn bọc là gì?Nguyên nhân nổi mụn bọc là gì?Các loại mụn bọc thường gặpMụn bọc có nguy hiểm không?Cách điều trị mụn bọc hiệu quả và phổ biến hiện nayLoại bỏ mụn bọc với các mẹo dân gianSử dụng thuốc Tây y trị mụnCách trị mụn bọc bằng công nghệ hiện đại Mụn bọc là gì? Mụn bọc (có tên gọi tiếng anh là Nodules and Cysts) là thể nặng của mụn trứng cá, hình thành khi da bị viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes tấn công. Trên da, mỗi sợi lông đều được chứa trong một ống gọi là nang lông. Khi nang lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, bã nhờn sẽ hình thành ổ viêm và từ đó hình thành mụn bọc. Mụn bọc là mụn viêm nằm sâu dưới da, sưng, nổi gồ lên da, đường kính lớn hơn rất nhiều so với các loại mụn thông thường khác. Mụn bọc thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng mặt, cổ, lưng, ngực,… Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc phát triển thành từng cụm ăn sâu dưới da. Ban đầu mụn cứng, khó vỡ hơn mụn thông thường. Về sau mụn mềm hơn, có thể tự vỡ hoặc do cạy, nặn. Những nốt mụn bọc thường bị sưng đỏ, có nhiều dịch máu mủ và gây đau nhức khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách thì mụn bọc thường dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ. Vì vậy, bạn cần trị mụn bọc càng nhanh càng tốt. Nguyên nhân nổi mụn bọc là gì? Như đã đề cập ở trên, mụn bọc hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, mụn bọc còn hình thành do một số tác nhân phổ biến có thể kể đến như: Do lạm dụng các loại dược mỹ phẩm có chứa Corticoid làm cho sức khỏe tổng thể của da suy yếu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại trên da có cơ hội tấn công và hình thành mụn bọc viêm sưng. Do vệ sinh da mặt không đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với da. Do sự rối loạn nội tiết tố làm tăng tiết bã nhờn trên da, gây sừng hóa lỗ chân lông khiến mụn bọc xuất hiện. Thói quen nặn mụn hoặc thường xuyên đưa tay sờ lên mặt… cũng là nguyên nhân gây mụn bọc. Bởi tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, những hành động đó vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công sang da mặt và từ đó hình thành mụn bọc. Di truyền cũng là một trong những yếu tố khiến mụn bọc xuất hiện. Nếu gia đình bạn có người thường xuyên gặp phải các vấn đề về da như: mụn trứng cá, viêm da tiết bã hay da dầu… thì bạn sẽ có nguy cơ bị mụn cao hơn so với những người khác. Do làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất cũng tạo điều kiện cho mụn bọc tấn công. Các loại mụn bọc thường gặp Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có rất nhiều loại mụn viêm khác nhau. Dưới đây là một số loại mụn bọc thường gặp: ✔ Mụn bọc không nhân: Đây là loại mụn viêm, bên trong chỉ chứa mủ, sưng to, đỏ ửng gây đau nhức dữ dội nhưng không có đầu nhân mụn. Do đó, bạn cũng không thể tự ý nặn như các loại mụn thông thường khác. Loại mụn bọc này thường rất khó điều trị. Và nếu điều trị không đúng cách, mụn bọc có thể gây ra những biến chứng như sẹo thâm, sẹo rỗ. ✔ Mụn bọc sưng không đầu: Loại mụn này xuất hiện thành từng cục to trên da, nhân mụn nằm sâu bên trong và không có đầu mụn, sờ vào thì thấy cứng và đau nhức. Nhân của mụn này thường ẩn sâu dưới da nên điều trị cũng rất khó và dễ bị tái đi tái lại. ✔ Mụn bọc trắng: Đây là loại mụn không sưng, không viêm đỏ và chứa nhân với đầu nhân mủ trắng, thường nổi thành từng mảng. ✔ Mụn bọc máu: Tương tự như mụn bọc trắng, mụn bọc máu cũng sưng to, có mủ và kèm theo máu khi nặn, mụn có kích thước lớn và đầu nhân có dịch máu, gây đau và khiến da bị nổi mẩn lên vô cùng khó chịu. ✔ Mụn bọc bị chai: Nhân mụn của loại mụn này thường nằm sâu dưới biểu bì da, bị đông cứng và bị đẩy ra ngoài khi mụn chín. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nhân mụn không đẩy ra, khiến nốt mụn ngày càng cứng và chai sần. Với bất kỳ loại mụn nào, bạn cũng cần tìm được cho mình phương pháp điều trị kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng không tốt của chúng đối sức khỏe da. Khi mụn bọc có kích cỡ rất lớn, nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của bạn mỗi khi ra ngoài. Mụn bọc có nguy hiểm không? Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, mụn bọc có khả năng phát triển mạnh hơn dẫn đến những tổn thương da nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng da, áp xe và thậm chí gây hoại tử da. Với những nốt mụn xuất hiện tập trung còn dễ gây viêm nhiễm, tạo thành một ổ mụn lớn. Khi đó, nếu xử lý không tốt, các vi khuẩn này có thể tấn công vào máu và gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần tiến hành điều trị nghiêm túc, đúng cách để phục hồi da một cách tốt nhất. Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bọc. Bởi lẽ, nó làm lây lan vi khuẩn từ tay sang da mặt và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nặn mụn cũng sẽ khiến da của bạn xuất hiện sẹo thâm, sẹo rỗ sau điều trị. Do đó, bạn cần dừng ngay thói quen có hại của mình để tránh mụn bọc phát triển nặng. Cách điều trị mụn bọc hiệu quả và phổ biến hiện nay Tùy vào mức độ mụn cũng như cơ địa của từng người mà mỗi người sẽ lựa chọn cho mình các phương pháp điều trị khác nhau. Tốt hơn hết bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị an toàn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn bọc phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo cho mình. Loại bỏ mụn bọc với các mẹo dân gian Phương pháp điều trị này được rất nhiều người ưu tiên sử dụng bởi những nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn, vừa tiết kiệm được chi phí khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần mất thời gian để chuẩn bị và phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo trị mụn hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo ngay cho mình. 1. Trà xanh: Nguyên liệu này dồi dào các hợp chất chống oxy hóa và nổi tiếng với tác dụng giảm viêm nên mang lại hiệu quả rất tốt cho mụn bọc. Bạn có thể sử dụng lá trà xanh để làm mặt nạ, hãm trà làm nước xông hoặc uống đều giúp đẩy nhanh quá trình làm xẹp mụn bọc. 2. Mật ong: Nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, mật ong cũng được sử dụng rất nhiều trong các công thức trị mụn. Ngoài ra, nguyên liệu này còn là một chất giữ ẩm tốt cho da, giúp da mịn màng và không bị bóng dầu. Bạn có thể dùng nó chữa mụn bọc bằng cách bôi mật ong lên nốt mụn, giữ nguyên khoảng 25 – 30 phút rồi rửa mặt. Hoặc có thể sử dụng kết hợp với sữa chua để nâng cao hiệu quả trị mụn. Bạn có thể tham khảo chi tiết về phương pháp này trong bài viết: 10 tuyệt chiêu trị mụn bọc bằng mật ong hiệu quả 3. Nghệ: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất cucurmin, nghệ có đặc tính kháng khuẩn nên rất có lợi cho da trong việc làm sáng, thanh lọc cũng như làm dịu viêm và giảm sự bùng phát của mụn bọc. Bạn nên lưu ý rằng, những nguyên liệu tự nhiên này chỉ phù hợp với các trường hợp mụn bọc ở mức độ nhẹ. Khi mà mụn đã nặng hơn, các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị. Những trường hợp mụn bọc ở mức độ nặng sẽ dễ gây viêm nhiễm nên bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp hơn là tự mình sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này. Sử dụng thuốc Tây y trị mụn So với nguyên liệu tự nhiên thì thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh hơn và người dùng cũng không cần quá mất công chuẩn bị. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng các loại thuốc khác nhau. Với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tác dụng tại chỗ là chủ yếu. Còn với người bị mụn bọc kèm viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể tư vấn dùng song song cả thuốc uống và thuốc bôi để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị mụn bọc phổ biến hiện nay: Kháng sinh đường uống: Clindamycin, Minocycline, Tetracycline… Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Thuốc Isotretinoin (là một chất dẫn xuất của vitamin A dạng uống): Thường được sử dụng với các trường hợp mụn bọc ở mức độ trung bình và nặng với tác dụng ân bằng và kiểm soát sự tăng sinh dầu nhờn trên da, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, kháng viêm và kích thích làm lành các tổn thương da nhanh chóng. Kháng sinh dạng bôi: Nhóm thuốc này thường mang lại hiệu quả giảm đau, sưng viêm và ức chế sự phát sinh của các loại vi khuẩn gây hại cho da. Axit salicylic: Có tác dụng tiêu viêm, giảm đau rát, loại bỏ dầu nhờn và làm sạch các lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa mụn bọc tái phát hiệu quả hơn. Dù là sử dụng loại thuốc nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng cũng như tần suất sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu có biểu hiện gì bất thường thì bạn nên dừng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có hướng can thiệp phù hợp. Cách trị mụn bọc bằng công nghệ hiện đại Đây là phương pháp trị mụn bọc được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi chúng mang lại hiệu quả nhanh và được nhiều thẩm mỹ viện sử dụng. Một số giải pháp được áp dụng phổ biến như: Trị mụn bọc bằng laser: Phương pháp này sử dụng tia laser tần sóng an toàn chiếu lên da nhằm mục đích loại bỏ các ổ mụn, ổ vi khuẩn trong các nang lông và tăng kích thích sản sinh collagen để tái tạo da và ngừa sẹo sau đốt laser. Lưu ý, sau khi điều trị bạn cần tuân thủ theo bác sĩ về chế độ chăm sóc da, ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa mụn tái phát. Kỹ thuật lấy nhân mụn: Bạn không nên tự ý nặn mụn vì nếu thao tác không đúng cách hoặc các dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cho vi khuẩn lây lan phát triển. Chính vì vậy bạn nên đến các cơ sở uy tín để loại bỏ nhân mụn. Lưu ý bạn chỉ lấy nhân mụn khi mụn đã chín để tránh dịch máu mủ trong mụn chảy ra và lây lan sang các vùng da khác. Tiêm thuốc Corticoid: Phương pháp này sử dụng với các trường hợp mụn bị viêm nhiễm quá nặng gây đau nhức, khó chịu. Tiêm Corticoid trực tiếp vào cơ thể để giảm viêm, tiêu sưng và ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách, không lạm dụng vì nó có thể khiến da bị nhiễm độc. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên tìm đến các địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám và tiến hành điều trị một cách an toàn nhất. Tránh ham rẻ mà đến các thẩm mỹ viện, spa kém chất lượng vì việc xử lý mụn không cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng xấu đến da cũng như sức khỏe của bạn. Bên cạnh các phương pháp điều trị bạn cũng cần chủ động kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt để mang lại hiệu quả điều trị mụn tốt nhất. ➤ Tham khảo thêm: Cách làm mụn bọc hết sưng nhanh – gọn – lẹ

Tìm hiểu các loại mụn viêm và cách xử lý phù hợp

Mụn viêm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nó không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ và gây mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người ta chia mụn viêm thành các loại khác nhau. Đừng bỏ lỡ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại mụn viêm và cách xử lý những nốt mụn đáng ghét đó một cách hiệu quả. Mục lụcMụn viêm là gì?Phân loại các loại mụn viêm1. Mụn sần đỏ2. Mụn mủ3. Mụn bọc4. Mụn nangCác phương pháp trị mụn viêm hiệu quả hiện naySử dụng nguyên liệu tự nhiên trị mụn viêm tại nhàDùng kem/ serum trị mụn viêmTrị mụn viêm bằng phác đồ Tây yTrị mụn viêm với phương pháp công nghệ cao Mụn viêm là gì? Mụn viêm thực chất là mụn trứng cá ở mức độ nặng hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông. Khi các khối tuyến bã nhờn trong nang lông bị bít kín, tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn, da chết khiến dầu không thoát ra ngoài được mụn trứng cá sẽ hình thành. Sau đó, nếu mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn, nó sẽ thành mụn viêm. Có thể hiểu đơn giản rằng, mụn viêm chính là mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn. Mụn viêm là loại mụn sâu, làm tổn thương các mô và tế bào da xung quanh, nếu không xử lý mụn tốt thường dẫn đến hậu quả nặng nề kéo dài như: thâm mụn, sẹo mụn vĩnh viễn,… Bạn có thể bị mụn viêm gần như bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là: mặt, lưng, ngực, vai, thậm chí là mông. Mụn viêm có thể lan rộng và gây ra sẹo, vết thâm lớn, rất mất thẩm mỹ cho da. Vì vậy, tốt nhất bạn cần điều trị mụn viêm càng sớm càng tốt. Thực tế có nhiều loại mụn viêm, mỗi loại lại có phương pháp điều trị khác nhau. Trước khi tiến hành xử lý, cần biết mụn viêm mà bạn mắc phải là loại mụn gì. ➤ Tham khảo chi tiết hơn: Mụn viêm: Những điều cần biết và cách điều trị an toàn Phân loại các loại mụn viêm Mụn viêm được phân loại từ dạng nhỏ, tình trạng nhẹ đến trung bình – nặng. Dưới đây là 4 loại mụn viêm chính: 1. Mụn sần đỏ Mụn sần đỏ là những nốt mụn sưng to, nhô lên trên bề mặt da, có kích thước nhỏ, không có mủ, vùng quanh mụn có màu đỏ. Đôi khi chúng mọc thành từng cụm, nốt sẩn có thể có màu nâu, hồng, đỏ hoặc tím. Mụn xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc quá mức bởi bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn hoặc do thói quen nặn mụn sau cách làm vách nang lông bị vỡ  ra khiến cho vi khuẩn, bã nhờn tràn vào trung bì da, gây viêm da.  Mụn sần đỏ thường tiến triển sang mụn mủ. Bằng mắt thường chúng ta rất khó thấy được nhân mụn sần đỏ nên việc nặn mụn cũng rất khó khăn. Nếu như bạn nóng vội loại bỏ chúng bằng cách tác động mạnh để nặn nhân mụn thì có thể dẫn tới hình thành mụn nang, mụn bọc gây tổn thương da nặng. Và khi những nốt mụn này biến mất thường để lại sẹo thâm, sẹo lõm mất thẩm mỹ. 2. Mụn mủ Khác với mụn sần đỏ, đầu mụn mủ có màu trắng hoặc vàng, bao quang là quầng đỏ. Mụn có đặc điểm sưng to và đau, vùng mụn lan rộng, có kích thước từ nhỏ đến khá lớn. Nhiều người cho rằng chỉ cần nặn loại bỏ nhân mủ bên trong thì mụn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, không ít người tự ý nặn khi mụn chưa chín hoặc nặn không hết nhân mụn hoặc gây nhiễm trùng khi nặn mụn, khiến mụn tái phát trở thành viêm và gây sẹo. Loại mụn này cũng sưng to tương tự như mụn đỏ nhưng nhân mụn thường có mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn rất dễ nặn hoặc chúng có thể bị vỡ ra nếu chạm tay vào nên dễ lây lan sang các vùng da khác. Nếu tình trạng mụn nhẹ và số lượng ít bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà nhưng nếu mụn mủ nhiều và viêm da rộng hoặc khó kiểm soát thì hãy khám bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 3. Mụn bọc Mụn bọc là dạng mụn viêm nặng, kích thước mụn lớn, nốt mụn cứng, sưng và gây nhiều đau đớn hơn hai loại mụn mủ hay mụn đỏ. Mụn bọc có kích thước khá lớn, nhân của mụn bọc cũng không rõ như mụn mủ nhưng bên trong chứa rất nhiều mủ, mềm và bùng nhùng trong phần sâu của da. Loại mụn này tồn tại cứng đầu trên da, có thể kéo dài từ nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Cũng giống như mụn trứng cá viêm tấy, ở mụn trứng cá nang bọc hình thành khi nang lông cũng bị vỡ ở phần sâu. Mụn bọc là mức độ nặng nhất của mụn trứng cá nên khó điều trị vì chúng nằm sâu dưới da, gây ra nhiều biến chứng sau mụn, nếu không được xử lý đúng cách thì mụn dễ gây sẹo lồi hoặc sẹo lõm và viêm nhiễm ăn sâu vào tế bào da. ➤ Tham khảo chi tiết: Mụn bọc – Kẻ thù đáng ghét của làn da 4. Mụn nang Trong các loại mụn viêm, mụn nang là dạng tổn thương viêm nặng nhất khi tế bào da bị ảnh hưởng nằm rất sâu. Biểu hiện của mụn là sưng to, có màu đỏ hoặc trắng và phát triển sâu dưới da.  Mặc dù không nhìn thấy mủ từ bên ngoài như mụn mủ nhưng bên trong chúng lại chứa rất nhiều mủ viêm và gây nhiều đau nhức. Do đó, dù điều trị đúng cách thì mụn nang cũng vẫn thường để lại sẹo lõm do tổn thương tế bào da không thể hồi phục. Với mỗi loại mụn, cách điều trị và xử lý sẽ là khác nhau. Mụn viêm cũng cần được tiến hành khắc phục sớm để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh khác. Các phương pháp trị mụn viêm hiệu quả hiện nay Tùy vào từng loại mụn mà phương pháp điều trị là khác nhau, quan trọng là bạn cần lựa chọn cách điều trị phù hợp. Áp dụng đúng phương pháp điều trị mụn sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm và giúp bạn sớm tìm lại làn da khỏe đẹp tự nhiên. Với những trường hợp mụn nhẹ, bạn có thể kết hợp sử dụng các mẹo tự nhiên điều trị mụn tại nhà với thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê theo toa. Trường hợp bị mụn nặng hoặc mắc đồng thời nhiều loại mụn. Do đó, tốt nhất khi bị mụn viêm, người bệnh nên đến cơ sở da liễu uy tín để được điều trị, nặn mụn đúng cách. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên trị mụn viêm tại nhà Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng tác dụng chậm nên thường phù hợp với những người bị mụn viêm mức độ nhẹ. Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu như: Tỏi, mật ong, nghệ, hành tây, mướp đắng,… để làm mặt nạ trị mụn viêm, chúng có chứa các hoạt chất rất có lợi trong việc cải thiện nốt mụn, đồng thời hạn chế tình trạng thâm sẹo sau mụn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng các phương pháp trị mụn tại nhà thường chỉ mang lại công dụng nhất thời và mụn sẽ có nguy cơ tái phát khá cao. Nếu sử dụng không đúng cách còn làm cho mụn phát triển nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu bạn áp dụng các mẹo tại nhà nhưng không hiệu quả thì cần dừng lại và tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp trị mụn phù hợp. Dùng kem/ serum trị mụn viêm Rất nhiều bạn trẻ ưu tiên sử dụng phương pháp này bởi nó được đánh giá là vô cùng tiện dụng, đem lại hiệu quả khá tốt đồng thời còn giúp kích thích tái tạo da nhanh chóng. Các sản phẩm trị mụn không kê đơn áp dụng tốt với những trường hợp mụn viêm trong tình nhẹ. Mang lại hiệu quả tốt nhất là các sản phẩm chứa axit salicylic (BHA – Beta Hydroxy Acid), benzoyl peroxide (BPO) và retinoids. Mặc dù phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên bạn cần lưu ý mua hàng tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo tốt về chất lượng. Tuyệt đối không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác vì chúng có thể chứa những thành phần có hại cho làn da, khiến tình trạng mụn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Trị mụn viêm bằng phác đồ Tây y Với những trường hợp mụn viêm trung bình – nặng, sử dụng phác đồ trị mụn Tây y sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Tùy vào tình trạng da cũng như mức độ mụn cụ thể mà bác sĩ có thể kê đơn phác đồ điều trị mụn phù hợp. Các loại thuốc trị mụn viêm thường là thuốc có thành phần Benzoyl peroxide, Retinoids, thuốc kháng sinh dạng uống/ bôi, thuốc uống cân bằng nội tiết tố… Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ yêu cầu, tuyệt đối không tự ý dùng thêm thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng xấu cho da. Trị mụn viêm với phương pháp công nghệ cao Trị mụn viêm bằng phương pháp công nghệ cao phù hợp với những người muốn đẩy lùi mụn viêm nhanh chóng trong thời gian ngắn. Khi đó, bạn có thể tìm đến các spa, thẩm mỹ viện uy tín để được các chuyên viên, bác sĩ khám da và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp trị mụn công nghệ cao thường được sử dụng phải kể đến như công nghệ laser, công nghệ ánh sáng xanh, công nghệ oxy jet… Sau khi áp dụng các phương pháp này, bạn cũng cần có cho mình chế độ chăm sóc da đặc biệt để da phục hồi nhanh chóng. Lưu ý, bạn cần lựa chọn cơ sở spa uy tín, có đội ngũ bác sĩ đạt trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị mụn viêm. Ngoài ra, để cải thiện, chữa trị các loại mụn hiệu quả, các bác sĩ có thể tư vấn để bạn có những cách chăm sóc, vệ sinh da phù hợp cũng như thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học.

Cách làm mụn bọc hết sưng nhanh - gọn - lẹ

Những nốt mụn bọc xuất hiện trên mặt luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn “đá bay” nó khỏi gương mặt của mình càng nhanh càng tốt. Đừng quá lo lắng! Vì khi áp dụng những cách làm xẹp mụn nhanh mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này những nốt mụn sẽ nhanh chóng biến mất. Cùng tham khảo chi tiết các cách làm mụn bọc hết sưng nhanh chong tại nhà qua bài viết dưới đây nhé. Cách làm xẹp mụn với nguyên liệu thường có sẵn tại nhà Cách làm xẹp mụn bọc bằng nước cốt chanh Nhờ dồi dào hàm lượng axit, Vitamin C cùng các chất oxy hóa nên phần nước cốt chanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm cực nhanh và giúp phục hồi nhanh những vùng da bị tổn thương do mụn gây ra. Ngoài ra, nước cốt chanh còn chứa thành phần L-ascorbic có khả năng se cồi mụn nhanh chóng. Bên cạnh đó, nước cốt chanh cũng nhanh chóng giúp loại bỏ bã nhờn và tế bào chết, nhờ đó mà có thể hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả. Chính vì vậy, làn da của bạn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh, sáng mịn, sạch mụn, hồng hào. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả chanh và vắt lấy phần nước cốt. Rửa mặt thật sạch rồi thấm khô nước bằng khăn bông. Sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm vào từng nốt mụn bọc. Giữ trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Lưu ý, nước cốt chanh có tính axit cao nên dễ bào mòn da. Chính vì vậy, khi áp dụng cách làm xẹp mụn bọc bạn nên che chắn kỹ càng mỗi khi ra ngoài đường để tránh bắt nắng. Cách làm xẹp mụn bọc bằng mật ong Mật ong cũng là nguyên liệu nằm trong top những nguyên liệu trị mụn lành tính với tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và giảm sưng nhanh nhờ sở hữu hàm lượng axit béo, axit amin, chất chống oxy hóa, Vitamin E, hydrogen peroxide,.. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa thành phần với nồng độ từ 2,5 -5% giúp ức chế sự tồn tại và phát triển của những vi khuẩn xung quanh nốt mụn. Ngoài ra, mật ong còn giúp giữ ẩm làn da, chống lão hóa, giúp da căng mịn và trị thâm sẹo. Do đó, hãy thử áp dụng công thức làm xẹp mụn bọc bằng mật ong theo hướng dẫn dưới đây: Cách thực hiện: Làm sạch mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn bám sâu trong lỗ chân lông. Sử dụng tăm bông thấm mật ong và chấm vào những nốt mụn bọc đang sưng đỏ. Giữ mật ong trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm nước cốt chanh theo công thức 1 thìa mật ong với 2 thìa nước cốt chanh để đẩy nhanh hiệu quả làm xẹp mụn bọc. Rau diếp cá giảm sưng mụn bọc Diếp cá không chỉ là loại rau ăn kèm mà còn có rất nhiều công dụng trị bệnh trong đó khá nổi tiếng với khả năng trị mụn, trị nám và thâm sẹo. Sở dĩ mà loại rau này có mặt nhiều trong một số sản phẩm trị mụn vì nó sở hữu các thành phần như Quercitrin, Isoquercitrin, Vitamin A, Beta caroten, hợp chất flavonoid,… Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng đỏ, hạn chế thâm, sẹo và chữa lành các vết thương do mụn gây ra. Cách thực hiện: Chuẩn bị 100gram rau diếp cá đem nhặt bỏ hết lá úa, sâu rồi rửa sạch với nước và ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn. Khi rau diếp cá ráo nước thì cho vào cối xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt. Làm sạch vùng da mụn rồi sử dụng tăm bông thấm nước rau diếp cá rồi chấm lên từng nốt mụn. Rửa sạch mặt với nước sau khoảng 20 phút. Cách làm xẹp mụn bằng đá lạnh Theo các bác sĩ da liễu sức lạnh của đá sẽ giúp giảm đau và sưng ở những nốt mụn bọc. Do đó, bạn cũng có thể tận dụng những viên đá trong tủ lạnh của mình để làm xẹp những nốt mụn ngay tại nhà. Cách thực hiện Sử dụng 1 – 2 viên đá lạnh bọc vào một chiếc khăn mỏng Sau đó chườm đá vào nốt mụn theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút. Sử dụng nghệ tươi trị mụn bọc Nghệ chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhanh, từ đó giúp se nhỏ những nốt mụn nhanh chóng. Chính vì vậy mà nghệ cũng nằm trong top những nguyên liệu trị mụn được chị em rất yêu thích. Hãy thử cách làm xẹp mụn nhanh với nghệ theo công thức dưới đây: Cách thực hiện Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi đem rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ ngoài và giã nhuyễn Sử dụng tăm bông thấm nước cốt nghệ và chấm lên nốt mụn một lượng vừa đủ Đợi khoảng 20 phút thì rửa lại với nước ấm. Lòng trắng trứng giảm sưng mụn nhanh chóng Thành phần enzym Lysozyme trong lòng trắng trứng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm nham, se mụn nhanh chóng. Ngoài ra, phần dịch nhầy trong trứng còn giúp da làm sạch lỗ chân lông, kiềm soát dầu nhờn và se khít lỗ chân lông từ đó ngăn ngừa mụn hình thành tốt. Cách thực hiện Nguyên liệu cần chuẩn  bị là 1 quả trứng gà và 1 quả chanh. Lấy phần lòng trắng trứng trộn với 1 muỗng nước cốt chanh cho đến khi chúng hòa quyện vào nhau. Làm sạch da với sữa rửa mặt và đắp hỗn hợp lên vùng da mụn Nằm thư giãn khoảng 20 phút bạn rồi rửa sạch mặt lại với nước. Kiên trì thực hiện những nốt mụn giảm bớt sưng đỏ, và dần biến mất sau 1 thời gian sử dụng. Cách làm xẹp mụn nhanh với cà chua Cà chua dồi dào Vitamin C và một số khoáng chất như kali, magie… nên có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhanh những nốt mụn, kiểm soát dầu và làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Vì vây, để loại bỏ những nốt mụn bọc bạn hãy thử áp dụng cách làm xẹp mụn nhanh với mặt nạ cà chua theo công thức dưới đây: Cách thực hiện Lấy 1 quả cà chua chín đem rửa sạch, cắt lát mỏng. Rửa mặt thật sạch rồi đắp từng lát lên kín nốt mụn và toàn mặt Sau khoảng 20 phút thì rửa lại với nước. Dầu dừa giúp làm xẹp mụn bọc Dầu dừa sở hữu thành phần axit linoleic, axit caprylic, axit lauric, cùng Vitamin E có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây mụn, chống viêm, giảm sưng đỏ, làm sạch lỗ chân lông cho da cực kì tốt và còn vô vàn các tác dụng khác tốt cho da. Vì thế bạn có thể an tâm mà sử dụng dầu dừa theo công thức sau đây: Cách thực hiện: Sử dụng 1 muỗng dầu dừa nguyên chất, bỏ vào lò vi sóng để làm ấm dầu dừa Vệ sinh da thật sạch sau đó chấm dầu dừa lên nốt mụn, có thể thoa toàn mặt Sau đó massage da thật nhẹ nhàng khoảng 2 phút để tạo đường dẫn cho dầu dừa thẩm thấu vào bên trong Nằm thư giãn 20 phút nữa sau đó rửa lại với nước sạch. Sử dụng thuốc kháng sinh Aspirin Đây là một loại thuốc có khả năng làm giảm sưng viêm, đào thải độc tố bên trong da, nhờ đó những nốt mụn mới hình thành sẽ không có cơ hội phát triển thêm mà sẽ xẹp dần khi bạn áp dụng cách làm xẹp mụn nhanh theo công thức dưới đây: Cách thực hiện Chuẩn bị 2,3 viên Aspirin Nghiền nát thuốc và cho một ít nước vào để tạo thành dung dịch mịn, hơi sệt Sau khi rửa mặt thật sạch với nước ấm thì dùng tăm bông thấm thuốc và đắp lên vị trí nốt mụn mới nhú. Một số lưu ý trong quá trình làm xẹp những nốt mụn Để làm tăng hiệu quả “đuổi bay” những nốt mụn nhanh chóng, ngoài thực hiện theo các công thức nêu trên bạn còn phải lưu ý một số điều dưới đây: Luôn bảo vệ da bằng kem chống nắng trước khi ra ngoài để không cho da tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, khói xe, vi khuẩn, không khí ô nhiễm,.. Không tự ý nặn mụn, sờ, nắn, bóp hay cạy mụn, đặc biệt là nốt mụn mới hình thành chưa có nhân. Nếu tác động mạnh có thể phá vỡ cấu trúc da, khiến cho tình trạng sưng viêm của mụn trở nên trầm trọng hơn. Tuân thủ các bước chăm sóc da mụn và thực hiện mỗi ngày để làn da luôn sạch, thông thoáng lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp cho tình trạng mụn thuyên giảm nhanh hơn. Bổ sung các loại rau xanh, củ quả, nước uống mát chứa nhiều Vitamin C, A, E,…cho cơ thể hỗ trợ loại bỏ mụn nhanh hơn từ bên trong. Không ăn thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh cũng các nước uống có ga, chất kích thích như bia, rượu, …( đọc đầy đủ hơn tại bị mụn kiêng ăn gì để bạn có thể chủ động hơn khi lựa chọn món ăn nhé! ) Đối với các loại nguyên liệu làm xẹp nốt mụn trên không nên để qua đêm vì nó có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Luôn làm sạch da trước khi đắp các loại mặt nạ trên lên da để tránh làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn Sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt dòng dịu nhẹ, không chà xát mạnh để tránh làm tổn thương da. Những cách làm xẹp mụn tại nhà có hiệu quả không? Bạn có thể thấy tại mỗi công thức chúng tôi đều nhấn mạnh cách làm xẹp mụn này, chỉ có hiệu quả đối với những nốt mụn mới hình thành, mụn nhẹ và chưa có nhân. Bởi những nốt mụn chưa có nhân, chúng vẫn chưa phát triển sâu trong da, chưa viêm sưng nhiều. Vì thế những tác dụng của nguyên liệu thiên nhiên, có thể làm giảm sưng và làm xẹp chúng đi nhanh chóng. Nhưng đối với những nốt mụn hình thành đã lâu, chúng đã có nhân mụn, viêm sưng nặng, mụn viêm mưng mủ thì những tác động bên ngoài của các nguyên liệu thiên nhiên, dường như không thể làm chúng thuyên giảm. Do đó, đối với nốt mụn hình thành đã lâu thì nên bạn nên sử dụng các cách điều trị mụn bằng công nghệ cao tại các cơ sở Spa, thẩm mỹ viện uy tín.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi và cách xử lý tại nhà

Mụn bọc ở mũi là tình trạng không hiếm gặp bởi đây là vùng da tích tụ nhiều bã nhờn, bụi bẩn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời chúng có thể trở thành sẹo lõm. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là do đâu và có thể xử lý những nốt mụn đó như thế nào. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mục lụcMụn bọc ở mũi là gì?Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi1. Do rối loạn nội tiết2. Do hệ bài tiết trên da3. Do căng thẳng, stress kéo dài4. Do vệ sinh da mặt không đúng cách5. Do thói quen chạm tay lên mặt6. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh7. Mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu của bệnh lýCách xử lý mụn bọc ở mũi đơn giản tại nhàTrị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnhTrị mụn bọc ở mũi bằng tỏiTrị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươiTrị mụn bọc ở mũi bằng nghệNhững lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi Mụn bọc ở mũi là gì? Bản chất của mụn bọc ở mũi là mụn viêm có kích thước lớn, nhân mụn nằm ẩn sâu bên trong da và nang nông, thường chứa rất nhiều mủ. Mụn bọc gây sưng tấy, đau nhức và mất thẩm mỹ hơn nhiều so với các loại mụn thông thường. Mụn bọc có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt. Khi xuất hiện ở mũi, mụn bọc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bị. Trong thời gian, nếu không được chăm sóc da cẩn thận và có biện pháp xử lý đúng cách có thể khiến mụn bị vỡ ra và lây lan sang các vùng lân cận trên mặt. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi Muốn loại bỏ được mụn bọc ở mũi và ngăn ngừa chúng xuất hiện trở lại thì việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện những nốt mụn bọc trên mũi. Chủ yếu nhất vẫn là do vi khuẩn P.Acnes cùng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Ngoài ra, mụn bọc ở mũi còn phát triển do một số tác động sau: 1. Do rối loạn nội tiết Rối loạn hormone trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đặc biệt là ở vùng mũi. Đồng thời, đây cũng là nơi có lỗ chân lông to nên da dễ bị kích ứng, mọc mụn. Thông thường, hormone trong cơ thể của nữ giới bị rối loạn các chỉ số ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh em bé,… Chính vì vậy, ở những thời điểm này da của phụ nữ dễ xuất hiện mụn. 2. Do hệ bài tiết trên da Hệ bài tiết không khỏe sẽ khiến cho tuyến tiết bã nhờn trên da hoạt động không tốt làm ảnh hưởng đến việc đào thải những chất không tốt cho da cũng như mồ hôi hay bã nhờn. Khi đó, da sẽ tăng lượng bài tiết và có thể khiến mụn bọc phát sinh. 3. Do căng thẳng, stress kéo dài Căng thẳng, stress kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, khiến cho da dễ xuất hiện mụn hơn. là nguyên nhân thường gặp gây mụn bọc. Ngoài ra, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, stress cũng khiến cho da lão hóa nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn hãy sắp xếp công việc cũng như lối sống khoa học để hạn chế những căng thẳng, stress quá mức. Bạn hãy luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời để làn da luôn được trẻ hóa. 4. Do vệ sinh da mặt không đúng cách Đây là bước chăm sóc da quan trọng nhất trong việc hạn chế và ngăn ngừa mụn phát triển. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn rửa mặt quá nhiều lần sẽ làm mất đi  lớp dầu bảo vệ da khỏi bụi bẩn khiến cho lỗ chân lông bị viêm, từ đó hình thành mụn bọc. Tốt nhất là bạn nên rửa mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt phù hợp với da vào mỗi buổi sáng và tối. Đặc biệt trước khi rửa mặt buổi tối bạn cũng nên tẩy trang để làm sạch sâu bên trong. Nếu da bạn thuộc type da nhờn thì nên chọn những sản phẩm sữa rửa mặt kiềm dầu và hạn chế sử dụng mỹ phẩm. 5. Do thói quen chạm tay lên mặt Đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Bàn tay chúng là tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và là nơi ẩn nấp của vi khuẩn. Chính vì vậy, sờ tay lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên da gây mụn. Đặc biệt, khi da mặt bị mụn, nhiều người có xu hướng chạm tay vào mặt để sờ hoặc nặn bỏ những nốt mụn đáng ghét. Hành động này sẽ làm lỗ chân lông bít tắc và vi khuẩn dễ lây lan sang vùng da bên cạnh khiến mụn lây lan nhanh hơn. 6. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh Không chỉ tác động đến sức khỏe tổng thể, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da. Nếu bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, dung nạp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp làn da tươi trẻ, căng mịn. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích sẽ khiến cho làn da nổi mụn. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới rất phổ biến. Lưu ý, bạn cần hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, cà phê để hệ bài tiết của cơ thể hoạt động tốt. Khi đó bạn vừa có thể ngăn ngừa được bệnh tật, vừa có thể ngăn chặn được tình trạng da bị nổi mụn trứng cá, đặc biệt là mụn bọc. Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa cơ thể, tái tạo làn da. Thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, da bị lão hóa nhanh, sạm da, nổi mụn. 7. Mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu của bệnh lý Bên cạnh những nguyên nhân lành tính, mụn bọc nói chung và mụn bọc ở mũi nói riêng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,… Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm Cách xử lý mụn bọc ở mũi đơn giản tại nhà Ngay từ khi mụn bọc mới xuất hiện hay tình trạng mụn bọc còn nhẹ thì bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp khắc phục tại nhà để tránh mụn kéo dài, phát triển nặng hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà: Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền được rất nhiều người áp dụng. Đá lạnh mang nhiệt độ thấp có tác dụng giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do mụn gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá lạnh còn giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế xuất hiện mụn. Cách thực hiện như sau: Lấy vài viên đá lạnh bọc vào khăn mặt rồi chườm lên vùng da mụn cho đến khi đá tan hết rồi làm sạch lại da. Duy trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm sưng tấy và mụn bọc xẹp xuống nhanh chóng. Lưu ý: Không chà đá trực tiếp lên da mà cần bọc trong khăn để tránh nhiệt độ quá thấp gây kích ứng da (chú ý khăn và đá phải sạch) Trị mụn bọc ở mũi bằng tỏi Tỏi chứa nhiều các hoạt chất oxy hóa và được biết đến như là một kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm, tiêu sưng mạnh. Nhờ đó mà tỏi giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Cách thực hiện: Sử dụng 2 – 3 củ tỏi đem bóc vỏ, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt rồi trộn thêm với 1 ít nước sạch. Dùng tăm bông chấm dịch chiết tỏi lên nốt mụn bọc. Để trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch. Thực hiện mỗi tuần khoảng 2 lần bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đi nhanh chóng. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi Chanh tươi có tính acid nên mang lại tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong chanh còn giúp làm khô nhân mụn, se khít lỗ chân lông, giúp cho các nốt mụn xẹp xuống nhanh chóng và hạn chế tình trạng viêm da. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 tăm bông. Chanh vắt lấy phần nước cốt sau đó dùng tăm bông thấm và bôi lên nốt mụn bọc. Để trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả tốt nhất. Vì chanh có tính acid cao nên khi thực hiện phương pháp điều trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên che chắn kỹ trước khi ra ngoài để tránh da bị bắt nắng. Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ Với tinh chất curcumin, nghệ có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm rất tốt, nhờ đó mà nó có tác dụng giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ còn mang lại tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo. Nguyên liệu chuẩn bị: 1 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất, bát sạch, găng tay nilon. Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu bột nghệ và mật ong vào bát là trộn đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Cho 1 thìa bột nghệ và 2 thìa mật ong nguyên chất vào bát sạch. Trộn đều hỗn hợp trên đến khi keo lại. Đeo gang tay rồi thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhành cho các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong. Để mặt nạ trên da trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với sữa rửa mặt và thoa kem dưỡng da. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3 lần/tuần để cho kết quả tốt nhất. Nghệ thường bám lâu trên da nên sau khi đắp mặt nạ bạn cần rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt nhằm loại bỏ những vết lốm đốm vàng trên da.  Tham khảo thêm: Cách xử lý mụn bọc ở mũi không để lại sẹo Những lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi Mụn bọc là tình trạng nặng hơn nhiều so với mụn thông thường. Bởi vậy, bạn nên chủ động ngăn ngừa nó quay trở lại và trong quá trình trị mụn bọc ở mũi, bạn cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu: Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và khiến cho tình trạng mụn nặng hơn, dễ lây lan và đóng vảy, để lại sẹo trên mặt bạn. Bạn chỉ nên nặn mụn bọc khi chúng hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách, vệ sinh sạch sẽ. Giữ cho làn da sạch sẽ, sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ sạch bụi bẩn, bã nhờn mỗi ngày để lỗ chân lông được thông thoáng. Bạn nên lựa chọn mua những sản phẩm sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da, kết hợp mặt nạ trị mụn chuyên dụng. (Rửa mặt 2 – 3 lần/ngày) Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ quả, thịt cá, các loại nước ép hoa quả. Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để tránh mụn bọc nặng thêm. Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn. Mỗi ngày bạn nên bổ sung vào cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước. Luôn bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài bằng các vật dụng chống nắng và kem chống nắng phù hợp với loại da. Tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bọc ở mũi hay ở bất kỳ vị trí nào thì nên lựa chọn đồ trang điểm dạng nước. Tẩy da chết cho da hàng tuần (khoảng  1 – 2 lần/tuần) không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện. Cấp ẩm cho da thường xuyên. Trên đây là chi tiết những nguyên nhân chính gây mụn bọc ở mũi và một số cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích và nhanh chóng đánh bay mụn bọc để tìm lại làn da trắng sáng.

19 Loại thực phẩm dễ tìm giúp bổ sung nội tiết tố

Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất estron, estradiol và estriol (kí hiệu là E1, E2, E3), được tiết ra từ buồng trứng. Đây cũng là yếu tố quyết định vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ.

Bài viết nổi bật

Loading...