Bệnh học

Chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ từ dinh dưỡng

Làm cách nào chữa trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng dinh dưỡng? Trên thực tế, nguyên nhân khiến cho trẻ mắc phải  các bệnh về đường tiêu hóa, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Việc chữa trị bắt đầu từ dinh dưỡng của trẻ được coi là giải pháp tối ưu giúp trẻ mau khỏi bệnh. Rối loạn tiêu hóa là gì? Rối loạn tiêu hóa là sự co thắt thất thường ở các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ em. Hệ miễn dịch non nớt, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đồng thời các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vệ sinh cho trẻ khiến trẻ dễ có nguy cơ các bệnh về đường tiêu hóa. Dinh dưỡng cho trẻ, tiềm ẩn nguy cơ rối loạn tiêu hóa Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị bệnh rối loạn tiêu hóa chính là do chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc giữ vệ sinh trong ăn uống của trẻ rất quan trọng đồng thời bậc làm cha mẹ cần phải chú ý việc ăn uống của trẻ. Những vấn đề thường gặp ở trẻ do dinh dưỡng: Trẻ ăn phải thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, dễ bị vi khuẩn xâm lấn đường ruột Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn của trẻ có thể quá chua, quá mặn hoặc quá mỡ đều có thể là nguy cơ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Thực đơn không có sự cân đối. Trẻ ăn quá no, quá nhiều dẫn đến tình trạng chướng bụng, nặng bụng đầy hơi, khó tiêu. Xử lý rối loạn tiêu hóa cho trẻ từ dinh dưỡng Để có thể xử lý rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên thực hiện theo các hướng dẫn sau đây: Nâng cao chất lượng các bữa ăn của trẻ. Hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ hoặc tìm đọc một số sách hướng dẫn cách cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Trẻ cần được ăn đầy đủ chất bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, ngoài ra ngoài có các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Chế biến thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm cần nấu thức ăn chín kỹ và mềm. Không cho trẻ ăn những thức ăn dai, cứng khi mà trẻ chưa đủ răng khiến cho trẻ nhai và nuốt khó, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa,.. khiến cho tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Bổ sung rau xanh, củ quả tươi, chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tránh bị rối loạn tiêu hóa. Cho trẻ uống đủ 2 lít nước/ ngày để hệ tiêu hóa hoạt động trôi chảy. Tiêm chủng cho trẻ theo định kỳ nhằm giúp trẻ chủ động hạn chế và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bậc cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ nên cho trẻ ăn một lượng phù hợp. Thức ăn cần chú ý nầu chín kỹ, thật mềm và nhuyễn để trẻ dễ ăn, dễ nuốt và tốt cho việc tiêu hóa Trên đây là một số biện pháp giúp các bậc phụ huynh có thể chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ từ dinh dưỡng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên tích cực chủ động phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo đồ chơi và các vật dụng sạch sẽ trước khi trẻ tiếp xúc và hãy nhớ tẩy giun cho trẻ định kỷ 6 tháng/lần. Ngọc Ngà

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang

Thực tế đời sống cho thấy, bệnh viêm xoang ngày càng có xu hướng gia tăng do yếu tố môi trường bị ô nhiễm, khói bụi. Nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang là cơ sở quan trọng trong việc chữa trị bệnh. Bệnh viêm xoang và phân loại Một trong những căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đó chính là bệnh viêm xoang. Bệnh này chiếm đến 30% tỷ lệ bệnh nhân khám chữa tai mũi họng và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh viêm xoang là gì? Khái niệm này được hiểu là chỉ một bệnh xảy ra do viêm ở các xoang cạnh mũi – nguyên nhân chủ yếu là bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Các loại viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp đó là: Viêm xoang hàm, viêm xoang sàng,viêm xoang trán,  viêm xoang bướm, viêm nhiều xoang một lúc. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang Với những triệu chứng cơ bản như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, người ta thường nhầm lẫn giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Sau đây là một số dấu hiệu đặc trưng của  bệnh viêm xoang, giúp bạn phát hiện bệnh sớm: Ngứa mũi và hắt hơi liên tục là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau đầu , các cơ mặt bị co giật khi người bệnh hắt hơi. Chảy nước mũi ở cả hai bên mũi. Đầu tiên, nước mũi có dịch trong suốt giống như viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên vài ngày bị bệnh, dịch mũi sẽ chuyển biến về màu sắc, chuyển sang màu vàng nâu hoặc xanh, dịch mũi khá đặc. Nghẹt mũi: Xoang bị tắc do dịch mũi chảy nhiều. Mũi có thể bị nghẹt ở một bên hoặc cả hai bên mũi. Nguyên nhân bị bệnh của viêm xoang thường là do vi khuẩn xâm lấn hoặc viêm nhiễm. Khác hẳn với viêm mũi dị ứng là do thời tiết, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa hay thực phẩm lạ, hải sản,..v…v.. Điều trị bệnh viêm xoang Chữa trị bằng Tây y Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 – 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được. Có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu chỉ sau vài lần thực hiện. Gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn. Chữa trị bằng một số bài thuốc Đông y Kim Ngân Hoa Vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh viêm xoang. Ngoài ra, Kim Ngân hoa còn có thể chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban hay thấp khớp. Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiên thảo 16g, ngư tinh thảo 16g hoặc bài thuốc tân di 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, thạch cao 40g, tri mẫu 12g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, dấp cá 20g. Nếu sợ lạnh, sốt, nhức đầu bỏ hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng 12g, bạc hà 12g. Sắc với nước, uống 3 lần/ngày Hoắc Hương Tác dụng: kháng khuẩn mạnh, chống lại sự xâm lấn của nhiều vi khuẩn mạnh. Hoắc Hương kết hợp với mật lợn điều trị viêm xoang rất tốt, chữa trị hiệu quả cho nhiều người sử dụng. Cách dùng: Mật lợn cần chế biến nhanh, tránh bị hỏng. Lấy dịch mật, lọc để loại sỏi, cặn, cô cách thủy hoặc sấy để giảm lượng nước thành dạng sền sệt. Khi sấy chỉ cần giữ ở nhiệt độ 60-70 độ C, không nên sấy ở nhiệt độ quá cao, mật sẽ bị cháy. Thân và lá Hoắc Hương rửa sạch, đem sấy khô rồi tán thành bột. Lấy 120g bột Hoắc hương trộn đều với mật lợn đã chế biến cho vừa đủ để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước ấm. Dùng liên tục từ 2-4 tuần Cây cứt lợn Vị đắng, tính hàn, bố máu. Chữa viêm xoang và các bệnh như thấp khớp, tê mỏi gối,..v…v. Cách dùng: Dùng 1 lá hoa cứt lợn, 2 lá khế tươi, 2 lá bạc hà. Giã nát rồi cuộn vào gạc, nhét lỗ mũi. Mỗi bên mũi 15 phút.   Trên đây là một số phương pháp nhằm cải thiện tình trạng bệnh viêm xoang ở người. Ngoài ra nếu việc sử dụng bài thuốc còn khó khăn trong việc tìm các thành phần đã có sản phẩm Xoang Bách Phục. Đây là sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữ các thảo dược như Kim Ngân Hoa, Kinh Giới Tuệ, Hoắc Hương… giúp hỗ trợ điều trị với các trường hợp viêm xoang, viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng. Theo Lohha.com.vn

Biểu hiện thường gặp của người bị viêm xoang

Người bị viêm xoang có những biểu hiện gì? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của những người đã hoặc chưa mắc bệnh xoang nhưng một phần nào họ đã hiểu được sự khó chịu do bệnh viêm xoang gây nên. Bài viết sẽ là lời giải đáp cho thắc mắc trên. Bệnh viêm xoang là gì? Có rất nhiều nghiên cứu và tài liệu cho việc định nghĩa căn bệnh này. Bệnh viêm xoang có thể được hiểu là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa. Đối tượng mắc viêm xoang có thể là bất kỳ ai. Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai – Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể… Viêm xoang gắn bó mật thiết với viêm mũi dị ứng, chính vì vậy khi thời tiết chuyển mùa, bệnh sẽ tái phát và gây phiền phức cho người bệnh. Biểu hiện của bệnh viêm xoang Viêm xoang ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Người bị mắc viêm xoang có thể có một hoặc tất cả những biểu hiện như sau: 1.  Đau nhức:  có hiện tượng đau nhức tại 4 địa điểm chủ yếu là: Xoang hàm: nhức vùng má. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy. 2. Chảy dịch: Một trong những dấu hiệu của viêm xoang đó là hiện tượng chảy dịch. Tùy theo việc bạn bị viêm xoang ở nơi nào mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Mũi khụt khịt, cổ họng luôn muốn khạc nhổ  Dịch nhầy trong mũi sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi. 3. Nghẹt mũi: Nghẹt một bên hoặc cả hai bên mũi 4. Điếc mũi: Không phân biệt được các loại mùi. Biểu hiện này là do mũi viêm nặng, phù nề gây tắc nghẽn quá trình cảm nhận mùi của thần kinh khứu giác. Nghẹt mũi, đau nhức – Những triệu chứng thường thấy của người bị viêm xoang Cách phòng tránh viêm xoang Bệnh viêm xoang cần được chữa trị kịp thời và dứt điểm. Nếu phát hiện những triệu chứng trên mà người bệnh giấu bệnh, không đi khám, bệnh sẽ càng khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong. Để có thể phòng tránh căn bệnh này, bạn cần làm những điều sau: Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ mắc viêm xoang Sử dụng khẩu trang trước khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi. Ăn uống đủ chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, thức ăn lạ hoặc hải sản,..v..v.. Khi đi tắm, đi bơi cần chú ý khi bị nước tràn vào trong tai hoặc mũi. Trường hợp nước vào tai, cần nghiêng đầu và nhảy để nước trong tai thoát ra ngoài, sau đó lấy tăm bông lau khô. Nước vào bên trong mũi thì cần xì ra ngoài, không hít ngược vào trong. Giữ vệ sinh mũi, tai sạch sẽ. Không đi bơi, tắm tại những hồ bơi kém chất lượng, vệ sinh không đảm bảo. Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm xoang vì bệnh có thể lây lan nếu dùng chung đồ vật dụng cá nhân. Khi phát hiện thấy bản thân hoặc người thân có những triệu chứng kể trên của bệnh viêm xoang, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị, tránh để lâu, bệnh trầm trọng hơn và khó chữa hơn. Đối với các trường hợp đã và đang mắc chứng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì nên sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục. Với thành phần từ các loại thảo dược quý như kinh giới tuệ, Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương…. Xoang Bách Phục hỗ  trợ cải thiện các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng . Ngọc Ngà

Vì sao trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa?

Ai cũng có thể trở thành đối tượng của các bệnh rối loạn tiêu hóa từ phụ nữ đến đàn ông, từ người già đến người trẻ… Thế nhưng trẻ em được coi là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa nhất. Tại sao lại như vậy? Căn nguyên là do đâu? Như chúng ta đã biết, rối loạn tiêu hóa tức là sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa . Điều này khiến người mắc bệnh hết sức khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt. Lý do trẻ là đối tượng hàng đầu mắc bệnh tiêu hóa Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa nhất. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu. Ruột của trẻ em dài hơn ruột của người lớn, thành ruột khá mỏng, đường tiêu hóa bị nhiễm trùng đồng nghĩa với việc chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện cụ thể chính là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ thất thường, đau bụng ở trẻ. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc trẻ rất dễ bị các tác nhân bên ngoài làm cho rối loạn tiêu hóa. Các tác nhân ngoài chính là đồ chơi bẩn, đồ ăn bẩn, thực phẩm lạ, độc hại…v…v.. mà trẻ chưa ý thức được việc nên hay không nên tiếp xúc. Chính vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý, quan tâm sát sao tới chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi của trẻ, giữ vệ sinh cho trẻ thường xuyên, đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa. Biện pháp phòng ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên và sạch sẽ. Các bậc cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc những chất bẩn, chất độc hại. Vệ sinh đồ chơi của trẻ 2 lần/ tuần. Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ. Đặc biệt là cần uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo cho hệ tiêu hóa được vận động suôn sẻ. Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng ngừa tiêu hóa Đối với trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống bổ sung Kẽm. Kẽm có thể góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho ăn đúng giờ, đúng lúc, chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi. Tẩy giun định kỳ cho trẻ: 6 tháng một lần. Đưa trẻ đi khám Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Theo lohha.com.vn

Cách xử trí khi bị bỏng nước, bỏng bô

Bỏng một tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bỏng có thể do bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy hay bỏng do lửa, do điện… Nhưng không phải ai cũng xử lý đúng khi gặp phải. Cùng trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết để có thể xử trí đúng, tránh để lại những hậu quả không nên có mọi người nhé. Các bước xử lý khi bị bỏng 1. Cách ly loại bỏ nguồn gây bỏng: với tất cả các trường hợp bỏng cần đưa nạn nhân tránh xa nguồn gây bỏng. Ví dụ bỏng điện cần ngắt nguồn điện, bỏng nước sôi cần đưa nạn nhân ra khỏi vùng chứa nguyên nhân gây bỏng. 2. Làm mát vết thương bằng nước lạnh: Rửa vết thương với dưới vòi nước lạnh. Để chỗ bỏng dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy vết bỏng hết đau, trong trường hợp này chỉ cần dùng nước lạnh là đủ. Nước lạnh ở đây là dòng nước sạch sinh hoạt không sử dụng nước đá, đá lạnh để thực hiện làm mát vết bỏng vì có thể dẫn tới tình trạng nạn nhân bị bỏng kép. Việc rửa vết thương dưới nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn. 3. Giữ sạch cho vết bỏng: Một số người cho rằng những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… có thể làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên điều đó không đúng, thực ra phương pháp tốt nhất là giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng. Nếu vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, bạn có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng làm đau đớn mà thôi. 4. Bôi thuốc kháng sinh: Đối với vết bỏng nhẹ ít có khả năng nhiễm trùng. Nhưng  đối với vết bỏng lớn hơn, khả năng bị nhiễm trùng làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn. Vì vậy, sau khi thực hiện sơ cứu bỏng nước sôi như trên bạn nên dùng các loại kem bôi vết bỏng có chưa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc. 5. Bảo vệ vết bỏng và theo dõi: Sau khi bôi thuốc theo chỉ định, vết bỏng  cần được bảo vệ  để tránh các tác nhân gây lại. Thường khi nói đến bảo vệ vết bỏng, người bệnh sẽ nghĩ đến băng gạc. Tuy nhiên hiện nay y học hiện đại sản phẩm Nacurgo đã ra đời giúp bảo vệ vết thương dạng xịt tiện lợi. ➤  Xem chi tiết hơn trong bài viết: Sơ cứu đúng cách khi bị bỏng! Cách xử lý với bọng nước Khi bị bỏng trên da sẽ xuất hiện các nốt phỏng hay còn gọi là mụn nước. Mụn nước xuất hiện do: Bỏng làm nóng rát da cùng lớp mô dưới da buộc gia phải lập tức có một phản ứng là tăng tiết dịch để làm mát cấp tốc. Nốt bỏng xuất hiện như một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong nhằm giảm thiểu tổn thương. Khi bị bỏng, một số tế bào bị chết. Sự chết tế bào tại chỗ làm giải phóng ra các chất trung gian hóa học của viêm. Các chất này kích thích giãn mạch nhằm khoanh vùng và bảo vệ đặc biệt chỗ bỏng. Do đó, dịch thoát ra bên ngoài và tạo ra nốt phỏng. Không chỉ là một cơ chế bảo vệ tức thời, nốt phỏng còn có tác dụng bảo vệ lâu dài một thời gian sau bỏng. Khi lớp da bên ngoài trên da đã bị chết hoàn toàn do nhiệt không còn chức năng bảo vệ, lớp da dưới cùng còn non nớt chưa thể chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Nốt bỏng như một tấm chắn bảo vệ tránh sự xâm nhập của các tác nhân độc hại như vi khuẩn, vi rút… để lớp da non có thời gian phát triển và trường thành. Vì thế đừng có dại gì mà cố chọc thủng nốt bỏng các bạn nhé. Trong trường hợp vết bỏng có thể bị vỡ do các tác động ngoài ý muốn. Bạn cần sử dụng các biện pháp bảo vệ vùng da non mới hình thành tránh tiếp xúc với nước, không khí, ngăn cản xâm nhập của vi khuẩn bằng các biện pháp như sử dụng băng,  gạc, uống kháng sinh để phòng tránh viêm nhiễm. Nếu thấy vết bỏng có ngưng mủ nên đến ngay trung tâm y tế để được điều trị kịp thời. Naucurgo dạng xịt bảo vệ và thúc đẩy vết bỏng mau lành! Nacurgo băng vết thương dạng xịt là sản phẩm đầu tiên bảo vệ vết thương bằng màng sinh học ứng dụng công nghệ Novaskin, được chuyển giao độc quyền từ tập đoàn dược phẩm PolymerPharm (Georgia). Sản phẩm dùng thay thế cho băng gạc thông thường với ưu điểm không gây hầm bí, không gây đau đớn khi thay băng gạc. Nacurgo là dung dịch xịt tạo màng sinh học Polyesteramide chống thấm nước giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn qua miệng vết thương. Nhờ đó, vết bỏng sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc vết bỏng. Ngoài ra, Nacurgo cũng có tác dụng sát khuẩn và tăng tái tạo vết thương nhờ thành phần tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ Nano curcumin. Sau khi xịt Nacurgo, bạn cần đợi 2 – 3 phút để lớp màng sinh học được hình thành. Thông thường, lớp màng sinh học sẽ tự tan sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, chỉ cần xịt thêm một lớp Nacurgo mới. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm cũng như đặt hàng online vui lòng XEM TẠI ĐÂY “BẤM VÀO ĐÂY” Để tìm các nhà thuốc phân phối sản phẩm!

Nguyên nhân gây tình trạng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng hiện đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của không ít con người. Tại  Việt Nam, viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% các bệnh lý về tai mũi họng. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại rằng vẫn còn khá nhiều người đọc chưa biết về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Bài viết sẽ là câu trả lời cho những thắc mắc của chính các bạn! Khái niệm viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết,..v..v.. Đây là một loại bệnh miễn dịch, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh gây ra khó chịu cho người mắc, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm việc thường ngày. Viêm mũi dị ứng ngày càng trở thành một căn bệnh phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nguyên nhân viêm mũi dị ứng 1.      Yếu tố di truyền Trong các thế hệ gia đình, có người bị viêm mũi dị ứng. Bố mẹ bị viêm mũi dị ứng thì đến 65%, sinh con ra, người con có thể mắc viêm mũi dị ứng. Có thể nói, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân lớn gây nên chứng viêm mũi dị ứng. 2.      Do tiếp xúc với các dị nguyên Con người ta bị dị ứng với một dị nguyên nào đó, thế nhưng phải ở trong một môi trường có chứa dị nguyên đó thì nhất định sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng. Dị nguyên có hai loại là dị nguyên ngoại sinh và dị nguyên nội sinh. Thường gặp nhất là trường hợp dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên ngoại sinh như sau: Các loại phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà,…v..v.. Lông súc vật như lông mèo, lông chó, lông vũ và các côn trùng Các hóa chất, mỹ phẩm, khói thuốc, sơn, dầu diesel…. Có trường hợp dị ứng với một số loại thực phẩm như tôm, cua, sứa,..và các loại hải sản khác. Dị ứng với các thuốc như penicillin, aspirin,… Do công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Phấn hoa, một trong những dị nguyên của bệnh viêm mũi dị ứng Dị nguyên nội sinh là những dị nguyên được hình thành ngay trong cơ thể người bệnh . Trong điều kiện nhất định, một loại protein nào đó trong cơ thể trở thành protein lạ đối với cơ thể. 3.      Do bị viêm nhiễm Khi cơ thể bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập và tiết ra ngoại độc tố. Đến khi vi khuẩn chết đi, nó cũng tiết ra nội độc tố. Cơ thể có thể bị dị ứng với các loại độc tố này. Viêm nhiễm phổ biến nhất là viêm nhiễm vùng răng miệng, viêm nhiễm vùng mũi họng, trở thành tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng. 4.      Do các dị tật Một số dị hình dị tật ở mũi như gai vách ngăn, vẹo vách ngăn,…cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng ở mũi. Ảnh minh họa: Vẹo vách ngăn mũi Phương pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng Để phòng tránh viêm mũi dị ứng, việc đầu tiên chính là tránh xa các dị nguyên hoặc hạn chế tiếp xúc với nó. Ví dụ như đeo khẩu trang khi làm việc ở nơi khói bụi, hóa chất, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng; Tránh xa những nơi công cộng có mùi thuốc lá, khói bụi nhiều,..v..v..v Giữ môi trường nơi ở sạch sẽ, tránh xa khói bụi, ô nhiễm. Ăn nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời tránh xa những loại thực phẩm bị dị ứng như các loại hải sản,..v..v.. Vệ sinh mũi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý thường xuyên, sạch sẽ, tránh hít khói bụi, khói thuốc lá. Có thể tiến hành phẫu thuật mũi với một số trường hợp như viêm mũi có polip, thoái hóa cuống mũi, lệch vách ngăn, gai vách ngăn. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin. Riêng đối với trường hợp người đã mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì nên sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục. Xoang Bách Phục có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp tính mãn tính. Giúp phòng ngừa các trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng tái phát. Để biết thông tin chi tiết và giá sản phẩm Xoang Bách Phục xin vui lòng xem tại link: https://lohha.com.vn/san-pham/xoang-bach-phuc/ Ngọc Ngà

Bài viết nổi bật

Loading...