Ăn gì kiêng gì

Các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung hàng ngày

9 tháng 10 ngày mang thai là quãng thời gian cực kỳ thiêng liêng ý nghĩa đối với các bà mẹ nhưng cũng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ. Do đó việc mẹ bầu bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển của thai, nhau thai, khối lượng máu trong cơ thể, tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này và duy trì được nguồn sữa mẹ. Thực phẩm chứa nhiều Protein Dưới đây là các chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày Protein Protein là dưỡng chất vô cùng quan trọng mẹ bầu cần bổ sung hàng ngày bởi các axit amin được tìm thấy trong protein có tác dụng xây dựng cơ bắp cho bé. Hàm lượng protein hợp lý : khoảng 60g/ngày, từ 3 trong số những loại thực phẩm sau: 1 quả trứng, 100g thịt nấu chín, 240g sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 30g phômai cứng, 2 môi canh bơ hoặc 1/2 bát đậu nấu chín. Carbohydrates Carbohydrates cung cấp năng lượng lâu dài và chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, bạn cần tránh carbohydrates có trong đường trắng, bột trắng, và các loại thực phẩm có chứa chúng (bánh ngọt, bánh mì trắng), vì chúng dễ làm bạn tăng cân. Hàm lượng carbohydrates hợp lý mỗi ngày : 1 lát bánh mỳ, 1 cái bánh ngô, 3-4 bát cơm, 1 củ khoai tây, ½ bát ngô nấu chín. Chất béo Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng, giúp bạn chuyển hóa vitamin A, D, E, và K. Tuy nhiên, chất béo cũng cung cấp nhiều kalo, do đó nên hạn chế chất béo. Hàm lượng hợp lý/ngày : chọn bốn trong số các thức ăn sau đây: 60g phômai, 2 môi canh bơ, 3/4 bát salad cá ngừ, 1 môi canh mayonnaise, 100g thịt nạc, 1 quả trứng hoặc lòng đỏ trứng. Khi nấu ăn, nên chọn các loại dầu thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cho sức khỏe, bao gồm dầu hạt cải, dầu olive và các loại dầu lạc. Hạn chế chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt và sản phẩm sữa, cũng như dầu cọ và dầu dừa. Canxi Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương răng cho bé. Hàm lượng hợp lý/ngày : khoảng 1200mg, tiêu thụ ít nhất bốn trong số những thực phẩm sau: 24g sữa tách kem, 1 bát rau lá xanh đậm (rau sống, súp lơ xanh, cải xoăn), 100g cá mòi (hay cá hồi) đóng hộp, 3/4 cốc phômai, 1 bát sữa chua. Sắt Sắt giúp vận chuyển oxy qua máu. Trong thời gian mang thai, người mẹ cần nhiều sắt hơn để cung cấp oxy cho bào thai. Và thai nhi cũng sử dụng sắt để xây dựng tế bào máu cho riêng mình. Hàm lượng hợp lý/ngày : phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng sắt. Bạn cũng nên ăn một số loại thực phẩm sau hàng ngày: hoa quả sấy khô, thịt nạc đỏ, đậu đỗ khô và mì ống, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh lá đậm. Vitamin C Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ, và mạch máu cho bé. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hoá, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ và bé. Hàm lượng hợp lý/ngày : khoảng 65mg. Bạn có thể ăn 2-3 khẩu phần sau: 1/2 bát quả họ cam quýt, nước quả, 1/2 quả bưởi, quả cam cỡ trung bình, ½ bát dưa hấu, 1/2 bát bắp cải cắt nhỏ hoặc xà lách trộn, 2/3 bát súp lơ xanh nấu chín, 1 quả cà chua lớn. Axit folic Bổ sung axit folic trước khi thụ thai và giai đoạn đầu của thai kỳ giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (não, tủy sống của bé không bình thường); bị sứt môi hay hở vòm miệng. Hàm lượng/ngày : nguồn dồi dào axit folic gồm các loại rau xanh, súp lơ xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, lạc (đậu phộng). Hiện nay, nhiều hãng thực phẩm cho thêm axit folic vào mỳ ống, bánh mì, ngũ cốc, sữa, bánh quy… Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho thai phụ dùng khoảng 0,4mg axit folic/ngày. Vitamin A Vitamin A cần thiết cho làn da, xương, và đôi mắt của bé khỏe mạnh; giúp tạo ra các tế bào cho các cơ quan bên trong bé. Hàm lượng/ngày : khoảng 800mcg, tương đương với bốn phần ăn sau: 4 bát rau xanh, 240g sữa, 1/2 cốc dưa hấu, 1 quả đào lớn, 1 bát rau lá sẫm… Lưu ý : quá nhiều vitamin A (trên 10.000 IU) có thể có hại cho bạn và bé, vì vậy đừng lạm dụng vitamin A bổ sung. Vitamin D Vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng. Nó cũng giúp cho cơ thể sử dụng tốt canxi và phốtpho. Hàm lượng/ngày : khoảng 10mcg. Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Ánh nắng cũng giúp sản xuất vitamin D. Kẽm Kẽm có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng của thai nhi. Hàm lượng/ngày : khoảng 20mg. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, thịt, và sữa, cũng như hàu, sò, ốc và hải sản khác. Nước Nước giúp vận chuyển dinh dưỡng từ máu của mẹ tới bào thai. Và uống đủ còn giúp phòng tránh mất nước cho mẹ. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong 3 tháng cuối, khi mất nước có thể gây co bóp tử cung và tăng tỷ lệ sinh non. Nước cũng giúp ngăn ngừa những khó chịu trong thời kỳ mang thai như táo bón, trĩ, nhiễm khuẩn bàng quang (uống nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng). Cần thiết cho việc phát triển các tế bào mới, duy trì khối lượng máu và chất dinh dưỡng khác. Nó cũng giảm thiểu sưng, táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cho thai phụ. Hàm lượng/ngày : uống đủ, gồm 6-8 cốc cả sữa, nước quả, nước lọc (khoảng 2l) Thanh Hòa (Theo Eva.vn)

Bị u xơ tử cung nên ăn gì, kiêng gì

Sự rối loạn chức năng buồng trứng dẫn đến sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ estrogen là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh u xơ tử cung – một loại u lành tính thường gặp ở phụ nữ. Chính vì thế mà chế độ ăn uống đóng vai trò quan trong tới tình trạng bệnh. Một số loại thực phẩm chúng ta ăn có thể khiến gia tăng kích thước khối u và ngược lại một số có tác dụng hạn chế hoặc ổn định sự phát triển của khối u ở tử cung. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, khi chị em bị mắc u xơ tử cung thì nên có chế độ ăn ít estroden để giảm kích thước khối u xơ và làm giảm triệu chứng mắc bệnh. Các triệu chứng thường gặp của u xơ tử cung là: đầy hơi, chảy máu âm đạo bất thường và chuột rút. Người bị u xơ tử cung nên ăn gì? Những loại thực phẩm tốt cho người mắc u xơ tử cung là các loại trái cây tươi, đặc biệt là loại trái cây có chứa vitamin C như: cam, chanh, bưởi, ổi… Nên ăn nhiều các loại trái cây có màu cam và màu sắc rực rỡ vì nó là họ của beta -carotene khi được cơ thể tiêu hóa sẽ biến thành vitamin A. Vitamin A có tác dụng thúc đẩy các mô lành mạnh, sửa chữa mô thích hợp, có tác dụng làm thu lại các mô bị bệnh. Đây là loại vitamin cần thiết cho cơ thể để chung sống với bệnh u xơ cổ tử cung. Nên ăn nhiều các loại rau, củ sống ở dưới biển như: rong biển, rau câu,…bởi những loại rau này có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng chống lại u xơ cổ tử cung. Nên ăn những loại thực phẩm có mức độ estrogen cân bằng, giàu bioflavonoid tốt cho người u xơ tử cung như: đậu nành, sữa đậu nành, đậu hũ, đậu đen, đậu lăng. Nên ăn những loại thịt có màu trắng, thịt từ gia cầm, các loại cá,… Những thực phẩm cần kiêng kỵ: Những thực phẩm làm gia tăng mức estrogen trong cơ thể nên hạn chế với bệnh nhân u xơ tử cung là: pho mát, sữa, ngũ cốc… Trái cây Những loại trái cây dưới đây cũng làm gia tăng mức estrogen nên hạn chế với người u xơ tử cung: Táo Anh đào Lê Mận Cà chua Bệnh nhân bị u xơ tử cung phải kiêng kị khá nhiều thực phẩm. (Ảnh minh họa) Rau củ Cần tây Mần cỏ linh lăng Củ cải Bông cải xanh Súp lơ Cà rốt Dưa chuột Nấm Cà phê Cà phê là loại đồ uống chứa caffeine sẽ làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể, làm tăng triệu chứng của bệnh. Vì vậy, người mắc u xơ tử cung nên tuyệt đối tránh cà phê. Chú ý Những bệnh nhân bị u xơ tử cung mà bổ sung quá nhiều thực phẩm từ thịt có thể làm gia tăng tình trạng đau bụng, chảy máu tử cung và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác của bệnh. Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nên ăn ở mức độ cân bằng và hạn chế được là tốt vì chúng sẽ gây ra những cơn co thắt mạnh máu – không tốt cho bệnh nhân u xơ tử cung. >> Xem thêm: Dấu hiệu mắc u xơ tử cung Nga Phụ Khang – Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tử cung Xu hướng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung hiện nay được nhiều bác sỹ và người bệnh tin tưởng lựa chọn  là sử dụng nhóm sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, đã được chứng minh qua nhiều hội thảo cũng như nghiên cứu khoa học uy tín. Sản phẩm tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Xem chi tiết sản phẩm   Thủy Trần

Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh chủ yếu cho thói quen ăn uống, sinh hoạt gây nên. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh vật ở ruột. Do đó thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị viêm đại tràng. Viêm đại tràng gây viêm nhiễm niêm mạc, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn (tăng số lượng kháng thể nội sinh đối với kháng nguyên của ruột) Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột. Thay đổi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc. Nguyên tắc chế độ ăn uống bệnh viêm đại tràng: Người bệnh viêm đại tràng cần ăn uống đa dạng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng sau: Chất đạm (protein): 1g/kg.ngày; các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, đậu tương… Năng lượng : 20-35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân Chất béo : hạn chế ăn chất béo không quá 15g/ngày Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin Thông tin thêm: Tràng phục linh – Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính Ăn uống theo triệu chứng của bệnh: Những ngày không đau : để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ khi bệnh chưa “dở chứng”. Khi bị táo bón : người bệnh không nên ăn thức ăn nhiều chất béo, tăng cường ăn chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…) Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Khi bị tiêu chảy: cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo. Không dùng chất kích thích, đồ uống có ga : những thực phẩm có chất kích thích như cà phê, chocolate, trà… đều phải kiêng Hạn chế các sản phẩm từ sữa : trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành. Hạn chế mỡ : tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid : Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết. Lưu ý : Bệnh viêm đại tràng có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga). Tóm lại Người viêm đại tràng nên ăn các loại thức ăn nào? Gạo, khoai tây. Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua. Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến. Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn. Các rau họ cải: bắp cải, củ cải. Không nên ăn, uống các loại thực phẩm sau: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại  thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán. Ngọc Thủy

Dưỡng chất không thể thiếu cho bà bầu

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian mang bầu là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu một trong các dưỡng chất có thể gây những biến chứng sau này cho trẻ và mẹ. Các chất cần thiết không thể thiếu cho các bà bầu đó là: Bông cải xanh giàu Acid folic Acid folic Khi mang bầu, do nhu cầu tạo các tế bào mới cho thai, nhau thai và hồng cầu nên cơ thể người phụ nữ cần rất nhiều axid folic. Khi bị thiếu acid folic, người phụ nữ sẽ có nguy cơ sẩy thai cao hơn hoặc gây dị tật ở thai nhi, nhau bong non. Đặc biệt ở ống thần kinh như: lộ tủy sống phần thắt lưng ra ngoài da, gai cột sống chẻ đôi, thoát vị não… Hơn nữa, việc thiếu Acid folic trong thời gian mang bầu cũng mang đến cho trẻ nguy cơ mắc chứng bệnh tự kỉ. Trong một nghiên cứu về các bà mẹ ở California mới đây cho thấy, những trẻ bị tự kỉ thường nhận được ít acid folic từ thực phẩm hoặc các nguồn cung cấp khác ở những giai đoạn sớm của thai kì hơn những đứa trẻ bình thường. Các nhà khoa học Đại học California khảo sát các bà mẹ của 429 trẻ chưa đến trường bị chứng tự kỉ rối loạn quang phổ và 278 bà mẹ có con phát triển bình thường về chế độ ăn của họ và các thực phẩm chức năng họ đã dùng trước và trong thai kì. Các nghiên cứu trên cho thấy việc cung cấp từ sớm và đủ nhu cầu axit folic cho bà mẹ mang thai có thể làm giảm 70% các nguy cơ gây ra bởi sự thiếu hụt axit folic đối với thai nhi của bạn. Theo các báo cáo khoa học trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho biết, bổ sung acid folic ít nhất 600microgram/ngày ở tháng đầu của thai kì có thể giảm 38% thai kì có thể giảm 38% nguy cơ sinh con bị chứng tự kỉ. Acid folic có nhiều trong các loại rau có lá to, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, cật, trứng… Sắt Tỉ lệ theo nhiều thống kê đã nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai thiếu máu, thiếu sắt lên đến 50%. Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này. Thiếu máu, thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin-một protein quan trọng của hồng cầu. Ở phụ nữ mang thai, lượng sắt cần mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Đó là lý do phụ nữ nói chung và bà mẹ mang thai nói riêng cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong độ tuổi sinh đẻ và giai đoạn thai kỳ. Chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bụng mẹ là bảo vệ tương lai cho trẻ Canxi Canxi là một khoáng chất quan trọng dùng để hỗ trợ nhu cầu phát triển của thai nhi. Canxi rất cần thiết trong sự tăng trưởng xương, duy trì xương và răng khỏe mạnh. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong đông máu, gửi các tín hiệu thần kinh, co thắt cơ bắp, phát triển hormone và ổn định nhịp tim của thai nhi. Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trong “Tạp chí Dinh dưỡng” ghi nhận: Sự thiếu hụt canxi ở mẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh tim mạch ở thai nhi và làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở trẻ sơ sinh. Khoảng 2/3 lượng canxi bào thai được chuyển giao từ người mẹ cho em bé sau tuần thứ 30 của thai kỳ, chủ yếu từ chế độ ăn uống của người mẹ, phần còn lại từ nguồn dự trữ của mẹ. Những đứa trẻ sinh ra từ thai phụ được cung cấp đầy đủ canxi sẽ có mật độ khoáng xương cao hơn những đứa trẻ sinh ra từ thai phụ không được bổ sung canxi. Việc cung cấp đầy đủ lượng canxi sẽ giúp giảm bớt sự co thắt cơ bắp của thai phụ trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng ghi nhận được hiệu quả của việc bổ sung canxi trong việc làm giảm nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ. Prenatal Formula Minh Thư

Ăn diếp cá có thể chữa được rất nhiều bệnh

Cây diếp cá hay còn được dân gian gọi với những cái tên giấp cá, dấp cá… là một loại cây phổ biến không chỉ là món ăn hạ nhiệt trong mùa nắng nóng mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt như bệnh ho, cảm sốt và đặc biệt có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ… và rất nhiều bệnh khác Rau diếp cá thường được ăn sống, đặc biệt vào mùa hè. Thậm chí nhiều người còn xay lấy nước uống để giải khát. Thực ra, ngoài tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, diếp cá còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo Đông y, diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chống viêm loét, thông tiện, chữa táo bón, trẻ em lên sởi, viêm tuyến vú, viêm tai giữa, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, viêm thận, phù thũng, kinh nguyệt không đều. Chữa bệnh trĩ: Rau diếp cá là một loại rau dùng để ăn sống rất phổ biến. Diếp cá ngoài công dụng làm đẹp da , nó còn có tác dụng chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ . Hàng ngày, bạn có thể ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ. Ngoài ra, có thể dùng lá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc thuốc còn nóng. Bã còn lại dịt vào hậu môn. Chữa kinh nguyệt không đều: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Chữa viêm âm đạo: Diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ. Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, cần làm trong 7 ngày liền. Chữa viêm tuyến vú: Lá diếp cá tươi 30g, lá cải trời 20g. Rửa sạch hai thứ , giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống 5 ngày liền. Bên ngoài dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, cho 1 thìa canh giấm ăn vào hòa đều bôi vào chỗ đau, ngày bôi 3 lần, bôi 5 ngày liền. Chữa sốt rét: Lá diếp cá (thường dùng loại tía) 2 nắm, giã nhỏ, dùng lụa bọc lại xoa khắp người vào lúc sắp lên cơn sốt sẽ ngủ được và ra được mồ hôi thì đỡ. Chữa viêm phổi, viêm ruột, lỵ, viêm thận, phù thũng: Lá diếp cá 50g, sắc uống hằng ngày. Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống, ngoài ra dùng một nắm nhỏ giã nát đắp vào mụn nhọt. Chữa lòi dom: Lá diếp cá giã nát, đặt lên lá chuối tươi rồi ngồi lên hoặc băng dịt lại thì dom tự thụt vào. Chữa bệnh viêm tai giữa, viêm tuyến vũ: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả. Nước 600ml, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho gà: Lá diếp cá tươi 50g, nấu đặc uống thay chè trong 5 – 10 ngày liền. Chữa sởi mới phát: Lá diếp cá vò nát, thêm nước vắt lấy nước cốt cho uống. Nên kết hợp cho thêm 1 nhúm hạt mùi giã dập, ngâm trong rượu, bọc trong miếng giẻ xoa khắp người. Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc uống dần trong ngày. Chữa đau mắt đỏ: Lá diếp cá rửa thật sạch, giã nhỏ bọc vào giữa 2 lớp giấy bản hoặc gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ. Lan Anh

Bài viết nổi bật

Loading...