Ăn gì kiêng gì

Món ngon dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Chữa bệnh bằng thực phẩm là sự lựa chọn hàng đầu của các bà, các mẹ khi muốn chữa rối loạn tiêu hóa cho con em mình. Có lẽ vì các loại thực phẩm này, vừa giúp cho trẻ bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng lại vừa có thể chữa bệnh rối loạn tiêu hóa đang ngày đêm quấy rầy trẻ. Dưới đây là một số món ăn đơn giản, dễ làm, rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà chúng tôi xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ Trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều trẻ em trên thế giới bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Việt Nam cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ. Do nền kinh tế thị trường phát triển, những hàng hóa, thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc tràn vào Việt Nam. Kết hợp với yếu tố ô nhiễm môi trường, vệ sinh kém cho nên số trẻ em bị mắc rối loạn tiêu hóa ngày một tăng cao và không hề có xu hướng giảm đi. Rối loạn tiêu hóa là gì? Khái niệm này dùng để chỉ chứng co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất bởi lẽ hệ miễn dịch, sức đề kháng trong những năm đầu đời còn non yếu, chưa hoàn thiện. Tiêu chí ăn uống khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ từ khâu chọn lựa đến khâu chế biến, ăn chin uống sôi. Ngoài ra, trước khi cho trẻ ăn, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc vật dụng không sạch sẽ. Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết, không chua quá, ngọt quá, nhiều chất béo quá,..v…v.. Cần tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với độ tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ. Thức ăn quá to, quá dai hoặc quá cứng, trẻ nhai và nuốt khó, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu áp lực trong quá trình tiêu hóa thức ăn và gây nên rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh. Ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu thức ăn một cách tốt hơn. Trẻ nên uống nhiều nước để hệ tiêu hóa vận hành một cách nhịp nhàng và dễ dàng hơn. Một số thực phẩm dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 1. Gạo Gạo là thực phẩm truyền thống trong mỗi bữa ăn Việt. Gạo chứa tinh bột, bởi vậy rất tốt và thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các món ăn chế biến từ Gạo như cháo, bột,..v..v.. giúp hệ tiêu hóa bớt “gánh nặng” khi làm việc. 2. Rau xanh Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, khiến hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không những vậy, nhờ có rau xanh, các thực phẩm nhiều chất béo được tiêu hóa tốt. 3. Chuối Quả chuối có hàm lượng potassium rất cao và 10 loại acid amin. Các bác sĩ khuyên rằng một ngày nên ăn 1-2 quả chuối để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chuối có chứa chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. 4. Sữa chua Sữa chua với các lợi khuẩn được biết đến như là “cứu tinh” cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột và duy trì cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 5. Nước sốt táo Đây là loại thực phẩm rất thích hợp với trẻ em. Nước sốt táo có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. 6. Hạt ngũ cốc Các hạt ngũ cốc giàu Omega sẽ mang lại cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng vừa cung cấp chất đạm vừa cung cấp dầu thực vật tự nhiên, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nếu không chữa trị kịp thơi tốt hơn hết, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế để được khám và nhận được lời khuyên điều trị hữu hiệu nhất từ bác sĩ. Ngọc Ngà

9 thực phẩm tốt nhất cho phổi

Phổi là một bộ phận quan trọng, là một trong những bộ phận đóng vai trò duy trì sự sống của con người. Chăm sóc lá phổi là việc cần thiết. Trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc này.  Thời tiết giao mùa khiến nguy mắc bệnh Phổi và tình trạng bệnh phổi tăng năng cao hơn. Để có phương pháp điều trị, chăm sóc bệnh nhân Phổi tốt nhất, chúng tôi mách bạn những thực phẩm cần thiết cho sức khỏe cho lá phổi. 9 thực phẩm tốt nhất cho phổi bạn nên bổ sung Gừng: Gừng có tính kháng viêm và giúp thúc đẩy loại bỏ các độc tố ra khỏi Phổi. Các loại rau họ cải: cải bắp, súp lơ…có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ung thư phổi. Giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Diệp lục trong các thực phẩm này giúp làm sạch máu và cung cấp các chất chống oxy hóa. Quả lựu: Nước lựu có tác dụng làm chậm sự tăng trưởng của các khối U ở phổi. Quả lựu có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Nghệ: Tinh chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng tế bào ung thư rất tốt. Dùng nghệ hàng ngày giúp phòng ngừa nguy cơ bị ung thư phổi. Tính chất kháng viêm của Curcumin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Bưởi: một loại flavonoid trong Bưởi có tác dụng ức chế hoạt hóa một loại enzyme gây ung thư. Bưởi có tác dụng tốt trong việc làm sạch phổi sau khi bỏ hút thuốc lá. Nước: Uống nước đầy đủ mỗi ngày là cách bảo vệ lá phổi. Uống nhiều nước sẽ giúp loãng đờm, giảm ho, dịu họng. Táo: Táo giúp tăng cường sức sống cho các tế bào phổi. Ăn táo giúp phổi hoạt động tốt và lưu lượng khí hoạt động qua phổi được ổn định và chất lượng hơn. Tỏi và hành tây: những thực phẩm này tốt  cho phổ vì nó có tác dụng giảm viêm, giảm cholesterol và chống nhiễm trùng. Tổ yến/ Yến sào: Yến sào có tác dụng giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Yến sào có tác dụng rất tốt với những người bệnh phổi, có tác dụng giúp phục hồi chức năng của phổi.

5 loại thực phẩm giúp mát gan bạn cần biết

Nóng trong thường biểu hiện với cảm giác oi nóng, bứt rứt trong cơ thể, thậm chí có thể bị nhầm với sốt nhẹ. Nóng trong biểu hiện ra ngoài với lượng mồ hôi tiết ra ở gan bàn tay, bàn chân, nách nhiều hơn, bị nhiệt miệng, da khô nóng, nổi mụn,  hơi thở nóng, hôi, hay đi táo bón… Nóng trong thường xảy ra khi Gan bị nhiễm độc, chức năng Gan suy giảm. Gan không đào thải được các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Nóng trong có thể được xử lý đơn bằng các thực phẩm ngay trong tủ bếp nhà bạn. Hoa bồ công anh có tác dụng mát gan.  1. Các loại trái cây giàu vitamin C: Cam, Chanh, Bưởi là các lọai hoa quả bạn nên nghĩ đến ngay khi cơ thể có biểu hiện nóng trong. Vitamin C trong các loại hoa quả này giúp loại bỏ độc tố cho cơ thể và chống oxy hóa rất tốt. Chỉ cần 1 cốc nước chanh hoặc 3 múi bưởi hoặc 1 trái cam mỗi ngày vấn đề nóng trong sẽ được giải quyết triệt để. Đối với người bị đau dạ dày không nên sử dụng các loại quả này khi đói bụng để tránh gây kích ứng. 2. Rau xanh: Khi bị nóng trong bạn cần tăng lượng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Rau xanh giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất, đồng thời bổ sung chất xơ để tăng nhu động ruột. Giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể theo đường bài tiết. Các lọa rau như rau Diếp cá, rau Đay, cây Bồ công anh…có tác dụng giải nhiệt tốt cho cơ thể. 3. Trà thanh nhiệt, mát gan: Khi bị nóng trong bạn nên sử dụng các loại trà có tác dụng thanh nhiệt mát gan như trà Atiso, trà Diệp Hạ Châu. Các loại trà này giúp mát gan, tăng cường chức năng gan. Trong đó, Atiso còn có tác dụng giúp tăng sản xuất mật sẽ giúp tăng khả năng đào thải của Gan. Trà astiso giúp tăng khả năng đào thải của Gan. 4. Sử dụng tinh nghệ: Nghệ sẽ giúp làm giảm cholesterol trong cơ thể và hỗ trợ enzyme giải độc Gan. Sử dụng nghệ sẽ có tác dụng tăng cường chức năng gan, chống viêm nhiễm trong cơ thể. 5. Tỏi: Mỗi ngày ăn 1 đến 2 nhánh tỏi chức năng gan của cơ thể sẽ được cải thiện. Tỏi cũng chứa hàm lượng cao allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan.

Thực phẩm cho người xơ gan

Theo y học phương Đông dinh dưỡng, chế độ ăn hàng ngày tác động lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Chỉ  cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý bệnh tật có khả năng thuyên giảm rõ rệt, đặc biệt là vớ các bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan, các bệnh nội tiết…Đối với bệnh xơ gan khi thực hiện chế độ ăn hợp lý tiến triển của bệnh chậm lại và khả năng phục hồi chức năng gan tốt hơn khi áp dụng các phác đồ điều trị. Rượu là một trong những thực phẩm nguy hại nhất đối với gan Không sử dụng đồ uống có cồn, tuyệt đối kiêng rượu bia. Gan thực hiện chức năng chuyển hóa giải độc rượu bằng một loại men xúc tác tên là NICOTINTAMID – ADENIN – DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Khi có rượu vào cơ thể, gan sẽ sản xuất ra loại men NAD này. Tuy nhiên, nó chỉ tạo ra được một số lượng hạn chế, vừa đủ cho việc chuyển hóa một phần lượng rượu nhất định trong một thời gian ngắn. Nếu uống với một lượng rượu quá nhiều, gan sẽ không kịp sản xuất ra đủ lượng men NAD cần thiết để chuyển hóa giải độc rượu. Do vậy, lượng rượu thừa sẽ bị ứ đọng lại trong cơ thể, gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt gan là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Không nên sử dụng dầu mỡ động vật trong bữa ăn. Những thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu cho người bệnh. Những dầu mỡ đã chiên đi chiên lại sinh ra những độc tố aldehyde, fatty acid oxide…không tốt cho sức khỏe người bệnh. Không sử dụng các thức ăn sẵn, đóng hộp. các đồ ăn này chứa nhiều chất bảo quản sẽ không có lợi cho hoạt động của gan và sức khỏe chung của cơ thể vì khả năng đào thải độc tố của Gan suy giảm, chức năng gan ít được thực hiện. Không nên ăn các thức ăn cay, nóng , thức uống có chất kích thích. Không nên ăn ớt, gừng, hành…khi phát hiện bệnh xơ gan. Người bệnh xơ gan nên uống nhiều nước để làm mát cơ thể và tăng lượng rau xanh và hoa quả tươi  trong khẩu phần ăn hàng ngày để bảo đảm lượng vitamin khoáng chất cho cơ thể. Bệnh nhân xơ gan cần chú ý không thức khuya, thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, tránh tức giận, stress.

Chữa táo bón bằng rau củ quả quanh ta

Táo bón là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến, điều trị bệnh này không khó và người bệnh có thể sử dụng trực tiếp các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày. Những loại rau củ quả này có tác dụng nhuận tràng rất tốt  giúp giảm rõ rệt bệnh táo bón. 1. Khoai lang Có thể sử dụng phần dùng lá, ngọn non và củ luộc hoặc nấu canh. Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, bổ tỳ vị, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn 2. Dưa bở Dưa bở hay dân gian gọi là dưa ếch, là loại quả chỉ có vào mùa hè. Dưa bở có vị ngọt tính hàn, hơi độc, giúp nhuận tràng, thông tiểu tiện, bớt khát, trừ phiền. Có tác dụng chữa trị táo bón, trĩ rất tốt. Cách dùng: dưa bở thái lát mỏng dầm với đường hoặc ăn trực tiếp. 3. Rau Dền gai Rau Dền gai có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, lương huyết…thường dùng chữa kiết lỵ, bí đại tiểu tiện. Rau Dền gai nhiều chất xơ, có tác  dụng nhuận tràng, giúp tăng nhu động ruột, có tác dụng tốt trong chữa trị táo bón. Cách dùng: dùng lá và phần cây non luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Trong rau Dền gai có nhiều sắt nên rất tốt cho phụ nữ, những người cần bổ sung sắt. 4. Rau mùng tơi Rau Mùng tơi có tính hàn, thanh nhiệt, thích hợp dùng cho mùa Hè. Trong rau Mùng tơi có các chất vitamin A3, B3, sắt, chất saponin…Ngoài là món ăn thông dụng, rau Mùng tơi có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh táo bón. Cách dùng: dùng lá, thân non nấu canh, luộc ăn hàng này, hoặc uống sống, lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. 5. Rau Tàu Bay Rau tàu bay hay còn có tên gọi khác là cải Trời có vị đắng, tình bình có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tán uất… Dân gian dùng cải Tàu Bay để hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Cải tàu bay nhiều chất xơ nên được dùng trong trị táo bón hiệu quả. Cách dùng: rau Tàu bay có thể dùng ăn sống, luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ngoài những loại rau củ quả trên, người bị bệnh táo bón nên uống nhiều nước hàn ngày, tăng cường rau xanh trong bữa ăn, tăng vận động đối với những người ít vận động, nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Để hạn chế bệnh táo bón, bạn cần thường xuyên tập thể dục và ăn uống nhiều rau xanh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị táo bón khá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Ích nhuận Khang với nguồn gốc thảo dược và thành phần nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ trị táo bón hiệu quả.  

10 thực phẩm tốt cho người hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại nhiều lần với các triệu chứng: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm. Hen suyễn là một bệnh mạn tính – bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi theo người bệnh đến …cả cuộc đời. Dưới đây là 10 loại thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh hen suyễn 1. Mật ong Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Như bạn đã biết, chất nhầy của đàm nhớt tích tụ trong phế quản ngăn cản oxy đi vào cũng như ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài. Điều này kích hoạt cơn suyễn cấp. Mật ong có thể được sử dụng bằng cách pha trong nước uống hàng ngày (một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày) hoặc một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống 1 lần mỗi ngày (sáng hoặc tối). Cách tốt hơn là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi. 2. Củ gừng Từ xưa đến nay ông cha ta đã biết dùng gừng như một vị thuốc chống nôn. Gừng với hoạt chất chính yếu có giá trị trống nôn là gingerol (có lẽ vì hoạt chất này mà tên tiếng Anh của Gừng là Ginger). Vị đặc trưng của gừng cũng là do chất gingerol. Ngoài gingerol, trong gừng còn có guineapigileum có hoạt tính kháng hydroxytryptamine giúp chống nôn hiệu quả. Ngày nay, một số nghiên cứu trong ngành thực vật ở Ấn Độ đã thấy gừng có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Hơn nữa, gừng cũng có hoạt tính làm long đàm. Một nghiên cứu được tiến hành trên 92 bệnh nhân bị hen suyễn ở Iran. Bệnh nhân được sử dụng 150 mg bột gừng 3 lần mỗi ngày trong 2 tháng. Sau 2 tháng sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể triệu chứng của hen suyễn là khò khè và nặng ngực. Khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%. 3. Húng quế Cây húng có tác dụng giảm đau, giảm cảm giác hồi hộp, nhức đầu hay ói mửa Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày. 4. Táo Một nghiên cứu của Anh phát hiện ra rằng ngay cả sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác, những người ăn 2-5 quả táo mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn 32% so với những người ăn ít táo. Theo như nghiên cứu các tác giả cho rằng các hợp chất có lợi được gọi là flavonoid, đã được chứng minh để mở đường hô hấp. 5. Tỏi Tỏi có tính kháng viêm, trong dân gian tỏi được biết đến như là một phương thuốc chữa được nhiều loại bệnh từ bận trĩ cho đến nhiễm virus. Tỏi chứa allicin, một chất chống oxy hoá cực mạnh. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin phân rã trong cơ thể, nó tạo ra một loại axit phá huỷ các gốc tự do. Nó giúp giảm bệnh hen suyễn. 6. Cà rốt Cà rốt nổi tiếng với có chứa beta-carotene và một số chất chống oxy hoá khác. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, có thể làm giảm tỷ lệ mắc hen do tập luyện. Các sắc tố trên cũng rất cần thiết để giữ cho đôi mắt và hệ thống miễn dịch trong trạng thái tốt nhất và thậm chí có thể giúp đỡ với bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Có thể tìm thấy beta-carotene không chỉ trong cà rốt mà còn có trong những trái cây sặc sỡ khác như: mơ, ớt xanh và khoai lang. 7. Cà phê Trong những nghiên cứu gần đây được công bố trước đây cho thấy cà phê có chứa caffein có thể cải thiện chức năng đường hô hấp. Caffeine là một thuốc giãn phế quản có thể cải thiện luồng không khí. 8. Dưa vàng Dưa vàng rất giàu vitamin C là một chất chống oxy hoá mạnh có thể tránh khỏi tổn thương phổi qua các trận đánh các gốc tự do. Một nghiên cứu về trẻ em mẫu giáo ở Nhật Bản phát hiện ra rằng những người có lượng vitamin C cao thường ít có khả năng bị hen suyễn hơn so với những người có lượng thấp hơn. Vitamin C có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả như: cam, bưởi, kiwi, bông cải xanh, cải bruxen và cà chua. 9. Bơ Bơ có chứa một chất chống oxy hoá quan trọng được gọi là glutathione giúp bảo vệ các tế bào chống lại các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do. Trong bơ giàu chất báo không bão hoà nó giảm cholesterol. Ăn bơ giúp cho hệ hô hấp khoẻ mạnh. 10. Hạt lanh Hạt lanh rất giàu axit béo omega-3 cũng như magiê. Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có lợi cho bệnh suyễn. Magiê là một thành phần hữu ích nó giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh các phế quản, đường hô hấp. Lohha (Tổng hợp)

Bài viết nổi bật

Loading...