Ăn gì kiêng gì

Mẹo giúp chị em thoát khỏi nỗi lo "ngực xệ" sau sinh

Một bộ ngực săn chắc và đầy đặn luôn là mơ ước của hầu hết phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ đã làm mẹ. Mách bạn một số tuyệt chiêu tự nhiên giúp khắc phục vòng một sau sinh. 1. Chế độ ăn uống  Một số thực phẩm có thể giúp bạn tăng kích cỡ ngực tự nhiên, như hạt vừng, hạt nho, thức ăn chứa đường hoặc chế phẩm từ sữa ít béo. Các lựa chọn khác như cà rốt, rau xanh, súp gà chứa nhiều estrogen cũng giúp tăng kích cỡ ngực hiệu quả.   2. Bổ sung thảo dược Chọn các loại thảo dược chứa hàm lượng cao chiết xuất từ hạt cà ri, rễ bồ công anh, hạt cây thì là để nấu nước uống hoặc làm gia vị cho món ăn. Vừa mát vừa giúp ngực săn chắc, cũng đáng để thử nhỉ! 3. Tập thể dục Tập luyện thường xuyên luôn luôn là biện pháp để cải thiện vòng một của bạn. Các mẹ nên dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để tập một số các động tác giúp săn chắc vùng ngực như hít sâu, chống đẩy. Một trong những bài tập đơn giản nhất là trước tiên bạn cần đừng thẳng lưng, mở rộng hai chân rồi đưa tay về phía trước ngang vai rồi từ từ đưa tay sang hai bên, giữ trong 5 giây và sau đó làm lại. 4. Cho con bú đúng tư thế Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt đầu ti hay chảy máu đầu ti. Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé. Đối với mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý giữ bình hút và phễu hút đừng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực. 5. Sử dụng Đào Hồng Đơn Với nguồn thảo dược Kwao Krua Trắng chuẩn hóa kết hợp các thảo dược quý và collagen, Đào Hồng Đơn giúp hỗ trợ tăng kích thước và làm săn chắc vòng ngực một cách tự nhiên, làm đẹp da, giảm thâm nám, tăng cường sinh lý nữ. Sử dụng Đào Hồng Đơn 6 – 8 tháng giúp chị em có vòng một đầy đặn, săn chắc, tự nhiên. Sản phẩm phù hợp với chị em mới sinh, vòng 1 sập xệ trong quá trình cho con bú. Chi tiết về sản phẩm Đào Hồng Đơn

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản

Viêm họng hạt là bệnh gì? Bệnh là hiện tượng các tế bào lympho với nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào vùng cổ họng phải làm việc quá sức dẫn đến sự sưng phồng, nổi thành các “hạt”. Các hạt này màu trắng to như hạt đỗ, hạt ngô, hay nối thành mảng to. Chúng luôn bị kích thích khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy trong cổ họng, vướng víu như mắc vật gì đó. Thường xuyên ho khan, ho có đờm, đau nhức toàn thân, đau tai, đau buốt lên đầu, vùng cổ nổi hạch,… Chủ yếu bệnh do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vùng họng gây tổn thương lớp niêm mạc họng gây ra. Chúng tồn tại khi mắc các bệnh viêm mũi, viêm xoang, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu,…hay nhiễm trùng khuẩn cầu, bạch cầu đơn nhân, khuẩn e.coli,… Ngoài ra còn do môi trường sống không sạch, bụi bẩn độc hại gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác. Thường xuyên sử dụng các chất kịch thích, đồ uống có cồn, có gas như rượu bia, thuốc lá,… Chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý. Tính chất công việc dễ mắc bệnh: giáo viên, ca sĩ, bác sĩ, y tá,… Cách chữa viêm họng hạt tại nhà Cây tía tô Trong cây tía tô chứa nhiều tinh dầu, protein, một số khoáng chất citral,acid nicotinic,…,các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt như: kháng viêm, kháng khuẩn,giúp lầm ấm cơ thể, giảm hiện tượng ho, đau rát cổ hong. nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch,…Lá tia tô, hạt tía tô đều có thể dùng để chữa viêm họng hạt. Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế, đường phèn Cách làm: Rửa sạch lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế, để ráo nước. Cho cả 3 vào chén to, thêm đường phèn vào đem hấp cách thủy. Dùng hỗn hợp sau khi hấp hàng ngày, ngày dùng 3 lần sáng, trưa, tối. Ngoài ra bạn có thể lấy hạt tía tô, phơi khô rồi tán nhỏ thành bột. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lấy một ít đem hòa với nước ấm và uống. Mật ong Mật ong được xem như 1 vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Trong mật ong chứa nhiều chất và vitamin tốt cho sức khỏe, cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong như sau: bạn có thể lấy 1 thìa mật ong nguyên chất hòa với 1 cốc nước ấm uống ngày 2 lần sáng và tối. Hoặc bạn cũng có thể lấy 1 vài quả quất, đâm nát ra đổ thêm mật ong, hấp cách thủy để ngậm. Sau 1 – 2 ngày thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của hỗn hợp với mật ong. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều cách dùng mật ong để chữa viêm họng hạt khác. Tỏi Tỏi chứa allicin một hợp chất có đặc tính rất giống với penicillin trong thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng virus, vi khuẩn, chống ký sinh trùng, nấm mốc giúp ngăn chăn các tổn thương gây ra khi mắc các bệnh về ho hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt,… Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng 1 nhánh tỏi sống nhai rồi nuốt từ từ, hoặc có thể giã nát chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong rồi uống. Uống ngày 3 – 4 lần sẽ có công dụng loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Gừng tươi Với gừng, một loại gia vị có rất nhiều công dụng hỗ trợ cho việc điều trị viêm họng hạt thì có nhiều cách để thực hiện như sau: Lấy 1 lát gừng tươi ngậm trong vòng 15 – 20 phút hay giã nát gừng pha với nước ấm làm trà gừng. Gừng kết hợp cùng mật ong Nguyên liệu cần: 1 nhánh gừng to, 1 chén mật ong nguyên chất, 1 hũ thủy tinh Cách làm: Gừng đem rửa sạch, thái nhỏ và giã nát. Sau đó lọc lây nước cốt, cho vào hũ thủy tinh hòa thêm mật ong là có thể dùng ngay. Dùng để uống ngày 3 lần sang, trưa, tối để đạt được hiệu quả cao nhất. Gừng với muối trắng Nguyên liệu cần: 1 nhánh gừng to, 1 ít muối trắng hạt to, 1 chén nước ấm Cách làm: Gừng rửa sạch, thái mỏng. Cho vào chén nước ấm, thêm ít muối. Hằng ngày dùng hỗn hợp nước đó sáng và tối. Húng chanh hấp đường phèn Đây là cách chữa viêm họng hạt an toàn cho cả trẻ nhỏ nên được nhiều người tin dùng. Nguyên liệu cần: 1 nắm lá húng chanh ( cây rau tần), 1 bát nhỏ đường phèn Cách làm: Lá rau húng đem rửa sạch, để ráo nước. Cho vào bát, thêm mấy viên đường phèn, hấp cách thủy. Khi dùng lấy một ít nước hỗn hợp, ngậm rồi nuốt từ từ. Củ cải và quả lê Nguyên liệu cần: 1kg củ cải, 1 kg lê, 1 bát mật ong Cách làm: Củ cải, lê đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ Bào chúng thành sợi nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay nát hỗn hợp Lọc lấy nước, thêm mật ong vào. Mang hỗn hợp trên đun sôi, khuấy đều tay, nhỏ lửa đến khi sền sệt thì dừng lại. Bảo quản hỗn hợp và dùng dần ngày 3 lần. Các mẹo trên chỉ là số nhỏ trong vô vàn cách chữa viêm họng hạt từ dân gian có thể thực hiện tại nhà. Bạn hãy chọn cho mình cách phù hợp nhất và kiên trì thực hiện nhé, chúc bạn thành công!

Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng – vùng nhạy cảm của cơ thể. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chủ yếu do thói quen hàng ngày của người bệnh như: đứng hoặc ngồi quá lâu, cơ thể thiếu chất xơ gây ra chứng táo bón kinh niên, người bệnh lao động quá sức trong thời gian dài… Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho con người do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Nhưng càng về sau, khi bệnh phát triển hơn, các dấu hiệu rõ ràng và thay đổi với tốc độ nhanh thì người bệnh mới bắt đầu tìm hiểu và chữa bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng hơn nên việc điều trị bệnh là rất khó khăn, tốn kém. Những trường hợp bệnh quá nặng có thể phải chịu biến chứng bệnh trĩ và sống chung với căn bệnh này suốt đời. Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Chỉ là ở giai đọan đầu, bệnh chưa phát triển mạnh mẽ nên không gây lo lắng cho người bệnh. Một thời gian phát triển và biến chứng của bệnh trĩ có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Vì vậy khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu. Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn. Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.   Nứt hậu môn là biến chứng nhẹ nhất của bệnh trĩ Nứt hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ. Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên bắt đầu từ việc tập các thói quen tốt hàng ngày, lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả, ăn hoa quả hoặc uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe như: cam, bưởi, dưa hấu… Đồng thời hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lối sống sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu đặc biệt là ngồi xổm. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Cần cải thiện thực phẩm ăn uống nếu cơ thể có hiện tượng táo bón kinh niên; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập các bài thể dục nhẹ nhàng… Kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện, chữa trị bệnh trĩ kịp thời từ giai đoạn khởi đầu. Bệnh trĩ không gây biến quá nguy hiểm như những chứng bệnh khác, tuy nhiên bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn – trực tràng làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mĩ, mất tự tin người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh và không được chủ quan khi phát hiện bệnh trĩ. Theo Cotripro.vn

Chế độ ăn uống và vận động dành cho bệnh đại tràng co thắt

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích), nó quyết định đến 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Ăn uống không hợp lý sẽ làm xuất hiện trở lại các triệu chứng bệnh. Nhưng kiêng khem quá mức, không hợp lý như chỉ ăn cơm với thịt nạc, ăn ít rau vì sợ phân sống, đi ngoài… sẽ làm cơ thể thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém càng làm bệnh dễ tái phát hơn. Vì thế người bệnh ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế các rối loạn tiêu hóa. Vậy thế nào là chế độ ăn uống hợp lý? Tùy từng bệnh nhân xem tình trạng của mình như thế nào thì sẽ có chế độ ăn uống phù hợp và đa phần người bệnh cần dựa trên nguyên tắc chung là thử tất cả các thực phẩm, nếu thực phẩm nào ăn và gây đi ngoài hoặc trướng khó chịu bụng (kiểm tra nhiều lần) thì nên hạn chế . Tuy nhiên, có thể dựa vào đây để có chế độ ăn uống khoa học: Kiêng tuyệt đối (nghĩa là sau khi bệnh ổn cũng không sử dụng lại) chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chè (xanh, đen) vì đây là những chất kích thích, ảnh hưởng đến sự vận động, bài tiết của ruột. Rượu, bia, cafe cần kiêng tuyệt đối Kiêng tạm thời (nghĩa là sau khi bệnh ổn thì ăn trở lại dần dần, còn khi đang bị rối loạn tiêu hóa thì tạm ngưng) các thực phẩm: tanh (như trứng, cá biển), đồ sống chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm khuẩn (như Mắm tôm, rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh), thực phẩm có gia vị chua cay (ớt, chanh). Nếu đang bị trướng bụng, sôi bụng, khó chịu bụng thì kiêng: thực phẩm sinh hơi (như Rau cải- trừ cải xong, súp- lơ; kiêng Bắp cải, các loại khoai sắn và tinh bột tinh chế – như Bánh Mỳ, bánh kẹo ngọt). Nếu đang táo bón: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày (trưa, chiều) cần ăn đủ lượng chất xơ (người lớn khoảng gần vực bát con rau). Nên ăn rau xanh có chất xơ không tan như: Muống, Dền, Cần, Ngót, rau Khoai Lang, Cải Xoong… Các loại quả nên ăn: Thanh Long, Chuối lá, Ổi, Đu Đủ, Cam ngọt, Bưởi ngọt… Hạn chế quả ngọt đậm nếu đang trướng bụng (như quả Xoài, Mít, Nhãn, Vải, Nho). Các loại cá thịt nên ăn: thịt nạc của gia súc, gia cầm, cá đồng (nếu ăn cá biển không sao thì có thể ăn).  Không nên ăn no trong một bữa. Thay vì ăn ba bữa chính nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Chế độ vận động dành cho bệnh Như chúng ta đã biết, ở người bị đại tràng co thắt (còn gọi là hội chứng ruột kích thích), đường ruột thường xuyên co bóp khiến lượng thức ăn không được đẩy hết về trực tràng nên người bệnh thường có cảm giác đi ngoài không hết phân, muốn đi ngoài tiếp. Vì vậy, việc Massage thường xuyên sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, khiến cho toàn bộ lượng phân trên khung đại tràng sẽ dồn về trực tràng và được tống hết ra ngoài trong một lần đi đại tiện vào buổi sáng. Đường ruột nhờ thế cũng giảm bớt sức ép và ít gây ra co thắt hơn. Phương pháp massage cũng khá đơn giản. Đó là sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn hãy nằm cố thêm vài phút, co chân vuông góc, massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng liên tục 200-300 vòng và duy trì từ 2 đến 3 tháng. Việc này, bạn cũng có thể thực hiện vào những lúc bụng khó chịu, hoặc bị đau. Trên đây là chế độ ăn uống, chế độ tập luyện quyết định đến 40% tỷ lệ điều trị thành công bệnh. Vậy 60% còn lại nằm ở đâu? Chính là tâm lý thoải mái và dùng đúng sản phẩm dành cho bệnh của mình. Thành Linh    

Chế độ ăn dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ do đường tiêu hóa chưa ổn định. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sụ phát triển của trẻ, khiến trẻ kém ăn, biếng ăn, hệ miễn dịch suy giảm kéo theo đó là nhiều bệnh tật dễ phát sinh. Chế độ ăn uống khoa học hợp lý biết trẻ nên ăn gì và hạn chế ăn gì sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Chia sẻ với các mẹ tại bài viết dưới đây. Nguyên tắc về chế độ ăn cho trẻ Đảm bảo dinh dưỡng: chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải đảm bảo tính an toàn, sạch, ăn chín uống sôi. Đây là nguyên tắc rất quan trọng đảm bảo chất lượng. Món ăn phải phù hợp với độ tuổi: ví dụ trẻ chưa mọc răng thì không thể cho trẻ ăn các món ăn đòi hỏi phải nhai như thế sẽ khiến cho thức ăn chưa được nhai đi vào hệ tiêu hóa làm hệ tiêu hóa hoạt động nhiều gây giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột. Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt. Trẻ mắc bệnh cần được điều trị triệt để, đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ đặc biệt trong giai đoạn trẻ đang bệnh. Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh. Chế độ ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu  hóa Đối với trẻ dưới 6 tháng: Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời nên cho trẻ bú hoàn toàn bẵng sữa mẹ. Sữa mẹ vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất vừa cung cấp chất đề kháng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nếu để trẻ ăn uống các thứ khác tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Trẻ trong 6 tháng đầu cần rất cần sự quan tâm của mẹ, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm bởi trẻ chưa có phân biệt được ngày đêm. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi có thể cho bé ăn thêm bột dạng loãng, đảm bảo trong bột chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không được ép trẻ ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày Trẻ từ 6 – 12 tháng Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, chuyển dần từ nấu bột loãng sang nấu bột đặc đủ dinh dưỡng cho trẻ trong đó nên có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 bữa 1 ngày. Cho trẻ ăn thêm các loại sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính. Trẻ trên 1 tuổi Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung chất đề kháng cho trẻ. Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ. Không nên dùng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn. Cho bé ăn nhiều trái cây như chuối, hồng xiêm chín. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa Gạo: chứa nhiều tinh bột và là loại thực phẩm phổ biến nhất là linh hồn của bữa cơm Việt. Ngoài ra gạo rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt trẻ rối loạn tiêu hóa vì góp phần hỗ trợ tiêu hóa cho các loại thực phẩm khác. Chuối:  trong loại quả này chứa nhiều enzyme đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, chuối có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin, nếu ăn một – hai trái chuối mỗi ngày sẽ cung cấp thêm năng lượng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thại quả này Rau xanh: chứa chất xơ thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và giúp làm sạch các loại thực phẩm không được tiêu hóa tốt. Rau còn chứa có một lượng lớn vitamin và khoáng chất rất cần thiết để tiêu hóa các loại thực phẩm béo không lành mạnh. Bánh mì: tương tự như gạo, bánh mì cũng là một thực phẩm rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Sử dụng bơ ít béo để nướng bánh, không những tốt cho sức khoẻ mà còn tạo nên hương vị thơm ngon cho trẻ dễ dàng thưởng thức. Sữa chua:  là loại sữa được làm từ vi khuẩn lên men. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua từ lâu đã được biết là giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột và duy trì cân bằng hệ  tiêu hóa khỏe mạnh. Hạt ngũ cốc: hạt ngũ cốc có đầy đủ Omega 3, tuyệt vời cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng là nguồn cung cấp các chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Tổng hợp

Nên cho trẻ ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ là điều ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm đầu tiên. Vậy nên cho trẻ ăn uống như thế nào khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!         Cần phải hiểu rõ về bệnh thì các bậc cha mẹ mới có thể giúp con em mình mau khỏi bệnh. Rối loạn tiêu hóa, bạn đã thực sự hiểu về nó? Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nó chỉ tình trạng co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất bởi lẽ hệ miễn dịch, sức đề kháng trong những năm đầu đời còn non yếu, chưa hoàn thiện. Tìm hiểu thêm: “Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em” Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa Trẻ có thể bị mắc rối loạn tiêu hóa vì rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây, chúng tôi xin được khái quát một số nguyên nhân cơ bản, thường thấy khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hệ vi sinh sinh lý của trẻ bị mất cân bằng Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng, tức là có sự gia tăng về số lượng vi khuẩn gây hại trong hệ tiêu hóa. Số vi khuẩn có lợi không thể kiểm soát được vi khuẩn có hại nữa. Trẻ có sức đề kháng yếu Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, do không được tiêm phòng đầy đủ cũng như không được ăn uống đủ chất, rèn luyện thân thể nhằm gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay chân Đồ chơi, tay chân cũng như thức ăn mà trẻ nhỏ sử dụng không đảm bảo vệ sinh, tạo cơ hội cho sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, làm suy giảm sức để kháng của trẻ. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Thuốc kháng sinh có hai mặt: một mặt nó triệt tiêu vi khuẩn có hại nhưng mặt khác, nó cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Lạm dụng thuốc kháng sinh, nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ ngày càng cao. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý Trẻ ăn những thực phẩm lạ, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ, quá chua, quá ngọt, nhiều mỡ,..v..v..cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng Trẻ mắc các bệnh khác Trẻ mắc một số bệnh từ trước đó những chưa được chữa trị triệt để như viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi,..v..v.. Dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Tùy theo từng giai đoạn và thời kỳ phát triển của trẻ, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đúng cách. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, việc bú sữa mẹ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho hệ tiêu hóa  của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Sang tháng thứ 4, có thể cho trẻ ăn thêm bột loãng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi Ngoài việc cho trẻ bú đều đặn, các bà mẹ cũng nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, thay thế dẫn bột loãng bằng nấu bột có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo. Trẻ cần được ăn từ 3- 5 bữa/ ngày. Mỗi bữa ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Có thể kết hợp xen kẽ một số loại sinh tố hoa quả tốt cho trẻ như hồng xiêm, chuối. Xem thêm bài viết hữu ích: “Món ngon dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa” Đối với trẻ trên 1 năm tuổi Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên Bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ. Hạn chế cho các thực phẩm khó tiêu vào cháo, nên tăng cường chất xơ, các thực phẩm mềm vào cháo.  Cho trẻ ăn nhiều trái cây như chuối, hồng xiêm chín. Ngoài ra có thể ăn thêm sữa chua, nước sốt táo rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngọc Ngà

Bài viết nổi bật

Loading...