[Giải đáp] Chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu do đâu? Cách xử lý thế nào?
Hầu như ai cũng vài lần gặp phải chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại liên tục, gây khó chịu và mệt mỏi thì rất có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ một số bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Để hiểu rõ hơn chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào, bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu
Ăn uống không đúng cách
Khi ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như: các món xào, rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều tinh bột, nhiều chất xơ, bia, rượu, đồ uống có ga… khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, dễ sinh hơi, đầy bụng khó tiêu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm tái, sống như tiết canh, gỏi, rau sống, nem chua…. có thể chứa nhiều vi khuẩn kí sinh trùng dễ khiến người bệnh buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống cũng dễ gây triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Khi bạn ăn quá nhanh, ăn quá nhiều, quá no, ăn không đúng bữa, vừa ăn no đã đi nằm hoặc ngồi yên không hoạt động khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, quá trình chuyển hóa thức ăn gặp trục trặc.
Bên cạnh đó, thói quen vừa ăn vừa uống, vừa ăn vừa xem tivi và nói chuyện vô tình khiến bạn nuốt nhiều không khí vào ruột gây tình trạng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
Sử dụng thuốc tây
Việc dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc một số thuốc điều trị bệnh có thể làm suy giảm lợi khuẩn đường ruột, lợi khuẩn phát triển mạnh, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sinh ra lượng khí tăng mạnh gây đầy bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Tâm lý
Hệ thần kinh trung ương là cơ quan kiểm soát quá trình tiêu hóa. Vì vậy, tâm lý căng thẳng, áp lực, stress, mất ngủ kéo dài có thể tác động không nhỏ tới hệ thần kinh trung ương. Từ đó, ảnh hưởng đến nhu động ruột gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
Bên cạnh đó, khi stress kéo dài, người bệnh dễ tìm đến chất kích thích hay thuốc an thần triệu hệ tiêu hóa càng rối loạn, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu càng thêm khó chịu.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa với triệu chứng điển hình là đau bụng, rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón nhiều lần trong ngày) do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng dẫn tới loạn khuẩn ruột. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa còn gây ra các triệu chứng: ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa… Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa cần kể đến như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Thường xuyên sử dụng bia, rượu, nước có ga.
- Lạm dụng thuốc.
- Căng thẳng, stress kéo dài…
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp, không gây nguy hiểm nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách, bệnh sẽ cải thiện rất nhanh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không chăm sóc và điều trị, bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng: đi ngoài ra máu, sút cân nhanh… thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…
Hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn mãn tính thường gặp có ảnh hưởng đến đại tràng – ruột già. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
- Tress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
- Lạm dụng thuốc.
- Nhiễm trùng ruột…
Hội chứng ruột kích tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống với các biểu hiện:
- Đau bụng.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Tiêu chảy, táo bón thất thường.
- Đi ngoài phân có nhầy.
Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị tận gốc hội chứng ruột kích thích. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu người bệnh ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thì triệu chứng bệnh có thể “bùng phát”. Tuy nhiên, nếu xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, các triệu chứng sẽ biến mất.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên đi khám để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuốc sống.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy trong niêm mạc đại tràng. Tình trạng này xảy ra có thể do vi trùng, vi khuẩn, kí sinh trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD), thiếu máu…. Tùy theo vị trí, mức độ viêm mà bệnh xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Đau quặn bụng dưới rốn, cơn đau dọc theo khung đại tràng.
- Bụng căng chướng, ợ hơi, khó tiêu.
- Tiêu chảy, táo bón bất thường.
- Phân có lẫn máu.
- Sốt nhẹ.
- Chán ăn, mệt mỏi.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng xuất hiện các vết viêm loét tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vi khuẩn Hp hay chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh…
Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày tá tràng là đau quặn thượng vị từng cơn, cơn đau thường xuất hiện khi đói, sau ăn 2-3 tiếng, đau nhiều vào nửa đêm và sáng, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện dấu hiệu: ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản, vào khoang miệng, hầu, thanh quản hoặc phổi gây đau ở ngực và cổ họng gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng.
Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ hơi, ợ nóng, rát vùng ngực, lan từ xương ức lên cổ. Bên cạnh đó, bệnh còn có một số dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Đau tức vùng thượng vị.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Miệng đắng khé.
- Đau họng, khàn tiếng.
Tham khảo: Những bệnh lý gây chướng bụng đầy hơi bạn nên biết
Phương pháp cải thiện ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu
Có nhiều phương pháp cải thiện chứng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng nặng, nhẹ mà người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp giảm đầy bụng ợ hơi khó tiêu mà người bệnh có thể tham khảo.
Dùng mẹo cải thiện
Dùng tỏi
Trong tỏi có các hợp chất Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa giúp cải thiện tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu hiệu quả. Người bệnh có thể dùng tỏi theo cách sau:
- Nướng một củ tỏi cho thơm lên, bọc trong 1 lớp khăn mỏng và đặt lên rốn sẽ giúp giảm hơi, nhẹ bụng, bụng không còn căng chướng khó chịu.
- Hoặc bóc 1 củ tỏi, giã nát và trộn cùng đường phèn, pha nước ấm uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn.
Dùng gừng
Trong gừng có chứa các chất chống viêm, tinh dầu và các hoạt chất Flavonoid giúp giải độc và kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu. Người bệnh có thể rửa sạch gừng, thái lát mỏng và đập dập hãm trong cốc nước ấm, uống 2 – 3 lần/ ngày
Dùng lá bạc hà
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng giảm nhu động ruột, tan các khí hơi, chất thải được đưa ngoài, hỗ trợ tiêu hóa giảm tình trạng ợ hơi, chướng bụng khó tiêu. Người bệnh lấy 4 – 5 lá bạc hà đem rửa sạch, hãm như hãm trà, uống ngày 1 – 2 cốc.
Chườm nóng
Biện pháp chườm nóng giúp giãn nở các mạch, lưu thông máu, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng khó tiêu giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi hơn.
Người bệnh có thể dùng túi chườm, khăn ấm hoặc chai nước ấm chườm lên vùng bụng khó chịu. Hoặc có thể ngâm mình trong bồn nước ấm cũng rất hiệu quả.
Massage bụng
Massage bụng là phương pháp giúp giảm lượng hơi thừa trong dạ dày, kích thích nhu động ruột co bóp nhịp nhàng, giảm đầy bụng, chướng bụng và hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần nằm thoải mái, dùng tay xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải. Lặp đi lặp lại các động tác đều đặn cho tới khi ợ hơi, giảm đầy bụng, chướng bụng. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần hoặc khi nào thấy khó chịu thì thực hiện massage bụng.
☛ Xem thêm: 5 Mẹo trị đầy bụng khó tiêu tại nhà hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây
Tùy theo nguyên nhân gây ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị cho phù hợp. Cụ thể một số loại thuốc sau:
- Do rối loạn tiêu hóa: Sử dụng emzym dịch tụy như: alipase, festal, pancréalase, néo-peptin
- Do bệnh đại tràng: Sử dụng thuốc điều trị táo bón, tiêu chảy, chống viêm, kháng sinh…
- Do bệnh dạ dày: Nhóm thuốc ức chế bơm proton (meprazol hoặc lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol, esomeprazol…), thuốc điều hòa co bóp dạ dày metoclopramid.
- Thuốc giúp tiêu hóa: Men tiêu hóa thức ăn, chống đầy bụng.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, để cải thiện và phòng ngừa ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, người bệnh cần lưu ý:
- Nên uống nước đầy đủ, mỗi ngày nên uống từ 2 lít nước trở lên để giúp hệ tiêu hóa đào thải các chất độc hại và hoạt động tốt hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Nên ăn chậm, nhai kĩ, tập trung ăn uống để tránh nuốt quá nhiều khí, tránh đầy bụng, chướng bụng.
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, tránh đầy bụng, khó tiêu.
- Hạn chế ăn các món nhiều gia vị cay, nóng, dầu mỡ.
- Tránh xa thức uống có ga, cồn và khói thuốc.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, lo âu mệt mỏi kéo dài.
- Nên tạo thói quen vận động thường xuyên giúp tăng nhu động ruột bằng các môn thể thao phù hợp sức khỏe như đi bộ, cầu lông, đạp xe, yoga…